Đề tài " Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999) "

doc
Số trang Đề tài " Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999) " 76 Cỡ tệp Đề tài " Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999) " 509 KB Lượt tải Đề tài " Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999) " 31 Lượt đọc Đề tài " Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999) " 7
Đánh giá Đề tài " Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999) "
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU   1. Tính cấp thiết của đề tài. “Cờ bạc là bác thằng bần ; cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” đây là câu nói dân gian mà mọi người trong xã hội luôn truyền tụng cho nhau. Đó cũng là bài học vừa mang tính dạy dỗ, vừa để răn đe mà thế hệ đi trước muốn để lại cho thế hệ sau này. Nó cũng nói lên hệ qủa tất yếu của tệ nạn đánh bạc gây tan vỡ gia đình, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, cờ bạc là nguồn phát sinh của nhiều loại tội phạm như: Tội phạm trộm cắp, lừa đảo, gây rối trật tự….Chính vì lẽ đó, ngay từ khi mới ra đời Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, đồng thời không ngừng đổi mới, hoàn thiện việc tổ chức và quản lý lĩnh vực này. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng vấn đề xây dựng và quản lí trật tự công cộng, an toàn công cộng là bộ phận của quá trình xây dựng và quản lí trật tự xã hội mới. Qúa trình này đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, về đội ngủ cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất chính trị tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay việc xây dựng và quản lí trật tự xã hội mới cần phải được tiến hành từng bước, có sự tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác, cũng như kết hợp hài hòa yếu tố phòng ngừa và yếu tố xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lí hành chính. Bên cạnh việc dùng biện pháp hành chính, kinh tế, thuyết phục giáo dục, biện pháp hình sự được coi là biện pháp cần thiết góp phàn bảo vệ an toàn, trật tự công cộng.Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự 1985 trong đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Bộ luật hình sự 1999 đã quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng một cách chặt chẽ, toàn diện và phù hợp với chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay ( chương XIX với 55 điều luật quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ). Chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng về cơ bản vẩn kế thừa những tư tưởng pháp luật đã được thể hiện tại chương VIII Bộ luật hình sự 1985. Tuy nhiên, bên cạnh tính nghiêm khắc trong xử lí, Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định hình phạt tiền là hình phạt chính đối với nhiều tội ( 29 điều trong tổng số 55 điều trong chương XIX). So với quy định tại chương VIII Bộ luật hình sự 1985, chương XIX Bộ luật hình sự 1999 đã quy định GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang 1 Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam nhiều tội phạm mới đáp ứng yêu cầu bảo vệ trật tự, an toàn công cộng trong giai đoan hiện nay. Có thể nói Bộ luật hình sự năm 1999 nói chung và chương XIX các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng đã kế thừa, phát triển Bộ luật hình sự 1985 đồng thời sửa đổi, hoàn thiện một cách có hệ thống, toàn diện các tội phạm cụ thể xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu qủa. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tội đánh bạc được quy định tại Điều 248 chương XIX . Đây là tội xâm phạm nghiêm trọng đến an toàn công cộng, trật tự công cộng. Hậu qủa của nó đối với xã hội là vô cùng to lớn và diễn biến của nó càng ngày càng phức tạp. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu những đặc điểm, bản chất cơ bản của tội đánh bạc để hoàn thiện điều luật là rất cần thiết. Công việc này hết sức khó khăn và phức tạp, nó không đơn giản chỉ là công việc của các nhà lập pháp, mà nó cần sự đóng góp ý kiến rất lớn từ phía cử tri trong cả nước, để họ có nhiều tình huống dự liệu thực tế và từ đó họ chọn ra những phương pháp tối ưu nhất. Đây cũng là lý do người viết chọn đề tài “tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn này nghiên cứu những yếu tố cơ bản của tội đánh bạc, qua đó thấy được những khó khăn, và rút ra những phương pháp đúng đắn, thiết yếu trong đấu tranh phòng chống tội phạm đánh bạc. Đồng thời, cho ta thấy được tình hình gia tăng của loại tội phạm này và có biện pháp đúng đắn để ngăn chặn và đi đến đẩy lùi tội phạm. Và qua đó thấy được việc đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa toàn Đảng, toàn dân nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để đẩy lùi tội phạm này góp phần làm ổn định trật tự xã hội. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong giới hạn đề tài, sẽ nghiên cứu một số vấn đề về lý luận chung xung quanh tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự Việt Nam, khái quát sự hình thành và phát triển của các quy định về tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự Việt Nam, những nội dung cơ bản của các tội này như: khái niệm, đặc điểm, bản chất và những trường hợp áp dụng cụ thể....Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm một số đặc điểm của tội đánh bạc trên thế giới. Từ đó có thể rút ra một số nhận xét và đề xuất hướng hoàn thiện chế định này trong chính sách hình sự nước ta để phù hợp với một số nước trên thế giới. GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang 2 Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp từ sách bình luận khoa học, giáo trình, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan và vận dụng những kiến thức tích lũy trong thời gian học tập để hoàn thành đề tài này. 5. Cơ cấu đề tài - Phần mở đầu. - Phần nội dung: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đánh bạc và tội đánh bạc. Phần này sẽ làm rõ các khái niệm về tệ nạn đánh bạc, các hình thức đánh bạc, và tác hại do tệ nạn đánh bạc gây ra; các vấn đề về khái niệm, đặc điểm của tội đánh bạc, thủ đoạn của bọn tội phạm đánh bạc hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta nghiên cứu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của tội đánh bạc trên thế giới và ở Việt Nam. Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999) Trong phần này dựa trên cơ sở phân tích những khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu ở phần lý luận chung. Đề tài sẽ tập trung vào phân tích các quy định theo pháp luật hiện hành về tội đánh bạc, hình phạt của tội đánh bạc. Và so sánh tội đánh bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), với tội tổ chức đánh bạc và gá bạc (Điều 249) để làm rõ hơn nội dung của đề tài. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Dựa vào nội dung đã phân tích sẽ đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về tội đánh bạc trên thực tế. Qua đó đề ra những giải pháp và kiến nghị về vấn đề này. - Kết luận chung. - Tài liệu tham khảo GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang 3 Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH BẠC VÀ TỘI ĐÁNH BẠC 1.1 Những vấn đề chung về tệ nạn đánh bạc 1.1.1 Khái niệm về tệ nạn đánh bạc Các trò chơi “đỏ đen” đã khá phổ biến trong các tầng lớp nhân dân và từ lâu đã trở thành vấn nạn xã hội. Tới nay, tệ nạn đó đã len lỏi vào nhà trường, những người thầy đã trở thành con thiêu thân của trò chơi sát phạt này. Do đó, việc tìm hiểu khái niệm cơ bản về “đánh bạc” là rất cần thiết. Nó giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về tệ nạn đánh bạc. “ Đánh bạc là được thua bằng tiền hay lợi ích khác trên cơ sở một kết quả không hiển nhiên hoặc một biến cố sẽ xảy ra trong tương lai. Thông thường, các kết quả hay biến cố nói trên sẽ biết được rõ ràng, trong thời gian ngắn. Ngoài ra, đánh bạc cũng được hiểu khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa, lịch sử”.1 Cờ bạc là một tệ nạn xã hội, một hiện tượng xã hội tiêu cực gây ra thiệt hại nghiêm trọng làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, quan hệ giữa người với người trở nên hận thù vì thua bạc, gây tan vỡ gia đình và là nguồn phát sinh các tội phạm trộm cắp, lừa đảo, gây rối trật tự công cộng. Việc nhiều cán bộ Nhà nước lấy tiền đi cá độ hay đánh đề đã xâm hại trực tiếp đến tài sản xã hội chủ nghĩa. Và việc đấu tranh, phòng ngừa và bài trừ tệ nạn đánh bạc ra khỏi xã hội là yêu cầu cấp bách, và là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chứ không phải của riêng cá nhân, hay cơ quan chức năng nào. 1.1.2. Các hình thức đánh bạc hiện nay Cờ bạc là một hiện tượng xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ngày nay, tệ nạn đánh bạc đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nó không chỉ tồn tại ở các nước phát triển mà ngay cả các nước chậm phát triển. Tệ nạn đánh bạc ở trên thế giới và ở Việt Nam phổ biến chủ yếu dưới ba hình thức sau: 1 www.bachkhoatoanthu.gov.vn GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang 4 Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Thứ nhất, cờ bạc chuyên nghiệp trong các sòng bạc dạng Casino, hình thức chủ yếu là xóc đĩa. Nhưng những năm gần đây, do đời sống kinh tăng trưởng, nhiều người có tiền của mải mê ăn thua trong đó có các bọn cầm đầu các nhóm lưu manh, tham nhũng, buôn lậu đã lao vào các sòng bạc, ném vào đó bạc triệu. Những “xới cờ bạc” hiện nay có tổ chức chặt chẽ, hoạt động mang tính thường xuyên chứ không do các con bạc tự lập, tự phát như trước đây. Xới cờ bạc có chủ xới phụ trách chung, có người đứng thu tiền “hồ” của con bạc, có “bảo kê” thường là những đối tượng đầu gấu, có tiền án, tiền sụ. Tại sòng bạc, con bạc có thể cầm đồ, đổi tiền vàng, và được đáp ứng các loại “dịch vụ” khác như ăn uống, chích, hút ma túy, chơi gái… Các con bạc không chỉ là các cậu tú con nhà giàu, những thanh niên thất nghiệp, vô công rỗi nghề, bọn trộm cắp vặt…học sinh, sinh viên mà những sòng bạc lớn con bạc chủ yếu là các đối tượng buôn bán kinh doanh, những cán bộ tha hóa, tham nhũng tiền của Nhà nước, những tên tội phạm đầu sỏ… Những ổ bạc “liên tỉnh” dạng Casino cũng xuất hiện ngày một nhiều với những con bạc là những đối tượng cư trú ở nhiều tỉnh, thành khác nhau, tổ chức đánh bạc trong thời gian dài, với số tiền lớn. Đi theo các con bạc còn có một số đối tượng mang tiền để cho vay nặng lãi. Dân cờ bạc gọi đối tượng này là “tín dụng”. Để có thể ngồi đánh bạc suốt ngày, các con bạc tổ chức nấu ăn tại chỗ. Tương ứng theo sự phát triển của thế giới hiện đại, kỹ thuật cờ bạc ngày càng phát triển. Đã xuất hiện nhiều hình thức cờ bạc mới như cá độ bóng đá, đá gà ăn tiền, đánh bạc điện tử,v.v. Điển hình là vụ án Trương Văn Cam, trong nhiều tội danh mà các bị can trong vụ án này bị khởi tố có tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc và cá bạc. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, tổ chức cờ bạc của Trương Văn Cam (Năm Cam) và đồng bọn đã thu được một khoản tiền khổng lồ. Tính từ năm 1962 cho đến khi bị bắt giữ vào ngày 12/12/2001, Năm Cam đã có bốn tiền sự về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc và một tiền án ba năm tù về tội giết người. Ví dụ: Ngày 15/9/2002 Công an tỉnh Đồng Nai đã đánh sập một trường gà quy mô lớn tại Long Thành, bắt qủa tang 57 đối tượng, tạm giữ 10 xe ôtô, 23 xe máy. Qua tin báo của nhân dân về một tổ chức đánh bạc bằng hình thức đá gà cá độ, phòng cảnh sát hình sự công an tỉnh Đồng Nai đã tổ chức công tác trinh sát, nắm tình hình để đấu tranh, triệt phá. Qua đó, đơn vị phát hiện những kẻ tổ chức sòng cờ bạc này chuẩn bị tới 4 điểm cách nhau khoảng 5 cây số và thường xuyên di dời điểm tổ chức nhằm tránh bị sự đột kích bất ngờ của công an. Đặc biệt, trên đoạn đường dài khoảng 15 cây số tính từ quốc lộ 51 đi Vũng Tàu, vào đến điểm tổ chức đá gà, chúng còn bố trí một số “trạm gác”, đồng thời sử dụng một số người chạy xe ôm làm tai mắt, vừa để phát hiện, báo GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang 5 Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam tin kịp thời sự xuất hiện của công an vừa để hướng dẫn những đối tượng thực sự đi tham gia cá độ gà. Sáng sớm tinh mơ ngày 15/9/2002, các trinh sát hình sự cấp báo tin về ban chỉ huy công an nguồn tin hôm nay các con bạc sẽ đến sát phạt nhau tại điểm ở nông trường cao su Thái Hiệp Thành, xã Bàu Cạn, huyện Long Thành. Một phương án tác chiến đã được khẩn trương xác lập thật chu đáo cho cuộc tập kích bắt qủa tang. Sáng sớm ngày 15/09/2002, một mũi trinh sát được xe chở đến bố trí ém sẵn ở khu vực rẫy mì, cao su gần xung quanh địa điểm tổ chức sòng gà. Một mũi trinh sát khác nhanh chóng hòa nhập vào những kẻ đi xem đá gà tiếp cận bên trong. Tuy nhiên, phải chờ đến 15 giờ chiều, khi những kẻ cờ bạc đang hăng say theo dõi trận đấu, các cán bộ công an mới được lệnh tấn công. Trận đánh phối hợp nội công, ngoại kích thật ngoạn mục. Chính yếu tố bất ngờ đã mang lại hiệu qủa, trinh sát “gom” được 57 đối tượng cùng với tang vật chứng gồm 10 con gà đá, 6 cặp cựa dùng cho gà đa, 1 cân đồng hồ loại 5 kg dùng để cân, phân loại hạng gà tham gia thi đấu, trên 5,2 triệu đồng và 23 xe máy, 10 xe ôtô là phương tiện để các đối tượng sử dụng để đến trường gà; 6 điện thoại di động dùng để liên lạc. Ngoài ra, qua kiểm tra người, các cán Bộ Công an còn thu được trên 27,7 triệu đồng của một số đối tượng. Công an tỉnh Đồng Nai cho biết chủ trường gà là Mai Thu Hòa, sinh năm 1955 ngụ tại phường 7 quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có 15 đối tượng khác đã bị tạm giữ, chủ trường gà Mai Thu Hoa và các đối tượng “bắt” trung bình từ 1- 2 triệu đồng hoặc hơn cho mỗi “độ”. Sáng ngày 17/09/2002 một đối tượng đánh bạc là Vũ Minh Tân, tự “Tân heo” ngụ tại thị trấn Long Thành đã đến đầu thú tại Công an tỉnh Đồng Nai. Vụ án cờ bạc quy mô lớn này đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân địa phương. Thứ hai, cờ bạc lợi dụng kết qủa xổ số kiến thiết. Bên cạnh việc đánh bạc bằng nhiều hình thức tại xới, ổ bạc, một hình thức cờ bạc đã trở nên phổ biến, lây lan nhanh trên diện rộng đó là tệ nạn chơi lô, đề, lợi dụng kết qủa xổ số kiến thiết. Đối với loại hình cờ bạc này, các cơ quan bảo vệ pháp luật rất khó kiểm soát, vì hoạt động của chủ đề kín đáo, năng động, đa dạng. Nhiều chủ thể họat động núp dưới hình thức cửa hàng cầm đồ; đội ngũ “đầu gấu”, đòi nợ cũng cơ động núp dưới hình thức bạn bè, người nhà của chủ đề. Các thư ký đề là các đối tượng dân nghèo, có thể là người thất nghiệp, người có việc làm không thường xuyên, cán bộ nghỉ hưu, thậm chí cả trẻ em… Cá biệt có một số cán bộ Nhà nước đã lấy tiền công qũy đánh đề ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh, sản xuất. GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang 6 Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Ví Dụ: Vào dịp cuối tháng 11 năm 2002 công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố vụ án số đề quy mô lớn đã xảy ra ở thị xã Rạch Gía, Kiên Giang. Một “thần đề’ là Nguyễn Doanh Ngoan, sinh năm1990 học sinh lớp 2B Trường tiểu học xã Hưng Yên, huyện An Biên đã bị bắt cùng với một “trợ lý thần đề” là mẹ đẻ Nguyễn Thị Tốt cùng một số “con đề” ở địa phương. Công an tỉnh Kiên Giang cũng đã bắt giữ “ trùm đề” Lê Anh Đào sinh năm 1969, ngụ ấp Xẻo Kè A, xã Thạnh Yên, huyện An Biên cùng 5 con đề khác. “ Trùm đề” Lê Anh Đào trực tiếp tổ chức cho sáu tay em bán số đề nộp phơi. Số tiền bán đề mỗi ngày do các tay em nộp cho Lê Anh Đào từ 4 – 6 triệu đồng. Thị cho các tay em hưởng hoa hồng 18%. Lê Anh Đào quy định: hằng ngày các tay em phải nộp phơi trước 15 giờ tại nhà của thị hoặc qua số điện thoại của gia đình thị hoặc điện thoại của mẹ đẻ thị. Ngoài ra Lê Anh Đào còn tổ chức cho em dâu là Lê Thị Thủy gom phơi đề của các tay em Lê Thị Dung và Nguyễn Thị Nẻo. Chiều ngày 22/07/2002 các “con đề” đã trúng số 13 đài Đồng Tháp, do Lê Anh Đào bán với số tiền xác lên đến 3,9 triệu đồng, quy thành tiền chung( theo quy ước của giới chơi đề mua 1000 đồng trúng 70000 đồng - giải hai con) là 273 triệu đồng. Không có tiền chung Lê Anh Đào định bỏ trốn. Nhưng thị đã chậm chân hơn cơ quan công an. Công an Kiên Giang còn bắt giữ một “trùm đề” khác là Phạm Thị Được sinh năm 1965, ngụ ấp Sáu Đình, Nam Thái, huyện An Biên. Phạm Thị Được tổ chức cho 8 tay em đi bán số. Hầu hết các con đề đều tán gia bại sản, cầm cố, thế chấp. Cá độ là biến tướng của tệ nạn cờ bạc, nó gắn liền với một số hoạt động văn hóa thể thao và một số họat động xã hội khác. Ban đầu cá độ chỉ là hình thức “làm tăng phần hấp dẫn” cho những cổ động viên bóng đá và các môn thể thao có tính đối kháng cao khi họ theo dõi một trận đấu, một giải lớn…Lâu dần, nó trở thành một hình thức cờ bạc hết sức nguy hiểm với những địa điểm cá độ, người làm “trọng tài”, người cá độ, các đối tượng đòi nợ thuê… Gía trị mỗi lần “cá độ” có thể lên tới bạc tỷ, nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự trị an xã hội. Cá độ cũng để lại những hậu qủa. Nhiều người ban đầu vui thì chơi sau nghiện cá độ, bán nhà, cầm đồ vì cá độ, có người tự sát hoặc gây rối trật tự, gây thương tích cho người khác vì cá độ. Thứ ba, cờ bạc công khai dưới các hình thức tá lả, đỏ đen, ba cây, tổ tôm, đánh chắn, rút xì, đầu đít, … hoạt động công khai ở các nơi công cộng, trên hè phố, trong cơ quan, xí nghiệp, trường học, trên các tuyến giao thông. Loại cờ bạc này đã phát triển và phổ biến khá lâu dài trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam nay vẫn còn tồn tại và phát triển. Tệ nạn cờ bạc ở bất kỳ thời kỳ nào cũng luôn được coi là mặt tiêu cực của xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế. GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang 7 Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Cờ bạc còn liên quan chặt chẽ và chịu sự tác động qua lại của tội phạm và tình hình trật tự an toàn xã hội. Cờ bạc là môi trường thuận lợi nuôi dưỡng các hành vi phạm tội, các hành vi phạm pháp luật khác hoặc các hiện tượng lộn xộn trong xã hội. Đội quân cờ bạc được coi là nguồn bổ sung cho các loại tội phạm, trong nhiều trường hợp còn làm tha hóa cả đội ngũ cán bộ trung cao cấp của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà vụ án Năm Cam là một điển hình. Từ một kẻ phạm tội hình sự, trùm cờ bạc Năm Cam đã gây dựng lên cả một băng nhóm tội phạm có tổ chức, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở nước ta. Từ những đồng tiền cờ bạc bất hợp pháp. Đồng tiền cờ bạc và tội phạm của Năm Cam đã đẩy một bộ phận cán bộ công an, cán bộ viện kiểm sát, nhà báo phải cùng chúng ra tòa vì tội nhận hối lộ, làm sai lệch hồ sơ vụ án, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu qủa nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. Cờ bạc cũng đã len lỏi vào lĩnh vực thể thao. Tệ nạn cá độ bóng đá đã và đang thâm nhập mạnh vào nền bóng đá nước nhà vốn đang trên đường phát triển. Nhiều địa bàn công cộng trở nên phức tạp về an ninh, trật tự do tệ nạn cờ bạc gây ra. Sự phát triển của tệ nạn cờ bạc còn trực tiếp thúc đẩy các tội phạm và tệ nạn xã hội khác phát triển. Có thể nói giữa các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau phát triển. Vì vây, đòi hỏi để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm phải tiến hành phòng chống kiên quyết và mạnh mẽ tệ nạn cờ bạc. 1.1.3. Tác hại do tệ nạn đánh bạc gây ra Cờ và bạc vốn là hai trò chơi khác nhau. Cờ khởi đầu là một trò chơi mang tính trí tuệ và được tổ chức tranh tài cùng với những môn thể thao như cờ vua, cờ tướng, cờ cá ngựa... Nhưng dần dà nó gắn với những trận ăn thua đi liền với tiền bạc nên dân gian gọi là cờ bạc. Cờ bạc chỉ những trò chơi ăn tiền. Cùng với sự phát triển của xã hội, trò cờ bạc ngày nay cũng biến hoá muôn hình vạn dạng. Và nó gây ra những tác hại vô cùng to lớn. Ở phạm vi của bài luận văn, người làm đề tài nêu ra những tác hại cơ bản, phổ biến do tệ nạn đánh bạc gây ra như sau. Tệ nạn cờ bạc làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh xã hội, là nguồn gốc phát sinh nhiều loại tội phạm như trộm cắp, lừa đảo… Ví dụ: Ngày 21/04/2009, anh Nguyễn Đình Hội, chủ xưởng sửa chữa xe ôtô tại 120 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội tới Công an phường Nghĩa Tân trình báo bị mất chiếc ôtô Innova BKS 29Z-5299. Anh Hội cũng cho biết cùng thời gian phát hiện vụ mất ôtô, 2 nhân viên phục vụ quán ăn ở cạnh xưởng ôtô là Nguyễn Văn Lĩnh (34 tuổi) và Trần Thanh Lâm (23 tuổi), quê ở Lý Nhân, Hà Nam cũng "mất tích". Đến ngày 29/04/2009, GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang 8 Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Công an phường Nghĩa Tân đã bắt giữ được Lĩnh và Lâm khi cả 2 đang lang thang tại công viên Nghĩa Đô. Lĩnh khai nhận lợi dụng bảo vệ xưởng xe ngủ say đã cùng Trần Thanh Lâm trộm cắp chìa khóa, mang xe đi đặt tại một hiệu cầm đồ trên đường Bưởi lấy 100 triệu đồng để ăn tiêu, cờ bạc.2 Tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn cờ bạc nói riêng đã làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, quan hệ giữa người với người trở nên hận thù vì thua bạc dẫn đến cướp bạc, đâm chết người… Ví dụ: Khoảng 19 giờ 30 phút tối 23/04/2009, tại một địa điểm đánh bạc ở quận Kiến, hai nhóm thanh niên, mỗi nhóm ban đầu xác định khoảng 6 người có xảy ra mâu thuẫn với nhau trong khi đánh bạc. Cả hai nhóm đã hẹn nhau đến ngã ba phố Trần Nguyên Hãn – Vũ Chí Thắng, quận Lê Chân để “nói chuyện”. Tại đây chúng đã lao vào gây gỗ đánh nhau bằng dao, kiếm, chai lọ và súng tự tạo. Vụ việc chỉ được chấm dứt khi một tiếng nổ vang lên, một người trong nhóm gục xuống tại chỗ bên cạnh các mãnh vỡ thủy tinh. Nạn nhân là Nguyễn Công Tú (sinh năm 1987) trú ở Nghĩa Xá, quận Lê Chân bị sát hại do nhiều nhát đạn găm trên người. Khẩu súng gây án được xác định là súng bắn đạn hoa cải mà các băng nhóm tội phạm đất cảng hay sử dụng.3 Tệ nạn đánh bạc làm cho nhân cách con người bị hủy hoại, phá tán tài sản gia đình. Tệ nạn đánh bạc cũng gây ảnh hưởng đến tình cảm, hạnh phúc gia đình, làm cho nhiều gia đình dẫn đến tan vỡ hạnh phúc – cha mẹ phải ly hôn, con cái bơ vơ lang thang trộm cắp, cướp giật. Ví dụ: Tên Vũ Văn Huỳnh ở Hải Bối, huyện Đông Anh là chủ chứa cờ bạc, nhiều lần vợ y can ngăn nhưng do ham mê cờ bạc dẫn đến hạnh phúc gia đình bị tan vỡ. Tệ nạn cờ bạc thường gắn liền với tệ nạn khác như nghiện hút, mại dâm, côn đồ càn quấy gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự. Ví dụ: Tên Trần Vưn Sơn (Sơn Lâm) ở phố Nhổn, huyện Từ Liêm vừa là chủ chứa cờ bạc, vừa là chủ chứa nghiện hút. Tệ nạn cờ bạc đã gây ra những hậu qủa xã hội hết sức nghiêm trọng. Nó góp phần cho vấn nạn tham nhũng, nhận hối lộ phát triển. Ví dụ: Nguyên một giám đốc ngân hàng ở huyện Yên Bái đã tự sát vì dùng tiền công qũy đánh đề. Kế toán trưởng kho bạc một huyện thuộc tỉnh Cao Bằng và nhiều cán bộ Nhà nước khác đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính về tội lấy tiền công qũy đánh đề, nhiều người đã tự tử vì không trả được nợ. Về vấn nạn nhận hối lộ trong vụ án Năm Cam, trong quyển sách “mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội 2 3 www.cand.com.vn www.google.com.vn GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang 9 Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam phạm thời hiện đại – NXB công an nhân dân Hà Nội/2003” (của nhóm tác giả : Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm, Tiến sĩ Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên) có nhận định : “Chính Năm Cam đã bắt đầu “sự nghiệp tội phạm có tổ chức” của mình từ cờ bạc. Năm Cam có một điều vượt trội so với các “bậc đàn anh” trong qúa khứ như Đại Cathay, Tuấn Đả, Sơn Đảo, Châu Nhị, Hợi Điên,.v.v.là ở chỗ y sớm hiểu rộng rằng, nếu không quan hệ rộng với những người có quyền lực thì sự nghiệp cờ bạc và tội phạm của y sẽ rất sớm chấm dứt”. Theo quan điểm của ca nhân người làm đề tài, đây là một nhận định rất hay, không những nó nói lên được tác hại vô cùng to lớn mà tệ nạn cờ bạc gây ra cho xã hội, mà nó còn nói lên được một sự thật nhức nhói đang diển ra trong xã hội, và gây đau đầu cho những nhà lãnh đạo đó là nạn nhận hối lộ. 1.2. Khái niệm về tội đánh bạc 1.2.1 Khái niệm Đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi bất hợp pháp mà sự được thua kèm theo việc được hoặc mất lợi ích vật chất đáng kể (tiền hoặc hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác). Và là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi, mà còn là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Theo Điều 248, Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 định nghĩa về tội đánh bạc như sau:“Đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào” 1.2.2 Đặc điểm của tội đánh bạc Tội đánh bạc được quy định tại Điều 248, chương XIX, Bộ luật hình sự 1999 các tội “xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”. Tội đánh bạc đã xâm phạm đến trật tự, nếp sống văn minh của xã hội, và có một số đặc điểm sau: Hành vi phạm tội thể hiện ở hành vi đánh bạc, tức là hành vi sát phạt lẫn nhau (với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật) của nhiều người ( từ hai người trở lên) dưới bất kỳ hình thức nào ( như chơi số đề, cá cược, xóc đĩa, tổ tôm, đỏ đen, tá lả..). Lỗi của cấu thành tội phạm của tội này đều là lỗi cố ý . Động cơ không là dấu hiệu bắt buộc của tội này. 1.2.3 Thủ đoạn của bọn tội phạm đánh bạc hiện nay Thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc rất tinh vi, xảo quyệt. Để chuẩn bị hoạt động tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc, bọn chúng phải tìm và lựa chọn địa điểm thuận lợi. Địa điểm có thể là đối tượng đang ở, khách sạn, GVHD: TS. Phạm Văn Beo 10 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam nhà trọ hoặc một nơi công cộng nào đó có thể vừa thuận lợi cho hoạt động phạm pháp, vừa đảm bảo bí mật, kín đáo, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng hoặc quần chúng nhân dân. Để bảo đảm bí mật, bọn tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc thường tổ chức đánh bạc ở những nơi tương đối cố định, núp dưới danh nghĩa cơ quan, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ hoặc ở các địa điểm có ít người ra vào, hoặc ra vào một cách hợp lí để tránh sự nghi ngờ của mọi người xung quanh. Chúng đề ra các quy định chặt chẽ, kiểm soát việc đi lại, quan hệ của các đối tượng, có những ổ đánh bạc chúng quy định người lạ không được vào. Chúng thiết kế các phương án bảo vệ, báo động khi có sự kiểm tra của chính quyền và cơ quan công an, chúng chuẩn bị những lí do hợp lí để khai báo trước cơ quan công an. Khi bị phát hiện bắt qủa tang thì chúng tìm cách xóa bỏ, tiêu hủy các phương tiện sử dụng trong qúa trình đánh bạc để phi tang chứng cứ, đối phó với cơ quan công an nhằm chối tội. Như vậy, về thủ đoạn hoạt động đánh bạc, tổ chức đánh bạc chúng không trừ một thủ đoạn nào nhằm đạt được mục đích phạm tội. Thực tế cho thấy để tìm kiếm và chuẩn bị địa điểm đánh bạc, một số đối tượng đã sữa chữa nhà ở làm nơi đánh bạc một cách chu đáo, có tường bảo vệ kiên cố, cửa ra vào chắc chắn để nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Nhiều khi chúng còn làm thủ tục đăng kí kinh doanh ngành nghề hợp pháp, sau đó mới tổ chức làm địa điểm đánh bạc. Ví dụ: Hồi 21 giờ ngày 12/08/2002, cơ quan công an tỉnh H bắt qủa tang tại nhà Phạm Thế Dương, sinh năm 1965 ở số 4/68-Tuệ Tĩnh – thành phố Hải Dương 32 đối tượng đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa, thu 39500000 đồng, 15 điện thoại di động. Để chuẩn bị cho tổ chức hoạt động đánh bạc, Duơng đã sửa lại căn nhà của y thành 3 tầng kiên cố, có cổng ra vào chắc chắn, tường bao vây xây cao có dây thép gai. Địa điểm chúng chọn đánh bạc là trên đỉnh tầng 3 có cửa bảo vệ chắc chắn, có hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi. Về hình thức tên Dương đăng ký kinh doanh bán café, hát karaoke nhưng thực chất chủ yếu là hoạt động tổ chức đánh bạc. Tùy từng điều kiện cụ thể mà bọn tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc có thể chuẩn bị những hình thức đánh bạc khác nhau với mục đích đảm bảo bí mật an toàn tuyệt đối. Khi đã chuẩn bị kĩ các điều kiện đảm bảo, chúng tổ chức phân công điều hành thực hiện tội phạm như: bố trí người canh gác bảo vệ, lôi kéo người tham gia đánh bạc, đề ra các quy định chặt chẽ an toàn như kiểm tra khách đến, ám hiệu báo động khi bị công an phát hiện, chuẩn bị cho việc tẩu thoát và che dấu hành vi phạm tội. Có nhiều đối tượng tổ chức đánh bạc đã tính toán kĩ lưỡng phương án phòng thủ và che GVHD: TS. Phạm Văn Beo 11 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam dấu tội phạm, bọn chúng còn chuẩn bị các phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ cho đánh bạc như ôtô, xe máy, camera, catset, điện thoại di động, máy fax, bộ đàm, internet… thông tin ám hiệu cho nhau để lừa đảo. Có đối tượng còn chuẩn bị cả bát đĩa riêng biệt khi đánh xóc đĩa để dễ dàng quan sát lừa bịp trong khi thực hiện hành vi đánh bạc. Đối với các đối tượng đánh bạc bằng hình thức đỏ đen, bọn chúng thường dùng thủ đoạn lừa đảo, cướp, cưỡng đoạt tiền và tài sản của khách chơi. Chẳng hạn, chúng quan sát các đối tượng có tiền vàng, tài sản, để rủ rê đánh bạc, có thể có “cò mồi” gạ gẫm chung nhau. Chúng thường bố trí một hai tên làm cò mồi giống như những người khách bình thường để đến địa điểm bố trí tham gia.4 Trên đây là một số thủ đoạn mà bọn đánh bạc hay sử dụng, để tham gia vào các trò chơi đỏ đen, bọn chúng đã không ngừng thay đổi từ địa điểm đến cách đánh bạc. Thủ đoạn lừa đảo ngày càng nhiều. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật ngày nay - với trang thiết bị hiện đại, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc thực hiện hành vi phạm tội của chúng tinh vi hơn. 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của tội đánh bạc 1.3.1 Trên thế giới Trước tiên tìm hiểu về tình hình đánh bạc ở một số thủ đô cờ bạc trên thế giới nói riêng, và các thủ đô cờ bạc ở châu Á nói chung. Vào năm 1626 tại thành phố Venise, Italia một cơ sở đánh bạc đầu tiên được luật pháp công nhận. Giới thượng lưu Venise thường đến đây giải trí và gọi nhà đánh bạc này là casini. Về sau, mọi người gọi chệch ra là Casino và bắt đầu từ đây các cơ sở đánh bạc trên thế giới được mang một cái tên mới là Casino. Năm 1650 các Casino được xây dựng ở các nước châu Âu khác, trong đó Casino nổi tiếng nhất là Casino mang tên Spa ở nước Bỉ. Các Casino được xây ở Pháp, Đức, Anh và được nhà nước cho mở 12 giờ mỗi ngày. Vào năm 1806 ở nước pháp nhà vua Napoleon đã cho xây dựng hàng loạt Casino và các sòng bạc này được chính quyền cấp giấy phép hoạt động. Các Casino nước Pháp nổi tiếng trên thế giới với sự bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, lịch sự, phục vụ tốt. Nhưng từ đây cũng xuất hiện nhiều vấn đề xã hội chung quanh các sòng bạc này như tự tử vì thua bạc, tâm thần, … Vì vậy, năm 1837 tất cả các Casino bị chính quyền pháp cấm hoạt động. Nhưng nước Đức lại thành lập và cấp giấy phép hoạt động cho một số Casino ở Baden – Baden, Wiesbaden, Bad – Humburg. Các Casino ở nước Đức đã xuất hiện các kiểu chơi cờ bạc dạng xóc đĩa. Năm1860 ở Monaco đã mở sòng bạc mang tên Fracois Blanc. Trên vùng đất Monte – Carlo đã thành lập Casino của hiệp hội Societe des 4 1001 thủ đoạn của bọn tội phạm/ thủ đoạn của bọn tội phạm đánh bạc / NXB Chính trị quốc gia GVHD: TS. Phạm Văn Beo 12 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Bains de Mer. Năm 1899 đã xuất hiện các salons priver (phòng cá nhân) để đánh bạc cho yên tĩnh. Năm 1931 tại Las Vegas ( Hoa Kỳ) đã xuất hiện các sòng bạc đầu tiên được chính quyền cho phép. Nhưng nhắc tới thế giới cờ bạc thì phải nói đến Hoa Kỳ với vương quốc Las Vegas nổi tiếng . Không cần thăm nước Mỹ thì mọi người trên thế giới cũng biết thủ đô của nước Mỹ là Washington.D.C. Nhưng đối với thế giới thì đây chỉ là thủ đô về chính trị, văn hóa, khoa học của nước Mỹ. Nếu New York là thủ đô kinh tế của nước Mỹ thì thủ đô của Mafia Hoa Kỳ lại là Las Vegas. Cái tên Las Vegas này còn được mệnh danh là thủ đô cờ bạc thế giới. Từ đầu thế kỷ 17 những tên tội phạm nguy hiểm, giết người, ăn cướp và lừa đảo dựng lên thành phố này để ở đây, cách xa các đồn cảnh sát và bao bọc bởi những đồng cát nóng bỏng chúng có thể đóng vai các nhà quý tộc, tẩy rửa những đồng tiền tội phạm và đầu tư vào ngành kinh doanh và béo bở : cờ bạc . Một thành công nữa của Las Vegas là các sòng bạc mở cửa cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu ghèo, hữư danh hay vô danh, thậm chí cả người da đen và dân Puectorico. Nghiên cứư lịch sử thành phố cờ bạc này cho thấy từ xa xưa người dân da đỏ đã chơi một loại xóc đĩa với các con xúc xắc và những que gỗ màu. Trên địa hạt bang Nevada, các trò chơi cờ bạc được chính quyền và pháp luật cho phép, loại trừ thời gian 1910 – 1930. Cho đến nay thì cờ bạc đã trở thành nguồn thu chủ yếu của thành phố sa mạc vốn được mệnh danh là “thủ đô Mafia Hoa Kỳ” này. Nếu như Las Vegas được mệnh danh là thủ đô cờ bạc của thế giới, thì Hồng Kông, Ma Cao trước khi trở về Trung Quốc được mệnh danh là thủ đô cờ bạc của châu Á. Hồng Kông là thành phố của Casino, có rất nhiều sòng bạc Casino các loại, phần lớn được tập trung trong các khách sạn lớn, các khu ăn chơi, bên cạnh những tiệm massage, các tiệm ăn, các quán bar, các quán dancing,v.v. các sòng bạc của Hồng Kông khác với Hoa Kỳ và các nước là rất sang trọng, chỉ dành cho các nhà triệu phú, những người giàu có. An ninh trật tự ở Hồng Kông khá tốt. Mặc dù lãnh địa này đã và đang tồn tại nhiều băng đảng tội phạm gốc châu Á nổi tiếng như Hội Tam Hoàng, băng “Bamboo”, các nhomc Yakuza… Ở châu Á các sòng bạc đã xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc, Việt Nam. Casino ở Macao xuất hiện từ năm 1850. Từ năm 1962 Hiệp hội Sociedae de Tusismo e Diversoes de Macao trở thành độc quyền cấp giấy phép ở Macao. Và lãnh thổ nhỏ thuộc Bồ Đào Nha này đã trở thành một vương quốc Casino nổi tiếng đứng hàng đầu châu Á. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 13 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Ở Trung Quốc, hiện nay bao gồm cả Hồng Kông và Macao hiện tồn tại hai phương thức quản lý đối với cờ bạc. Trung Quốc lục địa kể từ khi Đảng cộng sản cầm quyền năm 1949 đánh bạc bị cấm dưới mọi hình thức. Những năm gần đây trong tiến trình cải cách và mở cửa, chính phủ Trung Quốc cho phép mở một số sòng bạc dạng slot machine (máy đánh bạc tự động) ở một số vùng kinh tế mở, dành cho người nước ngoài và Hoa Kiều. Còn ở Hồng Kông và Macao vẫn áp dụng phương thức quản lý cũ với cờ bạc là cấp phép và thu thuế. Ở nước Ôxtrâylia, nghành công nghiệp cờ bạc mỗi năm thu được 8 tỷ đô la Ôtrâylia. Ở nuớc này có 14 Casino ở Sydney, Gold Coast, Brisbane, Townsvlle, Melbourne … Trong đó các sòng bạc Casino được chính quyền cấp phép đầu tiên vào năm 1992 và 1994 ở Melbourne và Sydney Tại Philippin và Malaysia, các sòng bạc Casino cũng được nhà nước cấp phép hoạt động. Tại Philippin công ty Philippine Amusement and Gaming Corporation (PAGCOR) dưới sự kiểm soát của chính phủ quản lý các Casino ở nước này. PAGCOR tổ chức các trò chơi bingo ở 10 Casino và trò chơi slot machine ở một sòng bạc Casino ở Manila. Phần lớn khách chơi cờ bạc ở Philippin là người nước ngoài. Tại Malaysia, chính phủ đã làm chủ sở hữu sòng bạc Casino lớn nhất ở Đông Nam Á ở Kuala Lumpur. Tại Campuchia sòng bạc Casino đầu tiên được mở trên thuyền nổi ở Mega Resort floating Casino trên sông Tonle Sap vào năm 1995. Năm1996 trên địa phận gần biên giới Thái Lan, chính quyền địa phương đã mở nhiều Casino, chính phủ đã thu được 500000 USD lợi nhuận. Một Casino lớn được mở trên địa phận tỉnh Svâyriêng đối diện cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). 1.3.2 Tại Việt Nam 1.3.2.1 Giai đoạn trước năm 1945 Thời xa xưa ở Việt Nam những người vô công rồi nghề, thường có tính ham mê cờ bạc . Trong những tháng giêng, tháng hai, tháng ba, gọi là “tháng ăn chơi”, đàn bà, trẻ con cho chí người lớn, chỗ thì tụm năm, tụm ba chơi xúc sắc, quay đất, xóc đĩa, giồi mỏ, giồi chẳn lẻ, bài phu, tam cúc, tứ sắc, bài cào … đâu đâu cũng thấy nói tới chuyện cờ bạc. Đó là cách chơi xuân, ăn thua độ năm ba đồng, còn quanh năm những tay ăn chơi chực bóc áo tháo quần của nhau thì nhất là hay chơi xóc đĩa, ít xì hay là tài bàn, đánh bất. Trong xã hội phong kiến Việt Nam vấn đề cờ bạc được đề cập đến trong các Bộ luật lớn như Quốc Triều Hình Luật triều Lê, Luật Gia Long triều Nguyễn ở một góc độ giữ gìn an ninh trật tự phong kiến. Đặc biệt vấn đề tệ nạn cờ bạc đã được đề cập đến nhiều trong hương ước của làng xóm, ở các vùng nông thôn Việt Nam . Tuy nhiên dưới GVHD: TS. Phạm Văn Beo 14 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam chế độ cũ các tệ nạn cờ bạc như đánh chắn, tổ tôm, cua cá, ba cây, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc,…đã xảy ra phổ biến không chỉ ở các vùng nông thôn và cả ở khu vực thành thị. Các sòng bạc dạng Casino đã được cấp giấy phép hoạt động công khai để thu lợi nhuận cho chính quyền. Trải qua nhiều thời kỳ pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của pháp luật phong kiến Trung Hoa. Năm 1698, vua Lê Huy Tông hạ lệnh cho viên đề lãnh dò xét: “người chứa gá và người đánh gá đều bị phạt nặng, số tiền bị phạt nhiều hay ít tùy theo thứ bậc phẩm trật của từng người”. Ngay sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long đã ban lệnh nghiêm cấm đánh bạc, quy định hình phạt nghiêm khắc. Theo Luật Gia Long ban bố, các khoản tiền thu về trong và sau vụ đánh bạc được dùng làm phần thưởng cho những người có công tố giác tội phạm. Dưới triều các vua Minh Mạng, vua Thiệu thì tội đánh bạc bị phạt rất nặng, không cần biết là quan hay lính. Quan phạm tội thì bị phạt rất nặng, thậm chí bị phạt treo cổ. Còn những người có trách nhiệm quản lý, theo dõi khi để xảy ra việc đánh bạc cũng bị phạt giáng chức từ 2 – 4 cấp. Tuy nhiên, những ai có công phát hiện tội phạm sẽ được thưởng. 1.3.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến nay Sau khi cách mạng tháng tám thành công, chính quyền nhân dân còn non trẻ. Đất nước bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá. Nền kinh tế vốn đã nghèo nàn lạc hậu lại phải đối phó với những khó khăn chồng chất. Trước tình hình đó, Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chống thực dân pháp xâm lược. Sau đó, hàng loạt văn bản pháp luật đã được Nhà nước ban hành. Bên cạnh hoạt động đấu tranh chống thực dân cùng bọn tay sai, phản động, Nhà nước ta còn hết sức chú trọng việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trong kháng chiến. Chính vì vậy, pháp luật hình sự của chính quyền nhân dân đã tập trung phục vụ thực hiện các nhiệm vụ đó. Ngày 14/04/1948, Nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 168 về tội đánh bạc. Nhằm mục đích chặn tay địch và những phần tử thuộc các giai cấp bóc lột, dùng cờ bạc vào những mục đích phá hoại, đầu độc, bóc lột nhân dân, làm cho một số người sao lãng nhiệm vụ cách mạng. Và sau đó có nhiều văn bản được ban hành như: Thông tư số 301VHH-HS ngày 14/01/1957 của Bộ tư pháp về bài trừ tệ nạn xã hội; Chỉ thị 1183 – TATC/TC ngày 01/07/1960 của Tòa án tối cao về xử lý cờ bạc, Thông tư 121 – CP ngày 09/08/1961 của Hội đồng chính phủ “về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội”, Chỉ thị 14 – CT ngày 16/01/1961 của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng “về các biện pháp giải quyết các vấn đề cứu tế xã hội và tệ nạn GVHD: TS. Phạm Văn Beo 15 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam xã hội” đã yêu cầu lập hồ sơ đưa ra truy tố hoặc tập trung cải tạo đối với bọn tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc chuyên nghiệp. Trong quyết định số 154 – CP ngày 01/10/1973 của Hội đồng Chính phủ “về việc bổ sung đối tượng bị coi là lưu manh chuyên nghiệp thuộc diện tập trung giáo dục cải tạo ở cơ sở sản xuất do Bộ Công an quản lý” cũng quy định về xử lý các đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp. Tiếp đó, Chỉ thị 135/HĐBT ngày 14/05/1989 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng “ về việc giải quyết trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới” cũng nhấn mạnh việc xử lý, quản lý các đối tượng cờ bạc . Các hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc cũng bị xử lý hành chính theo quy định của Nghị định 141 – HĐBT ngày 25/04/1991 “quy định về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự”. Ngày 18/05/1994 Liên Bộ Tài chính - Nội vụ đã ra thông tư số 43/LB-TT hướng dẫn xử lý việc lợi dụng xổ số kiến thiết để hoạt động số đề. Vấn đề phòng chống tệ nạn cờ bạc cũng được đề cập đến trong chỉ thị 814/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng chính phủ: “về tăng cường quản lý, thiết lập trật tự trong các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng”. Chỉ thị 814/ TTg quy định “đối với hoạt động đánh bạc, số đề: tuyên truyền giáo dục làm cho nhân dân hiểu biết đầy đủ về pháp luật, thấy rõ đánh bạc, số đề là hành vi phạm pháp; đồng thời cải tiến việc phát hành sổ xố kiến thiết. Các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường công tác quản lý xã hội, , tiến hành điều tra, nghiên cứu, nắm chắc các đối tượng cờ bạc , số đề, phân loại, lập thành hồ sơ để xử lý kịp thời. Truy quét để xóa bỏ các tụ điểm cờ bạc , số đề. Xử lý những người tham gia đánh bạc và nghiêm trị những chủ thể chứa bạc, chủ đề”. Qua từng thời kỳ cách mạng, đường lối xử lý đối với người phạm tội đánh bạc cũng thay đổi, nhưng các dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc vẫn không có gì thay đổi. Bộ luật hình sự 1985 quy định tội đánh bạc , tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một điều luật (Điều 200). Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định tội đánh bạc tại Điều 248, còn tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 249. Việc tách tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thành hai điều luật riêng là nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 được cấu tạo từ khoản 1 Điều 200 Bộ luật hình sự 1985 và có sửa đổi, bổ sung như sau: Bổ sung tình tiết là yếu tố định tội, đó là: tiền hay hiện vật dùng đẻ đánh bạc phải có giá trị lớn, nếu chưa có giá trị lớn thì người đánh bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã GVHD: TS. Phạm Văn Beo 16 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam bị kết án về một trong các tọi này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội đánh bạc . Bổ sung các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt và được quy định tại điểm a và b khoản 2 của điều luật như: có tính chất chuyên nghiệp; tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính quy định tại khoản 1 của điều luật, tăng mức cải tạo không giam giữ từ một năm lên ba năm; hình phạt bổ sung được quy định trong cùng một điều luật và tăng mức phạt từ một triệu đến năm triệu lên từ ba triệu đến ba mươi triệu; bỏ hình phạt tịch thu một phần tài sản mà Điều 218 Bộ luật hình sự 1985 quy định đối với tội phạm này.5 Ở nước ta, tội phạm đánh bạc xuất hiện trong mọi thời đại với những dấu hiệu khác nhau, trong từng giai đoạn có quy mô và mức độ khác nhau. Tội phạm đánh bạc ngày nay đã lan rộng, với những thủ đoạn bọn chúng sử dụng ngày càng tinh vi, đa dạng gây ảnh hưởng và nguy hiểm rất cao cho xã hội. Do đó, việc ban hành các Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, và Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) để nghiêm trị loại tội phạm này là rất cần thiết. Để hiểu rõ hơn về cấu thành tội phạm của tội đánh bạc, chúng ta tìm hiểu tiếp ở chương 2 “quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc”, để hiểu hơn về dấu hiệu pháp lý; khung hình phạt của tội phạm đánh bạc . 5 Bình luận khoa học Bộ luật hình sự / phần các tội phạm / tập 9 các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của Đinh Văn Quế (Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao) GVHD: TS. Phạm Văn Beo 17 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI ĐÁNH BẠC Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, thì tội phạm chỉ được ghi nhận trong Bộ luật hình sự thì mới bị xem là tội phạm và mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành thì tội đánh bạc được hiểu như sau: “Đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dướibất kỳ hình thức nào”.6 Đây là tội nghiêm trọng thuộc phần các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, chương XIX Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. Sau đây chúng ta hãy đi vào phân tích tội đánh bạc cụ thể hơn. 2.1 Tội đánh bạc được quy định Điều 248, Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 Trước hết, tìm hiểu về khái niệm “tội phạm” trong luật hình sự Việt Nam: Trong qúa trình thống nhất, xây dựng đất nước, khái niệm “tội phạm” đã dần dần được hình thành. Khái niệm này được ra đời lần đầu tiên, trong Bộ luật đầu tiên của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Bộ luật hình sự 1985 (được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VII, ngày 27/06/1985). Khái niệm này đã phản ánh một cách khá đầy đủ các quy định về tội phạm và xác định cụ thể hành vi nào là phạm tội, mặc dù nó được hình thành trong Bộ luật đầu tiên. Đến ngày 02/02/1999 tại kỳ họp khóa X Quốc Hội đã thông qua Bộ luật hình sự mới sửa đổi, bổ sung một một số điều của Bộ luật hình sự 1985. Bộ luật này đã sửa đổi khái niệm về “tội phạm” để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. 6 Bình luận khoa học Bộ luật hình sự / phần các tội phạm / tập 9 các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của Đinh Văn Quế (Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao) GVHD: TS. Phạm Văn Beo 18 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 được Quốc hội thông qua ngày 21/21/1999 đã thay thế Bộ luật hình sự 1985 trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta. Tại Điều khoản 1 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Khái niệm trong Bộ luật này đã khắc phục những nhược điểm của các khái niệm về tội phạm trước. Kế tiếp tìm hiểu một số khái niệm về đánh bac: “Đánh bạc là một trong những tệ nạn xã hội, xâm phạm đến trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu nhiều mặt tới cuộc sống bình thường của chính gia đình người đánh bạc, đồng thời còn là nguyên nhân của nhiều loại tội phạm nguy hiểm khác.”7 “Đánh bạc là hành vi tham gia vào trò chơi bất hợp pháp mà sự được thua kèm theo việc được hoặc mất lợi ích vật chất đáng kể (tiền hoặc hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác).” “Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác.” Việc tìm hiểu những khái niệm trên sẽ giúp ta hiểu hơn về tội phạm đánh bạc, cũng như những tác hại mà chúng gây ra cho xã hội. Để thúc đẩy mọi người cùng góp sức đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Đây là một công việc, nhiệm vụ hết sức quan trọng. 2.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc Điều 248. tội đánh bạc 1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 7 Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999/ tập II phần các tội phạm cụ thể/ quyển II (từ Điều 202 đến hết/ NXB chính trị quốc gia 2004 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 19 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm; a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Tái phạm nguy hiểm 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đến ba mươi triệu đồng8 (Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009, thì Điều 248 về tội đánh bạc được sửa đổi, bổ sung như sau: Điều 248. Tội đánh bạc 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. Và tại Nghị quyết của Quốc Hội số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tại điểm c.7 và điểm d, khoản 2, Điều 1 quy định về các hành vi không bị xử lý hình sự, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác như sau: c.7. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 248 mà số tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị dưới hai triệu đồng; d) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 các điều 171, 182, 183, 184, 185, 191 và 248 của Bộ luật hình sự theo tình tiết “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm”, hành vi quy định tại khoản 1 các điều 224, 225 8 Bộ luật hình sự 1999 Của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam/ NXB Chính trị quốc gia GVHD: TS. Phạm Văn Beo 20 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam và 226 của Bộ luật hình sự theo tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm”;) Tội phạm là hiện tượng xã hội cụ thể và cấu thành tội phạm là khái niệm pháp lý mô tả hiện tượng đó. Các dấu hiệu bắt buộc của một tội phạm là: Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi (mặt chủ thể của tội phạm), dấu hiệu lổi (mặt chủ quan của tội phạm), dấu hiệu hành vi khách quan và những dấu hiệu có liên quan (mặt khách quan của tội phạm), và dấu hiệu quan hệ xã hội bị xâm hại (mặt khách thể của tội phạm). Đây là dấu hiệu bắt buộc của một tội phạm, thiếu một trong bốn dấu hiệu trên thì sẽ không có tội phạm xảy ra. Đánh bạc là một tội phạm cho nên cần phải có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sau: 2.1.2.1 Mặt chủ thể của tội đánh bạc Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 thì người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm do cố ý và không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Nếu số tiền hoặc tài sản dùng để đánh bạc có giá trị không lớn thì người có hành vi đánh bạc phải là người bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này. 2.1.2.2 Mặt khách thể của tội phạm Tội phạm này xâm phạm trật tự, nếp sống văn minh của xã hội. Cũng như đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan, tội đánh bạc là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội, vì tội đánh bạc cũng là một tệ nạn xã hội. 2.1.2.3 mặt khách quan của tội phạm a) Hành vi khách quan Hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện qua việc đánh bạc (chơi ăn thua tiền hoặc hiện vật) dưới nhiều hình thức như: bài cào, “xập – xám”, “xì – vách”, xóc đĩa, bầu cua, số đề, đá gà, cá cược (bóng đá)…v.v… Người phạm tội thực hiện hành vi đánh bạc bằng nhiều hình thức khác nhau. Nếu trước đây đánh bạc chủ yếu là bằng hình thức tổ tôm, xóc đĩa, bài tây thì bây giờ có rất nhiều hình thức đánh bạc khác nhau như: chơi số đề, cá độ bóng đá, chọi gà, cá độ đua ngựa, đua xe,…thủ đoạn phạm tội cũng rất tinh vi. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 21 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Theo điều văn của điều luật thì người có hành vi đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, trong thực tế không phải cứ tham gia trò chơi nào được thua bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội. Hiện nay các cơ quan, tổ chức có nhiều hình thức vui chơi giải trí có được thua bằng tiền hay hiện vật đều không bị coi là hành vi phạm tội đánh bạc như: chơi xổ số, lô tô, Casino ,…các trò chơi này được Nhà nước cho phép nên không coi hành vi phạm tội. Cũng chính vì vậy, có ý kiến cho rằng, Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 cần được sử dụng theo hướng thêm cụm từ “trái phép” vào điều văn của điều luật. Ngược lại, có ý kiến cho rằng không cần phải quy định thuật ngữ trái phép, vì các trò chơi được thua bằng tiền hay hiện vật mà Nhà nước cho phép thì không gọi là đánh bạc. Khi nói đến đánh bạc đã bao hàm yếu tố trái phép rồi; không ai nói chơi sổ xố là đánh bạc cả. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề học thuật, còn thực tiễn xét xử không vướng mắc về vấn đề có được phép hay không được phép. b) Hậu qủa Hậu qủa của hành vi đánh bạc không phải là dấu hiệu bắt buộc và cũng không phải là yếu tố định khung hình phạt, mặc dù hành vi đánh bạc có thể gây ra những hậu qủa nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội như: do đánh bạc mà tan cửa nát nhà, do đánh bạc mà dẫn đến các hành vi phạm tội khác như trộm cắp, cướp giật, cướp, cưỡng đoạt, cố ý gây thương tích, giết người, gây rối trật tự công cộng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, cho vay nặng lãi,…Nhà làm luật không quy định hậu qủa là yếu tố định tội hoặc yếu tố định khung hình phạt không phải vì không thấy trước hậu qủa do hành vi đánh bạc gây ra cho xã hội, mà hậu qủa do hành vi đánh bạc gây ra hầu hết đã cấu thành tội phạm độc lập và tội phạm đó bao giờ cũng nguy hiểm hơn tội đánh bạc. Do đó, nếu hành vi đánh bạc mà dẫn đến những hành vi phạm tội khác thì người phạm tội còn bị truy cứu về tội phạm tương ứng. c) Các dấu hiệu khách quan khác Đối với tội phạm này không quy định hậu qủa là dấu hiệu bắt buộc nhưng lại quy định giá trị tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi đánh bạc mà giá trị tiền hay hiện vật dùng vào việc đánh bạc có giá trị được xác định chưa phải là lớn và người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc chưa bị kết án về một GVHD: TS. Phạm Văn Beo 22 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam trong các tội này, hoặc đã bị kết án về các tội phạm này nhưng đã được xóa án tích thì chưa bị coi là phạm tội đánh bạc. Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị lớn là tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng, bao gồm: Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được tại chiếu bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã đuợc hoặc sẽ được dùng để đánh bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc .9 Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc cần phân biệt: Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được đề cập trên đây; Ví dụ: Có vụ đánh bạc , dưới hình thức chơi xóc đĩa, có mười người tham gia, mỗi người góp một triệu đồng. Như vậy, số tiền dùng để đánh bạc của vụ đánh bạc là mười triệu đồng. Trường hợp một người đánh bạc với nhiều người khác nhau (như trường hợp chơi số đề), thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc đối với người đánh bạc với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người đánh bạc khác dùng để đánh bạc ; còn đối với người tham gia đánh bạc với người này là tiền, giá trị hiện vật mà bản thân họ và người đó cùng dùng để đánh bạc. Ví dụ: Có mười người chơi đề với chủ đề, mỗi người chơi đề góp một triệu đồng. Tỷ lệ chơi đề của những người này với chủ đề là 0/50. Như vậy số tiền dùng để đánh bạc của mười người chơi đề là mười triệu đồng, của chủ đề là năm mươi triệu đồng. Tổng số tiền của vụ đánh bạc là 50 triệu đồng + 10 triệu đồng là 60 triệu đồng.10 Đánh bạc được hiểu là nhiều người (ít nhất từ hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau: a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới một triệu đồng) 9 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP (17/04/2003) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự Đánh bạc và luật hình sự về tội đánh bạc/ tạp chí Pháp lý - số tháng 3(3/2007)/ trang 15 - 16 10 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 23 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc ; b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ một triệu đồng trở lên theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02 nêu trên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó; c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự; d) Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “ có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 248 của Bộ luật hình sự. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa … cần phân biệt: a) Một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa…(để tính là một lần đánh bạc ) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa … trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó. Ví dụ: tại kỳ đua ngựa thứ 46, tổ chức vào ngày 06/04/2006, trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ A đã cá độ ba đợt thì chỉ coi A đã đánh bạc một lần trong kỳ đua ngựa này với tổng số tiền cá độ của của ba đợt đó; nếu tổng số tiền cá độ của cả ba đợt từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng thì A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 248 của Bộ luật hình sự. Cần chú ý là nếu số tiền cá độ mỗi đợt từ một triệu đồng trở lên thì đối với trường hợp này cũng không được áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 24 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam b) Số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa…với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người chơi khác dùng để đánh bạc. Ví dụ: B là chủ đề của năm người chơi đề khác nhau, mỗi người chơi đề với số tiền là hai mươi ngàn đồng; nếu với tỷ lệ chơi 1/70 (1 ăn 70) thì số tiền dùng để đánh bạc được xác định như sau: Tiền dùng để đánh bạc của một người chơi đề với B sẽ được xác định là một triệu bốn trăm hai mươi ngàn đồng [ 20.000 đồng tiền của một người chơi dùng để đánh bạc + (20.000 đồng 70 lần) tiền của B dùng đánh bạc với người chơi đó = 1.420.000 đồng ]. Tiền dùng để đánh bạc của B với năm người chơi đề là bảy triệu một trăm ngàn đồng (1.420.000 đồng tiền của B dùng đánh bạc với một người chơi năm người chơi = 7.100.000 đồng). Mặc dù đã có hướng dẫn tương đối cụ thể, nhưng thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp Tòa án xác định không thống nhất về số tiền, giá trị hiện vật trong trường hợp chơi số đề. Để áp dụng thống nhất đúng tinh thần hướng dẫn tại Nghị quyết số 02 ngày 17/04/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì: Đối với chủ thể và người “thư ký” đề, thì chỉ tính một lần số tiền hoặc giá trị hiện vật mà họ dùng vào việc chơi đề với nhiều người. Ví dụ: A là chủ thể chơi với 20 người, mỗi người chơi với A là 1.000.000 đồng với tỷ lệ 1/70, thì chỉ tính số tiền mà A dùng để chơi đề với 20 người là 70.000.000 đồng, và như vậy tổng số tiền dùng để đánh bạc trong vụ án này là 90.000.000 đồng (20 triệu của 20 người và 70 triệu đồng của A) Trường hợp, chỉ bắt được người chơi đề, mà không xác định được chủ đề hoặc “thư ký” đề, thì số tiền hoặc giá trị tài sản dùng vào việc đánh bạc là số tiền hoặc tài sản mà người chơi đề dùng vào việc chơi đề. Ví dụ: Cơ quan điều tra bắt được B, khám người thấy trong túi B có một mảnh giấy (phơi đề) có ghi 3.000.000 đồng, nhưng cơ quan điều tra không bắt được chủ đề hoặc “thư ký” đề, thì số tiền mà B dùng để đánh bạc được xác định là 3.000.000 đồng. 2.1.2.4 Mặt chủ quan của tội phạm Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích, động cơ không là dấu hiệu bắt buộc của tội này. 2.2 Hình phạt của tội đánh bạc GVHD: TS. Phạm Văn Beo 25 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Hình phạt của tội đánh bạc được chia thành hai khung và hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 . 2.2.1 Khung một Theo quy định tại khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, thì người phạm tội đánh bạc có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội vừa đánh bạc với số tiền hay hiện vật có giá trị lớn, vừa đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt tới ba năm tù. Về tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 248 và Điều 249 mà còn vi phạm” và “đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Điều 248 và Điều 249 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Nghị quyết số 02/2003/ NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 không có hướng dẫn cụ thể về áp dụng tình tiết này đối với các tội “đánh bạc “, “tổ chức đánh bạc” hoặc “gá bạc” quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP, thì hướng dẫn về tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” và “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” tại Nghị quyết này được áp dụng đối với các tội phạm chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Theo chúng tôi, có thể vận dụng hướng dẫn này đối với các tội quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 cụ thể như sau: “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 248 và Điều 249 mà còn vi phạm” là trường hợp trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong các tội đó (đánh bạc , tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc ) bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong các tội đó. Ví dụ: A đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, A lại thực hiện một trong các hành vi (đánh bạc, tổ chức GVHD: TS. Phạm Văn Beo 26 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam đánh bạc hoặc gá bạc) được quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. “Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Điều 248 và Điều 249 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là trường hợp trước đó một người đã bị kết án về tội “đánh bạc” (tội “tổ chức đánh bạc” hoặc “gá bạc”), chưa được xóa án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi (đánh bạc, tổ chức đánh bạc) được liệt kê trong các tội đó. Ví dụ: A đã bị kết án về tội “tổ chức đánh bạc” quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. Sau khi ra tù, chưa được xóa án tích, A lại thực hiện hành vi đánh bạc (hoặc gá bạc). Khi áp dụng tình tiết “đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” cần phân biệt: Trường hợp tiền án của bị cáo đã được xem xét là dấu hiệu trong cấu thành cơ bản của tội phạm (đã bị kết án … chưa được xóa án tích mà còn vi phạm), thì tiền án đó không được tính để xác định tái phạm đối với bị cáo. Trường hợp các tiền án của bị cáo không được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Điều 248 hoặc Điều 249 Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” vì hành vi phạm tội của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì các tiền án của bị cáo phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Tiền hoặc hiện vật “có giá trị lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn”: theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003, thì việc xác định tiền hoặc hiện vật “có giá trị lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” trong tội “đánh bạc” được thực hiện như sau: a. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng là có giá trị lớn; b. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng là có giá trị rất lớn; c. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên là có giá trị 11 đặc biệt lớn. 2.2.2 Khung hai a) Có tính chất chuyên nghiệp Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội lấy việc đánh bạc là nguồn sống cho chính mình. 11 Tội “đánh bạc” và các tội phạm khác liên quan đến hành vi đánh bạc; một số vấn đề lý luận và thực tiễn/ Tiến sỹ Nguyễn Đức Mai (Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương/ Tạp chí Kiểm sát - Số 20 (tháng 10/2006). GVHD: TS. Phạm Văn Beo 27 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Việc xác định một người đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp cũng không đơn giản, bởi lẽ việc đánh bạc là xuất phát từ các trò chơi, nhiều người đam mê tới mức không thể bỏ được như nghiện thuốc lá, nghiện rượu,…nhưng không phải trường hợp nào cũng coi hành vi đánh bạc của họ là có tính chất chuyên nghiệp; có người chơi số đề, cá độ bóng đá được cũng nhiều, thua cũng không ít, họ thường xuyên đánh bạc không thể nhớ được bao nhiêu lần nhưng cũng không thể coi là đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp, vì họ không lấy đánh bạc là nguồn sinh sống chính. Cũng đã có thời gian, để xác định một người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ căn cứ vào số lần phạm tội nhiều hay ít mà không căn cứ vào yếu tố quan trọng là lấy việc phạm tội là nguồn sống chính. Vì vậy, khi xác định tình tiết phạm tội này, không chỉ căn cứ vào số lần phạm tội mà phải căn cứ vào tính chất của hành vi và mục đích của người phạm tội, và cũng chỉ nên coi là phạm tội đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp trong trường hợp rõ ràng như người phạm tội không có nghề nghiệp, lấy việc đánh bạc là nguồn sống chính cho bản thân và gia đình. b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn Trường hợp phạm tội này không khó xác định, chỉ căn cứ vào giá trị tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Tuy nhiên, nhà làm luật quy định hai tình tiết có mức độ nghiêm trọng khác nhau là yếu tố định khung hình phạt trong cùng một khung hình phạt, xét về kỷ thuật lập pháp là không khoa học, đây cũng không phải là trường hợp cá biệt mà một số tội phạm khác cũng có tình trạng như vậy. Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 12 thì tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn: Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng là có giá trị rất lớn; Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên là có giá trị đặc biệt lớn. c) Tái phạm nguy hiểm Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 thì tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội 12 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP (17/04/2003) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự 1999 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 28 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án mà lại phạm tội do cố ý. Như vậy, đối với tội đánh bạc, người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm chỉ có thể là người đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội đánh bạc, vì đối với tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khỏan 2 của điều luật; tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị rất lớn và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể áp dụng hình phạt dưới hai năm tù hoặc được chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật; tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị đặc biệt lớn, có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù. 2.2.3 Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đánh bạc Ngoài hình phạt chính, người phạm tội đánh bạc còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. Khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đánh bạc cần lưu ý: chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung nếu không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Nói chung, trong tình hình phạm tội đánh bạc hiện nay, các Tòa án rất ít áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, mà chủ yếu áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung và hầu hết đối với người phạm tội đánh bạc đều bị phạt tiền ngoài hình phạt chính. 2.3 So sánh tội đánh bạc với một số tội khác 2.3.1 So sánh tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 2.3.1.1 Dấu hiệu pháp lý Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 như sau: “1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị GVHD: TS. Phạm Văn Beo 29 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” (Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009, thì khoản 1 Điều 249 quy định về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được sửa đổi, bổ sung như sau: “Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.”) “Tổ chức đánh bạc là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Gá bạc là chứa việc đánh bạc để thu tiền (tiền hồ).” Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc cũng như tội đánh bạc, là tội phạm đã được quy định rất sớm và đều gọi chung là tội “cờ bạc”, sau này mới tách ra các hành vi khác nhau: đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhưng vẫn quy định cùng trong một Điều luật. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một điều luật (Điều 200). Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định tội đánh bạc tại Điều 248 còn tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 249. Tuy nhiên, hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc vẫn quy định trong cùng một điều luật. Vì vậy, khi định tội phải tùy trường hợp mà định tội là tội tổ chức đánh bạc hay tội gá bạc. Ví dụ: nếu chỉ có hành vi tổ chức đánh bạc thì định tội là “tổ chức đánh bạc”, nếu chỉ có hành vi gá bạc thì định tội là “gá bạc” nếu có cả hành vi tổ chức đánh bạc và gá bạc thì định tội là “tổ chức đánh bạc và gá bạc” (thay liên từ hoặc bằng liên từ và), vì nếu định tội “tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” thì chưa xác định bị cáo phạm tội gì. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 30 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Về mặt khách thể: cả hai tội, tội phạm đều xâm phạm trật tự, nếp sống văn minh của xã hội. Vì cờ bạc nói chung và đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nói riêng cũng là một tệ nạn xã hội. Về mặt chủ quan : cả hai tội, Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích, động cơ không là dấu hiệu bắt buộc. Nhưng riêng ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thường người phạm tội thực hiện hành vi với mục đích vụ lợi. Về mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc khác nhau ở chổ: + Hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc: thể hiện ở hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập…những người đánh bạc với nhau. Người đánh bạc cũng có thể đồng thời là người đánh bạc. + Hành vi khách quan của tội gá bạc: thể hiện ở hành vi dùng nhà ở của mình hay thuê chổ để những người đánh bạc cùng đánh với nhau. Người gá bạc cũng có thể là người tổ chức, người đánh bạc. Khi đó, người phạm tội bị truy cứu về 3 tội. + Còn hành vi khách quan của tội đánh bạc: thể hiện qua việc đánh bạc (chơi ăn thua tiền hay hiện vật) dưới nhiều hình thức như: bài cào, “xập xám”, “xì – vách”, xóc đĩa, bầu cua, số đề, đá gà, cá cược (bóng đá)…v.v.. Hành vi khách quan của tội đánh bạc chỉ cấu thành tội phạm khi số tiền hoặc hiện vật ăn thua có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các hành vi đó mà còn vi phạm. Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003, thì việc xác định tiền hoặc hiện vật “có giá trị lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” trong tội “đánh bạc” được thực hiện như sau: a. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng là có giá trị lớn; b. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng là có giá trị rất lớn; c. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên là có giá trị đặc biệt lớn Còn hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ cấu thành tội phạm khi được thực hiện với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hay hành vi quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội đó, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm . Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003, thì việc xác định các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”: GVHD: TS. Phạm Văn Beo 31 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam a. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên; b. Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ôtô, xe máy, xe đạp, điện thoại… để trợ giúp cho việc đánh bạc; c. Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc trong cùng một lúc có giá trị từ mười triệu đồng trở lên. Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức được hướng dẫn tại các điểm a, b và c trên đây, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc. Nếu người có hành vi tổ chức ra việc đánh bạc để thỏa mãn việc đánh bạc của mình và cùng tham gia đánh bạc với những người mà mình tổ chức để đánh bạc thì người tổ chức đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc. Ví dụ: Hoàng Ng là con bạc thường xuyên đi đến nhà Vũ Mạnh Q đánh “ba cây” ăn tiền; ngày 15/06/2004 Ng đã bị công an quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội phạt hành chính. Ngày 10/12/2004, vợ con của Ng về quê ngoại; ở nhà một mình, Ng rủ Vũ Mạnh Q, Bùi Quốc C và Đinh Trọng N đến nhà Ng để đánh bạc ăn tiền. Đánh được từ 9 giờ đến 14 giờ thì bị công an phường bắt, thu trên chiếu bạc 5000000 đồng và các phương tiện dùng để đánh bạc. Trong trường hợp này, hành vi của Ng là hành vi tổ chức đánh bạc nhưng vì Ng tổ chức ra cuộc chơi bạc này là để mình cũng được đánh bạc nên Ng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. 13 Tuy nhiên, tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc giống nhau là phải có từ hai người trở lên tham gia. Đối với tội tổ chức đánh bạc thì người phạm tội phải tổ chức ít nhất là từ hai người trở lên đánh bạc, vì việc đánh bạc phải có từ hai người trở lên mới đánh bạc được, không ai đánh bạc với chính mình. 13 Bình luận khoa học Bộ luật hình sự / phần các tội phạm / tập 9 các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của Đinh Văn Quế (Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao) GVHD: TS. Phạm Văn Beo 32 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Về mặt chủ thể: cũng tương tự tội đánh bạc, chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Nếu số tiền hoặc tài sản dùng để đánh bạc có giá trị không lớn thì người có hành vi đánh bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này. Khác nhau: là theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì ngươi đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc, vì tội phạm này là tội phạm do cố ý và không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Còn tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. 2.3.1.2 khung hình phạt Cũng tương tự tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hình phạt chia làm hai khung và có thêm hình phạt bổ sung. Khung một: ở tội đánh bạc thì mức phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Còn ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì mức phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. Khung hai: ở tội đánh bạc thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Còn ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Hình phạt bổ sung:ở tội đánh bạc thì có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, còn ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.3.2 So sánh tội đánh bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối”. Đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối của người phạm tội. Gian dối là đặc trưng cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm, mà ngoài thủ đoạn gian dối, người phạm tội còn phải có hành vi chiếm đoạt tài sản thì mới đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều 139 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định: GVHD: TS. Phạm Văn Beo 33 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu qủa nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu qủa nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến dưới mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” ( Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009, thì khoản 1 và khoản 4 Điều 139 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng GVHD: TS. Phạm Văn Beo 34 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”14 Và tại Nghị quyết của Quốc Hội số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tại điểm a “Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm các tội quy định tại khoản 3 Điều 111, khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều 153, khoản 3 Điều 180, khoản 4 Điều 197, khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 289 và khoản 4 Điều 334 của Bộ luật hình sự. Hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người được nêu tại điểm này nhưng chưa thi hành thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt tù chung thân;”, và điểm c.1 “Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 278 và 280 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng;” Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện các hành vi quy định tại điểm c1 trên, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác.15) 2.3.2.1 Dấu hiệu pháp lý Về mặt chủ thể: Cả hai đều do các chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, đạt độ tuổi theo luật định. Về mặt khách thể: khác nhau, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì xâm phạm vào quyền sở hữu đối với tài sản. Còn đối với tội đánh bạc thì xâm phạm trật tự an toàn công cộng. Về mặt chủ quan: giống nhau là tội phạm đều thực hiện với lỗi cố ý. Khác nhau là, đối với tội đánh bạc được thực hiện với lỗi cố ý nhằm mục đích thu lợi bất chính; còn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý nhằm mục đích vụ lợi. Về mặt khách quan: Giống nhau là hành vi của hai tội này đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Và ở Điều 248 quy định hành vi đánh bạc được biểu hiện dưới bất kỳ hình thức nào, trong đó bao gồm cả hình thức dùng thủ đoạn gian dối là 14 Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009 15 Điểm a và c.1, khoản 2 Điều 1, Nghị quyết của Quốc Hội số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 35 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. Nhiều tổ chức tội phạm giả danh cán bộ công ty xổ số kiến thiết để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân dưới hình thức cho số để đánh lô đề, đã phá án bắt giữ 8 đối tượng thu giữ nhiều tang vật. Đây là một loại tội phạm mới, lợi dụng công nghệ cao để hoạt động. Thủ đoạn rất tinh vi, các đối tượng hoạt động trên địa bàn toàn quốc, số lượng bị hại trong chuyên án gần 200 người ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Số tiền bọn tội phạm đã chiếm đoạt được hàng chục tỷ đồng. Với những thủ đoạn sau: - Khi liên lạc với bị hại chúng sử dụng SIM CARD thuê bao trả trước: nhân các đợt tổ chức khuyến mại của các mạng thông tin di động các đối tượng đã mua hàng loạt SIM CARD sau đó để dùng dần. Mỗi SIM chúng chỉ dùng với 2 hoặc 3 bị hại trong khoảng 3 ngày là vứt bỏ do đó rất khó phát hiện và xác định. Khi rút List chỉ xác định được vùng hoạt động ngoài ra không thu được thông tin gì khác. - Các đối tượng khi liên lạc với nhau thì sử dụng một máy riêng, dùng một số thuê bao trả trước (nhưng sử dụng lâu dài hơn) - Chúng thường sử dụng mạng di động của những hãng mà kỹ thuật chưa có điều kiện kiểm soát được như: 096, 095... - Thường sử dụng Chứng minh nhân dân giả (Chứng minh nhân dân giả của người đã chết, Chứng minh nhân dân giả bị mất, thất lạc...sau đó bóc tách dán ảnh của đối tượng vào) để mở tài khoản ATM hoặc nhận tiền theo hình thức khách vãng lai chuyển phát tiền nhanh tại bưu điện. Chúng tổ chức đi khảo sát tại các địa bàn nơi có điều kiện kinh tế phát triển, những nơi tập trung đông dân cư. Sau đó chúng mua các niêm gián điện thoại của 64 Tỉnh, Thành phố và một số cơ quan Trung ương về nghiên cứu chọn lựa ra những địa chỉ có khả năng sẽ lừa đảo được những người hám tiền thích ăn thua cờ bạc. - Bọn tội phạm nghiên cứu lợi dụng triệt để sự yếu kém và lỏng lẻo của các ngân hàng trong việc mở tài khoản sử dụng thẻ ATM; của các trung tâm giao dịch bưu điện nhận khi nhận và chuyển tiền dưới hình thức khách vãng lai. - Trong một nhóm lừa đảo: bọn tội phạm thường phân vai rất cụ thể. Những đối tượng có giọng nói truyền cảm tốt, có khả năng ứng xử và xử lý tình huống tốt sẽ đóng vai Giám đốc các Công ty Xổ số kiến thiết. Về tên gọi của đối tượng chính chúng có quy ước rất cụ thể: theo ngày (Chú Hai, thứ ba: Chú Ba, chủ nhật: Chú Tám). Các đối tượng còn lại sẽ đóng vai nhân viên. Khi lừa đảo bị hại thành công chúng cũng thống nhất với nhau về tỷ lệ ăn chia (đối tượng đóng vai Giám đốc: 30%. đối tượng liên lạc với bị hại thành công: 30%, 30% chia đều cho tất cả các đối tượng tham gia GVHD: TS. Phạm Văn Beo 36 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam nhóm, 10% còn lại chi cho thuê nhà, mua sắm công cụ phương tiện, sinh hoạt chung cho cả nhóm). - Tất cả các đối tượng gây án đều là các đối tượng cư trú tại các Tỉnh phía nam, tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh. - Sau khi nghiên cứu danh bạ điện thoại, chúng gọi điện cho bị hại (thường vào buổi sáng) giới thiệu có quen biết từ trước, chúng gợi lại mối quan hệ như: đã từng có thời gian làm việc cùng cơ quan, có quan hệ buôn bán làm ăn, đã từng bán các thiết bị trong nhà như điều hòa, tủ lạnh, bình nước, lắp điện thoại...có trường hợp thì nói đã từng đi bộ đội với chồng (nếu nói với vợ) con hoặc bản thân...Khi bị hại còn đang suy nghĩ để nhớ lại các mối quan hệ đó thì chúng giới thiệu với bị hại là hiện nay chúng là con cháu, em giám đốc hoặc đang làm ở Công ty xổ số kiến thiết Thủ đô hoặc các tỉnh, thành phố muốn giúp đỡ gia đình để làm ăn. Sau đó các đối tượng gợi ý bị hại về việc chơi lô đề với lợi nhuận hấp dẫn bằng hình thức: - Bị hại chỉ cần nhận lời ghi hộ cho Công ty để ăn phần trăm, số lợi nhuận là 15% tổng số tiền thu được sau khi đánh lô đề. Về tiền để đánh và con số để đánh sẽ do "Công ty Xổ số kiến thiết" cử người đua đến và cung cấp. Nếu bị hại cảnh giác không nhận lời thì coi như việc lùa đảo không thành thì chúng sẽ không liên lạc nữa. Nếu bị hại nhận lời thì trước giờ đánh khoảng 02 tiếng đông fhồ chúng sẽ cho người điện đến xưng danh là được các "xếp" cử mang tiền đến nhưng đang ở xa, tắc đường, bị CSGT giữ xe hoặc tiền đã được dùng vào việc tiếp khách nen không thực hiện được như thỏa thuận ban đầu. - Đối tượng sẽ "gạ" bị hại ứng tiền ra để đánh theo số của các "sếp" cho và lợi nhuận thu được (trừ tiền gốc đã bỏ ra) sẽ chia theo tỷ lệ 50/50. - Trường hợp "số" đối tượng cho không đúng chúng sẽ tắt máy không liên lạc lại hoặc chúng chủ động liên lạc lại và nói rằng: "hôm nay do thay đổi hội đồng giám sát nên không cài số được, ngày mai sẽ cho số để đánh bù." và đối tượng bỏ số Sim đó. - Đối với các bị hại đã trúng khi đánh lô đề chúng yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản hoặc Bưu điện. Các bị hại đều thực hiện rất nghiêm túc do muốn tạo lòng tin để xin số đánh tiếp vì cho rằng việc chúng biết trước số là có thật. Sau khi đã tạo được lòng tin với bị hại chúng sẽ đặt vấn đề gợi ý đưa bị hại vào làm ăn ở Công ty xổ số bằng hình thức góp cổ phần với nhiều mức khác nhau. Các bị hại tin tưởng vào sự hứa hẹn nên đã chuyển tiền vào tài khoản sau đó đặt vấn đề xin số để đánh nhưng các đối tượng tìm đủ lý do để kéo dài hòng chiếm đoạt thêm tiền của bị hại bằng cách nêu GVHD: TS. Phạm Văn Beo 37 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam lý do:"số lượng tiền đóng chưa đủ nên các sếp chưa cho số". Một số bị hại tuy đã chuyển đủ tiền theo yêu cầu nhưng số bọn chúng cho số đánh đều không trúng. Khi bị hại hỏi lại chúng tìm lý do thoái thác với các lý do thay đổi hội đồng hoặc có đoàn kiểm tra đột xuất nên không cài số được. Sau một hai lần thì chúng cắt máy điện thoại không liên lạc nữa lúc đó người bị hại mới biết mình bị lừa. Sau khi nhận được tiền của các bị hại qua tài khoản, các đối tượng sẽ dùng thẻ ATM để rút tiền và chuyển tiền cho nhau đều qua hệ thống ATM. Hầu hết các bị hại đều là người có khả năng về kinh tế nhưng có máu mê cờ bạc. Khi bị lừa không dám tố cáo vì sợ bị trả thù hoặc ảnh hưởng đến danh dự, một số khác sợ bị xử lý trước pháp luật về tội đánh bạc.16 Ví dụ: Theo thống kê của Công an Thành phố Bắc Ninh, từ cuối năm 2008 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra hơn 10 vụ lừa đảo về việc “ngồi cầm bài hộ”. Đấy là chưa kể có những trường hợp bị lừa nhưng sau đó nạn nhân đã không đến cơ quan Công an để trình báo. Công an Thành phố Bắc Ninh cho biết: “Đây đang là tình trạng gây nhiều bức xúc cho nhân dân”.Vụ việc gần đây nhất là ngày 27/2, anh Nguyễn Công Tuyến (47 tuổi), trú tại Yên Thế - Bắc Giang đã được một đối tượng gọi điện đến thuê xe đi Bắc Ninh công tác. Khi xuống đến Bắc Ninh, đối tượng đưa anh Tuyến vào một ngôi nhà tại phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh. Lúc này ở đây đang có 4 đối tượng ngồi đánh bạc. Một đối tượng trong đó đã đề nghị anh Tuyến "ngồi cầm bài hộ" một lát. Anh Tuyến cầm bài hộ hai ba ván và kịch bản như cũ đã diễn ra, chỉ trong vòng mấy phút anh đã bị chúng lừa thua 35 triệu đồng. Sau đó đối tượng đã yêu cầu anh Tuyến phải cắm lại chiếc xe du lịch loại 4 chỗ với tờ giấy ghi nợ 35 triệu đồng… Vụ thứ hai là ngày 13/3/2009, anh Nguyễn Văn Đoàn, tại Dĩnh Kế, Bắc Giang lái xe tải 2,5 tấn, nhận được một cú điện thoại của một thanh niên thuê xuống TP Bắc Ninh chở hàng. Sau đó đối tượng thuê xe đã điều anh vào khu 10, phường Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh. Tại đây, một kịch bản cũ y hệt những vụ lừa đảo trước được bọn chúng "bài binh bố trận". Chỉ ngồi "cầm bài hộ" cho một đối tượng ra ngoài 2 - 3 ván, anh Đoàn đã bị chúng lừa mất 25 triệu đồng. Do không có tiền mặt nên anh Đoàn cũng bị chúng bắt cắm lại xe chờ về lấy tiền chuộc. Sau đó anh Đoàn đã trình báo và rất may mắn sau đó Công an phát hiện ra chiếc xe trên tại một bãi xe trên địa bàn và kịp thời thu hồi về trả cho nạn nhân. Khác nhau là, đối với tội đánh bạc hành vi đánh bạc được biểu hiện dưới bất kỳ hình thức nào được, thua bằng tiền hoặc hiện vật để gán nợ, hiện vật có thể là vàng, bạc…chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi có một trong những yếu tố sau: Được thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị lớn (có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới 16 Thông báo số 102/C14 (P50) / Tổng cục cảnh sát cục điều tra tội phạm về trật tự xã hội / Hà Nội ngày 16 – 01 2008 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 38 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam năm mươi triệu đồng quy định tại Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009) hoặc (dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án quy định tại Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009 ) đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2.3.2.2 Khung hình phạt Hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có năm khung và mức cao nhất là chung thân hoặc tử hình (Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009 đã bỏ hình phạt tử hình) còn đối với tội đánh bạc có ba khung và mức cao nhất là bảy năm tù. Cả hai tội này đều có hình phạt bổ sung đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: “người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”; còn với tội đánh bạc thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1 Thực trạng, tình hình tội phạm đánh bạc trên phạm vi cả nước Trong những năm trở lại đây tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động do đang trong quá trình chuyển đổi về cơ chế quản lý kinh tế, số người không có công ăn việc làm ngày càng nhiều, số đông là tầng lớp thanh niên. Từ đó kéo theo tình hình trật tự xã hội phát triển, nhất là tệ nạn cờ bạc. Tệ nạn cờ bạc phát triển dưới nhiều hình thức như đánh tổ tôm, xóc đĩa, tam cúc, bài tú lơ khơ, đỏ đen, cò quay, đánh đầu đít, đá gà, cá độ bóng đá,…Trong đó phát triển nhiều nhất có tính chất “quần chúng” và là tệ nạn phát triển nhanh và khá phổ biến nhất. Tệ nạn mua bán số đề không chỉ ở phạm vi ngoài đường phố, trong từng quán nước và những nơi công cộng khác, trong ngõ xóm GVHD: TS. Phạm Văn Beo 39 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam ở vùng ngoại thành mà ở cả trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học. Nếu tính riêng về tệ nạn mua bán số đề phải có tới hàng vạn người tham gia. Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, qua điều tra cơ bản từ năm 1987 – 2003 ở Hà Nội có 3544 chủ chứa cờ bạc gồm 23770 con bạc hoạt động cờ bạc dưới các hình thức (không tính số liệu mua bán số đề). Trong số đó, con bạc có 10693 con bạc chuyên nghiệp chiếm tỉ lệ 45%. Lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ 63%. Đáng chú ý trong số đối tượng hoạt động cờ bạc còn có những người là cán bộ công nhân viên chức nhà nước, những người lao động có nghề nghiệp như lái xe, công nhân trong các nhà máy, học sinh sinh viên chiếm tỉ lệ 40%. Tính chất hoạt động của những đối tượng này tuy đơn giản, lợi ích vật chất tuy nhỏ nhưng đó chính là những tiền đề mầm mống góp phần làm nảy sinh và khuyến khích tệ nạn cờ bạc phát triển ngày càng nhiều. Xuất phát từ tình hình nhức nhối về tệ nạn cờ bạc đang diển ra phức tạp như thế, nhất là tệ nạn mua bán số đề, Công an thành phố Hà Nội đã mở nhiều đợt tấn công, truy quýet tệ nạn cờ bạc, trong đó có nạn số đề. Đồng thời kết hợp với việc thực hiện chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng (nay Chính phủ), chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, theo số liệu thống kê bắt giữ từ năm 1990 đến năm 2000 đã bắt 7668 vụ gồm 13376 đối tượng (không tính các vụ bắt xử lý về tệ nạn mua bán số đề). Trong đó, đánh sóc đĩa 607 vụ (1203 đối tượng); đánh chắn, tổ tôm 116 vụ (373 đối tượng); đỏ đen 97 vụ (263 đối tượng); các hình thức khác 848 vụ ( 1573 đối tượng). Đã xử lý truy tố bắt đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục 908 tên, đạt tỉ lệ 27% so với tổng số bắt giữ. Đáng lưu ý là một số đối tượng bị bắt giữ là thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ 59%, số có nghề nghiệp, học sinh, sinh viên chiếm tỉ lệ 31%, số đối tượng đã có tiền án tiền sự chiếm 16%. Ngoài số liệu bắt giữ nói trên, riêng trong đợt thực hiện mệnh lệnh truy quýet cờ bạc 1 tháng đầu năm Tết âm lịch 2002 bắt 351 vụ, gồm 1765 đối tượng đánh bạc và mua bán số đề. Riêng đối tượng là chủ đề có 609 đối tượng, đã xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng. Điển hình là vụ: đã bắt quả tang tại nhà tên Trần Văn Minh ở 36 Lý Thái Tổ, Hà Nội một ổ đánh bạc gồm 14 đối tượng, trong đó phần lớn là các con bạc có nghề nghiệp làm ăn buôn bán, thu trên chiếu và trong người các đối tượng gần 10 triệu đồng. Và tháng 8 năm 1999, bắt quả tang tại nhà tên Nguyễn Văn Hùng ở dốc Vạn Kiếp quận Hoàn Kiếm đang tổ chức đánh bạc, bắt 7 đối tượng trong số này phần lớn là không nghề nghiệp và đã có tiền án, tiền sự về tội trộm cắp, cờ bạc. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 40 SVTH: Phan Thị Ngọc Quí Trang Tội Đánh BạcTrong Luật Hình Sự Việt Nam Điều nguy hiểm là có một số quan chức nhà nước cũng liên quan đến những đường dây đánh bạc lớn. Ví dụ: đầu tháng 12 – 2002 Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cần Thơ đã khám phá vụ Nguyễn Văn Trung sinh năm 1964 kế toán ngân sách Phòng Tài chính huyện Long Mỹ cùng một số người đã biển thủ 8.3 tỷ đồng ngân sách nhà nước để cá độ bóng đá. Cơ quan Công an đã xác định được 14 đối tượng khác đã giả mạo chứng từ để lấy tiền nhà nước đi cá độ bóng đá. Có 12 doanh nghiệp tư nhân đã giúp Nguyễn Văn Trung rút ngân sách để mang đi cá độ, trong đó có 5 doanh nghiệp rút những khoản tiền lớn là Xưởng cơ khí huyện Long Mỹ 1,15tỷ đồng; Doanh nghiệp tư nhân Thành Đạt 830 triệu, Doanh nghiệp Thanh Liêm 950 triệu đồng, Doanh nghiệp tư nhân Sơn Hà 700 triệu đồng, Doanh nghiệp tư nhân Thanh Long 670 triệu đồng. Qua đối chiếu sổ sách tại Phòng Tài chính huyện Long Mỹ đã xác định được Nguyễn Văn Trung rút ngân sách 8,3 tỷ đồng đi cá độ bóng đá và đã thua sạch. Được biết ngân sách huyện Long Mỹ hàng năm từ 30 – 40 tỷ đồng, riêng trong năm 2002 được tăng lên 120 tỷ đồng để thi công công trình cầu Long Mỹ. Trong suốt thời gian từ tháng 08/2001 đến tháng 11/2002 Nguyễn văn Trung đã rút tới ...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.