Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực

docx
Số trang Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực 23 Cỡ tệp Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực 51 KB Lượt tải Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực 2 Lượt đọc Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực 81
Đánh giá Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN BÀI THẢO LUẬN Đề tài: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Môn: QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Lớp 02 - Nhóm 01 DANH SÁCH NHÓM 1. NGUYỄN ĐỖ QUYÊN 2. LÂM THU HUYỀN 3. PHẠM THỊ TẬP 4. HÀ HOÀNG THÁI SƠN 5. NÔNG VĂN TUẤN LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt''. Bởi vậy việc quản lý con người, quản lý nguồn nhân lực trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Đó là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao hơn. Nguồn nhân lực nói chung, lao động kỹ thuật có chất lượng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam đang bước trên con đường phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế khi gia nhập WTO, đòi hỏi việc quản lý nguồn nhân lực phải phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực Việt Nam tuy dồi dào về số lượng nhưng lại yếu và thiếu về chất lượng, mà đây mới là điều có ý nghĩa quan trọng. Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay chưa có trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và quá trình hội nhập. Vì vậy vấn đề quản lý nguồn nhân lực sao cho hiệu quả nhất là một vấn đề nóng và bức thiết đặt ra, cần được giải quyết và cải thiện hiện nay. PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN I. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau: - Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. - Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế, ... mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế. Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là: - Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số. Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo đảm tăng trưởng bền vững. - Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. - Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng. II. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau: - Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư trong xã hội có khả năng lao động. - Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội. - Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố thể lực và trí lực của những người từ 15 tuổi trở lên. Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều nhất trí với nhau đó là nguồn nhân lực và cung nói đến khả năng lao động của xã hội. Nguồn nhân lực được xem xét trên góc độ số lượng và chất lượng: - Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên có mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định. - Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện trên các khía cạnh: sức khỏe, trình độ học vấn, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy được, ý thức tác phong của người lao động. Từ những quan niệm trên có thể tổng quát lại: Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp). Lao động dự trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động. III. Quản lý nguồn nhân lực Quản lý nguồn nhân lực được hiểu là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên nguồn nhân lựcthông qua một hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, phương pháp, công cụ, … nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được những mục tiêu nhất định. Nói cách khác, quản lý nguồn nhân lực là những hoạt động có tính hệ thống nhằm định hướng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vậy, thực chất quản lý nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm kế hoạch, tổ chức, phối hợp chỉ huy và giám sát việc sử dụng nguồn nhân lực sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I. Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay (1) Tạo lập được sự ổn định kinh tế vĩ mô; công tác xoá đói giảm nghèo, tăng việc làm đã đạt được những thành tựu quan trọng: nước ta đã giữ vững ổn định chính trị và đời sống xã hội, thiết lập các cơ chế chính sách và ổn định kinh tế vĩ mô, huy động được nhiều nguồn lực phát triển. Các cân đối lớn trong nền kinh tế đều được cải thiện. (2) Cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hướng tích cực, phát huy tiềm năng của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh, đóng góp tích cực vào việc tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các vùng kinh tế đã phát huy được các lợi thế so sánh trong từng vùng, liên kết nhau cùng phát triển bền vững. Ba vùng kinh tế trọng điểm được hình thành và phát triển và đã đóng góp trên 60% GDP cả nước. Các vùng khó khăn được sự hỗ trợ của cả nước, đang từng bước vươn lên, tiếp tục có những bước phát triển khá; đời sống nhân dân có nhiều cải thiện. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. (3) Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới, thực hiện mô hình công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 38% GDP của cả nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều người dân. (4) Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành; kinh tế đối ngoại phát triển khá, vị thế của nước ta trên trường quốc tế đã được nâng cao. Hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ... Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hóa thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh. II. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu người. Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người…. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực, nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1 - 4 - 10. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94; ... Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ, ... lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. PHẦN III: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC I. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quản lý nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, thực hiện quy hoạch phát triển trên các vùng lãnh thổ sẽ tạo ra nhu cầu lớn, thu hút nhiều lao động, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu lao động và tổ chức điều chỉnh phân bố lao động. Việc xây dựng những công trình kinh tế lớn của quốc gia, mở mang và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển các khu kinh tế với những mô hình thích hợp ở các vùng chậm phát triển, tăng cường các hoạt động đầu tư nước ngoài và liên doanh liên kết rộng với các cơ sở kinh tế địa phương, … đều tạo khả năng thu hút nguồn lao động lớn và đặt ra yêu cầu lớn về quản lý nguồn nhân lực. Nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 70% năm 2000 xuống 50% vào năm 2010 và nâng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ. Nhưng trong đó đòi hỏi phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động được đào tạo theo ngành và trình độ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế. Rõ ràng chuyển dịch cơ cấu kinh tế như phân tích đã đặt ra những thách thức đối với nguồn nhân lực và do đó trực tiếp tác động tới quản lý nguồn nhân lực cả về quy mô, cơ cấu và trình độ cũng như việc phân bổ, khai thác sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. II. Ảnh hưởng của trình độ trang thiết bị kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh tới hoạt động phát quản lý nguồn nhân lực Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, các trang thiết bị kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh cũng ngày càng thay đổi theo hướng hiện đại, do đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phù hợp để có thể sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại, nâng cao hiệu quả đầu tư; sau đó tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng một cách sáng tạo các thiết bị công nghệ mới. Thực tế cho thấy, đầu tư xây dựng cơ bản dù tăng nhưng thiếu người lao động và thiếu sự đồng bộ giữa trình độ công cụ lao động với trình độ chuyên môn của người lao động thì hiệu quả lao động không cao, gây lãng phí vốn đầu tư trong xã hội. Tính đồng bộ giữa trình độ công nghệ cao với trình độ kỹ thuật và công nhân lành nghề đòi hỏi hoạt động quản lý phải đáp ứng đủ và đúng chuyên môn, ngành nghề để có thể làm chủ các công nghệ mới. Trong xu thế hội nhập hiện nay, muốn nhập khẩu công nghệ cao hơn phải tổ chức đào tạo nguồn nhân lực tốt hơn; đã có rất nhiều bài học về sự thất bại khi một nước sử dụng công nghệ ngoại nhập trong khi trình độ chuyên môn người lao động trong nước còn non yếu. Nếu thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề thì không thể ứng dụng được công nghệ mới, do đó phải đào tạo nguồn nhân lực. Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng mà còn phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng sao cho việc sắp xếp, phân công đó phải đảm bảo sự hợp lý, đúng người đúng việc. III. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay gắn kiền với nền kinh tế tri thức, yếu tố con người được phát huy hơn bao giờ hết. Tính chất hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa trong sản xuất và cạnh tranh của các quốc gia ngày càng đi vào chiều sâu, nền kinh tế tri thức với động lực là sự tiến triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển. Lao động đơn giản ngày càng giảm ý nghĩa trong sản xuất và cạnh tranh mang tính toàn cầu. Năng lực và tư chất mới là điều quyết định vị trí mỗi con người. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn cầu hóa ngày càng phát triển, thì các thị trường ngày càng mở rộng, thương mại ngày càng tự do. Sức ép cạnh tranh của mỗi nền kinh tế, mỗi cá nhân cũng ngày càng tăng cao. Trước đây, giá công nhân rẻ là lợi thế của các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu lao động. Nhưng ngày nay, lợi thế ấy đang ngày càng mất đi. Trong bối cảnh khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại của mỗi nền kinh tế là như nhau, yếu tố cạnh tranh chủ yếu nằm ở khả năng quản lý nguồn nhân lực. Bởi vậy, việc không ngừng nâng cao tính cạnh tranh của nguồn nhân lực đang trở thành cuộc chạy đua giữa các nền kinh tế. Có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang tạo ra yêu cầu, động lực và điều kiện phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và nâng cao tay nghề chuyên môn kỹ thuật. Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hóa kích thích sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cao trình độ để thao kịp yêu cầu của công việc, của cuộc sống. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng tiếp cận được thông tin, tri thức mới, nâng cao dân trí. PHẦN IV: VÍ DỤ THỰC TIỄN CHỨNG MINH I. Thành tựu đã đạt được Kinh tế tăng trưởng và phát triển liên tục. Năm 2007 – năm đầu tiên là thành viên của WTO, chỉ số tăng trưởng GDP là 8,5%, của xuất khẩu 20,5%, thu hút FDI tăng 17%. Năm 2007, Việt Nam được UNDP đánh giá là nước thứ 6 trong “top ten” của thế giới về thu hút FDI cho các năm 2008 - 2009 (sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn độ, Nga, Brazil), xếp hạng môi trường kinh doanh được nâng cấp lên 13 bậc, … Nhờ GDP tính theo đầu người tăng gấp 4 lần so với trước đổi mới, nên đời sống của nhân dân nhìn chung được nâng cao rõ rệt. Việc Việt Nam ngày 16/10/2007 được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khóa 2008 - 2009 cho thấy vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, từ năm 2000 đến nay, đầu tư toàn xã hội ước chừng chiếm khoảng 30 – 40% GDP/năm, so với chỉ số tăng trưởng của những năm này ta có chỉ số ICOR hàng năm là xấp xỉ 5 hoặc <5, nghĩa là quá cao; lẽ ra chỉ số này chỉ nên là 3 – 3,5 so với mức tăng trưởng. Nói cách khác, với tổng đầu tư hàng năm như thế cho thấy tốc độ tăng trưởng và hiệu quả chung của nền kinh tế là dưới khả năng cho phép, kết cấu hạ tầng vẫn phát triển rất chậm; thực trạng này có nguyên nhân quan trọng liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực nước ta. Giáo dục, đào tạo, và khoa học phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào những thành tựu của đất nước đã nêu trên. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao hơn trước, thể hiện rõ nét nhất ở năng suất lao động của toàn xã hội đã thay đổi hẳn cục diện phát triển kinh tế nước ta kể từ khi tiến hành đổi mới, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ nhì thế giới trong những năm gần đây, trình độ giáo dục phổ cập và số lượng học sinh, lực lượng lao động có đào tạo, số người tốt nghiệp các bậc học tăng nhanh so với nhiều nước, đặc biệt trong vòng 10 năm 1993 - 2002 tỷ lệ đói nghèo giảm còn một nửa (từ 57% xuống còn 28%). II. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Nếu so kết quả đạt được với công sức bỏ ra, có lẽ phải nói lãng phí phạm phải trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và phát triển con người là tổn thất lớn nhất so với bất kỳ lãng phí nào khác đã phạm phải trong 22 năm đổi mới, với nhiều hệ quả lâu dài nhất. Một là, chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động so với các nước chung quanh, khoảng cách phát triển không thu hẹp được bao nhiêu; nếu lấy chỉ số thu nhập tính theo đầu người làm thước đo chung nhất, khoảng cách này có xu hướng tăng rộng thêm. Sau 20 năm đổi mới GDP danh nghĩa tính theo đầu người năm 2006 tăng gấp 4 lần năm 1986. Số liệu này khẳng định tất cả những gì đã làm được. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của IMF năm 2006: GDP danh nghĩa toàn thế giới tính theo đầu người năm 2005 là 7263 USD, của Việt Nam là 650 USD, gần bằng 9% mức của thế giới – nghĩa là khoảng cách của nước ta so với thế giới là rất lớn. So sánh với các nước láng giềng chung quanh, cùng nguồn thống kê nêu trên cho thấy: Mặc dù gần một thập kỷ liên tiếp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc, nhưng GDP danh nghĩa tính theo đầu người của Việt Nam năm 2005 bằng 33% của Trung Quốc (1940 USD); 2,1% Singapore (29765 USD); 3,6% Hàn Quốc (17865 USD); 4,2% Đài Loan (15387 USD); 12% Malaysia (5376 USD); 21% Thái Lan (2993 USD); 43% Indonesia (1500 USD); và 50% Philippines (1278 USD). Năm 1986 – năm bắt đầu công cuộc đổi mới – thu nhập theo đầu người của ta kém Trung Quốc 200USD, kém Thái Lan 997 USD, kém Malaysia 1950 USD, kém Indonesia 550 USD, kém Philippines 440 USD, kém Hàn Quốc 6940 USD… Cũng so sánh như vậy, năm 2006 thu nhập của ta kém Trung Quốc 1100 USD, Thái lan 2140 USD, Malaysia 4520 USD, Indonesia 750 USD, Philippines 420 USD, Hàn Quốc 17.000 USD… Nghĩa là khoảng cách thu nhập của ta so với những nước này đang ngày càng rộng ra! Hai là, khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức trần, nước ta đứng trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựa trên lao động giá rẻ, nhờ cậy vào tài nguyên và môi trường sáng tạo ra lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người. Ngay trước mắt, thời cơ đang đem lại cho đất nước khả năng đột phá sang một giai đoạn phát triển mới, có thể khắc phục tình trạng tụt hậu. Song nước ta đang vấp phải 3 trở lực lớn: chất lượng còn thấp về nguồn nhân lực, sự bất cập lớn của kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuât, thể chế và năng lực quản lý hẫng hụt nhiều mặt. Trong các chuyến đi thăm chính thức các nước phát triển của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2007, Việt Nam được các nước chủ nhà coi là đối tác đầy triển vọng, những công trình hợp tác kinh tế được ghi nhớ lên tới nhiều chục tỷ USD, nhiều công trình đầu tư lớn, dự án lớn được được cam kết ở mức sâu hơn trên những lĩnh vực quan trọng – nghĩa là chỉ còn chờ phía ta bật đèn xanh để đi vào đàm phán cụ thể: phát triển hệ thống đường xá toàn quốc, phát triển ngành hàng không, mở rộng khả năng sản xuất nhiệt điện (vấn đề điện năng lượng hạt nhân đang được đề cập), phát triển toàn diện ngành dầu khí, phát triển những khu công nghệ cao, phát triển thị trường tài chính, phát triển thị trường địa ốc, mở rộng ngành công nghiệp du lịch, … Lần đầu tiên nước ta đứng trước tình hình không thiếu vốn và cơ hội, có nhiều dự án lớn, nhưng lại thiếu trầm trọng năng lực quy hoạch và quản lý, thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng những dự án lớn này. Tiến độ nhiều dự án lớn đã triển khai thường chậm một, hai năm so với kế hoạch hoặc hơn nữa. Trên hết cả, khoảng 2/3 GDP của nước ta dành cho xuất khẩu, cạnh tranh hàng giá rẻ với chất lượng thấp và dịch vụ thấp ngày càng không còn đất sống trước những làn sóng hàng hóa rẻ Trung Quốc khắp thế giới, chỉ còn một con đường cạnh tranh bằng hàng hóa chất lượng cao và dịch vụ cao. Trong khi đó cơ hội không biết chờ đợi. Nói riêng về điện: năm 2006 ta thiếu 1,1tỷ kwh; năm 2007 thiếu 6,6 tỷ kwh, năm 2008 thiếu 8,6 tỷ kwh, mọi kế hoach sản xuất điện EVN đã cam kết với Chính phủ đều chậm vài năm, thế nhưng từ nhiều năm nay không một dự án đầu tư nhiệt điện nào của nước ngoài dù khả thi về mọi mặt, kể cả dự án BOT, có thể vào Việt Nam; một ví dụ này nói lên nhiều điều. Phải chăng đất nước đứng trước một nghịch cảnh: Kinh tế phát triển mạnh và cơ hội đang đến với đất nước rất lớn, nhưng trong khi đó giáo dục – đào tạo – khoa học và vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung sau thời kỳ giành được những một số thành tựu ban đầu theo xu hướng phát triển đại trà, ngày nay đang đi tới một điểm nóng, với nhiều hệ quả trầm trọng. Trong phát triển con người và nguồn nhân lực, nhiều yếu kém và tiêu cực tích tụ lâu năm đang dồn nén lại thành nguy cơ có thể làm cho đất nước bó tay trước cơ hội lớn. Bản thân ngành giáo dục - đào tạo – khoa học, và nhìn chung là toàn hệ thống phát triển nguồn nhân lực đang có nguy cơ rơi vào khủng hoảng: đào tạo nhiều mà dùng được ít, số người được đào tạo thất nghiệp cao, chi phí của toàn xã hội quá lớn so với những gì gặt hái được, có nhiều hậu quả lớn phải xử lý tiếp (ví dụ vấn đề đào tạo lại, việc bố trí người không đúng việc, không chuẩn bị kịp cho các bước phát triển tiếp theo của đất nước, phát sinh bộ máy cồng kềnh khiến cho quan liêu tham nhũng không thể tránh được, …). Đất nước đứng trước tình hình: không đẩy nhanh phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học thì bất cập, đẩy nhanh thì thiếu nhiều nguồn lực, đẩy nhanh theo hướng đang làm sẽ có thể đi tới đổ vỡ lớn hơn, hướng đúng là gì chưa rõ, ý kiến đang rất khác nhau. III. Công sức bỏ ra cho quản lý nguồn nhân lực Trên thực tế, tính theo thu nhập trên đầu người, Việt Nam có lẽ là nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới: trung bình khoảng 8% GDP/năm, ở Mỹ mới chỉ là 6%, Trung Quốc là 2,7%; nếu tính theo thu nhập của hộ gia đình tỷ lệ chi cho giáo dục ở nước ta còn cao hơn nữa. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo năm 2000 là 11,5%, năm 2005 là 13%, năm 2007 là 20%, nhiều quốc gia mơ tưởng chỉ số này dành cho giáo dục của họ. Gần đây còn có nhiều quyết sách khác về tài chính – kể cả việc cho sinh viên vay tiền ngân hàng để chi cho học tập – hỗ trợ việc phát triển giáo dục. Nghĩa là cả nước nỗ lực rất lớn cho phát triển giáo dục nói riêng và nguồn nhân lực nói chung. Thực trạng hiện nay: Báo cáo khảo sát “200 doanh nghiệp top của Việt Nam” của UNDP – Hà Nội xuất bản tháng 9/2007 cho biết: Qua phỏng vấn, các chủ doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng: - Họ phải đào tạo lại hầu hết mọi người ở mọi cấp bậc – học nghề, đại học, sau đại học - mà họ nhận vào doanh nghiệp của mình. - Họ không tin tưởng vào hệ thống đại học và các viện nghiên cứu trong nước, vì chất lượng giảng dạy thấp; nội dung thấp và lạc hậu; khả năng nghiên cứu nghèo nàn; sách vở và thiết bị đều thiếu, không đồng bộ, cũ kỹ, rất yếu về ngoại ngữ, năng lực tổ chức và quản lý thấp, … IV. Tình hình chung nguồn nhân lực của nước ta hiện nay Sau 30 năm công nghiệp hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp; tỷ lệ học sinh trên triệu dân, tỷ lệ số trường các loại trên triệu dân, tỷ lệ số trường đại học trên triệu dân; tỷ lệ tốt nghiệp đại học trên triệu dân, tỷ lệ có học vị tiến sỹ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn tất cả các nước có mức thu nhập bình quân theo đầu người tương đương như Thái Lan, nhưng chất lượng đang có nhiều vấn đề. Điều tra của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2006 cho thấy cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học, trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu lực nguồn lực chuyên nghiệp. Khoảng 2/3 số người có học vị tiến sỹ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý; số bài báo khoa học được công bố hàng năm chỉ bằng khoảng ¼ của Thái Lan và bằng 0,00043% của thế giới, mặc dù số tiến sỹ của ta hàng năm nhận bằng thường nhiều hơn của Thái Lan, có năm cao gần gấp đôi, … Nguồn nhân lực nước ta trẻ (tính theo tuổi đời trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người có nghề và có trình độ chuyên môn rất thấp so với tất các nước trong nhóm ASEAN 6 và Trung Quốc; số cán bộ kỹ thuật và có trình độ quản lý cao rất ít so với dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế. Nền tảng khoa học để phát triển các đội ngũ nguồn nhân lực nước nhà được giáo sư Phạm Duy Hiển đánh giá khái quát: “Với năng lực KHCN như hiện nay, làm sao Việt Nam có thể trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020?” Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song mất cân đối nghiêm trọng: - Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và 10. - Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Trung Quốc khoảng gấp đôi của nước ta, … Tác động sâu xa và lâu dài về mặt văn hóa của những tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục làm nhiều giá trị cao quý bị mai một, với nhiều di chứng khó sửa: suy nghĩ lệch lạc về cái học trở thành hiện tượng xã hội phổ biến; tư tưởng bằng cấp, tình trạng chạy trường chạy điểm, bằng thật học giả, gian lận, nói dối, ... tràn lan; bệnh hình thức và thành tích chủ nghĩa để lại nhiều hậu quả trầm trọng; giác ngộ ý thức làm chủ bản thân và vai trò chủ nhân của đất nước bị hạn chế; tình trạng dạy và học nhồi sọ cản trở đáng kể sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như của của đất nước, chẳng những không khuyến khích tự do tư duy sáng tạo mà còn ảnh hưởng đến khả năng đề kháng sự sùng ngoại; trong xã hội không hiếm tư tưởng làm thuê, không hiếm hiện tượng vùi dập và bỏ phí người tài... Tất cả những yếu kém này vừa đang cản trở khả năng phấn đấu của từng cá nhân, vừa tiếp tục khoét sâu các mặt suy yếu của xã hội, của đất nước. KẾT LUẬN Việc quản lý nguồn nhân lực ngày nay không chỉ đơn thuần tăng số lượng lao động như lâu nay thường làm: mở thêm các trường, các cơ sở đào tạo nghề, cải tiến nội dung dạy, đổi mới chính sách lao động tiền lương, cải tiến công tác công đoàn, phổ biến kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, … Đây chỉ là một khía cạnh nhất định của nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực đối với những bộ phận nhất định người lao động trong cộng đồng dân cư của đất nước. Đặt vấn đề với cách nhìn toàn diện, có nghĩa phải đồng thời và từng bước làm rất nhiều việc khác – ví dụ như giảm biên chế, bổ túc và đào tạo lại đội ngũ cán bộ viên chức các cấp, mở rộng và nâng cao đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, người làm chính sách, đổi mới chính sách để phát huy con người và dùng người… Quản lý nguồn nhân lực hiển nhiên đòi hỏi phải đồng thời đổi mới triệt để toàn xã hội hướng thiện - theo những giá trị chân chính – ví dụ, để có một môi trường xã hội trọng công bằng, kỷ cương, đạo đức; pháp luật được coi làm chuẩn mực; xã hội trở thành xã hội học tập..; tất cả theo nghĩa muốn có nguồn nhân lực nào thì cũng phải đồng thời tạo ra môi trường này, văn hóa phải trở thành linh hồn dẫn dắt sự phát triển. Như vậy không thể có vấn đề quản lý nguồn nhân lực riêng lẻ tách rời khỏi đời sống chung quanh - như trong một xã hội chân không, mà phải nhìn thẳng vào thực tế: Xã hội nào thì nguồn nhân lực nấy, muốn có cái này tốt, cái kia cũng phải làm cùng tốt theo, tất cả phải trên nền văn hóa – dân tộc – dân chủ, tất cả phải hội nhập vào bước đi chung của toàn cầu.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.