Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh 9 - Phòng GD&ĐT Thanh Chương - (Kèm Đ.án)

pdf
Số trang Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh 9 - Phòng GD&ĐT Thanh Chương - (Kèm Đ.án) 7 Cỡ tệp Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh 9 - Phòng GD&ĐT Thanh Chương - (Kèm Đ.án) 345 KB Lượt tải Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh 9 - Phòng GD&ĐT Thanh Chương - (Kèm Đ.án) 0 Lượt đọc Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh 9 - Phòng GD&ĐT Thanh Chương - (Kèm Đ.án) 43
Đánh giá Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh 9 - Phòng GD&ĐT Thanh Chương - (Kèm Đ.án)
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHÒNG GD & ĐT THANH CHƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 1 trang) ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. VÒNG I NĂM HỌC: 2010 - 2011 Môn thi: SINH HỌC 9 Thời gian: 120 phút( không kể thời gian giao đề) Câu 1(1 điểm). Khi cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, cây đậu làm bố có tính trạng thân cao, cây đậu làm mẹ có tính trạng thân thấp thu được F1 toàn là những cây đậu mang tính trạng giống bố. Hãy xác định tính trạng ở F1 khi cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, cây đậu làm bố có tính trạng thân thấp, cây đậu làm mẹ có tính trạng thân cao. Câu 2(1 điểm). Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội phải làm thế nào? Câu 3(2 điểm). Phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập. Khi nào quy luật phân ly độc lập không nghiệm đúng ? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa như thế nào ? Câu 4(2 điểm). Tính đặc trưng bộ nhiễm sắc thể (NST) thể hiện qua những đặc điểm nào ? Bộ NST lưỡng bội của loài có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không ? Lấy ví dụ chứng minh ? Có phải mọi cặp NST trong tế bào lưỡng bội của tất cả các loài đều đồng dạng ? Câu 5(2 điểm). So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN. Sự vi phạm các nguyên tắc trong quá trình tự nhân đôi ADN dẫn tới hiện tượng gì ? Câu 6(2 điểm). Ở một loài thực vật gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau thu được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 902 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 300 cây quả vàng, tròn; 101 cây quả vàng bầu dục. a. Xác định kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên ? Viết sơ đồ lai từ P đến F2 . b. Gen A có 200 ađênin chiếm 20% số nuclêôtit của gen A, gen a là đột biến thay thế cặp A - T của gen A bằng cặp G - X; gen B và gen b có số lượng nuclêôtit các loại bằng nhau và có chiều dài gấp 1,5 lần chiều dài gen A. Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại trong một tế bào lưỡng bội của cơ thể F1 khi tế bào này bước vào kỳ đầu của nguyên phân ? Hết./. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN MÔN: SINH HỌC 9. NĂM HỌC 2010-2011 Câu 1(1 điểm). - Trong thí nghiệm của Menđen tính trạng thân cao trội so với tính trạng thân thấp không phụ thuộc vào việc chọn cây thân cao làm mẹ hay làm bố vì thế khi lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, cây đậu làm bố có tính trạng thân thấp, cây đậu làm mẹ có tính trạng thân cao thì tính trạng ở con lai F1 vẫn là thân cao. (1 điểm) Lưu ý chấm : - Thứ nhất: Cách lập luận trên là việc thừa nhận kết quả thí nghiệm kinh điển của Menđen đó là : Tính trạng chiều cao thân cây đậu Hà Lan là do một cặp gen nằm trên NST trong nhân quy định và tính trạng thân cao là trội so với thân thấp. Còn nếu xét một cặp tính trạng bất kỳ thì chưa thể kết luận như trên được. - Thứ hai: Do giới hạn của chương trình sinh học 9( HS không học di truyền qua TBC,...) vì thế nếu từ các thông tin đã cho mà HS lập luận, quy ước gen trội lặn, viết sơ đồ lai theo quy luật phân ly để rồi rút ra kết luận F1 là thân cao thì vẫn cho điểm tối đa. Câu 2(1 điểm). - Lai phân tích(0.75 điểm): Cho cá thể mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn, nếu: + Kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp trội AA SĐL: AA x aa  100% Aa + Kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội là thể dị hợp Aa SĐL: Aa x aa  50% Aa : 50% aa - Đối với thực vật(0.25 điểm): Có thể cho cá thể mang tính trạng trội tự thụ phấn nếu: + Kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp trội AA SĐL: AA x AA  100% Aa + Kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội là thể dị hợp Aa SĐL: Aa x Aa  3A-: 1aa Câu 3 (2 điểm) - Phát biểu đúng quy luật phân ly độc lập( 1 điểm): Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. (Lưu ý: Nếu chỉ nêu nhận xét kết quả thí nghiệm: " Nếu ....thì...." , thì không cho điểm ) - Quy luật phân ly độc lập không nghiệm đúng khi các cặp nhân tố di truyền( Cặp gen) cùng nằm trên một cặp NST (0.5 điểm) - Biến dị tổ hợp có ý nghĩa: + Nguyên liệu cho chọn giống (0.25 điểm) + Nguyên liệu cho tiến hóa (0.25 điểm) Câu 4( 2điểm) Tính đặc trưng bộ NST: + Số lượng : số lượng NST trong các tế bào xôma ổn định và bằng nhau trong tất cả các cá thể cùng loài và giảm đi một nửa trong các TBSD (0.25 điểm) VD(chỉ cần lấy được một VD đúng là được) (0.25 điểm) + Hình dạng: Mỗi NST có hình dạng đặc trưng (thấy rỗ ở kỳ giữa trong phân bào) đồng thời mỗi loài có bộ NST với hình dạng đặc trưng riêng(0.25 điểm) + Cấu trúc: Thể hiện trình tự sắp xếp các gen trên NST . Mỗi loài có cách sắp xếp các gen đặc trưng của nó trên các NST khác với loài khác(0.25 điểm) - Bộ NST lưỡng bội của loài không phản ánh trình độ tiến hóa của loài (0.25 điêm) VD: Người: 2n = 46, Tinh tinh 2n = 48, ruồi giấm : 2n = 8 (0.25 điểm) (HS có thể lấy VD khác) - Không phải mọi cặp NST trong tế bào lưỡng bội của tất cả các loài đều đồng dạng vì ở những loài đơn tính cặp NST giới tính không giống nhau ở giới đực hoặc giới cái( tùy loài) (0.25 điểm). VD: ở con trai cặp NST giới tính là XY (0.25 điểm) (HS có thể lấy VD khác) Câu 5(2 điểm). * So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN (1.5 điểm) - Giống (0.625 điểm) + Đều có sự duỗi xoắn của ADN + Dựa trên các nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung + Lấy nguyên liệu là các Nucleeotit tự do trong môi trường nội bào + Đều diễn ra trong nhân , kỳ trung gian lúc NST ở dạng sợi mảnh + Đều cần sự xúc tác của các enzim - Khác (0.875 điểm) Điểm so sánh Quá trình tự nhân đôi của ADN Quá trình tổng hợp ARN - Sự duỗi xoắn - Toàn bộ - Cục bộ tưỡng ứng với phân tử ARN được tổng hợp - Nguyên liệu - A, T, G, X - A, U, G, X - Mạch khuôn - Cả hai mạch - Chỉ một mạch - NT bổ sung - A lk T và G lk với X và ngược lại - G lk với X và ngược lại ; A trên ADN lk với U , T trên ADN lk với A - NT bán bảo toàn - Thực hiện - Không có - Hệ enzim khác với ARN - Hệ enzim khác với ADN - Tạo 2 PT ADN con giống nhau và - Tạo 1 phân tử ARN ngắn hơn giống với PT ADN mẹ phân tử ARN *Sự vi phạm các nguyên tắc trong quá trình tự nhân đôi ADN dẫn tới hiện tượng đột biến gen (0.5 điểm) Câu 6 (2 điểm) Ý a: - Lập luận đúng để XĐ kiểu gen của P là: AAbb x aaBB (0.5 điểm) - Viết đúng SĐL từ P đến F2: ( 0.5 điểm) Ý b: - Tính đúng từng loại nucleeotit của gen A ( 0.25 điểm) - Tính đúng từng loại nucleeotit của gen a ( 0.25 điểm) - Tính đúng từng loại nucleeotit của gen B và b ( 0.25 điểm) - Xác định đúng số lượng nuclêôtit từng loại trong một tế bào lưỡng bội của cơ thể F1 khi tế bào này bước vào kỳ đầu của nguyên phân ( 0.25 điểm) Kết quả tổng hợp số liệu đúng số Nu của các gen - Enzim xúc tác - Kết quả Gen, KG Nuclêôtit A T G X A 200 200 300 300 a 199 199 301 301 B 375 375 375 375 b 375 375 375 375 AaBb chưa nhân đôi 1149 1149 1351 1351 AaBb đã nhân đôi ( kỳ đầu) 2298 2298 2702 2702 PHÒNG GD & ĐT THANH CHƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 1 trang) ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. VÒNG I NĂM HỌC: 2011 - 2012 Môn thi: Sinh học 9 Thời gian: 120 phút( không kể thời gian giao đề) Câu 1(2điểm). Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là gì? Các cặp tính trạng do các cặp gen nằm trên cùng một cặp NST tương đồng quy định có phân li độc lập với nhau không ? Hãy vẽ sơ đồ minh họa cho trường hợp này? Câu 2(2 điểm) So sánh biến dị tổ hợp với đột biến. Câu 3(1.5 điểm) Tế bào trong sơ đồ sau đang ở kỳ nào, của quá trình phân bào nào? Giải thích ? ( HS không phải vẽ lại sơ đồ này vào bài làm) Câu 4(3 điểm) Mạch 1 của một gen có 1500 nuclêôtit trong đó nuclêôtit loại A = 300, nuclêôtit loại X = 500 và nuclêôtit loại G bằng nuclêôtit loại T. a. Hãy xác định số lượng các loại nuclêôtit của gen trên ? b. Nếu mạch 1 của gen trên làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN thì môi trường cần cung cấp số lượng từng loại nuclêôtit là bao nhiêu ? c. Một đột biến xảy ra liên quan đến một cặp nuclêôtit nhưng không làm thay đổi số lượng và thành phần các loại nuclêôtit của gen này. - Đột biến đó thuộc dạng nào ? - Đột biến đó có thể làm thay đổi kiểu hình của sinh vật hay không ? Vì sao ? Nếu tế bào lưỡng bội của nó mang cặp gen đột biến này. Câu 5(1.5 điểm). Giống lúa DR2 có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn /ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 - 5 tấn/ha/vụ. a. Hãy chỉ rõ các yếu tố kiểu gen, môi trường, kiểu hình nói tới trong câu trên ? b. Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là bao nhiêu ? Giới hạn này do yếu tố nào quy định ? ---Hết--Họ và tên:……………………………………Số báo danh: ……………………… HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 9 VÒNG 1 Câu ND cần đạt Điểm Ý nghĩa: - Giải thích tính đa dạng của sinh vật 0.5 - làm xuất hiện biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho tiến hóa 0.5 là nguyên liệu cho chọn giống 0.5 1 (2 điểm) Các cặp tính trạng do các cặp gen nằm trên cùng một cặp NST tương 0.25 đồng quy định không phân li độc lập với nhau Vẽ hình minh họa: 0.25 Giống: - là những biến dị di truyền 0.5 - nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa 0.5 Khác: BD tổ hợp Đột biến Khái Là sự tổ hợp lại các tính trạng Là những biến đổi trong niệm của bố mẹ vật chất di truyền (gen 0.25 hoặc NST) Nguyên Sự phân ly độc lập và tổ hợp Tác động của các tác nhân nhân tự do của các cặp NST dẫn môi trường trong và ngoài 2 tới sự phân ly độc lập và tổ cơ thể, vào NST và ADN 0.25 ( 2 điểm) hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh Tính Có thể dự đoán được sự xuất Mang tính cá biệt, ngẫu chất hiện biến dị khi biết kiểu gen nhiên với tỷ lệ nhỏ, không 0.25 của bố mẹ thể dự đoán được sự xuất hiện các đột biến Ý nghĩa Có thể có lợi hoặc có hại cho Thường có hại cho SV, số sinh vật tùy thuộc vào từng tổ ít có lợi 0.25 hợp gen TB đang ở kỳ giữa 2 của quá trình phân bào giảm nhiễm 0.5 Vì: - Cả 4 NST có kích thước khác nhau chứng tỏ đây là bộ NST đơn 3 0.5 (1.5 điểm) bội, - Các NST tập trung tại mặt phẳng xích đạo 0.5 (1500  (300  500)) 4 Mạch 1: G = T= = 350 0.25 ( 3 điểm) 2 Số nuclêôtit từng loại của gen: A= T= A(mạch 1)+A(mạch 2) = A(mạch 1) + T(mạch 1) = 300 + 0.5 350= 650 4a G =X= G(mạch 1)+G(mạch 2) = G(mạch 1) + X(mạch 1) = 350 + 0.5 500=850 Số lượng nuclêôtit từng loại của ARN: A = T(mạch 1) = 350 0.25 4b U = A(mạch 1) = 300 0.25 G = X(mạch 1) = 500 0.25 4c X = G(Mạch 1) = 350 Lưu ý: BT có nhiều cách giải, HS làm đúng vẫn tính điểm tối đa Đột biến này thuộc dạng thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác trong các trường hợp sau: Cặp A-T thay bằng cặp T-A hoặc cặp G-X thay bằng cặp X-G Đột biến đó có thể làm thay đổi kiểu hình của sinh vật Vì: ĐB làm thay đổi trình tự sắp xếp của nuclêôtit trên mARN do nó quy định tổng hợp dẫn đến có thể làm thay đổi trình tự a.a trong chuỗi a.a do mARN này tổng hợp từ đó làm thay đổi kiều hình của SV. 5 (1.5 điểm) KG: Giống lúa DR2 5a. KH: 4,5 - 5 tấn/ha/vụ; 8 tấn /ha/vụ MT: Điều kiện canh tác(điều kiện gieo trồng tốt nhất, điều kiện bình thường) Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là: gần 8 tấn /ha/vụ 5b. Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do kiểu gen quy định 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.