Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành Dệt may của Việt Nam – Qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf
Số trang Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành Dệt may của Việt Nam – Qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế 102 Cỡ tệp Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành Dệt may của Việt Nam – Qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế 661 KB Lượt tải Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành Dệt may của Việt Nam – Qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế 4 Lượt đọc Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành Dệt may của Việt Nam – Qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế 36
Đánh giá Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành Dệt may của Việt Nam – Qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 102 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐỀ TÀI CẤP ĐẠI HỌC HUẾ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTAs) ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM – QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHỦ NHIỆM: TS. TRẦN VIẾT LONG HUẾ, NĂM 2019 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của Đề tài .................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài........................................................ 4 3. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài ....................................................................... 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài .................................................. 11 5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................... 11 6. Những đóng góp của Đề tài ............................................................................. 13 B. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 14 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA DOANH NGHIỆP ............. 14 1.1. Khái quát về ngành Dệt may ........................................................................ 14 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của ngành Dệt may .................................................. 14 1.1.2. Các sản phẩm của Ngành Dệt may ............................................................ 17 1.2. Khái quát về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Dệt may .................... 18 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Dệt may .......... 18 1.2.2. Vai trò xuất khẩu hàng Dệt may của doanh nghiệp đối với nền kinh tế........ 23 1.2.2.1. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước ........................................... 24 1.2.2.2. Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Dệt may ................................ 25 1.2.2.3. Tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy thương mại địa phương phát triển .... 26 1.2.2.4. Giải quyết việc làm, nâng cao trình độ cho người lao động ................... 27 1.2.2.5. Tăng cường ứng dụng khoa học vào sản xuất, tiếp cận các công nghệ hiện đại Ngành Dệt may ...................................................................................... 27 1.3 Các nhân tố chi phối đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Dệt may.. 28 1.3.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước ......................................................... 28 1.3.2. Năng lực của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu Dệt may ....................... 30 1.3.3. Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may trong nước. ........32 1.3.4. Các nhân tố chi phối khác .......................................................................... 32 1.4. Lý luận về tác động của FTAs đến doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may ......... 34 1.4.1. Nhận diện tác động của FTAs đến doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may ...... 34 1.4.2. Các dạng tác động của FTAs đến doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may ........ 36 Kết luận Chương 1 ............................................................................................... 39 CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................................... 40 2.1. Tổng quan các quy định trong FTAs liên quan đến ngành Dệt may Việt Nam . 40 2.1.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) ................... 40 2.1.2. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ............................. 45 2.1.3. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ........ 50 2.2. Những tác động của FTAs đối với doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may của Việt Nam ...................................................................................................................... 53 2.2.1. Tác động từ quy định về Quy tắc xuất xứ ................................................. 53 2.2.2. Tác động từ quy định về thủ tục hành chính ............................................. 57 2.2.3. Tác động từ quy định về thủ tục hải quan ................................................. 59 2.2.4. Tác động từ quy định về bảo vệ môi trường.............................................. 60 2.2.5. Tác động từ quy định về chính sách cạnh tranh ........................................ 62 2.3. Tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với ngành xuất khẩu Dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................... 64 2.3.1. Những tác động tích cực mang lại cho ngành xuất khẩu Dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế khi thực thi FTAs ............................................................................... 65 2.3.2. Những thách thức đặt ra đối ngành xuất khẩu Dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế khi Việt Nam thực thi FTAs......................................................................... 69 2.3.2.1. Những thách thức đặt ra từ năng lực của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huê ................................................................................................... 69 2.3.2.2. Thách thức đặt ra từ các cam kết pháp lý trong FTAs mà Việt Nam ký kết. ........................................................................................................................ 72 Kết luận chương 2 ................................................................................................ 77 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHI THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO .............................. 78 3.1. Định hướng cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của ngành Dệt may khi thực thi các cam kết trong FTAs........................... 78 3.2. Gải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của ngành Dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế khi thực thi cam kết trong FTAs .................................................................. 79 3.2.1. Đề xuất các giải pháp chung cho hoạt động xuất khẩu của ngành Dệt may cả nước ................................................................................................................. 79 3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật ................................................ 79 3.2.1.2. Giải pháp về chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước ................. 82 3.2.2. Đề xuất các giải pháp riêng cho doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu Dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................... 83 3.2.2.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................................... 83 3.2.2.2. Đối với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế ............................ 88 3.2.2.3. Đối với các cơ quan nhà nước liên quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................................................................................................... 89 Kết luận chương 3 ................................................................................................ 92 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 95 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Những cam kết thuế quan trong VKFTA và AKFTA ........................ 42 Bảng 2.2 : Các dòng thuế Hàn Quốc sẽ xóa bỏ cho Việt Nam trong VKFTA.... 42 Bảng 2.3: Những dòng thuế Việt Nam cam kết xóa bỏ cho Hàn Quốc .............. 43 Bảng 2.4. Lộ trình cam kết xóa bỏ thuế quan trong EVFTA .............................. 47 Bảng 2.5 Lộ trình xóa bỏ thuế quan mà các nước thành viên dành cho hàng dệt may của Việt Nam ............................................................................................... 51 Bảng 2.6. Tổng quan về các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến năm 2016 .............................................................................................................. 64 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với trào lưu nở rộ của các Hiệp định Thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA) đã mở ra cơ hội cho ngành kinh tế phát triển, đặc biệt là ngành sản xuất hàng hóa nhưng, đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Để định hướng phát triển thương mại hiệu quả, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế, ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TƯ về hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 13/2/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ số 35/2002/QĐ-TTg thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TƯ của Bộ Chính trị. Chỉ trong một thời gian sau khi mở cửa thị trường, tăng cường thiết lập các quan hệ kinh tế, Việt Nam khẳng định được vị thế kinh tế của mình trong trường quốc tế. Các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã tạo ra những bước đột phá về xuất nhập khẩu cho kinh tế quốc gia. Cụ thể, sau khi gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam đã nhận được những đối xử tương tự như các nước thành viên WTO khác dành cho nhau, như nhận được sự ưu đãi đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia, cơ chế giải quyết tranh chấp được bảo vệ trong khuôn khổ WTO, được hưởng lợi từ đầu tư nước ngoài, đi kèm với trình độ quản lý và kỹ thuật công nghệ mới, sau khi gia nhập WTO1, hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ không còn chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào các nước thành viên khác.2 Trong bối cảnh đó đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi cần phải có kiến thức pháp lý, kiến thức kinh tế, thương mại quốc tế, năng lực cạnh tranh để tận dụng được những lợi ích và vượt qua những 1 Nguyễn Anh Dương, Đặng Phương Dung, Báo cáo Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA), “Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam – VIE/61/94”, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương. 2 Từ 2005, trong khung khổ WTO, hạn ngạch đã được bãi bỏ đối với hàng dệt may. EU cũng bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam ngay từ thời điểm này. 1 thử thách mà các hiệp định thương mại phân tích trong để tài yêu cầu qua các cam kết cụ thể để lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Với tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2016 chọn là năm doanh nghiệp, tăng cường thúc đẩy phát triển toàn diện các thế mạnh về kinh tế của địa phương. Để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may, Hội đồng thẩm định cấp tỉnh đã thông qua đề án quy hoạch ngành dệt may đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 921 /QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước khởi động tích cực với mục tiêu đưa lĩnh vực dệt may phát triển theo hướng bền vững và quy mô như: “Phát triển ngành dệt may Thừa Thiên Huế phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh; xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm dệt may của miền Trung; Phát triển tối đa thị trường nội địa (trong tỉnh, trong nước) đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho sự phát triển của ngành; Phát triển ngành theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, ổn định, bền vững và hiệu quả. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may. Đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời trang; Phát triển ngành gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn”. Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có gần 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng dệt may, trong đó có khoảng 5 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài quy mô. Nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn như HBI, Scavi, Dệt may Huế, Vinatex Hương Trà, May xuất khẩu Huế, Thiên An Phát, Thiên An Phú…, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt gần 500 triệu USD, chiếm gần 2 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huế.3 Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất trong năm 2015 với kim ngạch ước đạt 298,69 triệu USD, chiếm 44,8%; Nhật Bản 110,52 triệu USD, chiếm 16,6% trong đó chủ yếu là các sản phẩm dệt may. Đây là cơ hội xuất khẩu lớn khi các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản đều là các thành viên của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia. Ngoài ra, một số thị trường nước ngoài là thành viên của các Hiệp định của WTO điều chỉnh hoạt động của ngành dệt may (Hiệp định Tổng quan về Thuế quan và Thương mại (1994), Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại, Hiệp định về Quy định xuất xứ); Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Trước những cơ hội lớn từ các chính sách ưu đãi mà FTAs4 mang lại, doanh nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế bước đầu đã tiếp cận các quy định trong các Hiệp định thương mại như Hiệp định Tổng quan về Thuế quan và Thương mại (1994), Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại, Hiệp định về Quy định xuất xứ; Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định thương mại Tư do Asean (AFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định thương mại Tự do Asean – Hàn Quốc (AKFTA), và đồng thời khắc phục các rào cản để hội nhập hiệu quả như kiến thức pháp lý về thương mại quốc tế ở các thị trường cụ thế, đổi mới công nghệ, minh bạch thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng chiến lược phát triển thị trường, nguồn cung nguyên vật liệu, kế hoạch tiếp cận thị trường... để có thể tận dụng tốt nhất cơ hội lớn do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Thực tế hiện nay, việc “đánh thức” dệt may ở tỉnh Thừa Thiên Huế để đón đầu các lợi thế về xuất khẩu mà FTAs5 mang lại còn nhiều bất cập khi đa số các 3 Thanh Hương, Trung tâm dệt may Huế nhiều việc cần phải làm, Báo Thừa Thiên Huế, http://baothuathienhue.vn/trung-tam-det-may-tai-hue-con-nhieu-viec-can-lam-a9165.html, Truy cập ngày 10 tháng 05 năm 2016. 4 FTAs được viết tắt bưởi cụm từ tiếng anh (Free Trade Agrement), và nghĩa tiếng Việt được hiểu là các Hiệp định thượng mại tự do. 5 Hiệp định Tổng quan về Thuế quan và Thương mại (1994), Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại, Hiệp định về Quy định xuất xứ); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). 3 doanh nghiệp dệt máy ở Tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, tiền lực tài chính yếu, thông tin về thị trường xuất nhập khẩu còn hạn chế... Mặc dù, nhân lực dồi dào nhưng chuyên môn người lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn hạn chế, tính kỷ luật cũng như cường độ làm việc còn chưa bắt kịp các yêu cầu chuyên môn hóa về sản xuất trong ngành dệt may,…trong khi đó đối tác trong FTAs đều đến từ những quốc gia phát triển, có trình độ công nghiệp cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Trước những cơ hội và thách thức đó, đề tài: “Tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành Dệt may của Việt Nam – Qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế” đi sâu phân tích thực trạng, các rào cản khi các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên của các Hiệp định trong WTO (Hiệp định Tổng quan về Thuế quan và Thương mại (1994), Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại, Hiệp định về Quy định xuất xứ); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định thương mại Tư do Asean (AFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định thương mại Tự do Asean – Hàn Quốc (AKFTA), và (các Hiệp định này sau đây chúng tôi gọi là FTAs). Đồng thời, xuất phát từ thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài đề xuất các giải pháp chiến lược tổng thể và cụ thể giúp các doanh nghiệp dệt may ở địa phương như HBI, Scavi, Dệt may Huế, Vinatex Hương Trà, May xuất khẩu Huế, Thiên An Phát, Thiên An Phú,…nhận thức đúng về các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia, từ đó tận dụng một cách tốt nhất các ưu đãi thương mại, chính sách đối với ngành dệt may mà Hiệp định nói trên mang lại, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Liên quan đến lĩnh vực dệt may trong thương mại quốc tế đã trở thành hàng hóa có sự lưu thông rất mạnh giữa các thị trường thông quan hoạt động xuất nhập khẩu. Các hiệp định thương mại song phương, đa phương, hiệp định 4 thương mại tự do đã thúc đẩy sự phát triển thị trường dệt may ở các quốc gia. Đi đôi với sự phát triển kinh tế nói chung, thương mại trong ngành dệt may nói riêng nhiều đề tài, bài viết đã đề cập đến những nội dung pháp lý, những ưu đãi, những rào cản và các thách thức được phản ánh khá phong phú. Về dệt may đã nhiều công trình đã được tiếp cận đăng tải ở các bài báo, công trình khoa học nước ngoài đến thời điểm nghiên cứu tác giả thu thập được như: - Global economic prospects (2016), Topical issue: Potential Macroeconomic Implications of the Trans-Pacific Partnership (Tạm dịch: Vấn đề thời sự: Ý nghĩa kinh tế vĩ mô tiềm năng Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương). Bài viết đề cập đến các nội dung liên quan về ưu đãi của TPP mang lại cho các thành viên 12 quốc gia ký kết, tăng cường hợp tác thương mại giữa các quốc gia và tạo động lực kích thích sự liên kết về thương mại giữa các quốc gia trong khối. - Lee, H., and K. Itakura (2014), “TPP, RCEP, and Japan’s Agricultural Policy Reforms (Tạm dịch: TPP, RCEP, và Nhật Bản cải cách chính sách nông nghiệp), OSIPP Dis-cussion Paper 14E003, Osaka, Japan. Trong bài báo này, tác giả so sánh tác động phúc lợi và mức độ điều chỉnh ngành dưới tác động của TPP. Mục tiêu của nghiên cứu này là để kiểm tra cải cách chính sách nông nghiệp của Nhật Bản về sản lượng nông nghiệp. - Michaela D. Platzer, Nghiên cứu Quốc hội, U.S. Textile Manufacturing and the Trans-Pacific Partnership Negotiations Michaela D. Platzer, Congressional Research Service (Tạm dịch: Sản xuất dệt may của Hoa Kỳ và các cuộc đàm phán đối tác xuyên Thái Bình Dương). Nội dung nghiên cứu đề cập đến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận đề xuất của khu vực thương mại tự do (FTA) hiện đang được đàm phán giữa 12 quốc gia như tiến độ đàm phán, các quy định liên quan đến thương mại dệt may đã trở thành tâm điểm thảo luận. Báo cáo xem xét những tác động tiềm năng của thỏa thuận TPP, nếu đạt được, cho các ngành công nghiệp sản xuất dệt may của Hoa Kỳ. 5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.