Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 23

doc
Số trang Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 23 5 Cỡ tệp Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 23 68 KB Lượt tải Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 23 0 Lượt đọc Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 23 10
Đánh giá Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 23
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 23 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Carlson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don 't Get Scrooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương “Chấp nhận: giải pháp tối thượng”. Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ. Richard viết: “Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc chấp nhận mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn.” Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghịch cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn. (Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr 38) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Anh/ chị hiểu như thế nào là những phương tiện để ta trưởng thành theo quan niệm của tác giả? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “chấp nhận”? Câu 4. Lời khuyên “câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần.” có ý nghĩa thế nào với anh/chị ? LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa của quan điểm chấp nhận là khôn ngoan của tác giả. Câu 2 (5,0 điểm) Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu) Cảm nhận của anh/chị về những nỗi niềm băn khoăn trăn trở của người ở lại trong đoạn thơ trên.  HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 23 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I II Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận 0,5 “Phương tiện để trưởng thành” theo tác giả là: “Thử thách, 2. 0,5 xung đột, mâu thuẫn, bất an”. “Chấp nhận” nghĩa là không phải không làm gì hết, không phải ngồi im bất động mà phải biết đối đầu. Chấp nhận là biết 10 3. tìm kiếm những điều phúc lành, những cơ hội hiếm hoi trong nghịch cảnh. Chấp nhận là thoải mái đón nhận mọi điều xảy đến trong bất kỳ hoàn cảnh nào… “Câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến những gì bạn cần” có ý nghĩa rằng không phải những gì bạn muốn sẽ là điều tốt nhất. Nhưng những gì bạn không thể không có mới thực sự là cần thiết. Cuộc đời “sẽ gửi đến những gì bạn cần” đó chính là 1,0 4. những cơ hội. Khi cơ hội đến,bạn hãy nắm bắt và thực hiện nó. Cơ hội là một hoàn cảnh hay một điều kiện thuận lợi mà bạn cảm nhận được. Nó sẽ được “gửi” đến một cách tự nhiên, nếu bạn “nhận” được và nắm bắt cơ hội đó, thành công sẽ đến với bạn. LÀM VĂN 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý 2,0 nghĩa của quan điểm chấp nhận là khôn ngoan của tác giả. a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, 0,25 quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của quan 0,25 điểm chấp nhận là khôn ngoan của tác giả. c) Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của quan điểm chấp nhận là khôn ngoan của tác giả.Có thể triển khai theo hướng sau: - “Chấp nhận” là bằng lòng với những gì bạn có được và những điều bạn gặp phải. - Chỉ khi học được cách chấp nhận nghịch cảnh bạn mới có thể vượt qua được hoàn cảnh khó khăn ấy. Những người có thể chấp nhận và đứng dậy trong nghịch cảnh mới là vĩ đại thật sự. Nghị lực phát xuất trong tình cảnh tuyệt vọng mới phát huy được sức mạnh tiềm ẩn trong con người. - Khi chấp nhận những điều trái ý như một thực tế tất nhiên 2 phải có, chúng ta sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều trong việc đối mặt và vượt qua, hoặc thậm chí chỉ là để chịu đựng trong một khoảng thời gian. - Thất bại cho ta thấy những hạn chế của bản thân mình. Chấp nhận thất bại chính là thừa nhận trách nhiệm, những gì mình đã làm sai. Thất bại để trưởng thành hơn. Chính những lần thất bại giúp ta có kinh nghiệm quý giá để tránh những va vấp về sau. Mỗi lần đứng dậy sau những thất bại là mỗi lần chúng ta khôn ngoan hơn. Chấp nhận thực tế, tin vào chính mình để luôn được vui vẻ, hạnh phúc và có động lực để phấn đấu. - Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai cũng có thể học được cách chấp nhận. Một số người trở nên yếu đuối, hèn nhát trước những thử thách. Một số khác thì không tin vào khả năng của mình, luôn ỷ lại vào người khác, sợ thất bại. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Cảm nhận về những nỗi niềm băn khoăn trăn trở của người ở lại trong đoạn thơ Việt Bắc. a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Những nỗi niềm băn khoăn trăn trở của người ở lại trong đoạn thơ Việt Bắc;nhận xét chất trữ tình chính trị của đoạn thơ. c) Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: * Mở bài: - Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ “Việt Bắc”. - Vị trí, nội dung đoạn thơ. * Thân bài: c1. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: - Về nội dung : Mười hai câu hỏi - gợi những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua, gợi nhớ những kỉ niệm thời kháng chiến gian khổ nhưng thắm đượm nghĩa tình. * 4 dòng thơ đầu: + Nhớ cảnh thiên nhiên khắc nghiệt: + Nhớ nơi chiến khu đầy khó khăn, gian khổ, nhưng sẵn lòng căm thù giặc sâu sắc. * 4 dòng thơ giữa: + Những câu hỏi gợi cảm giác cô đơn lòng người ở lại khi chia tay. 0,25 0,25 5,0 0,25 0,5 0,5 2,0 + Vẫn tiếp tục là những câu hỏi tu từ gợi nhớ, người Việt Bắc hỏi người cán bộ về tình cảm thủy chung sắt son với Việt Bắc. * 4 dòng thơ cuối: + Câu hỏi thứ nhất, người Việt Bắc hỏi người cán bộ khi về xuôi rồi còn nhớ tới”núi non” ở Việt Bắc không? Có nhớ thời kháng Nhật, lúc Việt Minh còn hoạt động ở Việt Bắc hay không? Câu thơ có liệt kê hình ảnh và sự kiện để nhắc người cán bộ về xuôi rằng: Việt Bắc là nơi có mặt trận Việt Minh lãnh đạo cuộc cách mạng đánh Pháp đuổi Nhật. Việt Bắc là căn cứ quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc thời kì trước 1945. + Câu hỏi thứ hai, người Việt Bắc hỏi người cán bộ “Mình đi, mình có nhớ mình” hay không, có nhớ cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái hay không? Cách hỏi ở câu lục có thể hiểu từ “mình ” thứ nhất và thứ hai là chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba chỉ người Việt Bắc. Giữa người Việt Bắc và cán bộ như đã có sự gắn bó mật thiết, hòa nhập, tuy hai nhưng đã thành một. Trong câu hỏi, người Việt Bắc còn kể tên hai địa danh Tân Trào và Hồng Thái, hai địa danh gắn bó với hai sự kiện quan trọng trước Cách mạng tháng Tám để khẳng định: Việt Bắc chính là cái nôi của cách mạng, là cội nguồn cách mạng. - Về nghệ thuật: + Nỗi nhớ được thể hiện bằng những dòng thơ lục bát đậm chất dân gian, những cặp câu thơ lục bát có sự phối hợp thanh điệu hài hòa. + Hầu hết các câu thơ ngắt theo nhịp 4/4 làm nên những tiểu đối cân xứng, hô ứng về câu trúc, nhạc điệu. + Câu thơ: Mình đi mình lại nhớ mình: “nhớ mình” – tức là nhớ người ở lại nhưng cũng như là nhắc nhở chính mình hãy nhớ về quá khứ gian khổ nhưng thấm đẫm nghĩa tình. + Đại từ “mình ”: “mình ” và “ta ” hòa quyện, gắn bó. c2. Đánh giá chung * Kết bài: Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn, tấm lòng thuỷ chung cách mạng. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. TỔNG ĐIỂM: I+II 0,75 0,25 0,25 0,5 10,0
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.