Đề thi học sinh giỏi môn Lý lớp 12 năm 2008 - 2009

pdf
Số trang Đề thi học sinh giỏi môn Lý lớp 12 năm 2008 - 2009 6 Cỡ tệp Đề thi học sinh giỏi môn Lý lớp 12 năm 2008 - 2009 338 KB Lượt tải Đề thi học sinh giỏi môn Lý lớp 12 năm 2008 - 2009 0 Lượt đọc Đề thi học sinh giỏi môn Lý lớp 12 năm 2008 - 2009 52
Đánh giá Đề thi học sinh giỏi môn Lý lớp 12 năm 2008 - 2009
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn: VẬT LÝ- Vòng I Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 04 câu trong 01 trang Câu 1. (6 điểm) Ba vật nhỏ khối lượng lần lượt là m1, m2 và m3 (với m m1 = m2 = 3 = 100g) được treo vào 3 lò xo nhẹ có độ cứng lần lượt k1 k2 k3 2 k1, k2, k3 (với k1 = k2 = 40N/m). Tại vị trí cân bằng (VTCB), ba vật cùng nằm trên một đường thẳng nằm ngang (hình vẽ). Biết O1O2 = O2O3 = 2cm. Kích thích đồng thời cho cả ba vật dao động điều hòa theo các cách khác nhau: từ VTCB truyền cho m1 vận m1 m2 m3 tốc v01 = 60cm/s hướng thẳng đứng lên trên; m2 được thả nhẹ nhàng từ O1 O2 O3 một điểm phía dưới VTCB, cách vị trí VTCB một đoạn 1,5cm. Chọn trục Ox hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc O tại VTCB, gốc thời gian lúc bắt đầu dao động. 1. Viết phương trình dao động điều hòa của m1 và m2. 2. Phải kích thích m3 như thế nào để trong suốt quá trình dao động ba vật luôn nằm trên cùng một đường thẳng? Tính k3. 3. Tính khoảng cách cực đại giữa m1 và m3 trong quá trình dao động (không cần chỉ ra vị trí cụ thể của m1, m2 và m3 ứng với khoảng cách cực đại đó). Câu 2. (6 điểm) Con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m treo vào sợi dây nhẹ không dãn chiều dài ℓ. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa với chu kì T. Lấy g = 10m/s2 và π2 ≈ 10. 1. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí thấp nhất của m. Chứng tỏ động năng và thế năng của con lắc biến thiên tuần hoàn với chu kì T/2. Tính theo T khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng. 2. Tìm chiều dài và chu kì dao động nhỏ của con lắc biết rằng nếu giảm chiều dài dây treo một lượng ∆ℓ = 36cm thì chu kì con lắc giảm đi 0,4s. 3. Giả sử biên độ dao động là A. Tìm thời gian ngắn nhất vật m đi từ VTCB đến li độ A/2, và thời gian ngắn nhất đi từ li độ A/2 đến li độ A. 4. Một con lắc đơn khác chiều dài ℓ’ dao động điều hòa tại cùng 1 nơi với chu kì T’ = 1,5s. Tính chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn có chiều dài bằng ℓ + ℓ’. 5. Với con lắc ban đầu, nếu thay dây nối bằng một thanh cứng đồng chất, tiết diện đều dài ℓ có khối lượng m, đầu trên có thể quay quanh bản lề, đầu dưới gắn vật m thì chu kì dao động nhỏ bằng bao nhiêu? Cho mômen quán tính của thanh đối với trục đi qua đầu thanh và vuông góc với m2 nó là I = . 3 Câu 3. (4 điểm) Ở mép một mâm mỏng hình tròn có bán kính R = 50cm có gắn một cái chuông điện nhỏ phát ra một âm có tần số f0 = 1kHz. Cho mâm quay đều quanh trục cố định đi qua tâm và vuông góc với mặt của mâm. Máy thu đặt cố định trong mặt phẳng chứa mâm (nhưng nằm ngoài phần diện tích mâm) thu được âm có tần số nằm trong dải tần có độ rộng Δf = 100Hz. Tìm tốc độ góc của mâm. Cho tốc độ truyền âm trong không khí v0 = 340m/s. Câu 4. (4 điểm) Trên mặt nước trong một chậu rất rộng có hai nguồn phát sóng nước đồng bộ S1, S2 (cùng phương, cùng tần số, S2 r S1 cùng biên độ và pha ban đầu) dao động điều hòa với tần số f = 50Hz, khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 = 2d. Người ta đặt một đĩa nhựa tròn bán kính r = 1,2cm (r < d) lên đáy nằm ngang của chậu sao cho S2 nằm trên trục đi qua tâm và vuông góc với mặt đĩa; bề dày đĩa nhỏ hơn chiều cao nước trong chậu. Tốc độ truyền sóng chỗ nước sâu là v1 = 0,4m/s. Chỗ nước nông hơn (có đĩa), tốc độ truyền sóng là v2 tùy thuộc bề dày của đĩa (v2 < v1). Biết trung trực của S1S2 là một vân cực tiểu giao thoa. Tìm giá trị lớn nhất của v2. ---------------HẾT--------------Họ, tên thí sinh :...............................................; Số báo danh :..............; Số CMND:…………................... Chữ kí giám thị 1:……………..…………….; Chữ kí giám thị 2:………………………………................ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn: VẬTTHỨC LÝ- Vòng II ĐỀ THI CHÍNH Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang Câu 1. (4 điểm) Một hạt chuyển động dọc bán trục dương Ox và chịu tác dụng của lực x O x 0 Fx = - 10,0N (Fy = 0, Fz = 0) đồng thời chịu tác dụng của lực ma sát có độ lớn Fms = 1,0N. Gốc O có một bức tường vuông góc với Ox, va chạm giữa hạt và tường (nếu có) là hoàn toàn đàn hồi. Hạt xuất phát từ x0 = 1m với động năng ban đầu Eođ = 10J. 1. Tính chiều dài tổng cộng đường đi của hạt tới lúc dừng hẳn. 2. Vẽ (một cách định tính) đồ thị vận tốc của hạt theo hoành độ x. Câu 2. (4 điểm) Cái yôyô gồm một đĩa tròn mỏng, đồng chất có khối lượng m = 400g, bán kính R = 6cm, được treo bằng hai sợi dây không dãn dài bằng nhau quấn vào trục hình trụ (bán kính r = 0,3cm đồng trục với đĩa). Bỏ qua khối lượng của dây, trục và bề dày của dây. Quấn dây để nâng khối tâm của đĩa lên độ cao H = 1,0m (so với vị trí thấp nhất của khối tâm đĩa) rồi thả nhẹ cho đĩa quay và đi xuống. Coi rằng dây treo luôn thẳng đứng trong quá trình chuyển động (lấy g = 9,8m/s2). Chọn mốc tính thế năng tại điểm thấp nhất của tâm đĩa. Mômen quán tính đối với trục qua tâm của đĩa là I = mR2/2. 1. Tính tốc độ góc ω của đĩa lúc khối tâm đã dịch chuyển được một quãng đường s = 0,5m. 2. Tính động năng tịnh tiến Eđ của đĩa khi khối tâm đĩa dịch chuyển được 0,5m. Tỉ số giữa động năng này và các dạng năng lượng khác của đĩa cũng ở lúc đó. 3. Tính lực căng của mỗi dây khi đĩa đi xuống. Câu 3. (4 điểm) Một xilanh có pittông đậy kín và được giữ ở nhiệt độ không đổi 400C. Ban đầu thể tích trong xilanh là 10lít và chứa hai chất lỏng dễ bay hơi, số mol mỗi chất là n1 = n2 = 0,05mol. Cho biết: ở nhiệt độ 400C áp suất hơi bão hòa của chất thứ nhất là p1 = 7kPa, của chất lỏng thứ hai là p2 = 17kPa. Khối lượng mol của hai chất lỏng lần lượt là 1 = 1,8.10-2 kg/mol và 2 = 4,6.10-2kg/mol. 1. Xác định khối lượng chất lỏng trong  v A xilanh sau khi thực hiện nén đẳng nhiệt làm C B cho thể tích trong xilanh giảm đi 3 lần. Bỏ qua phần thể tích của chất lỏng . 2. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình trên trong hệ tọa độ p – V. Câu 4. (4 điểm) Cho ba khối hình hộp chữ nhật A, B, C có cùng khối lượng, kích thước. Ban đầu C đứng yên, A chồng khít lên B và hệ AB chuyển động với vận tốc v đến va chạm vào C. Sau va chạm B và C gắn chặt với nhau. Cho rằng A không ma sát với B nhưng có ma sát với C, hệ số ma sát trượt giữa A và C là µ. Bỏ qua mọi ma sát giữa các vật với sàn. Sau một thời gian, hệ chuyển động như một vật, với A chồng khít lên C. Tìm chiều dài mỗi khối. Câu 5. (4 điểm) Cho hệ hai thấu kính mỏng đồng trục L1 và L2 đặt trong không khí. Một vật phẳng nhỏ AB B cao 3cm đặt vuông góc với trục chính trước L1 L2 M1 M2 A L1, cho ảnh cuối cùng qua hệ ở M1 sau L2, ảnh này ngược chiều với AB và cao 4,5cm. Giữ cố định AB và L1, bỏ L2 đi thì ảnh của AB ở vị trí M2 xa hơn M1 một đoạn 6cm, ảnh này cao 9cm. Nếu giữ cố định L1, bỏ L2 đi và dịch chuyển vật dọc theo trục chính ra xa L1 thêm một đoạn 12cm thì ảnh của vật có độ lớn bằng vật. 1. Các thấu kính L1 và L2 là hội tụ hay phân kì? Tại sao? 2. Tìm tiêu cự của mỗi thấu kính và khoảng cách giữa chúng. 3. Giữ nguyên L1 và L2 như ban đầu. Đặt xen giữa L1 và L2 một thấu kính mỏng L3 có tiêu cự f3 =  40 3 cm (cùng trục chính với hệ đã cho) tại vị trí nào để ảnh của vật đặt trước L1 qua hệ 3 thấu kính có độ cao không phụ thuộc vào vị trí của vật? ---------------HẾT--------------Họ, tên thí sinh :...............................................; Số báo danh :..............; Số CMND:…………........................... Chữ kí giám thị 1:……………..…………………..; Chữ kí giám thị 2:………………………………..............
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.