Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa năm 2020 - Đề số 27

pdf
Số trang Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa năm 2020 - Đề số 27 4 Cỡ tệp Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa năm 2020 - Đề số 27 172 KB Lượt tải Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa năm 2020 - Đề số 27 1 Lượt đọc Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa năm 2020 - Đề số 27 25
Đánh giá Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa năm 2020 - Đề số 27
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐỀ MINH HỌA SỐ 27 KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108. Câu 1: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Kim loại X là A. Hg. B. Cr. C. Pb. D. W. Câu 2: Trong các hợp chất, kim loại nhóm IIA có số oxi hóa là A. +1. B. +3. C. +2. D. +4. Câu 3: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày? A. CO2. B. N2. C. CO. D. CH4. Câu 4: Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH2CH3. C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 5: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là A. Ca(HCO3)2. B. BaCl2. C. CaCO3. D. AlCl3. Câu 6: Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với A. Mg(OH)2. B. Cu(OH)2. C. KCl. D. NaCl. Câu 7: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch chất X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan hoàn toàn. Chất X là A. NaOH. B. AgNO3. C. Al(NO3)3. D. KAlO2. Câu 8: Oxi nào sau đây tác dụng với H2O tạo hỗn hợp axit? A. SO2. B. CrO3. C. P2O5. D. SO3. Câu 9: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là A. poli(metyl metacrylat). B. poli(vinyl clorua). C. polietilen. D. polistiren. Câu 10: Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng chất rắn trong bình từ từ tăng lên. Dung dịch X là A. Cu(NO3)2. B. AgNO3. C. KNO3. D. Fe(NO3)3. Câu 11: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là A. saccarozơ. B. tinh bột. C. glucozơ. D. xenlulozơ. Câu 12: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl loãng A. CrCl3. B. Fe(NO3)2. C. Cr2O3. D. NaAlO2. Câu 13: Hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe2O3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:1. Cho 44 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 27,8. B. 24,1. C. 21,4. D. 28,7. Câu 14: Cho 47,4 gam phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào nước, thu được dung dịch X. Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,75M vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 42,75. B. 54,4. C. 73,2. D. 45,6. Câu 15: Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. 5 Câu 16: Trong quá trình sản xuất đường glucozơ thường còn lẫn 10% tạp chất (không tham gia phản ứng tráng bạc). Người ta lấy a gam đường glucozơ cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thấy tạo thành 10,8 gam bạc. Giá trị của a là A. 9 gam. B. 10 gam. C. 18 gam. D. 20 gam. Câu 17: Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 18: Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3? A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối. B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ. C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83oC) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. Câu 19: Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành A. màu đỏ. B. màu vàng. C. màu xanh. D. màu hồng. Câu 20: Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ; saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Những chất không bị thủy phân là: A. saccarozơ và glucozơ. B. saccarozơ và xenlulozơ. C. glucozơ và tinh bột. D. glucozơ và fructozơ. Câu 21: Cho các nhận định sau: (a) Fe2+ oxi hoá được Cu. (b) Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó. (c) Ăn mòn kim loại được chia làm 2 dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học. (d) Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 22: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 23: Cho dãy các oxit: Cr2O3, CrO3, CO2, SiO2. Có bao nhiêu oxit trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH đặc? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 25: Cho m gam hỗn hợp X gồm K, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,12 mol NaHCO 3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 1,72. B. 1,56. C. 1,98. D. 1,66. Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo X, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Tính thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,3 mol chất béo X? A. 0,36 lít. B. 2,40 lít. C. 1,20 lít. D. 1,60 lít. Câu 27: Chất X có công thức phân tử C6 H8O4 . Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H 2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H 2SO4 6 loãng (dư) thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được một công thức cấu tạo duy nhất. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất Y có công thức phân tử C4 H2O4 Na 2 . B. Chất Z làm mất màu nước brom. C. Chất T không có đồng phân hình học. o D. Chất X phản ứng với H 2 (Ni, t ) theo tỉ lệ mol 1:3. Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch chưa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2. (b) Cho Al2O3 dư vào lượng dư dung dịch NaOH. (c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2. (d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3. (g) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 29: Cho các phát biểu sau: (a) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. (b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời. (c) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O. (d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3. (e) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 30: Nung nóng hỗn hợp X gồm 0,2 mol vinylaxetilen và 0,2 mol H2 với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là 21,6. Hỗn hợp Y làm mất màu tối đa m gam brom trong CCl4. Giá trị của m là A. 80. B. 72. C. 30. D. 45. Câu 31: Cho a mol Na và b mol Ba vào 200 ml dung dịch BaCl2 0,3M, thu được dung dịch X. Dẫn từ từ tới dư khí CO2 vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Giá trị của a là A. 0,18. B. 0,24. C. 0,06. D. 0,12. Câu 32: Cho các phát biểu sau: (a) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (b) Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa chín, etyl isovalerat có mùi táo. (c) Lysin là thuốc bổ gan, axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. (d) Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. (e) Trùng ngưng hỗn hợp hai chất là glyxin và valin, số đipeptit mạch hở tối đa có thể tạo ra là 4. (g) Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. 7 Câu 33: Điện phân điện cực trơ dung dịch có a mol Cu(NO3)2 với thời gian 2 giờ cường độ dòng điện 1,93A, thu được dung dịch X có màu xanh. Thêm 10,4 gam Fe vào X, phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 8 gam hỗn hợp Y gồm 2 kim loại. Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,125. C. 0,3. D. 0,2. Câu 34: X là este 3 chức. Xà phòng hóa hoàn toàn 2,904 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y có khối lượng 1,104 gam và hỗn hợp 3 muối của 1 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic và 2 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng hết với Na, thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Hỏi khi đốt cháy hoàn toàn 2,42 gam X thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là bao nhiêu gam? A. 6,10. B. 5,92. C. 5,04. D. 5,22. Câu 35: Cho 29,64 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe(NO3)2, Al, Zn trong đó số mol Al bằng số mol Zn tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp chứa 1,16 mol KHSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 179,72 gam muối sunfat trung hòa và 6,72 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 1,9. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là A. 13,664%. B. 14,228%. C. 15,112%. D. 16,334%. Câu 36: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Trong số các phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng? (a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm. (b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để lớp este tạo thành nổi lên trên. (c) Ở bước 2, thấy có hơi mùi thơm bay ra. (d) Sau bước 2, trong ống nghiệm không còn C2H5OH và CH3COOH. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 37: Hỗn hợp E gồm ba kim loại X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho E tác dụng với nước dư, thu được V1 lít khí. Thí nghiệm 2: Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được V2 lít khí. Thí nghiệm 3: Cho E tác dụng với dung dịch HC dư, thu được V3 lít khí. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và V1 < V2 < V3. Ba kim loại X, Y, Z lần lượt là A. Na, Al, Fe. B. Ba, Al, Cu. C. Ba, Al, Fe. D. Na, Al, Cu. Câu 38: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C = C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO 2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch thu được 55,2 gam muối khan và phần hơi có chứa chất hữu cơ Z. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với A. 46,5%. B. 48,0%. C. 43,5%. D. 41,5%. Câu 39: Trộn 8,1 gam bột Al với 35,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4, FeO, Fe2O3 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa 1,9 mol HCl và 0,15 mol HNO3 khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z (không chứa ion NH 4 ) và 0,275 mol hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch M; 0,025 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 280,75 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong Y là A. 76,70%. B. 41,57%. C. 51,14%. D. 62,35%. Câu 40: X là peptit có dạng CxHyOzN6, Y là peptit có dạng CmHnO6Nt (X, Y đều được tạo bởi các amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun nóng 32,76 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy 32,76 gam E thu được CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong lấy dư, thu được 123 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch thay đổi m gam. Giá trị của m là A. 50,44. B. 95,56. C. 94,56. D. 49,44. ----------- HẾT ---------- 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.