Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 335

pdf
Số trang Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 335 2 Cỡ tệp Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 335 133 KB Lượt tải Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 335 0 Lượt đọc Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 335 1
Đánh giá Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 335
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN SINH HỌC - KHỐI 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ, tên thí sinh:.......................................................SBD:......................... Mã đề thi 335 I. Trắc nghiệm: (7,0 điểm) Câu 1: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền A. độc lập với giới tính. B. thẳng theo bố. C. chéo giới. D. theo dòng mẹ. Câu 2: Sau khi đưa ra giả thuyết về sự phân li đồng đều,Men Đen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào? A. Cho tự thụ B. Lai thuận C. Lai phân tích D. Lai nghịch Câu 3: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. siêu trội. D. bất thụ. Câu 4: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự: A. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) B. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) C. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 5: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a . trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q  0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng: A. p 2AA + 2pqAa + q2aa = 1 B. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1 2 2 C. q AA + 2pqAa + q aa = 1 D. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1 Câu 6: Nhân tố không làm thay đổi tần số alen trong quần thể ngẫu phối là A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Di nhập gen. Câu 7: Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ sau vì làm A. Thể dị hợp không thay đổi. B. Sức sống của sinh vật có giảm sút. C. Xuất hiện các thể đồng hợp. D. Xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại. Câu 8: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng? A. Nhiệt độ thấp enzim điều hoà tổng hợp mêlanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được mêlanin làm lông đen. B. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân. C. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng. D. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân Câu 9: Phát biểu nào là không đúng khi nói về liên kết gen? A. Số nhóm liên kết tương ứng với số NST lưỡng bội của loài B. Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp C. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng D. Liên kết gen là do các gen cùng nằm trên 1 NST nên không thể phân li độc lập với nhau được Câu 10: Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit. IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Trang 1/2 - Mã đề thi 335 Câu 11: Ở ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động qua lại với nhau để hình thành chiều cao cây. cho rằng cứ mỗi gen trội làm cây lùn đi 20 cm. người ta tiến hành lai cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Tỉ lệ cây có chiều cao 90 cm ở F2 là bao nhiêu? A. 1/16 B. 1/4 C. 1/64 D. 1/32 Câu 12: Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là A. gen đa hiệu. B. gen đa alen. C. gen lặn. D. gen trội. Câu 13: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2. B. Từ mạch có chiều 5’ → 3’ C. Từ cả 2 mạch đơn D. Từ mạch mã gốc có chiều 3’ → 5’ . Câu 14: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. chuyển đoạn. D. lặp đoạn. Câu 15: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên A. vốn gen của quần thể. B. kiểu gen của quần thể. C. kiểu hình của quần thể. D. thành phần kiểu gen của quần thể Câu 16: Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26. II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41. III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 17: Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Tần số tương đối của các alen A và a là A. = 0,4, a = 0,6. B. A = 0,6, a = 0,4. C. A = 0,7, a = 0,3. D. A = 0,2, a = 0,8. Câu 18: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là A. Mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau B. Gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn C. Số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn D. Các gen không có hoà lẫn vào nhau Câu 19: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. C. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. D. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. Câu 20: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới A. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể B. một số cặp nhiễm sắc thể. C. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. D. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST. Câu 21: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P: AB AB Dd  Dd , trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về một trong ba tính trạng ab ab trên chiếm tỉ lệ 15,5625%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ A. 44,25%. B. 49,5%. C. 46,6875%. D. 48,0468%. II. Tự luận: (3,0 điểm) Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây: ♀AaBbCcDdEe x ♂AaBbccDdee Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết: a. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu? (2 điểm) b. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu? (1 điểm) ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 335
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.