Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần Luật tố tụng dân sự tại Trường Đại học Luật , Đại học Huế

pdf
Số trang Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần Luật tố tụng dân sự tại Trường Đại học Luật , Đại học Huế 124 Cỡ tệp Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần Luật tố tụng dân sự tại Trường Đại học Luật , Đại học Huế 707 KB Lượt tải Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần Luật tố tụng dân sự tại Trường Đại học Luật , Đại học Huế 0 Lượt đọc Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần Luật tố tụng dân sự tại Trường Đại học Luật , Đại học Huế 31
Đánh giá Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần Luật tố tụng dân sự tại Trường Đại học Luật , Đại học Huế
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 124 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ Tên đề tài: XÂY DỰNG BỘ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH VÀ GIẢNG DẠY THỬ NGHIỆM HỌC PHẦN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ Mã số: ĐHL2019-CB-09 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài: Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thị Thìn Thừa Thiên Huế, tháng 12/2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu này là của nhóm nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sưu tầm và sử dụng các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự để khai thác các nội dung của các bản án, quyết định phù hợp với nội dung của tình huống, phục vụ cho công tác giảng dạy. Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan này. TT. Huế, tháng 12 năm 2019 Chủ nhiệm đề tài ThS. Lê Thị Thìn DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI 1. ThS. Lê Thị Thìn 2. ThS. Nguyễn Sơn Hải 3. TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4 4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ....................................................... 4 4.1. Cách tiếp cận .............................................................................................. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 5 Chương 1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU BỘ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH HỌC PHẦN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ............... 5 1.1. Mục đích của học phần Luật tố tụng dân sự và yêu cầu đối với việc xây dựng Bộ tình huống điển hình Luật tố tụng dân sự đáp ứng mục đích của đề tài .......................................................................................................... 6 1.1.1. Mục đích của học phần Luật tố tụng dân sự ........................................... 6 1.2. Yêu cầu xây dựng tình huống đáp ứng yêu cầu của học phần Luật tố tụng dân sự ....................................................................................................... 7 1.2.1. Những kỹ năng vận dụng trong giải quyết các tình huống điển hình ............. 8 1.2.2. Kỹ năng phát hiện vấn đề ........................................................................ 9 1.2.3. Kỹ năng lập luận (IRAC) ........................................................................ 9 1.2.4. Kỹ năng đặt câu hỏi............................................................................... 11 1.2.5. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ..................................................................... 11 1.2.6. Kỹ năng lập luận, tranh luận ................................................................. 12 1.2.7. Kỹ năng tra cứu văn bản quy phạm pháp luật ...................................... 14 1.2.8. Kỹ năng soạn thảo văn bản pháp luật ................................................... 15 1.3. Phương pháp tiếp cận và cách thức sử dụng Bộ tình huống điển hình .... 16 1.3.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 16 1.3.2. Cách thức sử dụng Bộ tình huống điển hình......................................... 17 1.4. Các văn bản pháp luật có liên quan trong quá trình sử dụng bộ tình huống .............................................................................................................. 18 Chương 2. TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ . 20 2.1. Các tình huống điển hình trong tố tụng dân sự .................................. 20 2.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống ......................................................... 27 2.2.1. Tình huống về chủ thể trong tố tụng dân sự ......................................... 27 2.2.1.1. Lý thuyết ............................................................................................ 28 2.2.1.2. Tình huống và hướng dẫn giải quyết ................................................. 33 2.2.2. Nhóm tình huống về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự ............ 38 2.2.2.1. Lý thuyết ............................................................................................ 39 2.2.2.2. Tình huống và hướng dẫn giải quyết ................................................. 42 2.2.3. Nhóm tình huống về chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự ........... 46 2.2.3.1. Lý thuyết ............................................................................................ 48 2.2.3.2. Tình huống và hướng dẫn giải quyết ................................................. 49 2.2.4. Nhóm tình huống về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự .....55 2.2.4.1. Lý thuyết ............................................................................................ 56 2.2.4.2. Tình huống và hướng dẫn giải quyết ................................................. 59 2.2.5. Nhóm tình huống về án phí, lệ phí và chi phí tố tụng........................... 61 2.2.5.1. Lý thuyết ............................................................................................ 62 2.2.5.2.Tình huống và hướng dẫn giải quyết .................................................. 64 2.2.6. Nhóm tình huống về chuẩn bị xét xử sơ thẩm ...................................... 69 2.2.6.1. Lý thuyết ............................................................................................ 70 2.2.6.2. Tình huống và hướng dẫn giải quyết ................................................. 72 2.2.7. Nhóm tình huống về phiên tòa sơ thẩm ................................................ 75 2.2.7.1. Lý thuyết ............................................................................................ 76 2.2.7.2. Tình huống và hướng dẫn giải quyết ................................................. 79 2.2.8. Nhóm tình huống về phiên tòa phúc thẩm ............................................ 86 2.2.8.1. Lý thuyết ............................................................................................ 87 2.2.8.2. Tình huống và hướng dẫn giải quyết ................................................. 91 2.2.9. Nhóm tình huống về giải quyết việc dân sự.......................................... 99 2.2.9.1. Lý thuyết .......................................................................................... 100 2.2.9.2. Tình huống và hướng dẫn giải quyết ............................................... 103 Chương 3. GIẢNG DẠY THỬ NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .....108 3.1. Đối tượng, thời gian giảng dạy thử nghiệm ....................................... 108 3.1.1. Đối tượng giảng dạy ............................................................................ 108 3.1.2. Thời gian giảng dạy............................................................................. 108 3.2. Nội dung và kết quả khảo sát qua giảng dạy thử nghiệm ................ 108 3.2.1. Nội dung khảo sát................................................................................ 108 3.2.3.Ưu điểm và hạn chế được rút ra từ hoạt động xây dựng tình huống và khảo sát đối với người học ............................................................................ 112 3.2.3.1. Ưu điểm ............................................................................................ 112 3.2.3.2. Hạn chế............................................................................................. 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 116 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Bộ luật dân sự : BLDS Luật tố tụng dân sự : LTTDS Bộ luật tố tụng dân sự : BLTTDS Tố tụng dân sự : TTDS Văn bản quy phạm pháp luật : VBQPPL Cơ quan tiến hành tố tụng : CQTHTT Tòa án nhân dân : TAND Viện kiểm sát nhân dân : VKSND Viện kiểm sát : VKS Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : GCNQSDĐ Biện pháp khẩn cấp tạm thời : BPKCTT Thương mại cổ phần : TMCP Kinh doanh thương mại : KDTM Quyền sử dụng đất : QSDĐ Hội đồng xét xử : HĐXX Ủy ban nhân dân : UBND PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề trọng tâm của nhiều trường đại học hiện nay, trong đó có các cơ sở đào tạo luật. Việc sinh viên sau khi ra trường thể hiện năng lực như thế nào trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tranh chấp, yêu cầu của đương sự trong công việc của mình đều thể hiện chất lượng đào tạo của ngôi trường mà sinh viên đó đã từng học. Qua khảo sát các cựu sinh viên sau khi ra trường cho thấy, việc học tập đối với học phần Luật tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng ở nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc vận dụng trong công việc của sinh viên sau khi ra trường, đặc biệt là đối với sinh viên làm việc trong khối cơ quan tư pháp. Chính vì vậy, việc xây dựng phương pháp học tập hiệu quả, kích thích được sự hứng thú trong quá trình học của sinh viên là điều không thể không làm đối với sinh viên chuyên ngành luật nói chung và học phần Luật tố tụng dân sự nói riêng. Phương pháp tình huống được áp dụng khá phổ biến ở các nước trên thế giới, tuy nhiên khá mới mẻ ở Việt Nam. Ở Việt Nam, phương pháp được sử dụng chủ yếu là thuyết giảng. Phương pháp này có ưu điểm là giảng viên có khả năng truyền đạt một khối lượng kiến thức đáng kể trong thời gian không nhiều. Tuy nhiên, phương pháp này không khuyến khích người học tư duy và chủ động. Chính vì vậy, sinh viên chỉ ghi chép những điều giảng viên giảng trên lớp, và giải quyết các tình huống theo một khuôn mẫu định sẵn, nhưng khi hoàn cảnh thay đổi hoặc xuất hiện một vài tình tiết mới thì sinh viên không giải quyết được. Điều này làm cho người học trở thành bị động trong mọi tình huống. Pháp luật luôn thay đổi để thích nghi nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng biến động và đa dạng. Do vậy, việc áp dụng pháp luật một cách 1 khuôn mẫu tuyệt đối trong việc giải quyết các tình huống trong xã hội là không hợp lý. Chính vì vậy, bên cạnh phương pháp giúp cho người học nắm được luật thực định còn phải giúp người học nắm được phương pháp áp dụng luật và không ngừng nghiên cứu để chủ động trong mọi tình huống phát sinh. Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành luật còn phải có khả năng lập luận sắc bén và có khả năng hùng biện, đối đáp trên cơ sở quy định của pháp luật để bảo vệ công lý. Bên cạnh đó, học phần Luật tố tụng dân sự là học phần mang tính chất đặc trưng, là một trong ba lĩnh vực tố tụng trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về trình tự thủ tục áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ việc dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với người học là việc trau dồi các kỹ năng tố tụng. Để đạt được kỹ năng nhất định, người học cần được rèn luyện, đóng vai người tiến hành tố tụng trong giải quyết từng tình huống cụ thể trong từng lĩnh vực pháp luật dân sự quy định. Chính vì vậy, việc xây dựng các tình huống điển hình để người học vận dụng pháp luật giải quyết là một trong những yêu cầu thiết yếu. Để làm được điều đó và nhằm nâng cao chất lượng đào tạo luật tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế, việc áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy là điều cần thiết. Phương pháp mà nhóm tác giả muốn đề cập ở đây là phương pháp sử dụng tình huống điển hình nhằm kích thích khả năng tìm tòi, chủ động tư duy và lập luận trên cơ sở áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết tình huống. Tình huống đưa ra nhằm kích thích sinh viên tự học và tìm tòi phương pháp lập luận để giải quyết. Trên cơ sở xác định vấn đề cần truyền đạt đến sinh viên, giáo viên sẽ hình thành vấn đề và xây dựng tình tiết sự kiện. Thông qua giải quyết các tình huống điển hình phù hợp với nội dung môn học trong từng chương sẽ giúp sinh viên nắm vững hơn các quy định của pháp luật, đồng thời các tình huống điển hình sẽ đặt ra những vấn đề yêu cầu sinh 2 viên phải giải quyết, buộc sinh viên phải tư duy và vận dụng pháp luật để giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài Xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần Luật tố tụng dân sự tại Trường Đại học Luật , Đại học Huế thực sự mang tính chất cần thiết cả đối với giảng viên và sinh viên trong quá trình nghiên cứu pháp luật nói chung và Luật tố tụng dân sự nói riêng. 2. Mục tiêu đề tài Việc xây dựng bộ tình huống điển hình và áp dụng giảng dạy thử nghiệm học phần Luật tố tụng dân sự nhằm đáp ứng các mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát: Nhằm xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm bộ học phần Luật tố tụng dân sự tại Trường đại học Luật, Đại học Huế phù hợp với đề cương chi tiết học phần và chuẩn đầu ra ngành Luật, luật Kinh tế. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, xây dựng cơ sở thực tiễn cho học phần Luật tố tụng dân sự, bộ tình huống điển hình về lĩnh vực tố tụng dân sự được chọn lọc từ các bản án, quyết định, các tranh chấp thực tế kết hợp với cơ sở lý luận để tạo nên bộ tình huống điển hình nhằm rèn luyện phương pháp áp dụng pháp luật cho sinh viên trong việc giải quyết các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực nói trên. Thứ hai, rà soát đề cương chi tiết học phần, chuẩn đầu ra và các kỹ năng theo yêu cầu của học phần. Thứ ba, nghiên cứu các bản án, các trường hợp thực tế và chọn những đối tượng điển hình phù hợp với từng chế định trong học phần. Thứ tư, xây dựng ccs tình huống và đặt ra các câu hỏi nhằm giải quyết các yêu cầu liên quan tới kiến thức và các kỹ năng nghiên cứu, lập luận, giải quyết các tình huống trên thực tế. Thứ năm, giảng dạy thử nghiệm 20 giờ học cho một số nhóm sinh viên và 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.