Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa 2013 - Phần 2 - Đề 2

pdf
Số trang Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa 2013 - Phần 2 - Đề 2 6 Cỡ tệp Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa 2013 - Phần 2 - Đề 2 130 KB Lượt tải Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa 2013 - Phần 2 - Đề 2 0 Lượt đọc Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa 2013 - Phần 2 - Đề 2 1
Đánh giá Đề Thi Thử Đại Học Khối C Địa 2013 - Phần 2 - Đề 2
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Trường THPT Triệu Sơn 4 Tổ Sử- Địa- GDCD ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI KSCL ĐẦU VÀO ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC: 2012- 2013 Môn: Địa Lí Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 01 trang) A.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8.0 điểm) Câu I(2.0 điểm) 1. Nêu đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ? 2. Phân tích ảnh hưởng của qua trình đô thị hóa ở nước ta đối phát triển kinh tếxã hội ? Vì sao trong những năm gần đây gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng ? Câu II(3.0 điểm) 1. Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta đang có sự phân hóa về mặt lãnh thổ? Tại sao Tây Nguyên có tỉ trọng công nghiệp không đáng kể so với tỉ trọng công nghiệp của cả nước ? 2. Hãy phân tích điều kiện tự nhiên để hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ ? Câu III(3.0 điểm) 1. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước năm 2000 và 2010. TỔNG SẢN PHẨM THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Đơn vị: tỉ đồng giá trị thực tế) 2000 2010 Thành phần Kinh tế Nhà nước 170 141 668 300 Kinh tế ngoài Nhà nước 212 879 941 814 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 58 626 370 800 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê 2011) 2. Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ. B.PHẦN RIÊNG (2.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu(câu IV. a hoặc câu IV. b) Câu IV. a (2.0 điểm). Theo chương trình Chuẩn Tại sao có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng? Câu IV. b (2.0 điểm). Theo chương trình Nâng cao Tại sao trong khai thác rừng ở Tây Nguyên cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng? .................Hết................. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 1 Trường THPT Triệu Sơn 4 Tổ Sử- Địa- GDCD Hướng dẫn chấm ĐỀ CHÍNH THỨC gian phát đề) Câu Ý KÌ THI KSCL ĐẦU VÀO ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC: 2012- 2013 Môn: Địa Lí Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời (Đáp án gồm 05 trang) Hướng dẫn chấm I 1 - Phạm vi: Từ 16 độ vĩ tuyến Bắc trở vào nam (1.0đ) - Đặc điểm chung: + Khối núi cổ, bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan. + Đới rừng gió mùa á xích đạo - Địa hình và khoáng sản: + Địa khối Komtum, sơn nguyên cổ, cao nguyên cực Nam Trung Bộ, sườn Đông dốc, sườn Tây thoải gồm các cao nguyên đất đỏ badan. + Đồng bằng ven biển hẹp. Đồng bằng Nam Bộ thấp bằng phẳng, mở rộng. + Khoáng sản ít: Dầu khí có trữ lượng lớn phân bố ở ngoài khơi, bôxit ở Tây Nguyên. - Khí hậu và thủy văn: + Khí hậu á xích đạo. + Hai mùa mưa khô rõ rệt + Hệ thống sông Mêkông và mạng lưới kênh rạch dầy đặc. Sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn. - Thổ nhưỡng và sinh vật: + Đai nhiệt đới dưới chân núi lên đến 1000m. Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. + Nhiều rừng, nhiều thú lớn, rừng ngập mặn ven biển. 1.0 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội: (đ) - Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. - Các đô thhị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương, các vùng trong cả nước(số liệu). - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước, ngoài nước, tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho Điể m 2.0 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 2 người lao động. - Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội, nhà ở ,việc làm, y tế, giáo dục... Vì: - Quy mô dân số nước ta lớn, cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh đẻ cao. - Lấy ví dụ II 0.25 3.0 1 Cơ câú công nghiệp có sự phân hóa về mặt lãnh thổ (1.5đ) - Các khu vực công nghiệp tập trung + Ở Bắc Bộ: Khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất cả nước. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp lan tỏa theo một số hướng chính với các trung tâm có quy mô, hướng chuyên môn hóa khác nhau Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả: khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng. Hà Nội- đáp Cầu- Bắc Giang: phân hóa học, vật liệu xây dựng. Hà Nội- Đông Anh- Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí. Hà Nội- Việt Trì- Lâm Thao- Phú Thọ: hóa chất, giấy. Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La: dệt, vật liệu xây dựng, điện. + Ở Nam Bộ: hình thành một dải công nghiệp trong đố nổi lên một số trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một: hướng chuyên môn hóa đa dạng, có nhiều ngành non trẻ nhưng phát triển mạnh: khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí. + Dọc theo Duên hải miền Trung: Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang... - Các khu vực có mật độ công nghiệp thấp: + Vùng núi, vùng sâu, vùng xa mức độ tập trung công nghiệp thưa thớt: vùng núi Bắc Bộ, phía tây các tỉnh Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên Vì: Tây Nguyên thiếu đồng bộ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa công nghiệp nhất là các nhân tố kinh tế xã hội. 2 Điều kiện tự nhiên (1.5đ) Về lâm nghiệp: - Diện tích rừng còn tương đối lớn : đứng thứ 2 sau Tây Nguyên với diện tích 2.46 triệu ha, độ che phủ 47.8 %. - Trong rừng có nhiều loại gỗ quý. - Hình thành các lâm trường, các cơ sở chế biến, khai thác. 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 3 Về ngư nghiệp: - Có đường bờ biển dài, thềm lục địa rộng, nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. - Nguồn tài nguyên biển phong phú, có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn, có nhiều loài quý hiếm. - Đã hình thành nhiều cơ sở nuôi trồng, đánh bắt hải sản Về nông nghiệp: - Vùng đồi núi phía tây thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm. - Đồng bằng duyên hải phía đông chủ yếu là đất cát pha thuận lợi cho trồng cây công nghiệp hàng năm. III 1 -Xử lí số liệu (2.0đ) TỔNG SẢN PHẨM THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Đơn vị: %) 2000 2010 Thành phần Kinh tế Nhà nước 38.5 33.7 Kinh tế ngoài Nhà nước 48.2 47.5 Kinh tế có vốn đầu tư nước 13.3 18.8 ngoài Tổng số 100 100 - Vẽ biểu đồ 2 hình tròn có bán kính khác nhau(có kết quả tính bán kính), chính xác, đầy đủ, đẹp. 2 Nhận xét: (1.0đ) Về tỉ trọng: - Ở cả 2 năm thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất gần 50%, tiếp sau đó là thành phần kinh tế nhà nước, thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài. - Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi: + Thành phần kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng(số liệu) + Thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm tỉ trọng.(số liệu) + Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng.(số liệu) Về giá trị thực tế: + Thành phần kinh tế nhà nước tăng 3.9 lần. + Thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng 4.4 lần + Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6.3 lần. Như vậy, về giá trị thực tế tất cả các thành phần kinh tế đều tăng 0.5 0.5 3.0 0.5 1.5 0.75 0.25 4 nhưng tăng nhanh nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. IV a. Vì: (2.0đ) - Vai trò đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước. + Là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước, vùng trọng điểm lương thực. + Là địa bàn phát triển công nghiệp, dịch vụ của cả nước. - Cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng có nhiều hạn chế, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội hiện nay và tương lai. + Trong cơ cấu ngành nông nghiệp nổi lên với vị trí hàng đầu. + Trong nông nghiệp lúa chiếm vị trí chủ đạo, các ngành khác còn chậm phát triển. + Công nghiệp tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. + Các ngành dịch vụ còn chậm phát triển. - Số dân của đồng bằng sông Hồng rất đông, mật độ cao. Việc phát triển kinh tế với cơ cấu kinh tế cũ không đáp ứng được nhu cầu việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của Đồng bằng sông Hồng: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao... b Vì: (2.0đ) Vai trò của rừng: - Tây Nguyên là kho vàng xanh của cả nước. Độ che phủ đạt 60 % diên tích lãnh thổ. Rừng Tây Nguyên chiếm 36 % diện tích rừng, 52 % sản lượng gỗ có thể khai thác được của cả nước. - Trong rừng có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao. - Là môi trường sống cho nhiều loại động vật quý hiếm. - Rừng Tây Nguyên còn có vai trò cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn đất Tài nguyên rừng đang bị suy giảm. - Cuối thập kỉ 80- 90 của thế kỉ 20, sản lượng gỗ khai thác trung bình từ 600- 700 nghìn m3, hiện nay chỉ còn 200- 300 m3/năm. - Nguyên nhân: + Khai thác bừa bãi. + Phá rừng lấy đất làm nông nghiệp. - Hậu quả: 2.0 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 5 + Lớp phủ thực vật giảm sút nhanh. + Trữ lượng gỗ quý giảm dần. + Đe dọa môi trường sống của nhiều loại động vật quý hiếm. + Mực nước ngầm tiếp tục bị hạ thấp về mùa khô. 6
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.