Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 337

pdf
Số trang Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 337 4 Cỡ tệp Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 337 107 KB Lượt tải Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 337 0 Lượt đọc Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 337 4
Đánh giá Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - THPT Phú Bình - Mã đề 337
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:....................... Mã đề thi 337 Câu 1: Nội dung nào dưới dây không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính thuyết phục, nêu gương. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 2: M nhận hộ thư và quà của em gái từ tỉnh khác gửi đến, M đã bóc xem thư. Nếu là bạn của M em chọn cách xử lí nào cho phù hợp nhất? A. Im lặng,M là chị nên có quyền làm như vậy. B. Mang chuyện này đi kể. C. Không quan tâm vì không phải việc của mình. D. Khuyên M xin lỗi em gái. Câu 3: Quy định về điểm ưu tiên cho thí sinh dân tộc thiểu số trong tuyển sinh đại học là biểu hiện quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. dân tộc. B. vùng miền. C. giới tính. D. địa vị xã hội. Câu 4: Bất kì ai cũng có quyền bắt người khi người đó đang A. bị nghi ngờ phạm tội. B. thực hiện hành vi phạm tội. C. có dấu hiệu thực hiện phạm tội. D. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. Câu 5: Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân? A. Chửi bới, lăng mạ người khác khi họ xúc phạm mình. B. Nói xấu về người khác. C. Trêu đùa người khác. D. Nói những điều không đúng sự thật về người khác. Câu 6: Chị B bị phòng Văn hóa huyện kỉ luật với hình thức “chuyển công tác”.Chị cần gửi đơn khiếu nại đến nơi nào? A. Chủ tịch tỉnh. C. Chủ tịch huyện. B. Liên đoàn lao động huyện. D. Giám đốc sở văn hóa tỉnh. Câu 7: Ông T quyết định cho H đang học lớp 5 nghỉ học để giúp gia đình. Ông T đã xâm phạm A. quyền tự do của trẻ em. B. quyền học tập của trẻ em. C. quyền được phát triển của trẻ em. D. quyền phát triển năng khiếu của trẻ em. Câu 8: Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là A. lựa chọn hình thức sản xuất, kinh doanh. B. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. C. lựa chọn quy mô kinh doanh. D. quyết định mặt hàng kinh doanh. Câu 9: Những ai được quyền tố cáo? A. Những công dân đủ 18 tuổi trở lên. C. Những người không vi phạm pháp luật. B. Mọi cá nhân, tổ chức. D. Mọi công dân. Câu 10: Gia đình ông A không đồng ý cho con gái là H kết hôn với K vì lí do hai người không cùng đạo. Gia đình ông A đã không thực hiện A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. C. quyền bình đẳng về tín ngưỡng. B. quyền bình đẳng giữa các vùng miền. D. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Trang 1/4 - Mã đề thi 337 Câu 11: Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ huyết thống. C. Quan hệ lao động. D. Quan hệ tài sản. Câu 12: Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng trong chính trị được thực hiện bằng hình thức A. dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. B. dân chủ nghị trường và dân chủ gián tiếp. C. dân chủ nghị trường và dân chủ đại diện. D. dân chủ gián tiếp và dân chủ đại diện. Câu 13: Buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật là thể hiện biểu hiện A. Chức năng của trách nhiệm pháp lí. B. Vai trò của trách nhiệm pháp lí. C. Đặc trưng của trách nhiệm pháp lí. D. Mục đích của trách nhiệm pháp lí. Câu 14: Việc nhà nước quy định về tỉ lệ thích hợp người dân tộc trong các cơ quan thể hiện quyền bình đẳng về A. kinh tế. B. giáo dục. C. văn hóa. D. chính trị. Câu 15: Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của A. giai cấp cầm quyền. B. giai cấp nông dân. C. giai cấp công nhân. D. tầng lớp trí thức. Câu 16: Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng thuộc quyền A. bình đẳng. B. phát triển. C. học tập. D. sáng tạo. Câu 17: Anh A đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu đâm vào anh B. Hậu quả là anh B bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 31%, xe anh B bị hỏng nặng. Anh A phải chịu trách nhiệm pháp lí là A. hình sự và hành chính. B. hình sự và dân sự. C. dân sự và hành chính. D. kỉ luật và dân sự. Câu 18: Hành vi đánh người xâm phạm đến A. tính mạng và sức khỏe của công dân. C. nhân phẩm của công dân. B. thân thể của công dân. D. danh dự của công dân. Câu 19: Trong hợp đồng lao động công ty X có điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 5 năm mới được lập gia đình và sinh con là bất bình đẳng A. lao động nam và lao động nữ. B. giao kết hợp đồng lao động. C. người lao động và sử dụng lao động. D. sử dụng người lao động. Câu 20: Gỉa mạo facebook của người khác để đăng những tin không đúng sự thật về họ là hành vi xâm phạm quyền A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. B. tự do ngôn luận của công dân. C. sở hữu của công dân. D. bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. Câu 21: Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác, là xâm phạm quyền nào sau đây? A. Quyền bí mật đời tư của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. Quyền tự do tuyệt đối của công dân. Câu 22: Quy định mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị như nhau, thể hiện nguyên tắc A. bình đẳng. B. phổ thông. C. trực tiếp. D. bỏ phiếu kín. Câu 23: Khẳng định nào đúng với quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Trang 2/4 - Mã đề thi 337 A. Có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. B. Các tôn giáo được hoạt động theo nguyên tắc của mình. C. Đoàn kết giúp đỡ các đồng bào cùng tôn giáo. D. Những người có tôn giáo phải tôn trọng tôn giáo của mình. Câu 24: Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. B. Người mất năng lực hành vi dân sự. C. Người đã được xóa án tích. D. Người đang bị tạm giữ. Câu 25: Ông T kinh doanh cầy hương, ông cho rằng mình không vi phạm pháp luật vì pháp luật chỉ cấm săn bắt, chứ không cấm kinh doanh. Theo em, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Ông T không vi phạm pháp luật, vì cầy hương không phải động vật quý hiếm. B. Ông T vi phạm pháp luật, vì nhà nước cấm kinh doanh động vật quý hiếm. C. Ông T không vi phạm pháp luật,vì nhà nước không cấm kinh doanh động vật quý hiếm. D. Ông T không vi phạm pháp luật, vì công dân được quyền tự do kinh doanh. Câu 26: Trường hợp nào không được thành lập và quản lí doanh nghiệp? A. Người không có việc làm. B. Cán bộ, công chức nhà nước. C. Nông dân. D. Sinh viên. Câu 27: Khẳng định nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân? A. Mọi công dân được tự do học bất cứ ngành nghề nào. B. Mọi công dân đều được bồi dưỡng tài năng. C. Mọi người được đi học bất kì trường nào nếu muốn. D. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế. Câu 28: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây cần phải có sự tham gia của Nhà nước? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 29: Mọi người đều có quyền lựa chọn A. việc làm phù hợp với khả năng của mình. B. thời gian làm việc theo điều kiện của mình. C. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình. D. vị trí làm việc theo sở thích riêng của mình. Câu 30: Mọi công dân được tham gia góp ý vào các văn bản pháp luật khi Nhà nước trưng cầu ý dân thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong việc A. trách nhệm pháp lí. B. xây dựng pháp luật. C. thực hiện pháp luật. D. quyền và nghĩa vụ. Câu 31: Bạn H phát hiện một số người đang cưa trộm gỗ trong rừng, bạn đi báo với các chú kiểm lâm. Bạn H đã thực hiện A. quyền dân chủ trực tiếp của công dân. C. quyền bình đẳng của công dân. B. quyền khiếu nại của công dân. D. quyền tố cáo của công dân. Câu 32: Việc mở các trường chuyên cấp Trung học phổ thông ở các tỉnh nhằm A. bồi dưỡng để phát triển tài năng. B. đa dạng các loại hình trường học. C. thực hiện đổi mới giáo dục. D. đảm bảo bình đẳng trong giáo dục. Trang 3/4 - Mã đề thi 337 Câu 33: H 15 tuổi, làm thuê 12 giờ mỗi ngày tại thị trấn X. H bị bà chủ chửi rủa, đánh mắng. Em sẽ khuyên H chọn cách nào sau đây? A. Bỏ việc cửa hàng này, xin làm chỗ khác. B. Gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân thị trấn X. C. Gửi đơn tố cáo đến công an nhân dân thị trấn X. D. Gửi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X. Câu 34: Một số bạn học lực trung bình, không được xét tuyển vào trường đại học nào. Em chọn cách nào để giúp bạn? A. Khuyên bạn nên tham gia lao động sản xuất. B. Khuyên bạn tiếp tục chờ đợi. C. Khuyên bạn chọn trường khác phù hợp với khả năng. D. Khuyên bạn sang năm thi lại. Câu 35: “Nhờ có pháp luật nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình” nhận định này là đề cập đến A. đặc trưng của pháp luật. B. chức năng của pháp luật. C. vai trò của pháp luật. D. nhiệm vụ của pháp luật. Câu 36: Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản và được bảo đảm chỗ làm việc sau khi hết thời gian thai sản. Điều này thể hiện A. bất bình đẳng giới. C. ưu tiên tại nơi làm việc. B. bất bình đẳng với lao động nam. D. ưu tiên đối với lao động nữ. Câu 37: Bài thơ do học sinh sáng tác được đăng báo thuộc quyền nào? A. Quyền sáng tạo. B. Quyền sở hữu công nghiệp. C. Quyền được phát triển. D. Quyền phát minh sáng chế. Câu 38: Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng.Bên mua đã có hành vi vi phạm quy định nào dưới đây? A. Luật hình sự. B. Luật dân sự. C. Luật hành chính. D. Luật lao động. Câu 39: Ông H trộn chất Clenbuterol và salbutamol (chữa hen suyễn ở người) vào thức ăn của lợn để lợn nở nang, nạc, tăng trọng nhanh. Việc làm của ông H là A. không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. B. không vi phạm pháp luật. C. không vi phạm pháp luật, chỉ vi phạm đạo đức. D. vi phạm quy định không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Câu 40: Anh B bị xử phat hành chính vì mở cơ sở kinh doanh nhưng không chịu nộp thuế thể hiện A. tính quy phạm phổ biến. B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. tính quyền lực, bắt buộc chung. D. tính xác định chặt chẽ về nội dung. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 337
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.