Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 3

doc
Số trang Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 3 5 Cỡ tệp Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 3 92 KB Lượt tải Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 3 0 Lượt đọc Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 3 2
Đánh giá Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 3
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

§Ò luyÖn thi ®¹i häc n¨m 2009 1/ Với 4 loại nuclêôtit: A,T,G,X sẽ có bao nhiêu mã bộ 3 không có G: a 32mã bộ ba. b 64mã bộ ba. c 27mã bộ ba. d 16mã bộ ba. 2/ Gen A đột biến thành gen a Sau đột biến chiều dài của gen không đổi, nhưng số liên kết hiđrô của gen thay đổi đi một liên kết. đột biến trên thuộc dạng: a Thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại. b Thêm một cặp nuclêôtit. c Thay thế một cặp nuclêôtit khác loại. d Mất một cặp nuclêôtit. 3/ Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá là : a Do tỉ lệ thể đồng hợp trội giảm dần. b Do tỉ lệ dị hợp trong quần thể giảm dần. c Do tỉ lệ đồng hợp lặn tăng dần các gen lặn có hại được biểu hiện. d Do tỉ lệ dị hợp trong quần thể giảm dần và tỉ lệ thể đồng hợp lặn tăng đần các gen lặn có hại được biểu hiện. 4/ Hiện tượng đa hình cân bằng là hiện tượng: a Thay thế hoàn toàn a len này bằng một a len khác giúp sinh vật thích nghi tốt hơn với điều kiện sống. b Trong quần thể song song tồn tại một số loại KH ổn định, không một dạng nào có ưu thế trội hơn để hoàn toàn thay thế dạng khác. c Sự hợp lí tương đối của các dặc điểm thích nghi. d Đột biến và biến dị tổ hợp liên tục phát sinh trong khi hoàn cảnh sống vẫn duy trì ổn định. 5/ Theo Kimura sự tiến hoá sinh giới diễn ra bằng con đường củng cố ngẫu nhiên : a Các biến dị có lợi. b Đột biến và biến dị tổ hợp. c Các đặc điểm thích nghi. d Các đột biến trung tính. 6/ Quan niệm nào sau đây của LaMác là quan niệm đúng: a Trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. b Biến đổi trên cơ thể sinh vật do ngoại cảnh và do tập quán hoạt động của động vật. c Các biến đổi do ngoại cảnh trên cơ thể sinh vật luôn di truyền. d Mọi sinh vật đều thích nghi kịp thời trước sự thay đổi của ngoại cảnh. 7/ Mức độ phân bố của các loài sinh vật do yếu tố nào quy định? a Nhịp sinh học. b Cân bằng sinh học. c Giới hạn sinh thái. d Khống chế sinh học. 8/ Dạng vượn người hoá thạch cuối cùng là: a Đriôpitec b Ôxtralôpitec. c Parapitec. d Crômanhon. 9/ Nếu trong phân tử prôtêin có thêm 1 axít amin nữa thì dạng đột biến cụ thễ là: a Có hai cặp nuclêôtit bị thay thế tại mã mở đầu. b Cả 3 cặp nuclêôtit thêm vào nằm trong cùng 1 bộ ba mã hoá. c Có một cặp nuclêôtit bị thay thế ở bất kì một bộ mã hoá nào đó. d Có một cặp nuclêôtit bị thay thế tại mã mở đầu. 10/ Yếu tố nào đóng vai trò chính trong việc làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật: a Biết sử dụng công cụ lao động. b Hệ thống tín hiệu thứ hai. c Lao động. d Dùng lửa. 11/ A: quả dài ,a: quả ngắn ,B :quả ngọt b:quả chua.Hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Đem lai phân tích F1 dị hợp 2 cặp gen thu được 3 cây quả dài ngọt : 3 cây quả ngắn chua : 1 cây quả dài chua : 1 cây quả ngắn ngọt. KG và tần số hoán vị của F1là: a AB/ ab, tần số 20%. b Ab/aB, tần số 25%. c AB/ ab, tần số 25%. d AB/ ab, tần số 30%. 12/ Tỉ lệ nào sau đây là của tác động gen không alen, kiểu cộng gộp? a 56,25% : 43,75%. b 75% : 18,75% : 6,25%. c 81,25% : 18,75%. d 93,75% : 6,25%. 13/ Phát biểu nào dưới đây liên quan đến quá trình hình thành loài là không đúng: a Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ trong hàng vạn hàng triệu năm. b Lai xa và đa bội hoá là con dường hình thành loài thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. c Loài mới không xuất hiện với 1 cá thể duy nhất mà phải là 1 quần thể hay 1 nhóm quần thể tồn tại phát triển như 1 mắt xích trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưói tác dụng của CLTN. d Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và con đường sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập với nhau. 14/ phép lai giữa 2 cá thể có KG AaBbDdEe x a aBbDdee với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ có: a 8 KH : 27 KG. b 4 KH : 12 KG. c 8 KH : 12 KG. d 16 KH : 36 KG. 1 15/ Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng,thế hệ lai phân li 3: 1.Tính trạng được di truyền liên kết với giới tính khi có điều kiện kèm theo là: a Một giới đồng tính giới kia phân tính. b Tỉ lệ phân li KH đồng đều ở giới đực và giới cái. c Tỉ lệ giới tính phân li 1:1. d Chỉ có một tính trạng ở cả 2 giới. 16/ 10 tế bào đều nguyên phân số đợt bằng nhau đã cần cung cấp 560 NST đơn. Tổng số NST chứa trong các tế bào con được sinh ra là 640. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào là: a 4. b 5. c 6. d 3. 17/ Điều nào dưới đây nói về quần thể là không đúng : a Về mặt di truyền học có quần thể giao phối và quần thể tự phối. b Quần thể có thành phần KG đặc chưng và ổn định. c Quần thể là tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời. d Quần thể là cộng đồng có lịch sử phát triển chung. 18/ Vì sao vượn người ngày nay không phát triển thành người? a Vì vượn người ngày nay không bị biến đổi bởi môi trường sống. b Vì vượn người ngày nay đã thích nghi cao độ với lối sống trên cây. c Vì điều kiện môi trường tự nhiên và lịch sử đã khác trước. d Vì điều kiện lịch sử đã khác trước và vượn người ngày nay đã thích nghi cao độ với lối sống trên cây. 19/ Trong một quần thể giao phối nếu một gen có 3 a len : a1, a2,a3 thì giao phối tự do sẽ tạo ra: a 6 tổ hợp KG. b 8 tổ hợp KG. c 10 tổ hợp KG. d 4 tổ hợp KG. 20/ Giá trị của đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây : a Điều kiện của môi trường sống. b Mật độ cá thể trong quần thể. c Tổ hợp các gen có mang đột biến đó. d Điều kiện của môi trường sống và tổ hợp các gen có mang đột biến đó. 21/ Ở người A qui định mắt xanh, a:mắt xanh.Liên quan đến nhóm máu có 4 KH: Biết rằng I A và IBlà trội hoàn toàn so với IOcác cặp gen qui định các cặp tính trạng trên nằm ở trên các cặp NST thường khác nhau.Với các cặp tính trạng trên số loại KH khác nhau ở người là: a 32. b 4. c 8. d 16. 22/ Diễn thế sinh thái diễn ra một cách mạnh mẽ là do ? a Nhân tố vô sinh. bThiên tai và sự cố bất thường. c Sinh vật. dCon người. 23/ Hoạt động nào sau đây được xem cơ bản nhất để các côaxecva tiếp tục duy trì là một hệ thống mở, biến đổi và hoàn thiện? a Cảm ứng và vận động. b Trao đổi chất. c Phân giải chất có trong thành phần của côaxecva. d Sinh sản và di truyền. 24/ Một gen có 1200 nucleotit, khi tự sao, môi trường nội bào cung cấp số nucleotit tự do là 37200, gen trên đã: a Thực hiện 31 lần nhân đôi. b Thực hiện 31 lần sao mã. c Trải qua 5 lần nhân đôi liên tiếp. d Nhân đôi tạo nên 31 gen mới. 25/ Tại sao đa số đột biến gen lại có hại cho cơ thể? a Vì đột biến gây rối loạn quá trình phân li của NST. b Vì đột biến gây rối loạn quá trình tổng hợp prôtêin, nhất là các gen quy định cấu trúc enzim. c Vì đột biến gây rối loạn quá trình tổng hợp mARN. d Vì đột biến gây rối loạn quá trình tổng hợp các enzim. 26/ Các nuclêôtit trên mạch 1 của gen được kí hiệu:A1,T1,G1,X1. Các nuclêôtit trên mạch 2 của gen được kí hiệu:A2,T2,G2,X2. Biểu thức nào sau đây là đúng: a A1+T1+G1+G2=100% N1. b A1+T2+G1+X1=100 %N1 c A1+T1+G1+X1=50% số nuclêôtit của mỗi mạch. d A1+T1+G1+X2=100 %N2. 27/ Việc nhân đôi xảy ra tại nhiều vị trí trên ADN cùng một lần giúp: a Sự nhân đôi diễn ra chính xác. b Sự nhân đôi khỏi xảy ra nhiều lần. c Sự nhân đôi xảy ra nhanh chóng. d Tiết kiệm nguyên liệu, emzim và năng lượng. 28/ Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi: 2 a Cấu trúc không gian xoắn của sợi nhiễm sắc. b Sự đóng và tháo xoắn của các sợi nhiễm sắc. c Tính yếu của các liên kết hyđrô trong nguyên tắc bổ sung. d Tính bền vững của các liên kết phôtphođieste. 29/ Ở người A qui định mắt xanh, a:mắt xanh.Liên quan đến nhóm máu có 4 KH:Biết rằng I A và IBlà trội hoàn toàn so với IOcác cặp gen qui định các cặp tính trạng trên nằm ở trên các cặp NST thường khác nhau.Với các cặp tính trạng trên số loại KG khác nhau có thể có ở người là: a 18. b 54. c 16. d 24. 30/ Tổng nhiệt hữu hiệu là lượng nhiệt cần thiết: a Cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. b Cho một chu kỳ phát triển của sinh vật. c Cho hoạt động sinh sản của sinh vật. d Cho sự chống lại điều kiện bất lợi của sinh vật. 31/ Các biến dị nào sau đây không phải là thường biến: a Da người sạm đen khi ra nắng. b Lá rụng vào mùa thu mỗi năm. c Sự xuất hiện bệnh loạn sắc ở người. d Người di cư lên vùng cao nguyên có số lượng hồng cầu tăng. 32/ Thể khảm đa bội xuất hiện trên cây lưỡng bội do: a Sự thụ tinh giữa các giao tử bất thường. b Tế bào sinh dục bị đột biến đa bội. c Một hay một số tế bào dinh dưỡng bị đột biến đa bội. d Hợp tử bị đột biến đa bội. 33/ Cho 2 cá thể 4n lai với nhau kết quả đời F1 có tỉ lệ kiểu hình là 11:1 thì kiểu gen của P là: a AAAa x AAaa. b AAaa x Aaaa. c AAAa x AAAa. d AAaa x AAaa. 34/ Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể? a Tỉ lệ tử vong. b Tỉ lệ nhóm tuổi. c Độ đa dạng. d Mật độ và tỉ lệ đực và cái. 35/ Khi gen trong tế bào chất bị đột biến thì : a Không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng. b Gen đột biến phân bố thường không đồng đều ở tế bào con. c Luôn luôn được di truyền qua sinh sản hữu tính. d Không làm thay đổi kiểu hình do gen đó qui định. 36/ Một gen có chiều dài là 4080Ǻ có nuclêôtit A là 560.Trên một mạch có nuclêôtit A=260;G=380, gen trên thực hiện sao mã đã cần môi trường nôi bào cung cấp số ribonuclêôtit U là 600. Số lượng các loại nuclêôtit trên mạch gốc của gen là: a A=300;T=260;G=260;X=380. b A=T=560;G=X=640. c A=260;T=300;G=380;X=260. dA=380;T=180;G=260;X=380. 37/ Để tăng hiệu quả gây đột biến người ta làm cách nào? a Kết hợp tia phóng xạ với hoá chất và lai giống. b Kết hợp tia phóng xạ với hoá chất. c Tăng nồng độ hoá chất. d Tăng cường độ chiếu xạ. 38/ Biết A: quả ngọt ,a: quả chua.Đem lai các cây tứ bội với nhau.Nếu thế hệ sau xuất hiện 350 cây quả ngọt trong số 420 cây thì KG của P là: a Aaaa x Aaaa. b Aaaa x aaaa. c AAaa x aaaa. d AAaa x Aaaa. 39/ Ý nghĩa của tính đa hình về KG của quần thể giao phối là: a Giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các thể đồng hợp. b Sự hợp lí tương đối của các dặc điểm thích nghi. c Giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi. d Đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại KH trong quần thể. 40/ Xét n cặp NST tương đồng của loài mỗi cặp gồm 2 NST cấu trúc khác nhau, quá trình giảm phân không xảy ra TĐC và đột biến. Số cách sắp xếp khác nhau của n cặp NST tương đồng ở kì giữa I, của 1tế bào tham gia giảm phân là: a 1 trong 2n-1 cách. b 1 trong 2n cách. n c 2 cách. d 2n-1 cách. 41/ Đặc điểm của nhịp sinh học là? a Mang tính thích nghi tạm thời. 3 b Có tính di truyền và mang tính thích nghi tạm thời. c Không di truyền được. d Có tính di truyền. 42/ Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đác uyn là : a Đề xuất khái niệm biến dị cá thể và tính vô hướng của loại biến dị này. b Giải thích sự hình thành loài mới. c Phát hiện vai trò của CLTN và CLNT trong sự tiến hoá của vật nuôi cây trồng và các loài hoang dại. d Chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới. 43/ Cặp bố mẹ sinh một đứa con đầu lòng mắc hội chứng đao. Ở lần sinh con thứ 2,con của họ có xuất hiện hội chứng này hay không vì sao? a Có thể xuất hiện nhưng với xác suất rất thấp, vì tần số đột biến rất bé. b Không bao giờ xuất hiện, vì rất khó xảy ra. c Không bao giờ xuất hiện,vì tần số đột biến rất bé. d Chắc chắn xuất hiện, vì đây là bệnh di truyền. 44/ 10 tế bào đều nguyên phân số đợt bằng nhau đã cần cung cấp 560 NST đơn. Tổng số NST chứa trong các tế bào con được sinh ra là 640. Bộ NST lưỡng bội của loài nói trên là: a 16. b 8. c 4. d 24. 45/ Quá trình tiến hoá lớn diễn ra theo hướng chủ yếu nào? a Phân li tính trạng và đồng qui tính trạng. b Đồng qui tính trạng. c Phân li tính trạng. d Có chung nguồn gốc. 46/ Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến CLTN: a Sự cạnh tranh giữa cá thể trong quần thể, quần xã về thức ăn chỗ ở. b Mối quan hệ sinh thái phức tạp trong quần xã. c Sự thay đổi điều kiện môi trường: Khí hậu, địa chất và sự cạnh tranh giữa cá thể trong quần thể, quần xã về thức ăn chỗ ở. d Sự thay đổi điều kiện môi trường: Khí hậu, địa chất . 47/ Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hoá thạch là: a Quá trình biến dị,giao phối và CLTN. b Lao động, tiếng nói, tư duy. c Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích. d Sự thay đổi điều kiện khí hậu địa chất ở kỉ thứ ba. 48/ Ở ngô , tính trạng chiều cao do 3 cặp gen alen được tác động theo kiểu cộng gộp(A 1,a1,A2,a2,A3,a3),chúng phân li độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Giao phấn giữa cây có kiểu gen cao nhất và kiểu gen thấp nhất, con của chúng sẽ có chiều cao: a 150cm. b 170cm. c 160cm. d 90cm. 49/ Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hác Đi -VanBec: a Có thể suy ra tỉ lệ KG và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các loại KH. b Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hoá. c Từ tỉ lệ KG có thể suy ra tần số tương đối của các alen. d Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài. 50/ Biết gen A: Hoa vàng, a : Hoa trắng gen B :Hạt đỏ, b : Hạt đen .Hai cặp gen này phân li độc lập nhau và trội hoàn toàn.Lai giữa các cây thuần chủng hoa vàng hạt đỏ với cây hoa trắng hạt đen ở F1màu sắc của hoa và màu hạt có tỉ lệ nào?Giả thiết không có đột biến. a 50% hoa vàng : 50% hoa trắng,75%hạt đỏ: 25% hạt đen. b 100%hoa vàng, 100% hạt đỏ. c 100%hoa vàng,50% hạt đỏ: 50% hạt đen. d 100%hoa vàng ,75%hạt đỏ: 25% hạt đen. ¤ Đáp án của đề thi: 1[50]c..2[50]c..3[50]d..4[50]b..5[50]d..6[50]b..7[50]c.. 8[50]b..9[50]b.10[50]c... 4 11[50]c...12[50]d...13[50]d...14[50]d...15[50]a...16[50]d..17[50]c.18[50]d..19[50]a. 20[50]d.. 21[50]c.22[50]d..23[50]b..24[50]c..25[50]b...26[50]a...27[50]c...28[50]c... 29[50]a...30[50]b...31[50]c..32[50]c..33[50]b..34[50]c...35[50]b..36[50]a..37[50]a... 38[50]c... 39[50]c...40[50]a...41[50]b... 42[50]c... 43[50]a...44[50]b...45[50]c... 46[50]c... 47[50]a... 48[50]a... 49[50]b... 50[50]d... 5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.