Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 5

doc
Số trang Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 5 5 Cỡ tệp Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 5 69 KB Lượt tải Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 5 0 Lượt đọc Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 5 2
Đánh giá Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 5
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

§Ò luyÖn thi ®¹i häc n¨m 2009 Bài 1. Cách li sinh sản đã dẫn đến một kết quả quan trọng là A. Từ cách li sinh sản đến cách li di truyền. B. Làm cho mỗi loài giao phối trở thành một tổ chức tự nhiên, có tính toàn vẹn. C. Từ cách li sinh sản dẫn đến cách li địa lí hoặc sinh thái. D. Tạo nên ranh giới sinh học giữa các loài. Bài 2. Phát biểu nào dưới đây liên quan đến quá trình hình thành loài là không đúng? A. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ trong hàng vạn hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra tương đối nhanh trong một thời gian không dài lắm. B. Loài không xuất hiện với một đột biến mà thường là có sự tích luỹ một tổ hợp nhiều đột biến, loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể tồn tại, phát triển như là một khâu trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp và việc đa bội hoá thường không thành công. D. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý và bằng con đường sinh thái luôn luôn diễn ra hoàn toàn độc lập với nhau. Bài 3. Sự khác biệt quan trọng trong việc gây đột biến bằng tác nhân vật lí và tác nhân hoá học là: A. Tác nhân hóa học gây ra đột biến gen mà không gây đột biến NST. B. Tác nhân hoá học có khả năng gây ra các đột biến có tính chọn lọc cao hơn. C. Tác nhân hóa học gây ra đột biến NST mà không gây đột biến gen. D. Tác nhân hóa học có thể sử dụng thuận lợi ở vật nuôi. Bài 4. Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp A. Phân tích cơ thể lai. B. Tạp giao. C. Lai phân tích. D. Lai thuận nghịch. Bài 5. Gen D: quả dài, trội hoàn toàn so với gen d: quả ngắn. Gen N: hạt nâu, trội hoàn toàn so với gen n: hạt trắng. Hai cặp gen nói trên nằm cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Số kiểu gen dị hợp về một cặp gen là A. 1 kiểu. B. 2 kiểu. C. 3 kiểu. D. 4 kiểu. Bài 6. Đột biến gen trong tự nhiên được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do: A. Phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể. B. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể C. Mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi. D. Tất cả đều đúng. Bài 7. Mỗi phần tử prôtêin trung bình có A. 100 đến 30.000 phân tử axit amin. C. 1.000 đến 30.000 phân tử axit amin. B. 10.000 đến 25.000 phân tử axit amin. D. 100 đến 3000 phân tử axit amin. Bài 8. Hãy tìm các dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtít làm thay đổi cấu trúc của gen trong trường hợp số liên kết hyđrô của gen tăng thêm 1 liên kết? A. Thay cặp A- T thành cặp T- A. B. Thay cặp G - X thành cặp X- G. C. Thay cặp X- G thành cặp A - T. D. Thay cặp A - T thành cặp G - X. Bài 9. Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet . Số liên kết hoá trị giữa các đơn phân của gen là A. 798 liên kết. B. 898 liên kết. C. 1598 liên kết. D. 1798 liên kết. Bài 10. Kiểu tác động gen không alen mà trong đó mỗi gen có vai trò như nhau và sự phát triển của cùng một tính trạng được gọi là A. Tác động cộng gộp. B. Tác động át chế. C. Tác động bổ trợ. D. Tác động át chế và tác động bổ trợ. Bài 11. Hiện tượng được xem là ứng dụng định luật đồng tính của Menđen trong sản xuất là A. Sử dụng con lai F1 làm giống cho các thế hệ sau. B. Lai giữa cặp bố mẹ thuần chủng mang gen tương phản, để thu F1 là thể dị hợp có nhiều ưu thế lai. C. Lai xa giữa hai loài bố mẹ để thu con lai có nhiều phẩm chất tốt. D. Tự thụ phấn ở thực vật để tạo ra các dòng thuần chủng. Bài 12. Bộ phận nào của NST là nơi tích tụ nhiều rARN (ARN ribôxôm): A. Tâm động. B. Eo sơ cấp. C. Eo thứ cấp. D. Thể kèm. Bài 13. Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh của loài này, người ta đếm được 28 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử đó thuộc dạng đột biến nào sau đây? A. 2n + 2. B. 2n + 1. C. 2n + 1 + 1. D. 2n + 2 + 2. Bài 14. Sự đa dạng của phân tử AND được quyết định bởi A. Số lượng các nuclêôtit. B. Thành phần của các nuclêôtit tham gia. C. Trật tự sắp xếp của các nuclêôtit. D. Tất cả đều đúng. Bài 15. Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định. Gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Mẹ mang kiểu gen, kiểu hình nào sau đây chắc chắn sinh tất cả con trai và con gái đều bình thường mà không cần quan tâm đến kiểu gen của người cha? A. AaXBXb, kiểu hình bình thường. B. AAXBXB, kiểu hình bình thường B B C. aaX X , kiểu hình chỉ bị bạch tạng. D. AAXbXb, kiểu hình chỉ bị mù mà. Bài 16. Khi cho cá chép cái có râu lai với cá giếc đực không có râu, thu được cá con có râu. Khi cho cá giếc cái không râu lai với cá chép đực có râu thu được cá con không có râu. Sự di truyền tính trạng trong hai phép lai trên tuân theo hiện tượng nào sau đây? A. Di truyền chéo. B. Di truyền thẳng. C. Di truyền qua tế bào chất. D. Di truyền theo hiện tượng gen trội át không hoàn toàn gen lặn Bài 17. Giới vô cơ và hữu cơ hoàn toàn thống nhất với nhau ở cấp độ A. Phân tử. B. Nguyên tử. C. Mô. D. Tế bào; Bài 18. Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa ở thực vật, người ta sử dụng phương pháp: A. Thực hiện tự thụ phấn. B. Lai tế bào. C. Gây đột biến đa bội để tạo thể song nhị bội. D. B và C đúng. Bài 19. Dáng đi thẳng người đã dẫn đến những thay đổi về giải phẫu nào trên cơ thể người A. Xương chậu rộng hơn bàn chân có dạng vòm. B. Cột sống chuyển thành hình cung. C. Lồng ngực hẹp bề ngang. D. Tất cả đều đúng. Bài 20. Phát biểu nào dưới đây là không đúng A. tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất. B. AND luôn luôn tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc của AND luôn luôn duy trì tính đặc trưng, ổn đìnhk và bền vững qua các thế hệ. C. Cơ sở phân tích của sự tiến hoá là quá trình tích luỹ thông tin di truyền. Cấu trúc của AND ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng hơn so với nguyên mẫu. D. tổ chức sống là những hệ mở, thường xưyên trao đổi chất với môi trường, dẫn toi sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức. Bài 21. ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh máu khó đông, Họ có một người con gái bình thường. Con gái của họ lấy chồng hoàn toàn bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng: A. khả năng mắc bệnh ở con của họ là 50%. B. 100% số con trai của họ hoàn toàn bình thường. C. 50% số con trai của họ hoàn toàn bình thường.D. 50% số con gái của họ sẽ mắc bệnh. Bài 22. Đặc điểm nào dưới đây là điểm khác nhau cơ bản giữa thể đa bội và thể dị bội ở thực vật: A. Thể đa bội được sử dụng để khắc phục tính bất thụ của cơ thể lai xa. B. Dạng đa bội lẻ thường làm mất khả năng sinh sản. C. Thể đa bội làm tăng kích thước tế bào. D.Tất cả đều đúng Bài 23. Tiến hoá tiền sinh học là quá trình A. Hình thành các hợp chất hữu cơ như: rượu, anđêhit, xêtôn. B. Hình thành các pôlipeptit từ các axit amin. C. Hình thành các hợp chất như axit amin, axit nuclêic. D. Hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên. Bài 24. Đặc điểm của hệ thực vật ở kỉ than đá? A. Hình thành các rừng quyết khổng lồ, cuối kỉ xuất hiện dương xỉ có hạt. B. Xuất hiện thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trần, chưa có lá nhưng có thân rễ thô sơ. C. Thực vật di cư lên cạn hàng loạt, xuất hiện những cây quyết thực vật đầu tiên đã có rễ, thân, có mạch dẫn và biểu bì có lỗ khí. Cuối kỉ quyết trần thay thế bởi thạch tùng, dương xỉ, mộc tặc D. Xuất hiện cây hạt trần có thân, rễ, lá và hoa, thụ tinh không phụ thuộc vào môi trường thích nghi với khí hậu khô. Bài 25. Ở loài đậu thơm, sự có mặt của hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy đinh màu hoa đỏ,các tổ hợp gen khác chỉ có một trong hai loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân ly độc lập trong quá trình di truyền. Cho lai giữa 2 cây hoa thuộc thế hệ F 2, phép lai nào sẽ cho tỷ lệ phân tính 3 hoa màu trắng: 1 hoa màu đỏ A. Aabb x aaBb. B. Aabb x Aabb. C. AaBB x AaBB. D. aaBb x aaBb Bài 26. Hiện tượng có ở kỉ Tam điệp trong đại Trung sinh là: A. Quyết thực vật và lưỡng cư bị tiêu diệt dần B. Cá xương phát triển, cá sụn thu hẹp C. Thằn lằn, rùa, cá sấu xuất hiện. D. Tất cả các hiện tượng trên Bài 27. Ý nghĩa của liên kết gen: A. Cho phép lập bản đồ di truyền. C. Hạn chế biến dị tổ hợp. B. Tạo biến dị tổ hợp. D. Đảm bảo sự di truyền trong từng nhóm gen quý. Bài 28 I. Số đôi xương sườn II. Phương thức vận chuyển cơ thể III. Hình dạng cột sồng IV. Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt V. Kích thước và khối lượng của não VI. Số lượng răng, đặc điểm của răng nanh và xương hàm. Đặc điểm vừa thể hiện giống nhau vừa khác nhau ở người với vượn người là: A. I. B. II. C. IV. D. VI. Bài 29. Loài vượn người giống với người nhiều nhất là A. Đười ươi. B. Gôrila. C. Tinh tinh. D. Vượn. Bài 30. Các giai đoạn lần lượt theo thứ tự của quá trình phát sinh loài người là: A. Vượn người hoá thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại. B. Người tối cổ, vượn người hoá thạch, người cổ, người hiện đại. C. Người hiện đại, người cổ, người tối cổ, vượn người hoá thạch. D. Người cổ, người hiện đại, vượn người hoá thạch, người tối cổ. Bài 31. Phương pháp phân tích cơ thể lai của Menden có đặc điểm: A. Chọn các dòng thuần và cho lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 hoặc vài cặp tương phản. B. Con cháu của từng cặp bố mẹ được theo dõi riêng. C. Sử dụng thống kê toán học trên 1 số lượng lớn các cơ thể lai khác nhau theo từng cặp tính trạng để phân tích kết quả nghiên cứu. D. Tất cả đều đúng. Bài 32. Tính trạng nào sau đây trong quá trình di truyền có liên kết giới tính? A. Độ dài cánh của ruồi giấm. B. Màu mắt của ruồi giấm. C. Màu thâm ở ruồi giấm. D. Hình dạng hạt của đậu Hà Lan. Bài 33. Dùng thuốc trừ sâu với liều cao mà vẫn không thể tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ một lúc, vì: A. Quần thể sâu bọ có số lượng cá thể rất lớn. B. Quần thể sâu bọ có tính đa hình về kiểu gen. C. Các cá thể trong quần thể sâu bọ có khả năng hỗ trợ nhau rất tốt. D. Cơ thể sâu bọ có sức đề kháng cao. Bài 34. Ở cà chua 2n = 24 nhiễm sắc thể, số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là: A. 25. B. 48. C. 27. D. 36 Bài 35. Ở người: Bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định. Gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Đặc điểm của kiểu gen AaXBXb A. Chỉ biểu hiện bệnh mù màu. B. Chỉ biểu hiện bệnh bạch tạng. C. Trong giảm phân tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. D. Tạo các loại giao tử có tỉ lệ không ngang nhau nếu xảy ra hoán vị gen. Bài 36. Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào được xem là bước quan trọng nhất trong quá trình tiến hoá? A. Sự phát sinh loài người. B. Sự xuất hiện và phát triển của cây hạt kín C. Sự chuyển đời sống của sinh vật từ nước lên cạn. D. Sự phát triển của bò sát khổng lồ. Bài 37. Một gen có chiều dài 2376,6 ăngstron tự nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra đều sao mã 5 lần và trên mỗi phân tử mARN có 6 ribôxôm trượt qua không lặp lại. Nếu mỗi giây, ribôxôm chuyển dịch được 5 bộ ba trên phân tử mARN thì vận tốc trượt của ribôxôm bằng bao nhiêu? A. 81,6 ăngstron / giây. B. 71,4 ăngstron / giây. C. 61,2 ăngstron / giây. D. 51 ăngstron / giây. Bài 38. Trong nguyên phân hình thái NST nhìn thấy rõ nhất ở A. Cuối kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau; Bài 39. Đột biến gen có thể xảy ra trong quá trình nào? A. Tự sao. B. Sao mã. C. Dịch mã. D. Cả A,B,C Bài 40. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì sẽ cho bao nhiêu loại giao tử? A. 2n. B. n. C. 2n. D. 4n. Bài 41. Hiện tượng nào sau đây có thể xuất hiện từ kết quả gen phân li độc lập và tổ hợp tự do? A. Hạn chế số loại giao tử tạo ra. B. Có nhiều gen biến dị tổ hợp ở con lai. C. Con lai ít có sự sai khác so với bố mẹ. D. Kiểu gen được di truyền ổn định qua thế hệ. Bài 42. Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết Có thể có bao nhiêu kiểu gen dị hợp tử trong số cá kiểu gen nói trên? A. 1. B. 5. C. 4. D.0. Bài 43. Tỉ lệ kiểu hình nào sau đây của F2 chắc chắn được tạo ra từ cặp P thuần chủng về hai cặp gen tương phản? A. 56,25% hoa đỏ : 37,5% hoa hồng : 6,25 hoa trắng. B. 50% hoa hồng : 25% hoa đỏ : 25% hoa trắng. C. 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng. D. 50% hoa đỏ : 37,5% hoa hồng : 12,5% hoa trắng. Bài 44. Phát biểu nào sau đây đúng với kiểu gen Aa? A. Thể dị hợp 2 cặp gen. B. Thể đồng hợp. C. Thể dị hợp 1 cặp gen. D. Thể thuần chủng. Bài 45. Trường hợp trong tế bào của cơ thể sinh vật có 2 cặp NST, mỗi cặp tăng lên một chiếc gọi là A. thể tam nhiễm. B. thể tam nhiễm kép. C. thể tứ nhiễm. D. thể một nhiễm kép. Bài 46. Đại Trung sinh cách đây 220 triệu năm, trong đó kỷ Tam điệp cách đây khoảng: A. 220 triệu năm. B. 150 triệu năm. C. 175 triệu năm . D. 120 triệu năm . Bài 47. Ở đại Cổ sinh, nhóm lưỡng cư đầu cứng đã trở thành những bò sát đầu tiên, thích nghi hẳn với đời sống cạn là do chúng có đặc điểm A. Đẻ trứng có vảy cứng, da có vảy sừng chịu được khí hậu khô. B. Chiếm lĩnh hoàn toàn không trung. C. Phổi và tim hoàn chỉnh hơn. D. A và C. Bài 48. Sự khác biệt trong bộ nhiễm sắc thể ở cơ thể lai xa đã dẫn đến kết quả A. Khó giao phối với các cá thể khác. B. Cơ thể lai xa bị bất thụ. C. Cơ thể lai xa thường có cơ quan sinh dưỡng lớn hơn bình thường. D. Tất cả đều đúng. Bài 49. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc kỉ thứ 3 của đại Tân sinh? A. Cây hạt kín phát triển rất mạnh. B. Bò sát khổng lổ bị tuyệt chủng. C. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ khỉ, tới giữa kỉ thì các dạng vượn người đã phân bố rộng. D. Có những thời kì băng hà rât mạnh xen lẫn với những thời kì khí hậu ấm áp. Bài 50. Yếu tố để so sánh giữa các quần thể cùng loài là A. Mật độ và tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể. B. Khả năng sinh sản, tỉ lệ tử vong. C. Đặc điểm phân bố và khả năng thích ứng với môi trường. D. Tất cả các yếu tố trên.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.