Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Nguyễn Công Trứ

pdf
Số trang Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Nguyễn Công Trứ 3 Cỡ tệp Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Nguyễn Công Trứ 131 KB Lượt tải Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Nguyễn Công Trứ 0 Lượt đọc Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Nguyễn Công Trứ 9
Đánh giá Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019 - THPT Nguyễn Công Trứ
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ (ĐỀ THI THAM KHẢO) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. Nguyên tố Bo có 2 đồng vị 11B (80%) và 10B (20%). Nguyên tử khối trung bình của Bo là: A. 10,2 B. 10,6 C. 10,4 D. 10,8 Câu 2: Cho các chất: Fe2O3, FeO, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)2, FeCl2, Fe3O4, Fe(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3. Số phản ứng oxi hoá khử là: A. 4 B. 6 C. 5 D. 7 Câu 3: SO2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2 A. S có mức oxi hoá trung gian. B. S có mức oxi hoá cao nhất. C. S có mức oxi hoá thấp nhất. D. S còn có một đôi electron tự do. Câu 4: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm. C. tốc độ phản ứng thay đổi không theo quy luật. D. tốc độ của phản ứng không thay đổi. Câu 5:Chọn câu trả lời sai: A.Giá trị [H+] tăng thì độ axit tăng. B.Giá trị pH tăng thì độ axit tăng. C.Dung dịch có pH < 7 làm quì tím hóa đỏ. D.Dung dịch có pH = 7 là môi trường trung tính Câu 6: Nhiệt phân KNO3 thu được các chất thuộc phương án nào? A. KNO2, NO2, O2 B. K2O, NO2 C. K, NO2, O2 D. KNO2, O2 Câu 7: Để đề phòng bị nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ với chất: A. CuO và MnO2 B. CuO và MgO C. CuO và Fe2O3 D. Than hoạt tính Câu 8: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau : A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi. B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N. C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N. D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O. Câu 9: Cho Ankan có công thức CTCT: (CH3)2CHCH2CH3. Tên thay thế của ankan là: A. Isopentan. B. 2,2-đimetylpropan. C. 2-metylbutan. D. Neopentan. Câu 10: Các ancol (CH3)2CHOH ; CH3CH2OH ; (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là: A. 1, 2, 3. B. 2, 1, 3 C. 1, 3, 2. D. 2, 3, 1. Câu 11: Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là: A. 3,54 gam. B. 4,46 gam. C. 5,32 gam. D. 11,26 gam. Câu 12: Hỗn hợp X gồm ancol metylic và một ancol no, đơn chức A, mạch hở. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,672 lít H2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 2,76 gam X bằng CuO (to) thu được hỗn hợp anđehit. Cho toàn bộ lượng anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 19,44 gam chất kết tủa. Công thức cấu tạo của A là: A. C2H5OH. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3CH(CH3)OH. D. CH3CH2CH2CH2OH. Câu 13: X có công thức cấu tạo CH2 = CH - COOCH3. Tên gọi của X là: A. metyl acrylat. B. metyl axetat. C. vinyl axetat. D. metyl fomat. Câu 14: Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. C2H5COOH. Câu 15: Công thức cấu tạo nào sau đây là của chất béo? A. (C17H35COO)3C3H5. B. C15H31COOCH3. C. CH3COOCH2C6H5. D. (C17H33COO)2C2H4. Câu 16:Glucozơ có công thức nào sau đây? A. CH2OH-(CHOH)4-CHO B. C6H12O6 C. C6(H2O)6 D. Cả 3 công thức trên. Câu 17: Saccarozơ và glucozơ đều có: A. Phản ứng với ddAgNO3 / NH3, đun nóng. B. Phản ứng với dd NaCl. C. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dd xanh lam. D. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit. Câu 18: Khi thủy phân tinh bột , ta thu được sản phẩm cuối cùng là : A. Saccarozơ B . Fructozơ C . Glucozơ D . Xenlulozơ Câu 19: Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là: A. Đều là polime thiên nhiên B. Đều có phản ứng thủy phân tạo glucozơ C. Đều là thành phần chính của gạo , ngô , khoai D. Cả A và B Câu 20: Số đồng phân amin ứng với công thức phân tử C4H11N là : A. 5. B. 7. C. 6. D. 8. Câu 21: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2 ? A. H2N-[CH2]6–NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2 C. CH3–NH–CH3 D. C6H5NH2 Câu 22: Cho quỳ tím vào mỗi dd dưới đây,dd làm quỳ tím hóa xanh là : A.CH3COOH B.H2N-CH2-COOH C.H2N-CH(NH2)-COOH D.HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH Câu 23: Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi dài và mảnh gọi là: A. Chất dẻo B. Cao su C. Tơ D. Sợi + 2+ 3+ 2+ Câu 24:Cho phản ứng : Ag + Fe → Ag + Fe . Vai trò của ion Fe là : A.Chất oxi hoá mạnh nhất. B.Chất khử mạnh nhất. C. Chất oxi hoá yếu nhất. D.Chất khử yếu nhất. Câu 25:Trường hợp nào sau đây xảy ra quá trình ăn mòn hóa học? A. Để một vật bằng gang trong không khí ẩm B.Ngâm lá Zn trong dd H2SO4 có vài giọt dd CuSO4 C. Tôn lợp nhà tiếp xúc với không khí ẩm D.Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất hóa chất Câu 26:Nhóm các kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là: A. Ca, Cu, Al B. Ca, Na, Al C. Mg, Al, Cu D. Al, Na, Cu Câu 27:Cho 6,08 gam hỗn hợp gồm hai hiđroxit của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tếp tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì thu được 8,3 gam muối clorua. Công thức của hai hiđroxit là: A. LiOH VÀ NaOH . B. NaOH và KOH. C. KOH và RbOH. D. RbOH và CsOH. Câu 28:Hòa tan hết 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500ml dd NaOH 1M được 6,72 lít H2 (đktc) và dd X. Thể tích dd HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất là: A. 0,25 lit . B. 0,35 lit . C. 0,75 lit. D. 0,55 lit . Câu 29:Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m ? A. 0,540gam. B. 0,810gam. C. 1,080 gam. D. 1,755 gam. Câu 30:Hoà tan 14,5 gam hỗn hợp gồm ba kim loại Mg, Fe, và Zn vừa đủ trong dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch X.Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối clorua khan ? A. 38,5gam. B. 35,8gam. C.25,8gam. D.28,5gam. Câu 31:Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: A. 2,52. B. 2,22. C. 2,62. D. 2,32. Câu 32:Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7 , sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là : A. màu đỏ da cam và màu vàng chanh B. màu vàng chanh và màu đỏ da cam C. màu nâu đỏ và màu vàng chanh D. màu vàng chanh và màu nâu đỏ Câu 33:Hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch chỉ chứa chất B. Sau khi Fe, Cu tan hết, lượng bạc còn lại đúng bằng lượng bạc có trong A. Chất B là: A. AgNO3 B. Fe(NO3)3 C. Cu(NO3)2 D. HNO3 Câu 34:Trong nước tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2 , Mg(NO3)2 , Ca(HCO3)2 , Mg(HCO3)2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ra khỏi nước ? A. dung dịch NaOH B. dd K2SO4 C. dd Na2CO3. D. dd NaNO3 Câu 35: Có các dd: NH4Cl, NH4HCO3, NaNO3, NaNO2. Được dùng nhiệt độ và chỉ dùng thêm 1 hóa chất nào để nhận biết các dd đó: A. dd KOH B. dd Ca(OH)2 C. dd NaOH D. dd HCl 2+ Câu 36:Nước giếng ở đồng bằng Bắc bộ thường có nhiều ion Fe . Loại nước này dùng để sinh hoạt có nhiều bất tiện như làm quần áo bị ố vàng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Biện pháp nào loại bỏ ion Fe2+ ra khỏi nước là đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả hơn cả: A. dùng vôi (Ca(OH)2) để kết tủa hết ion Fe2+ B. dùng giàn mưa, tăng diện tích tiếp xúc của nước với O2 không khí để oxi hóa Fe2+ dễ tan thành Fe3+ ít tan kết tủa dạng Fe(OH)3 C. dùng hệ thống lọc, xúc tác MnO2 D. xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch quy mô lớn cho các hộ nông dân Câu 37:Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiệm trong đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là: A. 3-MCPD B. Nicôtin C. Đioxin D. TNT Câu 38: Dẫn không khí bị ô nhiễm qua Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện vệt màu đen.Không khí bị nhiễm bẩn bởi khí: A. SO2 B. NO2 C. Cl2 D. H2S Câu 39: Chất không có tính chất lưỡng tính là: A. NaHCO3 B. AlCl3 C. Al(OH)3 D. Al2O3 Câu 40: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là : A. 5,6 gam. B. 6,72 gam. C. 16,0 gam. D. 8,0 gam. Cho biết nguyên tử khối của một số các nguyên tố: C = 12 ; H = 1 ; O = 16 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; P = 31 ; N = 14 ; Na = 23 ; K = 39 ; C u = 64 ; Ag = 108 ; Mg = 24 ; Ca = 40 ; Al = 27 ; Fe = 56 ; Ba = 137. …..HẾT…..
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.