Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Trần Đăng Ninh lần 2 (2011-2012)

pdf
Số trang Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Trần Đăng Ninh lần 2 (2011-2012) 8 Cỡ tệp Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Trần Đăng Ninh lần 2 (2011-2012) 177 KB Lượt tải Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Trần Đăng Ninh lần 2 (2011-2012) 0 Lượt đọc Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Trần Đăng Ninh lần 2 (2011-2012) 1
Đánh giá Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Trần Đăng Ninh lần 2 (2011-2012)
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Sở GD-ĐT Hà Nội Trường THPT Trần Đăng Ninh ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2011-2012 Môn : Hóa học (Thời gian: 90 phút) Họ và tên học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . Cho Li = 7, Na = 23, Al = 27, Mg = 24, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137, C = 12, N = 14, O = 16, H = 1, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80 . . . . . . . . . . . . . . . . .. .. .. . . . . . . . . .. . . . . . . .. … . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . Câu 1. Cho 17,94 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 320ml dung dịch HNO3 a (mol/lít). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch B và 0,9 gam kim loại. Khối lượng muối trong B và giá trị của a là A). 48,60g và 2M B). 38,50g và 2,4M C). 65,34g và 1,6M D). 54,92g và 1,2M Câu 2. Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 ( điện cực trơ có màng ngăn ) đến khi khối lượng dung dịch giảm 10,75 gam thì ngắt mạch . Dung dịch sau khi điện phân chứa những chất gì sau đây: A). KNO3 va KOH B). KNO3 và Cu(NO3)2 còn dư , HNO3. C). KNO3 và Cu(NO3)2 còn dư D). KNO3 và KCl dư Câu 3. Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl acrylat và metyl axetat. Đốt cháy hoàn toàn 3,32 gam X, thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Phần trăm số mol của metyl axetat trong X là A). 27,92%. B). 25%. C). 75%. D). 72,08%. Câu 4. So sánh bán kính nguyên tử và ion sau: Mg ; O2- ; S ; P ; K+ ; Al3+. A). Mg > P > S > K+ > O2- > Al3+. B). K+ > Mg > P > Al3+ > S > O2-. C). Al3+ > S > K+ > Mg > O2- > P. D). P > Al3+ > S > K+ > Mg > O2-. Câu 5. Cho hh A gồm 0,15 mol Mg và 0,35 mol Fe pư với V lít dd HNO3 1 M thu được dd B và hh C gồm 0,05 mol N2O ; 0,1 mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại . Giá trị của V là : A). 1,22 B). 1,1 C). 1,15 D). 0,9 Câu 6. Một hợp chất có công thức MX. Tổng số các hạt trong hợp chất là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8. Tổng số các hạt trong X2- nhiều hơn trong M2+ là 16. Công thức MX là: A). CaO B). MgO C). CaS D). MgS Câu 7. Hoà tan hoàn toàn 13,200 gam hỗn hợp Na và K vào nước thu được dung dịch X và 4,48 lít khí 1 H2 (đktc). Cho 5,200 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch Y chứa m gam muối và 3,36 lít khí H2 (đktc). Cho X tác dụng với Y ( không có oxi)đến khi phản ứng hoàn toàn thu được x gam kết tủa. Giá trị của m và x là. A). 25,167 và 22,235 9,580 và 14,875. B). 10,525 và 12,000. C). D). 15,850 và10,300. Câu 8. Hỗn hợp X gồm hai axit no. Đốt cháy hoàn toàn 0,3mol X thu được 11,2lit khí CO2 (đktc). Để trung hoà 0,3mol X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của hai axit đó là? A). CH3 - COOH và CH3 - CH2 - COOH B). H- COOH và CH3 - CH2 – COOH C). CH3 - COOH và HOOC - CH2 – COOH D). H- COOH và HOOC - COOH Câu 9. Ion R3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là: A). Chu kì 3 nhóm VIIIB B). Chu kì 4, nhóm IIB C). Chu kì 4, nhóm VIIB D). Chu kì 4 nhóm VIIIB Câu 10. Công thức hoá học của supephotphat kép là: A). Ca(H2PO4)2 và CaSO4. B). Ca3(PO4)2. C). CaHPO4. D). Ca(H2PO4)2. Câu 11. Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X? A). 10,56 gam. B). 7,68 gam. C). 3,36 gam. D). 6,72 gam. Câu 12. Có 4 dung dịch riêng biệt: X (HCl), Y (CuCl2), Z (FeCl3), T (HCl có lẫn CuCl2). Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp ăn mòn điện hoá là A). 1 B). 3 C). 2. D). 0 Câu 13. Hỗn hợp X gồm 1 hiđrocacbon ở thể khí và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,8. Cho X đi qua Ni nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn Y có tỉ khối so với CH4 bằng 1. Công thức phân tử của hiđrocacbon trong hỗn hợp X là? A). C2H2. B). C3H4. C). C2H4. D). C3H6. Câu 14. Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly; GlyAla và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt là 2 A). Gly, Val. B). Ala, Val. C). Gly, Gly. D). Ala, Gly. Câu 15. Có 4 chất ứng với 4 công thức phân tử C3H6O ; C3H6O2 ; C3H4O và C3H4O2 được ký hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Thực hiện các phản ứng nhận thấy: X, Z cho phản ứng tráng gương; Y, T phản ứng được với NaOH; T phản ứng với H2 tạo thành Y; Oxi hoá Z thu được T. Công thức cấu tạo đúng của X, Y, Z, T lần lượt là: A). X: C2H5CHO ; Y : C2H5COOH ; Z : CH2=CH-CHO; T : CH2=CH-COOH B). X: CH2=CH-COOH ; Y : C2H5CHO ; Z : C2H5COOH; T : CH2=CH-CHO C). X: C2H5COOH ; Y : C2H5CHO ; Z : CH2=CH-CHO; T : CH2=CH-COOH D). X: C2H5COOH ; Y : C2H5CHO ; Z : CH2=CH-COOH ; T : CH2=CH-CHO Câu 16. Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 (có tỉ lệ thể tích V(C2H2) ; V(H2) = 2 : 3 ) đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y, cho Y đi qua dung dịch Br2 dư thu được 896ml hỗn hợp khí Z bay ra khỏi bình dung dịch Br2. Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 4,5. Biết các khí đều đo ở đktc. Khối lượng bình Br2 tăng thêm là : A). 0,6 gam B). 0,8gam C). 1,6gam D). 0,4 gam Câu 17. Trong các chất sau: (X1): 1,2 - điCloeten; (X2): buten-2; (X3): anđehit acrylic; (X4): metylmetacrylat và (X5): axit oleic. Những chất nào có đồng phân hình học? Chọn kết luận đúng: A). (X1); (X3); (X5) B). (X2); (X3); (X5) C). (X1); (X2); (X3) D). (X1); (X2); (X5) Câu 18. Cho một mẫu hợp kim Na,Ba ,K tác dụng với nước (dư) thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2,5M cần dùng để trung hòa dung dịch X là A). 30 ml B). 60 ml C). 75 ml D). 150 ml Câu 19. Cho 0,4 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp đun nóng với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hoá có 50% lượng ancol có khối lượng phân tử nhỏ và 40% lượng ancol có khối lượng phân tử lớn. Tên gọi của 2 ancol trong X là A). pentan-1-ol và butan-1-ol. B). propan-1-ol và butan-1-ol. C). etanol và propan-1-ol. D). metanol và etanol. Câu 20. Cho các thí nghiệm sau : 1) Đun sôi dung dịch gồm các muối NaHCO3 và CaCl2; 2) Nhỏ dung dịch AlCl3 tới dư vào dung dịch NaOH; 3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2; 4) Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3; 5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(OH)2; 6) Nhỏ dung dịch KOH tới dư vào dung dịch MgSO4. Sau khí kết thúc thí nghiệm, số trường hợp có kết tủa 3 là: A). 5. B). 6 C). 4 D). 3 Câu 21. Cho dãy các chất: natri axetat, phenylamoni clorua, natri phenolat, saccarozơ, axit aminoaxetic, tristearin. Số chất trong dãy có phản ứng khi cho tác dụng với dung dịch HCl loãng, đun nóng là A). 5. B). 6. C). 3. D). 4. Câu 22. Cho X có CTPT C4H6O. Biết : - X phản ứng Na theo tỷ lệ mol 1 : 2 cho ra khí H2. - X phản ứng C2H5OH , AgNO3/NH3 CTPT của X là : A). CH2 = C = CH -CH2OH B). CH3- C ≡ C - CH2OH C). CH ≡ C - CH2 - O - CH3. D). CH ≡ C - CH2CH2OH Câu 23. Thực hiện phản ứng este hoá giữa axit axetic và hỗn hợp gồm 8,4 gam 3 ancol là đồng đẳng của ancol etylic. Sau phản ứng thu được 16,8 gam 3 este. Lấy sản phẩm của phản ứng este hoá trên thực hiện phản ứng xà phòng hoá với dung dịch NaOH 4 M thì thu được m gam muối: (Giả sử hiệu suất phản ứng este hoá là 100%). Giá trị của m là A). 10,0gam B). 16,4gam C). 8,0gam D). 20,0gam Câu 24. Thực hiện phản ứng nhiệt phân các chất: CaCO3, NaHCO3, NH4NO2, NH4NO3, KMnO4, KClO3, Ca(ClO)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(OH)3. Số phản ứng oxi hoá khử là: A). 10 B). 8 C). 7 D). 5 Câu 25. Chất hữu cơ X mạch hở, tồn tại ở dạng trans có công thức phân tử C4H8O, X làm mất màu dung dịch Br2 và tác dụng với Na giải phóng khí H2. X ứng với công thức phân tử nào sau đây? A). CH2=CH−CH2−CH2−OH. B). CH3−CH2−CH=CH−OH. C). CH3−CH=CH−CH2−OH. D). CH2=C(CH3)−CH2−OH Câu 26. Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2(anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), CH3CHO. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là A). 6 B). 5 C). 8 D). 7 Câu 27. Khi thuỷ phân 0,1mol este A được tạo bởi một ancol đa chức với một axit cacboxylic đơn chức cần dùng vừa đủ 12gam NaOH. Mặt khác để thuỷ phân 6,35gam A cần dùng 3gam NaOH và thu được 7,05gam muối. Công thức của A là: A). (HCOO)3C3H5. (C2H3COO)3C3H5. B). (CH3COO)2C2H4. C). D). (CH3COO)3C3H5. Câu 28. Có 6 lọ mất nhãn đựng 6 chất lỏng sau: dung dịch glucozơ, dung dịch HCOOH, dung dịch 4 CH3COOH, ancol etylic, glixerol, dung dịch CH3CHO. Chỉ dùng thêm 2 thuốc thử nào dưới đây để nhận biết được 6 lọ trên dung dịch trên rõ nhất ? A). Qùi tím, Cu(OH)2. B). Cu(OH)2, Na2SO4. C). AgNO3 trong dung dịch NH3, quỳ tím. D). AgNO3 trong dung dịch NH3, Cu(OH)2. Câu 29. Mệnh đề nào sau đây không đúng. A). Các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng H2. B). Độ âm điện của các kiem loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs. C). Năng lượng ion hóa I1 của kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs. D). Các kim loại Na, K , Ba đều tác dụng với dd HCl giải phóng H2. Câu 30. Cho hỗn hợp X gồm (K, Al) nặng 10,5 gam. Hòa tan hoàn toàn X trong nước được dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y nhận thấy khi thêm được 100 ml thì bắt đầu có kết tủa, và khi thêm V ml nữa thì thu được 3,9 gam kết tủa trắng keo. Giá trị của V và phần trăm khối lượng K trong X là: A). 150 ml hoặc 250 ml và 74,29 % B). 50 ml hoặc 250 ml và 74,29 % C). 150 ml hoặc 350 ml và 66,67 % D). 50 ml hoặc 350 ml và 66,67 % Câu 31. Cho m gam hỗn hợp gồm bột của hai kim loại X, Y vào dung dịch CuSO4 (dư). Kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Hai kim loại X, Y có thể là : A). Zn và Pb. B). Fe và Cu. C). Mg và Fe. D). Zn và Fe. Câu 32. Một loại nước cứng có chứa các ion : Ca2+, Mg2+, Cl−, HCO3−; trong đó tổng nồng độ của Cl− và HCO3− là 0,016M. Hãy cho biết cần lấy bao nhiêu ml dung dịch Na2CO3 0,2 M để biến 1 lít nước cứng đó thành nước mềm (coi như các chất kết tủa hoàn toàn). A). 20 ml. B). 40 ml. C). 80 ml. D). 60 ml. Câu 33. Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa, giá trị lớn nhất của V là: A). 13,44 B). 11,2 C). 6,72 D). 8,96 Câu 34. Hoà tan hoàn toàn 33,8 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có cùng số mol) vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A). 104,5 gam B). 79 gam C). 82,8 gam D). 57,4 gam Câu 35. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây ? 5 A). Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. B). Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. C). Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. D). Gây ngộ độc nước uống. Câu 36. Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Số gam muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là: A). 7,90 B). 5,64 C). 8,84 D). 10,08 Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH,CxHyCOOH,và (COOH)2 thu được 14,4 gam H2O và m gam CO2. Mặt khác, 29,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Tính m: A). 48,4 gam B). 44 gam C). 52,8 gam D). 33 gam  X + H2O; Câu 38. Cho các phản ứng hóa học sau : 1) H2S + O2 (thiếu)  o xt , t  Y + H2O; 2) NH3 + O2   Z + H2O 3) PH3 + O2  Các chất X, Y, Z lần lượt là : A). S, NO, H3PO4. B). SO2, N2, P2O5. C). S, NO, P2O5. D). SO2, N2, H3PO4. H O  Br ( dd )  CH3-C(CH3)Br-CHBrCâu 39. Ancol X có công thức C5H11OH. Biết : X  Y  2 2 CH3; Oxi hóa X bởi CuO đun nóng thu được sản phẩm không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Tên gọi của X là: A). 3-metylbutan-2-ol. B). 3-metylbutan-1-ol. C). 2-metylbutan-2-ol. D). 2-metylbutan-3-ol. Câu 40. Chất (Y) có công thức phân tử C3H9NO2, dễ phản ứng với axit và bazơ. Trộn 1,365 gam (Y) với 100ml dung dịch NaOH 0,2M rồi đun nóng nhẹ, có khí thoát ra làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch (A), cô cạn dung dịch (A) thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là: A). 1,43 gam B). 1,66 gam C). 2,30 gam D). 1, 25 gam Câu 41. Cho các chất sau : benzyl axetat, vinyl axetat, triolein, phenyl axetat, metyl acrylat. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra ancol là A). 5. B). 2. C). 4 D). 3 Câu 42. Hỗn hợp gồm hai anđêhit đơn chức X và Y được chia thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: đun nóng với dd AgNO3/NH3 dư thì tạo ra 10,8 gam Ag. - Phần 2: oxi hóa tạo thành hai axit tương ứng, sau đó cho hai axit này phản ứng với 250 ml dung dịch 6 NaOH 0,26M được dung dịch Z. Để trung hòa lượng NaOH dư trong dung dịch Z cần dùng đúng 100 ml dung dịch HCl 0,25M. Cô cạn dung dịch Z rồi đem đốt cháy chất rắn thu được sau khi cô cạn, được 3,52 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Công thức phân tử của hai anđêhit X và Y là: A). HCHO và C2H3CHO B). HCHO và C2H5CHO. C). CH3CHO và C2H5CHO. D). HCHO và CH3CHO Câu 43. Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít NO(duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho vào là A). 11,2 g. B). 9,6 g. C). 16,8 g D). 16,24 g. Câu 44. Cho 2,16 gam bột Al vào dung dịch chứa hỗn hợp CuCl2 0,12 mol và FeCl3 0,06 mol sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn được chất rắn A . Khối lượng chất rắn A là A). 1,12 g B). 7,68g Câu 45. Cho cân bằng sau : N2 + 3H2 C). 5,76g D). 5,28g 2NH3;   92(kJ) . Phát biểu nào sau đây đúng ? A). Khi giảm nhiệt độ và thêm xúc tác, cân bằng chuyển dịch theo chiều ngịch. B). Khi tăng áp suất và tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều ngịch. C). Khi tăng áp suất và giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. D). Khi tăng nhiệt độ và thêm N2, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Câu 46. Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho H2S tác dụng với SO2; (2) Cho dung dịch H2O2 tác dụng với dung dịch KI; (3) Cho nước Gia-ven tác dụng với dung dịch HCl; (4) Cho khí F2 qua nước nóng; (5) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ; (6) Đốt kim loại Mg trong khí CO 2; (7) Đun dung dịch gồm axit fomic và axit sunfuric đặc. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là A). 5 B). 4 C). 7 D). 6. Câu 47. Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch thuốc tím là A). Xiclobutan, but-1-in, m-xilen, axit axetic B). Etilen, axetilen, anđehit fomic, toluen C). Benzen, but-1-en, axit fomic, p-xilen D). Axeton, etilen, anđehit axetic, cumen Câu 48. Một chất hữu cơ X có CTPT là C4H11NO2. Cho X tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 2,24 lít khí Y (đktc). Nếu trộn lượng khí Y này với 3,36 lít H2 (đktc) thì được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 9,6. Hỏi khi cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? 7 A). 12,2 gam B). 8,2 gam C). 8,6 gam D). 8,62 gam Câu 49. Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: A). 6 B). 5 C). 7 D). 4 Câu 50. Một ancol X bậc 1 mạch hở (có thể no hoặc chứa một liên kết đôi) có CTPT là CxH10O. Lấy 0,01 mol X và 0,02 mol CH3OH trộn với 0,1 mol Oxi rồi đốt cháy hoàn toàn 2 ancol nhận thấy sau phản ứng có Oxi còn dư. CTPT của X là: C8H10O. A). C6H10O5. B). C5H10O. C). D). C4H10O. --------------- HẾT---------------- 1A 2B 3B 4A 5C 6D 7D 8D 9D 10D 11D 12C 13B 14A 155 16B 17D 18B 19C 20A 21A 22D 23B 24C 25C 26A 27C 28A 29A 30B 31D 32B 33B 34B 35D 36A 37B 38C 39A 40A 41B 42A 43D 44B 45C 46D 47B 48A 49B 50D 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.