Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý hành vi đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư - Bằng chứng thử nghiệm tại thị trường Việt Nam

pdf
Số trang Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý hành vi đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư - Bằng chứng thử nghiệm tại thị trường Việt Nam 67 Cỡ tệp Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý hành vi đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư - Bằng chứng thử nghiệm tại thị trường Việt Nam 2 MB Lượt tải Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý hành vi đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư - Bằng chứng thử nghiệm tại thị trường Việt Nam 10 Lượt đọc Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý hành vi đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư - Bằng chứng thử nghiệm tại thị trường Việt Nam 113
Đánh giá Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý hành vi đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư - Bằng chứng thử nghiệm tại thị trường Việt Nam
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 67 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Mã số: ……………. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ HÀNH VI ĐẾN TIẾN TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ – BẰNG CHỨNG THỬ NGHIỆM TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2 MỤC LỤC 1.Giới thiệu .......................................................................................................................... 5 2.Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây ................................................................... 7 2.1. Tổng quan.................................................................................................................. 7 2.2. Giả thuyết thị trường hiệu quả .................................................................................. 9 2.3. Tài chính hành vi ..................................................................................................... 11 2.4. Những thiên lệch hành vi ....................................................................................... 16 2.5. So sánh giữa tài chính chính thống và tài chính hành vi: ....................................... 25 3. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 27 3.1 Dữ liệu: ..................................................................................................................... 27 3.2 Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................... 28 4.Nội dung và các kết quả nghiên cứu: ............................................................................. 32 4.1 Bằng chứng tồn tại của các yếu tố tâm lý trong tiến trình ra quyết định của các nhà đầu tư: ............................................................................................................................. 33 4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo: ............................................................................ 44 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến: ........................................................................................... 47 4.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA): ...................................................................... 48 4.5 Phân tích biệt số: ...................................................................................................... 51 5.Kết luận: ......................................................................................................................... 57 5.1. Kết luận chung: ....................................................................................................... 57 5.2 Giới hạn của nghiên cứu: ......................................................................................... 58 5.3 Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai: ............................................................. 58 Phụ lục: .............................................................................................................................. 60 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 66 3 Tóm tắt Quyết định đầu tư bị tác động không chỉ bởi các lý thuyết thuộc về tài chính chuẩn tắc mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác, một trong những yếu tố đó chính là các xu hướng thuộc về nhận thức gây ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư từ đó ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của họ. Tài chính hành vi là một lĩnh vực mở nhằm nghiên cứu các nhân tố tâm lý ảnh hưởng tới tiến trình ra quyết định đầu tư như thế nào dưới điều kiện không chắc chắn. Một nhà đầu tư, khi tham gia vào thị trường có phải lúc nào cũng có thể ra một quyết định hợp lý không? Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý hành vi cụ thể là quá tự tin, tâm lý bầy đàn, lệch lạc do tình huống điển hình và mâu thuẫn trong nhận thức tới tiến trình ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức tại thị trường chứng khoán Việt Nam Dữ liệu chính sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập bằng cách phát bảng câu hỏi khảo sát cho các nhà đầu tư được phân loại thành nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức tại một số sàn giao dịch chứng khoán trên địa bàn thành phố Hồ Chính Minh và thực hiện khảo sát thông qua các kênh trực tuyến. Sau hai tháng khảo sát (tháng 1/2013-2-2013), số bảng khảo sát thu về là 310, sau khi loại đi một vài bảng không hợp lý thì chọn ra được 289 bảng hợp lệ. Mẫu được phân tích và xử lý bằng cách sử dụng phần mềm SPSS, AMOS SPSS và Microsoft Excel. Một phân tích tổng thể của các biến các nhân tố hành vi được thực hiện bằng cách thực hiện kiểm tra đa cộng tuyến, phân tích nhân tố khẳng định(CFA) và phân tích biệt số. Sau khi thực hiện việc kiểm định, từ kết quả nghiên cứu ta thấy tất cả các yếu tố quá tự tin, tâm lý bày đàn, lệch lạc do tình huống điển hình, lệch lạc do mâu thuẫn nhận thức đều ảnh hưởng đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư. Trong đó, yêu tố tâm lý bầy đàn là biến dự đoán tốt nhất trong bốn yếu tố nghiên cứu để phân biệt hai nhóm nhà đầu tư (nhóm nhà đầu tư có lợi nhuận cao và nhóm nhà đầu tư có lợi nhuận thấp). Thực tế đã chứng mình, các yếu tố Tài chính hành vi có thể ảnh hưởng một phần đến hành vi ra quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường. Hành vi của các nhà đầu tư 4 là rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, khó có thể nói hợp lý hay không hợp lý khi một nhà đầu tư đưa ra quyết định của họ. 5 1.Giới thiệu Mô hình tài chính chính thống tìm cách hiểu thị trường tài chính bằng cách sử dụng các mô hình mà trong đó các nhà đầu tư là lý trí. Mặc dù nhiều lý thuyết truyền thống với nhiều vấn đề phức tạp và năng lực giải thích vẫn tồn tại và phát triển qua nhiều thập kỷ, nhưng giả định về lý trí của các nhà đầu tư vẫn là một giả định trung tâm. Theo Nofsinger (2001), lĩnh vực tài chính phát triển hơn vài thập kỷ qua dựa trên những quyết định rằng con người đưa ra những quyết định có lý trí và họ không có thiên vị về những dự đoán về tương lai của mình. Một nhà đầu tư lý trí có thể được định nghĩa là (i) luôn cập nhật thông tin một cách kịp thời và tiếp nhận thông tin một cách phù hợp, (ii) đưa ra những lựa chọn có thể chấp nhận được (Thaler, 2005). Trong những cái bất thường ở hầu hết các lý thuyết tài chính chính thống, nền tảng kinh tế thế giới đã bị chấn động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 có nguồn gốc từ Mỹ và sau đó lan ra toàn cầu. Phần lớn các nhà kinh tế, các nhà dự báo kinh tế chiếm các ghế có ảnh hưởng trong chính phủ và các tổ chức tài chính đã bị bất ngờ bởi điều này và bắt đầu theo dõi các sự kiện như phá sản. Ngay khi khủng hoảng bắt đầu, nhiều người trong số họ không còn có khả năng phân tích chiều rộng hay chiều sâu của nó. Thất bại của các nhà kinh tế, và do đó những lý thuyết của họ, đã đặt ra những câu hỏi khác nhau trong những bối cảnh khác nhau: Có phải con người là hợp lý? Hay họ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc như sợ hãi, tham lam mà có thể dẫn tới những quyết định sai lầm? Từ quan điểm học thuật, một trong những nguyên nhân quan trọng cho sự xuất hiện của tài chính hành vi là do có nhiều khó khăn phải đối mặt ở các lý thuyết truyền thống. Các nhà khoa học giả định rằng, nếu nới lỏng giả định rằng người ta hoàn toàn tư duy một cách hợp lý, thì các hiện tượng tài chính khác nhau sẽ được hiểu tốt hơn. Sau đó, các mô hình khác nhau cũng được ra đời. Trong khi một vài người trong số họ cho rằng, người ta chỉ thất bại trong việc cập nhật thông tin một cách kịp thời, thì một vài mô hình khác cho rằng, họ cập nhật thông tin một cách hợp lý, nhưng đưa ra các quyết định dựa trên thông tin đó thì bất hợp lý. Nó đòi hỏi sự nhấn mạnh rằng, mục tiêu quan trọng của 6 tài chính hành vi đã không được chứng minh trong các lý thuyết tồn tại trước đó, vì những giả thuyết này không có khả năng giải thích những tình huống khó hiểu một cách thành công. Vì thế, tài chính hành vi về cơ bản muốn cố gắng đạt được để bổ sung cho các lý thuyết tài chính chính thống bằng việc sáp nhập nó với tâm lý học nhận thức để tạo ra một mô hình hoàn thiện hơn về hành vi con người trong tiến trình ra quyết định (Thaler, 2005). Từ quan điểm thực tiễn, tài chính hành vi xác định những khái niệm khác nhau mà làm cho con người cư xử một cách không hợp lý, và do đó dẫn đến các quyết định không tối ưu. Đối với một nhà đầu tư thông minh muốn nắm bắt bản chất của tài chính hành vi, tất cả họ phải làm là suy nghĩ về quyết định đầu tư của mình. Con người thường dễ có những dị thường hành vi khác nhau, cái mà có thể trở thành trở ngại lớn nhất trong việc nỗ lực tối đa hóa tài sản của họ. Không phải những nhà đầu tư lớn thì không có những sai sót, mà là họ hiểu được tầm quan trọng của cảm xúc trong giao dịch, và luyện cho tâm trí mình không bị pha trộn những cảm xúc trong việc ra quyết định bằng cách làm theo 2 bước sau: (i) hiểu được điểm yếu về tâm lý học cũng như cảm xúc của riêng mình bằng cách nghiên cứu các bất thường khác nhau và xác định liệu anh ta/cô ta có phạm phải những sai lầm trong quá khứ đó hay chưa, hay là có xu hướng cam kết điều này trong tương lai hay không, (ii) và sau khi đạt được mục tiêu trong bước trước, hiểu được những hành vi không hợp lý của những người khác và lợi ích từ lỗi của họ (Parikh, 2011). Mục tiêu của bài này là để kiểm tra xem, liệu các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam có hợp lý ở tất cả các thời điểm hay không. Bài nghiên cứu tập trung vào 4 thiên lệch tài chính hành vi, có tên là: Quá tự tin, bầy đàn, lệch lạc do mâu thuẫn về nhận thức, Khuynh hướng lệch lạc do tình huống điển hình. Ảnh hưởng của 4 yếu tố này lên tiến trình ra quyết định của danh mục đầu tư ở thị trường chứng khoán Việt Nam đã được phân tích trong bài nghiên cứu. Ảnh hưởng đó được phân tích là liệu các hành vi cá nhân có ảnh hưởng trong quyết định của nhà đầu tư về mua và bán chứng khoán hay không. 7 Dữ liệu chính của bài nghiên cứu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi được phân phối tới các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trên các sàn giao dịch và thông qua khảo sát online. Sau hai tháng khảo sát (từ tháng 1/2013-2/2013), số bảng khảo sát thu về là 310, sau khi loại đi một số bảng không hợp lý, cuối cùng chọn ra được 289 bảng hợp lệ. Mẫu được phân tích và xử lý bằng cách sử dụng phần mềm SPSS, AMOS SPSS và Microsoft Excel. Một phân tích tổng thể của các biến các nhân tố hành vi được thực hiện bằng cách thực hiện kiểm tra đa cộng tuyến, phân tích nhân tố khẳng định(CFA) và phân tích biệt số. Bài nghiên cứu có cấu trúc như sau: Phần 2 mô tả chi tiết về sự ra đời của tài chính hành vi, những thiên lệch trong tài chính hành vi cũng như là sự so sánh giữa nó với tài chính chính thống. Phần 3 cung cấp những chi tiết của bài nghiên cứu, về cơ sỡ dữ liệu cũng như là phương pháp thực hiện. Phần 4 trình bày những nội dung và kết quả của bài nghiên cứu. Và cuối cùng phần 5 là kết luận. 2.Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 2.1. Tổng quan Tài chính có thể được định nghĩa là cách mà nguồn tài nguyên khan hiếm phân bổ bởi con người, và cách mà những tài nguyên này được phân bổ, mua lại và đầu tư theo thời gian. Có hai lý thuyết quan trọng trong lý thuyết tài chính chính thống: (i) những người tham gia thị trường thì hoàn toàn hợp lý: hành vi hợp lý hoàn toàn ngụ ý rằng bất kì thông tin mới nào có sẵn cũng được giải thích một cách chính xác và thống nhất, với tất cả người tham gia thị trường luôn cập nhật niềm tin của mình, và (ii) thị trường hiệu quả: Lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH) cho rằng tất cả các thông tin liên quan được phản ánh trong giá ngay lập tức và hoàn toàn. Giá luôn đúng với giá trị và không có một bữa cơm trưa miễn phí nào, tức là không có chiến lược đầu tư nào mà có thể tỷ suất sinh lợi trung bình vượt trội. Trong hơn 50 năm qua, có rất nhiều sự tập trung vào sự phát triển và thử nghiệm của các mô hình định giá tài sản tài chính khác nhau. Subrahmanyam (2007) phân loại các mô hình trung tâm tài chính: phân bổ tài sản dựa trên tỷ suất sinh lợi 8 kì vọng và rủi ro, (ii) các mô hình định giá tài sản dựa vào rủi ro (ví dụ như mô hình định giá tài sản vốn) (iii) các tuyên bố về việc định giá và (iv) định đề MM. Giả định là, khi con người có tài sản giá trị, họ cư xử một cách hợp lý trong các quyết định tài chính. Mặc dù những mô hình này làm cuộc cách mạng hóa các nghiên cứu về tài chính, thì vẫn còn nhiều lỗ hổng chưa có câu trả lời. Tài chính chính thống đóng một vai trò hạn chế trong các vấn đề cần giải thích như (i) tại sao các nhà đầu tư cá nhân giao dịch? (ii) tại sao tỷ suất sinh lợi thì khác nhau giữa các chứng khoán, vì lý do nào khác ngoài rủi ro? Trong khi những điều này đang xảy ra ở thế giới tài chính, các nhà nghiên cứu trong tâm lý học đã khám phá ra rằng, con người thường hành xử kì quặc trong quá trình ra quyết định liên quan đến tiền. Các nhà tâm lý học cũng tìm thấy các quyết định kinh tế học thì thường được đưa ra một cách dường như không hợp lý. Lỗi nhận thức và cảm xúc thái quá có thể làm cho nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư xấu. Shiller (2002) cung cấp bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm để ủng hộ cho CAPM, EMH và một vài lý thuyết tài chính truyền thống khác đạt được thành công tuyệt vời trong việc dự đoán và giải thích các sự kiện nhất định. Tuy nhiên các học giả cũng bắt đầu tìm kiếm các dị thường và hành vi mà các lý thuyết tài chính chính thống chưa giải thích được. Hai ví dụ điển hình là (i) hiệu ứng tháng Một, là một bất thường trong thị trường tài chính, khi mà giá chứng khoán tăng vào tháng một với không một lý do cơ bản nào cả (Rozeff and Kinney, 1976), (ii) Lời nguyền rủa của người chiến thắng, là nơi mà chiến thắng lớn trong cuộc đấu giá có xu hướng vượt quá giá trị nội tại của vật được mua, chủ yếu là do thông tin không đầy đủ, và cảm xúc làm cho đánh giá cao hơn so với giá trị (Thaler, 1988). Các học giả cũng nhắc nhở để tìm kiếm tâm lý học nhận thức để xét đến hành vi đầu tư không hợp lý (Phung, 2002). Tài chính hành vi là một lĩnh vực tài chính tương đối mới, tìm kiếm để bổ sung cho những lý thuyết tài chính chuẩn bằng việc giới thiệu những khía cạnh hành vi ảnh hưởng lên tiến trình ra quyết định. Những người xem xét về tài chính hành vi được xem là những người có tầm nhìn xa trông rộng. Giải thưởng Nobel kinh tế năm 2002 cho nhà tâm lý học Daniel Kahneman và nhà kinh tế thực nghiệm Vernon Smith đã chứng minh 9 đây là lĩnh vực đúng. Kahneman nghiên cứu các bản án và tiến trình ra quyết định dưới điều kiện không chắc chắn trong khi Smith nghiên cứu cơ chế thị trường thay thế thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. Đây là lần đầu tiên một nhà tâm lý học được giải Nobel và đóng một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục các nhà tài chính chính thống rằng các nhà đầu tư có thể hành xử một cách phi lý. 2.2. Giả thuyết thị trường hiệu quả “Một thị trường hiệu quả được định nghĩa như là một thị trường mà một số lượng lớn những người tham gia là hợp lý, tối đa hóa lợi nhuận một cách chủ động, trong đó mỗi người đều cố gắng dự đoán giá trị tương lai của chứng khoán, và quan trọng là thông tin hiện tại thì hầu như có sẵn cho tất cả những người tham gia thị trường. Trong một thị trường hiệu quả, việc cạnh tranh giữa những người tham gia thông minh dẫn đến tại bất cứ thời điểm nào, giá thực tế của chứng khoán phản ánh sự tác động của thông tin dựa trên những sự kiện vừa mới diễn ra và cả những sự kiện dự kiến sẽ diễn ra trong tương lai. Nói cách khác, trong thị trường hiệu quả, tại bất kì thời điểm nào, giá thực tế của chứng khoán luôn là một ước lượng tốt về giá trị nội tại của nó.” (Fama 1965). Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) được coi là một mô hình tài chính trung tâm trong hơn 40 năm qua, và có lẽ cũng là trong những giả thuyết nhận nhiều chỉ trích nhất. Fama (1970) định nghĩa một thị trường hiệu quả là nơi mà ở đó giá chứng khoán phản ánh một cách đầy đủ tất cả những thông tin có sẵn, và giả thuyết chỉ ra rằng thế giới thị trường tài chính thực là hiệu quả. Fama cũng nói rằng, không có khả năng có một hệ thống giao dịch dựa trên những thông tin hiện tại có sẵn để có những lợi nhuận vượt trội. EMH trở nên nhạy cảm trong những năm 1970 và rất nhiều nghiên cứu được phát triển được hỗ trợ bởi lý thuyết rộng lớn và sự thành công thực tế. Đại học Chicago, quê hương của EMH, trở thành trung tâm thế giới của tài chính học thuật. Nền tảng của lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH) dựa trên ba luận điểm: (i) các nhà đầu tư là lý trí và giá trị chứng khoán là hợp lý, (ii) trong trường hợp một vài nhà đầu tư là phi lý trí, thì những giao dịch của họ là ngẫu nhiên và triệt tiêu lẫn nhau mà không 10 ảnh hưởng tới giá chứng khoán, (iii) những giao dịch arbitrage hợp lý sẽ loại bỏ những ảnh hưởng của những nhà đầu tư không hợp lý lên giá chứng khoán. Thực tế, giả thuyết thị trường hiệu quả thì không hoàn toàn dựa trên tính hợp lý, mà còn dựa vào những dự đoán về thị trường hiệu quả trong các trường hợp mà sự hợp lý không tồn tại, đưa ra rất nhiều sự tín nhiệm cho giả thuyết này. Các bằng chứng thực nghiệm từ những năm 1970 đều rơi vào hai mục chính: (i) tất cả những thông tin mới về giá chứng khoán đều được phản ánh vào giá một cách nhanh chóng và đầy đủ, (ii) nếu không có thông tin mới về công ty, giá sẽ không di chuyển, nó sẽ bằng đúng với giá trị chứng khoán, không phản ứng khi không có thông tin (Shleifer, 2000). -Ủng hộ và phản bác: Fama (1965) phân biệt ba dạng của thị trường hiệu quả: (i) hình thức dạng yếu của thị trường hiệu quả là nơi mà tất cả giá chứng khoán trong quá khứ, tỷ suất sinh lợi cũng như là các thông tin khác được kết hợp một cách đầy đủ trong giá, không thể kiếm được lợi nhuận dựa trên những thông tin trong quá khứ. Điều này ám chỉ sự vô hiệu của phân tích kỹ thuật. (ii) hình thức dạng vừa của thị trường hiệu quả cho rằng không có khả năng cho nhà đầu tư để kiếm được lợi nhuận bằng việc sử dụng những thông tin được công bố công khai sẵn có khi mà chúng đã được kết hợp trong giá. Điều này ám chỉ phân tích cơ bản là vô tác dụng, (iii) hình thức dạng mạnh của thị trường hiệu quả cho rằng tất cả những thông tin, dù được công bố hay bí mật, đều được phản ánh một cách đầy đủ trong giá chứng khoán. Điều này có nghĩa rằng, ngay cả khi có được thông tin nội bộ, thì nhà đầu tư cũng không thể đạt được tỷ suất sinh lợi cao. Phần lớn các đánh giá dựa trên hình thức dạng yếu và dạng vừa của thị trường hiệu quả khi hình thức dạng mạnh thì khó có thể chấp nhận, và cũng có những bằng chứng cho rằng thực tế những nội gián có thể kiếm được tỷ suất sinh lợi vượt trội trong khi giao dịch hợp pháp. (Seyhun 1998, Jeng và cac cộng sự, 1999). Việc hỗ trợ hình thức dạng yếu của thị trường hiệu quả (Fama 1965) tìm thấy rằng chứng khoán tuân theo một bước ngẫu nhiên. Hình thức dạng vừa thì được kiểm tra bởi một số nghiên cứu- nghiên cứu tác động của thông tin mới lên giá cổ phần – được tiên phong bởi Fama và các cộng sự (1969).
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.