Đề tài : Đánh giá sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng địa phương ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

doc
Số trang Đề tài : Đánh giá sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng địa phương ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 70 Cỡ tệp Đề tài : Đánh giá sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng địa phương ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 18 MB Lượt tải Đề tài : Đánh giá sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng địa phương ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 0 Lượt đọc Đề tài : Đánh giá sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng địa phương ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 20
Đánh giá Đề tài : Đánh giá sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng địa phương ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học đang suy giảm một cách nghiêm trọng. Đây là vấn đề mà ngành lâm nghiệp đang trực tiếp phải đối mặt, đặc biệt trong những năm gần đây việc quản lý rừng nói chung và các khu rừng đặc dụng cũng như các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn (KBT) nói riêng có nhiều vấn đề nảy sinh từ cộng đồng. Vì vậy trong công tác quản lý tài nguyên rừng đòi hỏi cần có sự phối hợp tham gia hay vào cuộc của mọi tổ chức, cá nhân và các bên liên quan đặc biệt là chính quyền địa phương sống trong và xung quanh khu rừng đặc dụng nhằm thực hiện mục tiêu quản lý rừng đạt hiệu quả cao. Cho đến nay, đã có nhiều phương thức tiếp cận khác nhau đối với công tác quản lý tài nguyên rừng. Một trong những phương thức đó là quản lý tài nguyên rừng dựa trên cơ sở cộng đồng. Nhiều nơi đã có được kết quả tốt từ việc áp dụng phương thức quản lý dựa trên cộng đồng như mô hình xây dựng vùng đệm xã Kỳ Thượng - Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Primack, 1999). Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng có nhiều hình thức tham gia khác nhau ví dụ: Quản lý rừng theo hướng thôn bản, quản lý rừng theo tín ngưỡng...Hiện nay thành lập tổ, đội bảo vệ rừng, câu lạc bộ bảo vệ rừng và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng đang là một xu hướng nhằm mục đích bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, các loài động thực vật và nguồn gen quý hiếm hiện có và đồng thời bảo tồn được những giá trị thôn bản ( Trần Thanh Hà - WWW.thiennhien.net, 20/02/07 ). Tiêu biểu cho xu hướng này là mô hình thành lập các tổ bảo vệ rừng tại các xã Lãng Công - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, mô hình thành lập các tổ bảo vệ rừng, tổ xung kích tại Bình Xuyên - Vĩnh Phúc ( Báo Vĩnh Phúc ngày 12/12/2005 và 26/04/2008 ). Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có tổng diện tích vùng lõi 45.581 ha, nằm trên 5 xã biên giới huyện Mường Nhé, cùng với sự cư trú của một số dân tộc như Hà Nhì, Thái, Mông, Si La, Cống... và diện tích rừng tự nhiên gần 28.716 ha với độ che phủ 63% - cao nhất tỉnh Điện Biên, trong đó, có rất nhiều cánh rừng nguyên sinh như rừng thường xanh trên đất thấp, rừng thường xanh núi thấp, rừng thường xanh trên núi cao và rừng tre nứa đang được bảo tồn nguyên vẹn. Nơi đây còn là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm. Theo kết quả điều tra hệ thực vật trong KBTTN Mường Nhé khá phong phú được phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau tạo nên các kiểu rừng với ưu hợp điển hình như Ưu hợp Sồi, Dẻ, Giổi, Re, Thích, Pơ Mu, Thông nàng.Đến nay đã thống kê được 740 loài thực vật thuộc 500 chi trong 156 họ của 5 ngành thực vật, trong đó có 35 loài thực vật quí hiếm, 29 1 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Qua thống kê khảo sát tháng 12 năm 2006 do Chuyên gia động vật Viện Điều tra quy hoạch rừng thực hiện đã thống kê có 291 loài động vật thuộc 95 họ của 27 bộ trong các lớp động vật. Trong đó có 55 loài động vật đặc hữu, quý hiếm; 39 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 45 loài có tên trong Sách đỏ Việt nam như Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Gấu chó (Ursus malayanus), Vượn bạc má (Nomacus leucogenys)… Hiện tại những áp lực lên KBT cũng rất lớn, vì đây là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Hà Nhì, Thái, Mông, Cống, Dao, Sán Chỉ. Đời sống của bà con các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Với tổng số 83 hộ, gần 501 nhân khẩu đang sinh sống trong vùng lõi của khu bảo tồn, và hơn 5.226 hộ gia đình với 31.360 người sinh sống ở vùng đệm, những cư dân này có liên quan, ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của KBT Như bao cộng đồng miền núi khác sống gần rừng và luôn luôn gắn bó với rừng, với nguồn tài nguyên trên địa bàn, hầu như mọi hoạt động kinh tế của cộng đồng đều dựa vào việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Cùng với diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm, tài nguyên rừng cũng nghèo kiệt, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của các cộng đồng dân cư địa phương sống dựa vào rừng và các tác động xã hội khác. Do vậy áp lực lên tài nguyên rừng, đa dạng sinh học ngày càng nặng nề hơn. Vì vậy để giải quyết vấn đề bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, đặt ra không phải chỉ là vấn đề giáo dục, thực thi pháp luật, nâng cao kỹ thuật và tìm vốn đầu tư mà còn phải chú ý đến vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, mà chủ yếu là cải thiện mức sống của người dân, nhất là những người dân nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ môi trường, rừng, các hệ sinh thái điển hình, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên thiên nhiên bao gồm: đất, rừng, nước, các loài động, thực vật... Để giải quyết vấn đề đó, cần thiết tìm ra được hướng giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, nhằm cải thiện mức sống của người dân. Vấn đề đặt ra đối với Ban quản lý KBTTN Mường Nhé, Hạt kiểm lâm Mường Nhé và UBND các xã là làm thế nào để giảm sức ép của người dân sống trong và xung quanh KBT lên các khu rừng tại đây. Mô hình thành lập các Ban chỉ đạo PCCCR và bảo vệ rừng, các tổ, đội xung kích bảo vệ rừng và các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng đã được đề xuất và thực hiện trong vài năm gần đây nhằm giải quyết vấn đề cấp bách trên. Mặc dù mô hình này đã thực hiện từ tháng năm 2008, cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả thực sự về sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý rừng tại KBTTN Mường Nhé. Đây là vấn đề cần thiết và hữu ích, 2 nhằm tìm ra những điểm mạnh và các thiếu sót để đề xuất và xây dựng các giải pháp thiết thực, góp phần vào công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cơ sở cộng đồng. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài : “ Đánh giá sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng địa phương ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”. Kết quả của đề tài là cơ sở đưa ra các khuyến nghị và giải pháp nhằm phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng lâu dài ở Mường Nhé. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Tình hình phát triển, nghiên cứu và quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam 1.1.1. Tình hình phát triển và quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam Theo Trần Minh Dũng (2004 ) quản lý rừng ở Việt Nam và sự ra đời của các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng thể hiện qua các giai đoạn sau: Trước những năm kháng chiến chống Pháp ở nhiều vùng núi trung du và miền núi nước ta đã tồn tại những hệ thống quản lý tài nguyên dựa trên những phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư, phổ biến ở cấp thôn bản, làng trực tiếp quản lý là các trưởng bản, già làng. Những người có uy tín, được kính trọng trong làng, mỗi lời nói của họ được mọi người hưởng ứng và làm theo. Tuy nhiên ở một số nơi vẫn tồn tại một hệ thống quản lý rừng trên cơ sở tín ngưỡng, luật tục của cộng đồng. Những năm kháng chiến chống Mỹ, sản xuất lâm nghiệp do nhà nước thực hiện, các lâm trường được thành lập, nhiệm vụ khai thác gỗ là chính với mục tiêu góp phần xây dựng miền Bắc và tạo ra các sản phẩm để phục vụ cho chiến trường miền nam, cách quản lý này kéo dài đến 1982. Trong thời gian này chủ yếu thành phần kinh tế tập thể quốc doanh và hợp tác xã làm nghề rừng. Nhà nước đã ban hành một số văn bản chính sách liên quan đến phát triển lâm nghiệp cộng đồng như: Quyết định 179/CP ngày 17/11/1968 cho phép hợp tác xã kinh doanh nghề rừng; Chỉ thị 257/TTg về đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng cho hợp tác xã; Quyết định 272/CP ngày 03/10/1979 đề cập phát triển toàn diện và khẳng định nội dung giao đất giao rừng. Những năm cuối của nền kinh tế tập trung bao cấp ( 1982 -1986 ), trước sự suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng rừng do mục tiêu khai thác lợi dụng trong một thời gian dài buộc Chính phủ đã có những bước đầu tiên nhằm thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý tài nguyên rừng. Đây là giai đoạn mở đầu cho đầu tư phát triển lâm nghiệp cộng đồng lấy đơn vị hộ gia đình nông dân làm đơn vị kinh doanh nghề rừng. Trong giai đoạn này có chỉ thị 29 của ban bí thư; Quyết định 184/ HĐBT ngày 06/11/1982 và thông tư 46 TT/HĐ của bộ lâm nghiệp đề cập tới việc giao rừng để phát triển kinh doanh lâm nghiệp tới các hộ gia đình. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường (1986- đến nay ), cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nước, hàng loạt các bộ luật, nghị định, quyết định, chỉ thị có liên quan đến phát triển lâm nghiệp đã được ban hành. Các văn bản này là bước đột phá nhằm thay đổi tổ chức quản lý ngành sang lâm nghiệp cộng đồng. Cụ thể Nhà nước đã ban hành các văn bản luật pháp về quy chế quản lý bảo vệ, luật đất đai và 4 các chương trình giao đất, giao rừng cho hộ gia đình cá nhân, tổ chức và các đoàn thể quản lý, tiếp theo là ban hành các chính sách văn bản liên quan đến đầu tư và tín dụng cũng như xây dựng và thực hiện các chương trình trồng rừng quốc gia được ban hành với mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng nhận đất, nhận rừng duy trì và phát triển rừng. Đây là một hướng mới mở rộng đối tượng quản lý và là cơ sở cho sự hình thành các hình thức quản lý rừng cộng đồng. Một số các văn bản luật pháp và nghị định cụ thể được ban hành trong giai đoạn này bao gồm: Luật bảo vệ và phát triển rừng (Quốc hội thông qua ngày 08/01/1988 và Luật đất đai sửa đổi 06/1993); Nghị định 02/CP về giao đất lâm nghiệp ban hành ngày 15/01/1994; Nghị định 01/CP về giao khoán sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 04/01/1995; Quyết định 327 - CT ngày 15/05/1992 của thủ tướng chính phủ là một chủ trương chính sách lớn nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Chỉ thị số 18/1999/CT - TTg của thủ tướng chính phủ về một số biện pháp thúc đẩy việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, dất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000. Nghị định số 163/1999/TT - BNN - KL ngày 30/03/1999 của bộ NN&PTNT hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn làng, buôn ấp. Quyết định 661/1998/QĐ -TTg ngày 29/07/1998 của thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Các chính sách quan trọng liên quan đến đầu tư và tín dụng gồm: Chỉ thị 202 - CT về việc cho vay vốn sản xuất nông lâm, ngư nghiệp đến hộ gia đình ngày 28/06/1991. Tại Lãng Công - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, chính quyền xã đã chủ động bàn bạc với nhân dân và các chủ rừng thành lập các tổ bảo vệ rừng, thường xuyên bảo vệ và tuyên truyền nhân dân. Từ 2001 xã đã xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng, thành lập các đội chữa cháy rừng tại các thôn. Do làm tốt công tác tuyên truyền, chăm sóc tuần tra bảo vệ rừng nên nhiều năm qua, ở địa bàn xã không còn hiện tượng phá rừng, đốt rừng. Kết quả 1265.3 ha rừng đều được phát triển tốt (Báo Vĩnh Phúc số 1408, 12/12/2005 ). 5 Tại Bình Xuyên - Vĩnh Phúc năm 2006 đã thành lập được 2 tổ bảo vệ rừng ở các xã Trung Mỹ, Hương Sơn và 8 tổ xung kích ở các xã có rừng, giao khoán toàn bộ đất rừng và đất lâm nghiệp cho người dân. Do làm tốt nhiệm vụ phối hợp với kiểm lâm địa bàn, thường xuyên tuần tra xử lý những vụ vi phạm, tuyên truyền cho nhân dân, tham mưu cho chính quyền địa phương và các chủ rừng làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ phòng cháy chữa cháy rừng nên 3736.63 ha rừng được bảo vệ và phát triển tốt (Phóng sự " Tươi xanh rừng Bình Xuyên " - Báo Vĩnh Phúc, 26/04/08). 1.1.2. Tình hình nghiên cứu xây dựng các mô hình lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam. Năm 1998 sở Lâm nghiệp Hòa Bình (cũ) đã chỉ đạo xây dựng dự án với quan điểm toàn diện về lâm nghiệp ở Xóm Rãnh - Xã Toàn Sơn - Huyện Đà Bắc - Tỉnh Hòa Bình ( Vụ Khoa học công nghệ 1995). Dự án tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, quy hoạch lại đất đai, định hướng phát triển sản xuất gắn với sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho hộ gia đình định canh định cư. Nhiều mô hình nông lâm kết hợp, canh tác đất dốc có hiệu quả được xây dựng, trong đó đã khoanh nuôi được 194 ha rừng và trồng gần 400 ha rừng các loại, ứng dụng nhiều giống mới cho nông nghiệp có năng suất cao, phát triển sản xuất theo hướng thâm canh nhờ đó mà Xóm Rãnh đã thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp, đời sống người dân khá hơn trước. Nguyễn Tuấn Anh (2005) đã tiến hành đánh giá sự tham gia của các bên trong quản lý rừng cộng đồng tại Xã Chiềng Chặc - huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La. Tác giả đã đánh giá được những hoạt động quản lý rừng cộng đồng được thực hiện tại khu vực, mức độ tham gia của các bên tham gia trong quản lý rừng cộng đồng được thực hiện tại khu vực, mức độ tham gia của các bên tham gia trong quản lý rừng cộng đồng, những điểm mạnh, điểm yếu cơ hội, thách thức trong quá trình tổ chức phối hợp quản lý rừng cộng đồng. Trần Minh Dũng ( 2004 ) đã nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng cộng đồng tại xã Phong Xuân và Phong Sơn - Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền - Huế. Tác giả đã đánh giá được sự phụ thuộc của cộng đồng vào tài nguyên rừng, phân tích, đánh giá các hình thức quản lý rừng cộng đồng có tại khu vực qua đó đưa ra các giải pháp nhằm thu hút cộng đồng tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng. Nguyễn Quốc Phương (2006 ) đã nghiên cứu các phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam. Tác giả đã đưa ra mô hình rừng ổn định phục 6 vụ kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, phương pháp thẩm định, đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia, đề cập tới cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng và đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng trong lập kế hoạch, tính khả thi và hiệu quả kinh tế của quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng. 1.2. Quá trình nghiên cứu và xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng ở KBTTN Mường Nhé 1.2.1 Các giai đoạn quản lý rừng cộng đồng ở KBTTN Mường Nhé Trước 1986, KBTTN Mường Nhé chưa được thành lập cũng như tình hình quản lý, bảo vệ rừng chung của cả nước, giai đoạn này rừng được các đơn vị quốc doanh tổ chức khai thác và thu mua lâm, thổ sản. Người dân ở các bản được tự do khai thác gỗ, các loài động vật rừng, lâm sản ngoài gỗ để phục vụ đời sống và trao đổi mua bán. Ở giai đoạn này thường người dân dùng lệ làng, tín ngưỡng để quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn nước sinh hoạt, rừng cấm, rừng ma…Ở giai đoạn này do dân số ít nên việc quản lý rừng của cộng đồng có hiệu quả. Từ 1986 -2002 giai đoạn này Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé được thành lập theo Quyết định 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với diện tích 182.000 ha, nằm trên địa phận tỉnh Lai Châu với mục tiêu bảo tồn các loài thú lớn và các hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng núi cao Tây Bắc nhưng luận chứng kinh tế kỹ thuật của KBT chưa được phê duyệt, ban quản lý Khu BTTN Mường Nhé vẫn chưa được thành lập, toàn bộ đất rừng trong ranh giới đề xuất của Khu BTTN Mường Nhé thuộc sự quản lý của hai hạt kiểm lâm Mường Lay và Mường Tè. Trong giai đoạn này, đã có rất nhiều biến động dân cư bên trong và ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, hàng loạt các khu dân cư mới xuất hiện với một số lượng lớn dân di cư tự do dẫn đến làm suy giảm nghiêm trọng độ che phủ rừng và các vùng rừng còn lại bị xẻ nhỏ và cách ly (Nguyễn Đức Tú, 2001). Năm 2002 huyện Mường Nhé được thành lập dựa trên 6 xã của huyện Mường Lay và Mường Tè. Năm 2006 sau khi phân chia lại ranh giới hành chính của tỉnh Lai Châu (cũ) thành 2 tỉnh Điện Biên, Lai Châu. Để tiếp tục bảo vệ hệ sinh thái rừng và giá trị đa dạng sinh học của rừng Mường Nhé, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ra Quyết định số 593/QĐ-UB ngày 23 tháng 5 năm 2008 phê duyệt dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tỉnh Điện Biên . Từ năm 2008 - đến nay, KBT được xây dựng và đầu tư về cở sở hạ tầng, Hạt kiểm lâm KBT được thành lập với 32 biên chế. Bộ máy tổ chức gồm 01 Ban giám 7 đốc, 03 phòng chuyên môn, 01 Hạt kiểm lâm có 04 trạm bảo vệ rừng với 32 biên chế. Đi đôi với tăng cường công tác quản lý đồng thời Ban quản lý KBT thực hiện các biện pháp tuyên truyền tới người dân nên giai đoạn này rừng ở xã được bảo vệ tốt hơn, tình trạng khai thác gỗ, động vật và các lâm sản rừng giảm xuống rõ riệt, các loài động vật quý hiếm được bảo vệ tố hơn, cộng đồng dân cư cùng tham gia vào các hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng, chữa cháy rừng và nghiên cứu khoa học… (Báo cáo tổng kết công quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn, ĐDSH của Ban quản lý KBTTN Mường Nhé năm 2010). 1.2.2. Sự ra đời của mô hình quản lý rừng cộng đồng ở ở KBTTN Mường Nhé Năm 2008 UBND tỉnh Điện Biên giao nhiệm vụ cho Ban quản lý KBTTN Mường Nhé về tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo quyết định số 661/TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thì từ năm 2008 - 2010 Ban quản lý KBT thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên cho nhân dân 05 xã vùng đệm theo chương trình dự án 661 với tổng diện tích 30.827,5 ha/năm trong KBTTN Mường Nhé, với sự tham gia của 55 nhóm hộ 1500 hộ dân 8246 nhân khẩu với phương thức các động đồng dân cư vùng đệm sống xung quanh KBT, viết đơn xin nhận khoán BVR và được tổ chức thành các nhóm hộ, sau đó Ban quản lý KBT cùng với UBND xã xem xét và ký hợp đồng thuê khoán bảo vệ cho nhóm hộ đại diện là trưởng nhóm là những người có uy tín do nhân tự bầu ra. Người dân nhận khoán có trách nhiệm cùng với các hộ khác trong nhóm nhận khoán cắt cử thay phiên nhau tham gia vào các hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng, chữa cháy rừng vào mùa khô hanh, ngăn chặn không cho các đối tượng vào rừng để săn bắn, khi phát hiện các hành vi vi phạm thì báo cho kiểm lâm phối hợp cùng ngăn chặn, nếu nhóm hộ nào không làm tốt để xảy ra phá rừng trên diện tích được giao bảo vệ mà không phát hiện kịp thời phối hợp với Trạm kiểm lâm ngăn chặn kịp thời thì sang năm tiếp theo Ban quản lý KBT xem xét và cắt hợp đồng bảo vệ của nhóm đó. Các hộ nhận khoán BVR hàng năm được KBT trả tiền theo diện tích giao khoán 200.000đ/1ha/năm. Từ năm 2008 - 2010 Ban quản lý KBTTN Mường Nhé, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Nhé đã phối hợp thành lập, kiện toàn 5 Ban chỉ đạo PCCCR và bảo vệ rừng ở 5 xã vùng đệm và 22 tổ bảo vệ rừng các thôn, bản ở các xã Nậm Kè, Mường Nhé, Chung Chải, Leng Su Sìn, Sín Thầu 1.2.3. Những nghiên cứu từ trước tới nay liên quan đến mô hình này Theo Ban giám đốc KBTTN Mường Nhé, cho tới nay vẫn chưa có một công trình hay nghiên cứu đánh giá đầy đủ nào về mô hình quản lý rừng cộng đồng tại 8 Mường Nhé kể từ khi Ban quản lý KBTTN Mường Nhé được thành lập và kiện toàn từ năm 2008 cho đến nay. Năm 2010 Nhóm học viên của Trung tâm CRES thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu nghiên cứu mối ảnh hưởng qua lại giữa bảo tồn và cộng đồng, đặc biệt là những tác động tích cực và tiêu cực của việc xây dựng KBTTN Mường Nhé đến cộng đồng vùng đệm trường hợp nghiên cứu ở 2 bản Đoàn Kết, Nậm Pắt xã Chung Chải kết nghiên cứu đã đưa ra: Việc thành lập KBT có những tác động đến sinh kế của người dân, vì hạn chế các nguồn tài nguyên trước đây mà họ phụ thuộc. Tuy nhiên, bước đầu đã có những chính sách hỗ trợ để phát triển. Bên cạnh đó, việc thành lập KBT về lâu dài là tạo điều kiện cho phát triển bền vững, bảo tồn được đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn, định hướng cho việc phát triển du lịch sinh thái. (Khóa luận tốt nghiệp “Tác động của việc xây dựng KBTTN Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng vùng đệm: trường hợp nghiên cứu ở xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”. Trung tâm CRES, năm 2010). CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, 9 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận và quan điểm nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp luận Nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý luận về lý thuyết hệ thống, quan điểm sinh thái nhân văn, sinh thái phát sinh, quan điểm bảo tồn - phát triển và phương pháp tiếp cận có sự tham gia. 2.1.1.1. Vận dụng lý thuyết hệ thống Lý thuyết hệ thống được đề cập ở đây để giải thích mối quan hệ giữa những tác động của người dân tới tài nguyên rừng. Lý thuyết hệ thống trong quản lý tài nguyên rừng được Hoàng Quốc Xạ (2005) giải thích như sau: Lý thuyết hệ thống được hiểu là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, bao gồm nhiều hệ thống chức năng liên kết với nhau một cách trật tự và có tổ chức. Nó tồn tại và vận động theo những quy luật thống nhất. Mọi hệ thống luôn bao gồm các hệ thống thành phần ( hay gọi là hệ thống phụ). Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong hệ thống và mỗi hệ thống nhỏ lại nằm trong hệ thống lớn hơn. Hoàng Quốc Xạ cho rằng sự tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng có thể hiểu là các hoạt động trong hệ thống kinh tế xã hội tác động đến hệ thống tự nhiên, nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như: Nhận thức của con người, ý thức về pháp luật, trách nhiệm của cộng đồng hay những thói quen, tập quán lâu đời của người dân trong sự tác động tới tài nguyên rừng. Cũng theo tác giả, tài nguyên rừng là hệ thống tự nhiên trong đó các thành phần có quan hệ qua lại và tương tác qua lại lẫn nhau. Bất kỳ một tác động nào cũng dẫn tới sự thay đổi về thành phần và chức năng của hệ thống. Tài nguyên rừng vốn được tồn tại khách quan và nó được vận động theo các quy luật riêng của hệ thống tự nhiên. Tuy vậy, không phải bất kỳ sự tác động nào cũng dẫn đến sự bất lợi. Vì vậy, muốn bảo tồn, giữ gìn và phát triển được cấu trúc của hệ thống thì những tác động của con người phải phù hợp với quy luật tự nhiên nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi và tăng cường tác động có lợi. 2.1.1.2. Quan điểm sinh thái phát sinh Khi nghiên cứu quá trình hình thành rừng Thái Văn Trừng (1970) đã đưa ra 5 nhóm yếu tố sinh thái phát sinh thảm thực vật rừng nhiệt đới: Địa lý - địa hình, khí hậu - thủy văn, đá mẹ - thổ nhưỡng, khu hệ thực vật, sinh vật và con người. Sự thay đổi của 1 trong 5 nhóm nhân tố trên sẽ kéo theo sự thay đổi của các nhân tố khác và 10 thay đổi các đặc điểm của rừng, hình thành những kiểu rừng mới. Tất cả chúng không ngừng tác động qua lại lẫn nhau, quyết định đặc điểm của nhau. Cộng đồng người dân sinh sống trong và ven rừng cùng với bản sắc văn hóa, các hành vi ứng xử của họ là một bộ phận hợp thành trong sự phát triển bền vững tài nguyên rừng. Do đó, quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn những giá trị phi vật thể của rừng là sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập: Lợi ích của những người dân và những mục tiêu bảo tồn. Chúng tạo nên một hệ thống nhất, ràng buộc lẫn nhau, quan hệ hữu cơ với nhau để tạo ra thế cân bằng cho sự phát triển cho cả hai, đó chính là sự ổn định của hệ sinh thái nhân văn. 2.1.1.3. Quan điểm về sinh thái nhân văn Theo Lê Trọng Cúc (2011), cơ sở sinh thái được giải thích bằng các yếu tố vật lý sinh học được chia làm 2 loại: Yếu tố tự nhiên bao gồm những yếu tố không kiểm soát được như: khí hậu, thủy văn, địa hình... Và những yếu tố có thể kiểm soát được hoặc khống chế được cần được nghiên cứu bằng các giải pháp khoa học công nghệ. Yếu tố kinh tế như: Những tác động của người dân, mức sống của các cộng đồng địa phương, nhu cầu thị trường. Những nhân tố này có ý nghĩa đối với sự tác động của các cộng đồng tới tài nguyên rừng. Như vậy thì bất kỳ một giải pháp nào nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi tới tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển vùng đệm đều phải dựa trên cơ sở sinh thái và đảm bảo được các yếu tố kinh tế -xã hội của cộng đồng địa phương. 2.1.1.4. Quan điểm bảo tồn - phát triển Bảo tồn và phát triển thực chất đã được quan tâm và đề cập đến trong những năm qua khi các khu BTTN và các VQG hình thành mà trong đó có mật độ dân cư sống cao, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên, thiên nhiên. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý, bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu của con người, dân địa phương trong sự phát triển theo chiều hướng có lợi (Hoàng Quốc Xạ 2005). Trong nghiên cứu này tác giả đã cho rằng: Quan điểm bảo tồn và phát triển trong cộng đồng hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau, tuy vậy có thể lý giả như sau: + Nếu nhu cầu tăng lên cộng đồng địa phương đó có thể đáp ứng được bởi các nguồn thay thế khác, thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên rừng sẽ giảm bớt và tài nguyên được bảo tồn. + Nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, nếu có điều kiện quan tâm đến việc bảo tồn nhưng những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng vẫn còn chưa được đáp 11 ứng thì trước hết cần phải nỗ lực cải thiện nền kinh tế - xã hội của họ đủ tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn thiên nhiên. + Cộng đồng địa phương đó cũng đồng ý với việc bảo tồn thiên nhiên, nếu như họ có thể tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên và được chia sẻ lợi nhuận từ nguồn tài nguyên đó. Theo cách này, tài nguyên thiên hiên có thể được bảo tồn trong khi ít nhất một số nhu cầu về nhà ở, lương thực, chất đốt của cộng đồng dân cư vẫn được đáp ứng. 2.2 Mục tiêu cụ thể Đánh giá được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý rừng các xã vùng đệm KBTTN Mường Nhé. Kiến nghị được một số giải pháp thiết thực nhằm thu hút cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ rừng và đa dạng sinh học KBTTN Mường Nhé. 2.3 Phạm vi nghiên cứu Khóa luận được nghiên cứu tại xã Chung Chải vùng đệm KBTTN Mường Nhé, cụ thể là hai tổ bảo vệ rừng của hai bản Đoàn Kết và Nậm Pắt, Ban chỉ đạo PCCCR và bảo vệ rừng ở xã Chung Chải do Ban quản lý KBT Hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé phối hợp với UBND xã Chung Chải thành lập, cùng 196 hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng do KBT triển khai. Đề tài được thực hiện từ ngày 18 tháng 5 đến ngày 18 tháng 6 năm 2011 bao gồm thu thập thông tin từ thực địa, xử lý số liệu và viết khóa luận do vậy nhóm nghiên cứu không đủ thời gian nghiên cứu rộng và sâu hơn ở 5 xã còn lại thuộc vùng đệm KBTTN Mường Nhé. 2.4. Nội dung nghiên cứu 2.4.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở KBTTN Mường Nhé. 2.4.2. Ảnh hưởng của cộng đồng địa phương đến đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên 2.4.3. Đánh giá hiệu quả của các hình thức quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng đang triển khai tại xã Chung Chải vùng đệm KBTTN Mường Nhé. 2.4.4. Đánh giá sự thực hiện và triển khai của chính quyền địa phương, Hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé và Ban quản lý KBTTN Mường Nhé về một số chính sách, quy định liên quan đến bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học nhằm thu hút và khuyến khích người dân tham gia. 12 2.4.5. Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm thu hút người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng đệm KBTTN Mường Nhé. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Công tác chuẩn bị Trước khi đi thực tập, nhóm đã tiến hành thu thập các tài liệu về công tác quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng, các tài liệu nói về các tổ bảo vệ rừng, Ban chỉ đạo PCCCR & BVR cấp xã và các hộ nhận khoán. Đặc biệt là thu thập những thông tin về công tác quản lý rừng ở vùng đệm KBTTN Mường Nhé, bản đồ khu vực nghiên cứu. 2.5.2. Công tác ngoại nghiệp 2.5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thu thập và kế thừa các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm: Các báo cáo hoạt động của Ban quản lý KBT, Hạt kiểm lâm, các tài liệu của KBTTN Mường Nhé, xã Chung Chải, các dự án 661, 30A.. các khóa luận, các công trình nghiên cứu về quản lý bảo vệ rừng dựa trên vào cộng đồng, các quyết định và chính sách liên quan đến quản lý. 2.5.2.2. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn bán định hướng và đánh giá có sự tham gia của người dân: Bằng cách sử dụng bảng câu hỏi có định hướng để biết thông tin qua hình thức trả lời miệng và phiếu câu hỏi đã có sẵn. - Đối tượng được phỏng vấn + Những đối tượng được lựa chọn phỏng vấn: Bao gốm cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Mường Nhé. cán bộ Ban quản lý KBTTN Mường Nhé , thành viên của Ban chỉ đạo PCCCR & BVR cấp xã, các tổ, nhóm bảo vệ rừng và các hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng. + Phương pháp lựa chọn đối tượng phỏng vấn: Các đối tượng được lựa chọn theo phương thức chọn lọc có hệ thống cụ thể là: Với các hộ gia đình: Do các hộ nhận khoán bảo vệ rừng nằm ở 3 khu vực khác nhau của 2 bản nên nhóm chúng tôi chọn 20 hộ gia đình chiếm hơn 10% trong tổng số 196 hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với lý do: Nhằm đảm bảo về mặt thời gian, thuận tiện cho việc đi lại trong một buổi phỏng vấn và thỏa mãn số hộ được phỏng vấn phân bố đều trên 3 khu vực. Trên mỗi khu vực phỏng vấn có số hộ là Trưởng, phó bản, tổ trưởng và số hộ là nhận khoán bảo vệ rừng tương đương nhau. Với Ban chỉ đạo PCCCR & BVR cấp xã nhóm chúng tôi chọn người là Trưởng ban, phó ban hoặc ủy viên để phỏng vấn. 13 Với cán bộ Ban quản lý KBTTN Mường Nhé và cán bộ Hạt kiểm lâm: Phỏng vấn Phó Giám đốc, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm KBT Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé, cán bộ phòng khoa học, cán bộ phòng Nông nghiệp huyện, cán bộ kiểm lâm Trạm bảo vệ rừng đặc dụng xã Chung Chải. * Cách thiết kế câu hỏi và thực hiện phỏng vấn - Cách thiết kế câu hỏi Nhóm thiết kế các câu hỏi theo các tiêu chí sau: Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế theo tiêu chí đơn giản, dễ hiểu, khái quát. Câu hỏi phỏng vấn tránh qua rõ ràng để tránh các đối tượng dựa vào đó mà nói. Các câu hỏi ban đầu không nên đề cập quá sâu về vấn đề nghiên cứu và đi sâu dần ở các câu hỏi tiếp theo. - Cách thực hiện phỏng vấn Để thực hiện phỏng vấn, nhóm đã thực hiện một số kỹ năng được đưa ra trong cuốn ''Sổ tay giám sát đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn Việt Nam''. Trước khi phỏng vấn, Nhóm xác định những người nào là đối tượng phỏng vấn, tiến hành làm quen với mọi người bằng cách hỏi han, làm quen mọi người, qua đó giới thiệu về bản thân cho mọi người biết và mong mọi người tạo điều kiện trong quá trình nghiên cứu tại địa phương. Phỏng vấn các đối tượng trên tinh thần nghiên cứu, học hỏi, mong muốn được tìm hiểu về tài nguyên rừng và công tác bảo vệ tài nguyên rừng của người dân với thái độ, cử chỉ, lời nói và hành động thể hiện mong muốn được mọi người giúp đỡ. Các câu hỏi khi thực hiện phỏng vấn được thực hiện từ từ, hỏi dứt điểm từng vấn đề. Nhóm ghi chép rõ ràng, chính xác, nguyên trạng, dễ nhớ, logic. * Dung lượng mẫu Dung lượng mẫu được chúng tôi phân chia theo các đối tượng khác nhau, cụ thể như sau: - Hộ nhận khoán: 20 hộ ( 20/196 hộ ) (Xem chi tiết tại phụ lục) - Ban chỉ đạo PCCCR&BVR: 02 người - Tổ, đội bảo vệ rừng: 4 người - Cán bộ Hạt kiểm lâm: 2 người + Bảng câu hỏi: Được thiết kế từng đối tượng ( Xem phần phụ lục ) 2.5.3. Công tác nội nghiệp Do khóa luận chỉ nghiên cứu 2 phương pháp nghiên cứu là: nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn thu thập thông tin nên công tác nội nghiệp chỉ tổng hợp số liệu bằng các phép toán với sự trợ giúp của phần mềm Excell. 14 CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội KBTTN Mường Nhé 3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý KBTTN Mường Nhé thuộc huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Tổng diện tích tự nhiên là 45.581ha. Có tọa độ địa lý: Từ 22 o1’ đến 22o24’ vĩ độ Bắc và từ 102o8’ đến 102o33’ độ kinh Đông - Phía Bắc giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa. - Phía Đông Nam giáp xã Chà Cang huyện Mường Nhé. - Phía Đông giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. - Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hình 3.1. Bản đồ ranh giới khu BTTN Mường Nhé 15 KBTTN Mường Nhé có 6 xã vùng đệm, bao gồm các xã Sín Thầu, Chung Chải, Mường Nhé, Mường Toong, Nậm Kè, Quảng Lâm thuộc huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. 3.1.1.2. Địa hình KBTTN Mường Nhé có dạng địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh bởi các dông núi có độ dốc lớn. Phía Tây Bắc dọc theo biên giới Việt Lào trải dài qua địa phận của 6 xã là dãy Phu Đen Đinh chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, với đỉnh cao nhất là đỉnh Pu Pá Kun (1.892m). Phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung là các dãy núi Phú Ta Long San, Phú Tu Na với cao đỉnh 1.405. Phía Đông Nam thuộc địa phận của xã Mường Toong là các dông núi có độ cao trung bình trên 1000 m. Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng nhỏ hẹp và một số dãy núi thấp. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam 3.1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng * Địa chất - Nền địa chất khu nghiên cứu có lịch sử nguồn gốc kiến tạo từ đầu kỷ Pecmi, trải qua sự biến đổi địa chất của các đại Mêzôzôi, Kainôzôi và chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt động tạo sơn Indexin. Khu vực có tuổi địa chất nhỏ, núi trẻ, đỉnh núi nhọn nhiều khe rãnh sâu vì quá trình bào mòn địa chất tự nhiên còn chưa lâu. - Đá mẹ: Trong khu nghiên cứu, đá mẹ thuộc 2 nhóm chính là đá Macma axit và Đá biến chất với các loại chính như: Gnai, Amphibolit, Filit, Đá vôi, đôi chỗ còn lẫn Phiến thạch sét, Sa thạch, Sỏi sạn kết. Sự đa dạng về đá mẹ đã tao ra nhiều loại đất với nhiều chủng loại khác nhau. * Thổ nhưỡng Khu vực nghiên cứu bao gồm các loại đất chính như sau: - Đất mùn màu vàng nhạt, màu xám vàng trên núi cao, thành phần cơ giới nhẹ thường có ở độ cao 1.600-1.800m. - Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá A xít, đá Biến chất, đá Diệp thạch, Phiến thạch sét, Sa thạch, Sỏi sạn kết thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình thường phân bố ở độ cao 700- 1600m. - Đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá Phiến thạch sét, Sa thạch, Sỏi sạn kết thành phần cơ giới trung bình thường ở độ cao dưới 700m. - Đất Feralit màu xám biến đổi do trồng lúa, nương rãy có thành phần cơ giới trung bình, hay nhẹ phân bố quanh làng bản và trên các sườn núi có nguồn nước. 16 - Đất dốc tụ chân núi, trồng hoa màu có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Phần lớn các loại đất đai trong khu vực có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu viên nhỏ và có độ mùn từ trung bình đến khá, tơi, xốp, có độ ẩm cao còn tính chất đất rừng, thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi rừng. 3.1.1.4. Chế độ khí hậu, thủy văn a. Khí hậu Khí hậu của khu vực mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa với những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Do được dãy Hoàng Liên Sơn che khuất nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa lạnh kết thúc sớm, nền nhiệt độ không xuống quá thấp. Một năm gồm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Nhiệt độ bình quân năm là 22,5 oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39 oC. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 7 oC. - Lượng mưa trung bình năm 1.950 mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè ở các tháng 6,7,8 tổng lượng mưa chiếm tới 80%. - Độ ẩm không khí bình quân năm là 85%. - Gió: hướng gió thịnh hành của khu nghiên cứu là Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 dến tháng 3 năm sau. Gió Đông Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10. Gió Tây Nam thổi từ tháng 3 đến tháng 7. Gió Tây khô nóng trên cao cũng hoạt động trong thời gian từ tháng 3 - tháng 7. - Sương muối và mưa đá: trong vùng thường không xuất hiện sương muối. Số ngày có mưa đá trung bình năm là 1,3 ngày, mưa đá thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 5. Nhìn chung khí hậu của khu vực không quá khắc nghiệt, không gây quá nhiều cản trở cho các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của nhân dân. Tuy nhiên cần theo dõi diễn biến bất thường của thời tiết hàng năm để có kế hoạch bố trí thời vụ gieo trồng cho phù hợp. b. Thủy văn Khu vực này bao gồm 2 hệ thống suối chính, đó là hệ thủy Nậm Ma và hệ thủy Nậm Nhé là đầu nguồn của sông Đà phía Việt Nam . * Hệ thuỷ Nậm Ma 17 Bao gồm các chi lưu chính như Mò Bông Khò, Toòng San Hò, Y Ma Hò, Y Già Hò ở phía Bắc thuộc xã Sín Thầu. Các chi lưu Nậm Pa Pơi, Huổi Pa Ma, Nhu Na Ho, Nậm Ma thuộc xã Chung Chải. Hệ thuỷ này hợp dòng với suối Nậm Ma chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào Sông Đà. * Hệ thủy Nậm Nhé Bao gồm hai chi lưu chính là Nậm Nhé với các nhánh suối nhỏ như Nậm Là, Huổi Cáy, Nậm Pó Nọi ở địa phận xã Mường Nhé. Chi lưu lớn thứ hai là Nậm Kè bao gồm các nhánh suối nhỏ như Nậm Chà, Trạm Púng, Nậm Kè chảy trong địa phận xã Nậm Kè. Cả hai nhánh suối này đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ về suối Nậm Nhạt, chảy ra Sông Đà. Hệ thống sông suối của khu vực chảy trên địa hình tương đối phức tạp và có độ dốc lớn. Do vậy, vào mùa mưa lưu lượng dòng chảy là rất lớn, gây nhiều khó khăn trở ngại cho giao thông đặc biệt là đoạn đường từ Chung Chải đi Sín Thầu. Mùa nước kiệt lưu lượng dòng chảy giảm xuống còn 4- 6m3/s. 3.1.1.5.Đánh giá về điều kiện tự nhiên a. Thuận lợi Nhìn chung KBTTN Mường Nhé có các điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, là nơi có điều kiện lý tưởng cho các loại cây trồng và thuận lợi cho việc khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và xúc tiến tái sinh tự nhiên. b. Khó khăn Các yếu tố khí hậu bất lợi như chế độ mưa phân bố không đều gây xói mòn, rửa trôi đất, gió Tây nam khô nóng. Những yếu tố này hạn chế việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi đồng thời cũng gây nguy cơ cháy rừng cao nhất là vào thời kỳ nhân dân sản xuất nương rẫy từ tháng 2 đến tháng 6. 3.1.2. Tài nguyên động thực vật 3.1.2.1. Tài nguyên thực vật Căn cứ kết quả điều tra của Viện Điều tra quy hoạch rừng năm 2006, hệ thực vật ở KBTTN Mường Nhé khá phong phú, được phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau, tạo nên các kiểu rừng với nhiều ưu hợp, điển hình như: ưu hợp Sồi, Dẻ, Giổi, re, Thích, Pơ mu, Thông nàng; ưu hợp cây lá rộng, Vầu, Pơ mu; ... Kết quả điều tra này đã thống kê được 740 loài thực vật thuộc 500 chi trong 156 họ và của 5 ngành thực vật, trong số đó có 236 loài cây cho gỗ điển hình, 306 loài cây thuốc và 15 loài cây cho dầu, trong đó, số loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam là 29 loài, số loài có 18 tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới là 4 loài, số loài không có tên trong sách Đỏ Việt Nam nhưng có tên trong sách Đỏ thế giới là 6 loài. Những họ có nhiều loài phân bố trong khu vực này là họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Lan (Orchidaceae), họ Đậu (Fabaceae),… Bảng 3.1. Thành phần TVR KBTTN Mường Nhé TT 1 2 3 4 5 Ngành Số họ Số chi Số loài Thông đất (Lycopodiophyta) 1 1 1 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 21 31 53 Hạt trần (Pinophyta) 4 6 7 Hạt kín (Magnoliophyta) 129 461 678 Cộng 156 500 740 Trong số này, có tới 29 loài có tên trong sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới, như Kim tuyến (Anoectochilus setaceus), Thất diệp Trung Quốc (Paris chinensis), Trầm (Aquilaria crassna), Ba gạc Ấn Độ (Pottsia laxiflora), ... Những loài này được ưu tiên bảo tồn và phát triển. 3.1.2.2. Tài nguyên động vật Kết quả điều tra tháng 12 năm 2006 do Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện đã thống kê được 133 loài ĐVR cho khu BTTN Mường Nhé. Nhóm ĐVR quý hiếm có trong khu bảo tồn có tới 55 loài. Trong số đó có 39 loài thuộc Nghị định 32/06 và 45 loài thuộc danh lục Đỏ Việt Nam năm 2003. Hiện tại các loài dưới đây được xem như là những đối tượng bảo tồn quan trọng ở khu BTTN Mường Nhé: Gấu chó (Ursus malayanus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Vượn bạc má (Nomacus leucogenys), Voọc xám (Trachypethicus phayrii), Công (Pavo munticus), Niệc cổ hung (Aceros nipalensis), ... 19 Bảng 3.2. Số lượng loài ĐVR KBTTN Mường Nhé TT Số lớp ĐVR Số bộ Số họ Số loài 1 Thú 8 24 59 2 Chim 16 53 185 3 Bò sát 2 15 36 4 Lưỡng thê 1 3 11 Cộng 27 95 291 Nguồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, 2008 3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.3.1 Kinh tế Về nông nghiệp * Trồng trọt Diện tích đất sản xuất nông nghiệp các xã thuộc vùng đệm KBTTN Mường Nhé chiếm 2,69% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa (lúa nước và lúa nương) chiếm 62,75% tổng quỹ đất nông nghiệp, còn lại là các diện tích đất trồng ngô, sắn... và diện tích đất vườn tạp. Tập quán canh tác lạc hậu, cộng với điều kiện địa hình tương đối phức tạp, việc đầu tư về giống vốn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nên việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao, năng suất cây trồng đạt thấp. Bình quân thu nhập từ lúa thấp, chỉ 170kg thóc/người/năm. Ngoài ra, thu nhập từ ngô, khoai, sắn... trung bình chỉ 60kg/người/năm. Bảng 3.3. Diện tích đất trồng cây nông nghiệp (ha) TT 1 2 3 4 5 6 DT Lúa Ngô Khoai Sắn tự nhiên Sín Thầu 34.020 294,60 74,80 40 Chung Chải 39.069 385,00 260,00 50 Mường Nhé 28.019 440,30 182,00 5 85 Mường Toong 23.194 604,50 285,50 8 74 Nậm kè 22.333 687,70 134,50 28 200 Quảng Lâm 23.327 453,50 140,00 4 94 Tổng cộng 169.962 2.865,60 1.076,80 45 543 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mường Nhé, 2009) Xã Cây ăn quả 3,00 3,10 9,40 10,10 5,50 5,50 36,60 Trong khu vực vẫn còn tình trạng sử dụng đất theo hình thức lạc hậu không có các biện pháp cải tạo làm giàu và duy trì độ phì cho đất, chưa áp dụng biện pháp chống xói mòn để bảo vệ đất đai, dẫn đến tình trạng đất chỉ canh tác được 2 - 3 năm, năng suất giảm phải bỏ hoang. Diện tích đất nương rẫy, đất thoái hóa trên toàn 20 khu vực chiếm tỷ lệ cao. Việc phát triển kinh tế vườn và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại của địa phương còn nhiều hạn chế. Một số ít các hộ đã tạo dựng mô hình vườn cây, vườn quả song vẫn còn manh mún, chưa tạo ra những mô hình chuẩn về nông lâm kết hợp, chưa tạo ra giá trị hàng hóa có giá trị cao. Bảng 3.4. Sản lượng cây lương thực có hạt Đơn vị tính: tấn TT 1 2 3 4 5 6 Xã 2006 2007 2008 2009 Sín Thầu 926 922 959 731 Chung Chải 577 670 715 956 Mường Nhé 990 1.125 1.215 977 Mường Toong 2.818 1.114 1.350 1.306 Nậm kè 1.025 1.056 1.068 Quảng Lâm 839 1.106 790 Tổng cộng 5.311 5.695 6.401 5.828 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Mường Nhé, 2009) * Chăn nuôi Trong khu vực có số lượng gia súc 20.081con, bao gồm 422 ngựa, 794 dê, 6.964 trâu, 3.625 bò, 8.276 lợn và 26.211 gia cầm. Phần lớn các loài gia súc gia cầm được chăn thả tự do. Việc phòng chống dịch bệnh hàng năm chưa được chú trọng, chăn nuôi chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chưa phát triển theo hình thức trang trại. Do vậy, sản lượng đạt thấp dẫn tới thu nhập từ chăn nuôi không cao. 3.1.3 2. Về lâm nghiệp * Khai thác lâm sản Do phần lớn dân cư ở khu vực thuộc thành phần dân tộc ít người, có tập quán và thói quen sống dựa vào tài nguyên rừng nên nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên rừng rất lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do việc thực thi pháp luật về rừng được thực hiện tốt nên việc khai thác lâm sản cũng giảm đi rất nhiều. Hiện nay, cộng đồng dân cư tại đây chủ yểu chỉ khai thác củi, tre nứa và một phần gỗ (chủ yếu để phục vụ nhu cầu sử dụng tại chỗ). * Giao đất giao đất khoán rừng Công tác giao đất khoán rừng mới chỉ được thực hiện trong mấy năm gần đây. Trước đây là Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với UBND huyện và phòng địa chính, nay có thêm BQL KBTTN Mường Nhé đã thực hiện giao đất giao rừng cho từng xã 21 tuy nhiên tốc độ triển khai còn chậm diện tích đã giao khoán là 7.150 ha cho 520 hộ gia đình (chiếm 9,8% rừng và đất trống đồi trọc). Phần diện tích được giao chủ yếu quanh vùng phân bố dân cư còn lại những nơi cao, xa do UBND xã và lực lượng kiểm lâm quản lý. 3.1.3.3. Các ngành kinh tế khác Nền kinh tế của cả khu vực còn mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu, cộng với điều kiện vùng cao xa xôi, tiềm năng về khoáng sản không có. Do vậy các ngành kinh tế khác của địa phương khó có điều kiện phát triển. Hiện tại chỉ có một số hộ đồng bào người Kinh kinh doanh buôn bán tạp hoá và ăn uống ở trung tâm huyện và các xã. Vào các thời điểm nông nhàn, hầu hết nam giới trong vùng đều đi săn bắn và đánh, bắt cá để bổ sung nguồn thức ăn cho gia đình. Người dân đánh cá bằng một số phương pháp truyền thống như lưới, bả thuốc, đôi khi cả bằng thuốc nổ hoặc điện 3.1.3. 4. Tổng quan về thu nhập Nhìn chung, nguồn thu nhập của cộng đồng trong khu vực còn thấp, chủ yếu là từ nông nghiệp. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác từ tài nguyên rừng. Việc mua bán, trao đổi hàng hóa rất hạn chế, nền kinh tế trong khu vực chủ yếu là tự túc và tự cấp. Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ, cộng đồng trong khu vực đã được hỗ trợ rất nhiều về cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật. Tuy nhiên, do những thói quen và tập tục lạc hậu nên đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. 3.1.4. Xã hội 3.1.4.1. Dân số, dân tộc, lao động KBTTN Mường Nhé bao có 6 xã thuộc vùng đệm với hầu hết là các dân tộc và tộc người thiểu số như Mông, Hà Nhì, Sila, Xạ Phang… Bảng 3.7. Thành phần dân tộc trong khu vực TT 1 2 3 4 5 6 Dân tộc, Số lượng Tộc người (người) 11.259 3.455 2.235 611 538 488 Mông Hà Nhì Thái Dao Kinh Xạ Phang 22 Tỷ lệ (%) 58,70 18,01 11,65 3,19 2,80 2,54 7 Khác 595 3,10 Tổng cộng 19.181 100 (Nguồn: Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết KBTTN Mường Nhé, 2008) Với tổng diện tích tự nhiên là 169.962ha, 6 xã này có dân số 25.667 người nhưng phân phố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại xã Mường Nhé và xã Nậm Kè. Đây là hai xã nằm ở gần trung tâm huyện Mường Nhé, giao thông thuận tiện. Tổng số lao động trong vùng là 9.651 lao động chiếm 37,6% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu chiếm 84,3%; lao động thuộc các ngành nghề khác bao gồm cán bộ chủ chốt xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục. 3.1.4.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng - Các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã, nên rất thuận lợi cho việc giao thương đi lại giữa các vùng trong huyện, đường giao thông liên bản chủ yếu là đường dân sinh loại đường đất nên rất khó khăn cho việc đi lại nhất là mùa mưa lũ. - Thủy lợi chỉ đáp ứng một phần nhỏ diện tích tưới tiêu, người dân sản xuất nông - lâm nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên. - Hệ thống điện được đầu tư điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, còn các bản người dân sử dụng thủy điện mi ni để thắp sáng. c. Thực trạng xã hội: Trong vùng các xã đều có 1 Trạm y tế xã, các bản đều có y tế bản nhưng nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đảm bảo do vậy chỉ điều trị các bệnh thông thường, bệnh nặng phải chuyển nên tuyến trên. Giáo dục các xã đều có các hệ thống trường từ mần non đến Trung học cơ sở các bản xa trung tâm xã đều có các điểm trường với đội ngũ giáo viên tương đối đầy đủ, nhiệt tình trong những năm qua ngành giáo dục và Chính quyền địa phương đã huy động trẻ em ra lớp đúng độ tuổi với chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Thông tin, văn hóa Trung tâm các xã đều có điểm văn hóa xã, 100% các xã đều phủ sóng điện thoại đi động nên việc trao đổi thông tin giữa các vùng tương đối thuận lợi. 20% các bản có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng. 3.1.5. Đánh giá thuận lợi khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.5.1. Thuận lợi Các xã vùng đệm đều có đường giao thông vào trung tâm xã đặc biệt là tuyến đường nối liền giữa Điện Biên đến trung tâm huyện lỵ và đi cửa khẩu A Pa Chải nên rất thuận lợi trong việc đi lại vận chuyển vật tư, hàng hóa đặc biệt là mở các tuyến du lịch trong tương lai gần. 23 3.1.5.2. Khó khăn Ngành nghề sản suất chính của nhân dân là sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác nương rẫy, và thu hái các lâm sản từ rừng, tình trạng dân di cư tự do diễn biến phức tạp đây là các nguyên nhân chính gây sức ép lớn vào KBTTN Mường Nhé trong việc quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn và đa dạng sinh học. 3.2. Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Chung Chải 3.2.1. Điều kiện tự nhiên Xã Chung Chải nằm giáp trung tâm huyện Mường Nhé khoảng 18 km về phía bắc. Vị trí: Phía Bắc giáp xã Leng Su Sìn, Tây Nam giáp xã Mường Nhé, Đông giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đông Nam giáp xã Nậm Vì, Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH XÃ CHUNG CHẢI Địa điểm nghiên cứu Năm 2010, xã có diện tích tự nhiên có diện tích tự nhiên: 39.069ha, chiếm 15,62% diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó: - Đất lâm nghiệp có rừng: 26.355,60 ha; rừng đặc dụng: 21,044 ha chiếm 53,86% diện tích tự nhiên của xã; 24 - Còn lại đất chưa sử dụng, đất dành cho sản xuất nông nghiệp và đất khác: 12.713,4ha. 3.2.2 Dân số và lao động Cả xã có 08 bản với tổng số dân trong xã là 4.696 khẩu, mật độ 22,40người/km2. Theo số liệu điều tra của phòng thống kê huyện Mường Nhé, dân số trong xã đã tăng gấn 8,1 lần so với năm 1991 và tăng 3,4 lần so với năm 2005. Nguyên nhân của việc tăng dân số là tình hình di dân tự do, chủ yếu là người Mông từ các vùng, tỉnh lân cận đến sinh sống một cách ồ ạt vào các năm 2008 đến nay, do địa bàn rộng cơ quan chức năng và chính quyền địa phương khó kiểm soát người dân cư trú ở các vùng giáp ranh xã, huyện khu vực còn tài nguyên rừng để đốt phá rừng làm nương. Bảng 3.9. Tình hình dân số xã Chung Chải qua các năm TT 1 2 1991 2000 2005 2008 2009 2010 Dân số 578 1.377 1.905 3.480 4.174 Mật độ 1,48 3,53 6,15 16,60 19,91 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Mường Nhé, 2010) 4.696 22,40 3.2.3 Điều kiện Kinh tế - xã hội Là một xã nghèo, nền kinh tế chưa phát triển, mang tính tự cung tự cấp là chính. Nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu của xã. Trên địa bàn xã có 05 dân tộc anh em cùng chung sống gồm Hà Nhì, Si La, Mông, Thái, Kinh; xã có tổng 08 bản với 2.279 nhân khẩu (chỉ tính dân sở tại thuộc xã quản lý). Trình độ dân trí không đồng đều, các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, chủ yếu dân di cư tự do tuyên truyền đạo trái phép, nghiện hút thuốc phiện còn phổ biến, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của xã cũng được nâng lên, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay. Địa hình của xã thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế nông lâm nghiệp, xong tiềm năng đất đai trên địa bàn xã chưa được khai thác hiệu quả, hiện tượng di cư tự do, phá rừng vẫn còn diễn ra nhiều và chưa kiểm soát được hết. * Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục: - Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp còn mang tính chủ yếu tự cung, tự cấp chưa tạo ra được hàng hóa. Việc áp dụng các tiến bộ KH-KT ở trong dân còn nhiều hạn chế dẫn đến năng suất thấp trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. 25 - Hệ thống chính trị nói chung đã được kiện toàn về số lượng, nhưng chất lượng còn nhiều mặt hạn chế, việc tổ chức hoạt động chưa đạt được hiệu quả cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa thường xuyên, việc ngăn chặn giải quyết các tệ nạn xã đặc biệt là tình trạng nghiện hút, buôn bán nhỏ lẻ và tình hình di cư vào địa bàn, đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Do đó đã dẫn đến gặp nhiều khó khăn phức tạp trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng năm 2010 trên địa bàn xã. Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở xã Chung Chải vùng đệm KBTTN Mường Nhé 26 4.1.1. Phân cấp trách nhiệm quản lý Kết quả điều tra về phân cấp trách nhiệm quản lý của KBTTN Mường Nhé được trình bày ở sơ đồ UBND tỉnh Điện Biên Sở NN&PTNT tỉnh BQL KBTTN Mường Nhé Hạt kiểm lâm KBT/ các Trạm BVR đặc dụng UBND huyện Mường Nhé Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé UBND các xã vùng đệm Ban CĐPCCCR &BVR cấp xã Cộng đồng địa phương (vùng đệm) KBTTN Mường Nhé (Vùng lõi) Hình 4-1: Sơ đồ phân cấp quản lý rừng ở KBTTN Mường Nhé Qua sơ đồ trên chúng tôi có nhận xét: KBTTN Mường Nhé Chi cục kiểm lâm tỉnh không quản lý mà trực tiếp ở đây là Sở NN&PTNT quản lý và chỉ đạo Ban quản lý KBT toàn diện, Hạt kiểm lâm 9 27 KBT chịu sự chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh về chuyên môn; và UBND huyện và UBND các xã quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245 của Chính phủ, Cụ thể: Vùng đệm của các xã do Hạt kiểm lâm huyện và UBND các xã quản lý. Vùng lõi của KBT do Ban quản lý KBTTN Mường Nhé quản lý; hình thức quản lý này theo đúng quy định của Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính Phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng . Sự phân cấp quản lý được thực hiện từ tháng 8 năm 2009, trước đấy KBTTN Mường Nhé thuộc quyền quản lý của Chi cục kiểm lâm tỉnh Điện Biên. Nói chung, rừng tại đây được quản lý bởi các cơ quan sự nghiệp hành chính, sự nghiệp của Nhà nước mà không có sự quản lý hay khai thác của các cơ quan, đơn vị kinh tế như các lâm, nông trường, Doanh nghiệp Tư nhân.... Theo chúng tôi đây cũng là một lợi thế lớn cho việc bảo vệ phát triển rừng tại đây, tránh được những tác động vào rừng, đất rừng của các đơn vị làm kinh tế này. Bởi lẽ khi có sự tham gia quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp & PTNT do vậy các hoạt động của Ban quản lý KBT sẽ dễ dàng hơn đặc biệt là công tác phối hợp giữa các lực lượng đóng quân trên địa bàn và các cấp chính quyền, cộng đồng địa phương trong công tác quy hoạch sử dụng đất đai và quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn và đa dạng sinh học, Sự phân cấp này có khác so với sự phân cấp quản lý rừng đặc dụng ở một số nơi khác ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình các KBT thuộc quyền quản lý trực tiếp của Chi cục kiểm lâm tỉnh. 4.1.2. Thực trạng quản lý rừng Để đánh giá thực trạng công tác quản lý chúng tôi đã tiến hành đánh giá qua các mặt. + Về nguồn nhân lực: Kết quả điều tra về bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực của Ban quản lý KBTTN Mường Nhé thể hiện qua sơ đồ 28 Ban giám đốc (3 người) Phòng hành chính- Tổng hợp (6 người) Phòng kế hoạch Khoa học (4 người ) Phòng Thông tin Tuyên truyền ( 3 người) Hạt kiểm lâm và 04 Trạm BVR (16 người ) Hình 4.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức Ban quản lý KBTTN Mường Nhé Qua sơ đồ 4.2 chúng tôi có nhận xét: Lực lượng kiểm lâm có 16 người, đây là lượng đông nhất trong ban quản lý KBT chiếm 50% số người của ban quản lý KBT. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm KBT cho biết: Với 16 người Hạt kiểm lâm ở đây phải quản lý diện tích gần 45.581 ha, trung bình mỗi kiểm lâm ở đây phải quản lý 2848,81 ha tương đương với nhiệm vụ của hơn 5 người (theo quy định của Chính phủ mỗi 1 cán bộ kiểm lâm quản lý 500 ha rừng đặc dụng). Qua phỏng vấn cho thấy lực lượng kiểm lâm có những khó khăn gặp phải sau: Thuận lợi: Là những người yêu nghề, làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm Khó khăn: - Thiết bị thiếu thốn, tài chính chi cho công tác bảo vệ rừng còn hạn hẹp; - Nhiều kiểm lâm còn hạn chế về năng lực, chưa an hiểu phong tục tập quán của cộng đồng dân cư địa phương; - Địa hình hiểm trở, hoạt động của người dân di cư tự do phức tạp phức tạp. * Về số vụ vi phạm: Số vụ vi phạm của vùng đệm KBT thể hiện qua bảng, biểu đồ Vụ Số vụ vi phạm Năm Tổng Gỗ Củi Động vật Thu bẫy Phát nương Cháy rừng Các vụ khác 2008 85 6 3 5 0 71 0 0 29 2009 98 3 2 2 0 87 4 1 2010 96 10 0 8 5 12 52 9 Tổng 279 19 5 15 5 170 56 10 (Nguồn do Chi cục thống kê huyện cung cấp) Bảng 4.1: Số liệu các vụ vi phạm theo các năm của vùng đệm KBT Số vụ vi phạm 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 2008 2009 2010 Hình 4.3. Biểu đồ các vụ phạm lâm luật vùng đệm KBT qua các năm Qua bảng và hình trên chúng tôi có nhận xét: Năm 2009 trên địa bàn các xã vùng đệm có số vụ vi phạm nhiều nhất: 98 vụ chiếm 35, 12 % số vụ vi phạm từ năm 2008 đến 2010; các vụ vi phạm về phá rừng làm nương rẫy 87 vụ chiếm 88,7% các vụ vi phạm trong năm. Năm 2010 trên địa bàn các xã vùng đệm số vụ vi phạm lâm luật số vụ phá rừng làm nương rẫy còn 12 vụ chiếm 12,5% so với tổng số vụ trong năm, nhưng tổng số vụ vi phạm vẫn cao 96 vụ, số vụ cháy rừng tăng đột biến 54 vụ chiếm 92,8 % tổng các vụ cháy rừng từ năm 2008 đến 2010 tình hiểu nguyên nhân trên chúng tôi được ông Mai Quang Biên Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện cho biết năm 2010 do thời tiết khô nóng, mặt khác số dân di cư mới đến không có đất sản xuất nên đốt 30 rừng để lấy đất, vì khi rừng cháy song các đối tượng mới phát dọn trồng cấy, nên các cơ quan chức năng khó tìm ra kẻ đốt. Vụ Số vụ vi phạm Động Thu Phát Cháy Các vụ vật bẫy nương rừng khác 0 0 0 2 0 0 1 0 2 0 1 2 1 36 3 0 1 5 4 14 9 46 4 0 3 5 7 16 10 Tổng Gỗ Củi 2008 2 0 2009 8 2010 Tổng Năm (Nguồn do Hạt kiểm lâm KBT cung cấp) Bảng 4.2. Số liệu các vụ vi phạm lâm luật theo các năm của vùng lõi KBTTNMường Nhé Số vụ vi phạm 16 14 12 10 8 6 4 2 0 2008 2009 2010 Hình 4.4. Biểu đồ các vụ vi phạm lâm luật trong vùng lõi KBTTN Mường Nhé qua các năm 31 Đối với vùng lõi KBTTN Mường Nhé 2010 số vụ vi phạm lâm luật là 36 vụ chiếm 78 % số vụ vi phạm từ năm 2008 đến 2010, số vụ vi phạm lâm luật có chiều hướng tăng lên điển hình như cháy rừng là 14 vụ tăng gấp 7 lần so với năm 2009, số vụ phá rừng làm nương 4 chiếm 57% số vụ vi phạm về phá rừng làm nương của các năm từ 2008 - 2010. Số vụ khai thác động vật hoang dã bị bắt là có 3 vụ chiếm 6.5% các vụ vi phạm. Các vụ vi phạm khác như phá các công trình mốc, biển báo, mang lửa vào rừng, dùng súng, dùng kích điện để đánh cá...cũng chiếm một số lượng lớn: 10 vụ chiếm 21,7% số vụ vi phạm từ năm 2008 đến 2010, qua thảo luận chúng tôi được cán bộ Hạt kiểm lâm KBT cho biết số vụ vi phạm tăng do sức ép của dân sống ở vùng đệm vào KBT ngày một lớn trong đó xã Chung Chải là một điển hình. Hạt kiểm lâm KBT cho biết: Nhìn chung người dân ở đây khai thác gỗ vùng lõi trong rất ít do địa hình khó khai thác hơn nữa cây lớn là cây có giá trị ít và xa nên người dân khai thác động vật rừng, cây thuốc, củi là chủ yếu. Khai thác gỗ lớn chỉ 2 - 3 vụ/năm nhưng nếu ở vùng đệm một vài năm nữa hết gỗ thì người dân sẽ vào khai thác trộm trong vùng lõi KBT nhiều hơn, còn người dân đặt bẫy thú thì nhiều. Có những đợt đi tuần mỗi kiểm lâm có thể thu được 10 - 20 cái bẫy lớn, nhỏ các loại , nhưng kiểm lâm bắt quả tang người vi phạm thì rất ít. Khi đánh giá hiện trạng rừng thực tế cùng lực lượng kiểm lâm thấy người dân chặt cây gỗ rất ít, nhưng việc đặt bẫy vẫn cồn diễn ra mạnh trong đó có nhiều loại bẫy nguy hiểm như: Bẫy bán nguyệt, bẫy lồng, bẫy sập.... dùng để bắt các loài thú như: Nai, hoẵng, Sơn Dương, lợn rừng, Cầy, Cáo... Nguyên nhân ở đây do KBT tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là tăng cường các buổi tuần tra rừng của lực lượng kiểm lâm, có thể chính quyền địa phương hoặc các tổ, đội bảo vệ rừng, các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng tăng cường các buổi tuần tra, các buổi tuyên truyền đến người dân, nên ngăn chặn phần nào số vụ vi phạm. + Về các chương trình quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của KBT. 32 Các CT Mục tiêu (1) (2) Bảo vệ Phục hồi rừng Nghiên giám sát cứu Giáo dục Truyền thông Phát triển Du lịch cộng đồng - DLST Hoạt động Thành quả (3) (4) Phân định rõ ranh giới, đóng mốc, Bảo vệ tốt tài nguyên rừng và bảo ranh giới biển báo. tồn và ĐDSH trong khu vực đồng Trụ sở KBT đang được quy hoạch xây Xây dựng tu bổ trụ sở Ban quản lý thời thực thi các quy định về quản lý mới KBT và các Trạm kiểm lâm Khu BTTN Mua sắm các dụng cụ làm việc. Tăng cường độ che phủ của rừng trong KBT cũng như vùng đệm ở các Đã có 30.827,5ha được giao khoán tới Khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng. xã.Tạo cơ hội thu nhập cho cộng người dân đồng dân cư Cung cấp hoàn thiện những thông tin Điều tra, theo dõi số lượng, đặc điểm về giá trị bảo tồn và ĐDSH của KBT sinh thái học, đưa giải pháp bảo tồn Đã điều tra được sự phân bố và số lượng làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo loài vượn đen má trắng. đàn và đang xây dựng dự án giám sát, vệ. Điều tra chi tiết khu hệ động thực vật bảo tồn loài Vượn đen má trắng. Tăng cường năng lực nghiên cứu, của KBT. hiểu biết về bảo tồn và ĐDSH trong Điều tra đưa ra các giải pháp bảo tồn đội ngũ cán bộ các loài chim và bò sát lưỡng cư. Nâng cao ý thức về BTTN, môi Mở các đợt tuyên truyền đến cộng Tuyên truyền được 22 lớp cho nhân dân trường đặc biệt là làm nổi bật đồng dân cư và các trường học thuộc và học sinh. KBTTN Mường Nhé. vùng đệm KBT - Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Đào tạo kỹ năng làm du cho đội ngũ công tác du lịch tạo các nguồn thu cán bộ và nhân dân quang vùng; Chưa thực hiện nhập cho Đơn vị và cộng đồng dân Tạo các sản phẩm du lịch phong phú cư sống quanh KBT Bảng 4.3. Các chương trình quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của KBT. 33 Qua bảng 4.3 ta thấy: Với nhiều ưu thế thuận lợi về thiên nhiên việc phát triển du lịch của KBT ở đây chưa phát triển đúng với tiềm năng thế mạnh của KBT. Bởi vì KBTTN Mường Nhé có 1 lợi thế rất khác so với các KBT khác: Đây là khu còn rất nhiều cánh rừng nguyên sinh nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, hàng năm có hàng ngàn lượt khách du lịch tới thăm KBT. Vì vậy việc mở tuyến du lịch sinh thái và đầu tư xây dựng nhà nghỉ cho khách, xây dựng các dịch vụ du lịch cho khách tham quan như: Dịch vụ ăn uống, buôn bán hàng lưu niệm... để tăng thêm thu nhập cho KBT và cộng đồng dân cư vùng đệm, đồng thời tạo được hình ảnh cho KBT. Nguyên nhân mà chương trình phát trển du lịch ở đây chưa được thực hiện được là do thiếu một quy hoạch tổng thể đồng bộ, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu con người làm du lịch… Đối với chương trình nghiên cứu giám sát: KBT còn ít các chương trình nghiên cứu giám sát, chỉ mới dừng lại ở dự án giám sát, bảo tồn loài Vượn đen má trắng, trong khi đó việc bảo tồn các loài động vật như: Gấu, Nai, Sơn Dương, Khỉ vàng... thì chưa có. 4.1.3. Mức độ tham gia quản lý rừng của cộng đồng dân cư. Mức độ tham gia quản lý rừng của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng được đánh giá dự trên những mặt sau: Việc tham gia hương ước, quy ước tại vùng đệm KBTTN Mường Nhé là có nhưng việc thực hiện quy ước ở từng cộng đồng dân tộc có khác nhau. Nguyên nhân có thể là do: Đối với các cộng đồng dân cư địa phương như dân tộc Hà Nhì, Thái, Kháng, Si La họ thực hiện hương ước, quy ước rất tốt, còn đối với cộng đồng dân tộc Mông di cư từ các địa phương khác đến họ không thực hiện tốt các quy ước bảo vệ rừng. Mức độ người dân tham gia ký cam kết bảo vệ rừng khi được Kiểm lâm cùng Chính quyền địa phương tuyên truyền, học tập, phổ biến pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH trên địa bàn các xã thể hiện qua bảng 4.4 S TT 1 2 3 4 5 Xã Tỷ lệ thôn ký cam kết Sín Thầu Leng Su Sìn Chung Chải Mường Nhé Nậm Kè 6/6 2/2 2/2 9/9 3/3 34 Mức độ tham gia(%) Tự nguyện(%) Bắt buộc(%) 98 2 94 6 98 2 49 51 73 37 (Nguồn do Hạt kiểm lâm KBT cung cấp) Bảng 4.4. Bảng tổng hợp mức độ tham gia ký cam kết bảo vệ rừng Qua bảng 4.4 ta thấy: Tất cả các thôn, bản, hộ gia đình tham gia ký cam kết bảo vệ rừng nhưng mức độ tham gia tự nguyện là khá cao nhất là xã Sín Thầu, Chung Chải , tỷ lệ các hộ tham gia là 98%, trong khi đó các hộ tham gia bắt buộc trung bình ở các xã đạt 2%, tỷ lệ bắt buộc cao nhất là ở xã Mường Nhé chiếm 51%. Một trong những đặc điểm mà những người tham gia tự nguyện là: Cộng đồng người dân sở tại họ sống và quản lý rừng bao nhiêu đời nay, mặt khác họ cũng nhận thức đầy đủ hơn trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, trong khi đó những hộ ký cam kết bắt buộc thì ngược lại. Những cộng đồng dân cư này kinh tế còn phụ thuộc vào rừng hoặc họ chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc ký Cam kết và việc bảo vệ tài nguyên rừng nên họ không tự nguyện ký cam kết. 4.1.4. Mức độ tham gia của cộng đồng trong việc tố giác, ngăn chặn tội phạm xâm hại tới rừng Bảng 4.5. Mức độ của cộng đồng địa phương trong việc tố giác, ngăn chặn tội phạm xâm hại tới rừng Xã Sín Thầu Chung Chải Leng Su Sìn Mường Nhé Nậm Kè Tổng Số vụ kiểm lâm phát hiện (2010) 4 5 12 9 6 36 Số vụ kiểm lâm phát hiện có tố giác (2010) 0 2 2 5 2 11 Đối tượng tố giác Hình thức tố giác Cán bộ hưu trí, đảng viên, những người cao tuổi Chủ yếu là gọi điện, thư tố giác, ít khi báo cáo trực tiếp (Nguồn do Hạt kiểm lâm KBT cung cấp) Qua bảng 4.5 cho ta thấy: Số vụ tham gia tố giác của cộng đồng địa phương ở đây là rất ít, mỗi xã chỉ có 2 - 5 vụ trong năm. Số vụ tố giác chỉ chiếm 30,6% tổng số vụ mà kiểm lâm phát hiện và xử lý. Đối tượng tham gia tố giác ở đây chủ yếu là những người cao tuổi, cán bộ nghỉ hưu, đảng viên những người trong tổ, đội bảo vệ rừng. Hình thức chủ yếu ở đây là gọi điện thoại. Theo bản báo cáo công tác quản lý của Hạt kiểm lâm KBT 2008 -2010: Do người dân ở đay sống phụ thuộc vào rừng nhiều nên việc người dân cùng lực lượng truy quét các đối tượng vi phạm là rất ít. Trong xã việc tham gia các đợt 35 truy quét thường do lãnh đạo xã, các tổ xung kích, các tổ bảo vệ rừng thực hiện, cộng đồng chỉ tham gia tố giác, ngăn chặn. Việc ngăn chặn của người dân được làm quyết liệt hơn nếu họ bắt gặp các đối tượng là người từ nơi khác tới xâm phạm còn những người cùng xóm, xã xâm phạm tài nguyên rừng thì họ ít tố giác hơn vì quan hệ làng xóm, dân tộc. 4.1.5. Mức độ cộng đồng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng Qua bảng 4.6 ta có nhận xét: Từ năm 2008 - 2010 diện tích nhận khoán bảo vệ rừng tăng lên 7963,8 ha, số nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng KBT tăng lên 31 nhóm số tiền nhận khoán bảo vệ rừng 200.000đ/ha/năm đây là nguồn thu nhập lớn của các hộ trung bình mỗi năm một hộ có thêm nguồn thu từ bảo vệ rừng khoảng 6 triệu đồng. Bảng 4.6. Diện tích và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng từ 2008 - 2010 Chỉ tiêu Diện tích 2008 2009 2010 Đơn giá (đ/ha) Diện tích (ha) 200.000/ha 22.863,7 200.000/ha 27.863,7 200.000/ha 30.827,5 (Nguồn do Ban quản lý KBT cung cấp) Tổng (Số nhóm hộ) 34 47 55 4.2. Ảnh hưởng của cộng đồng địa phương đến Đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên 4.2.1. Các hoạt động nông nghiệp Các hoạt động nông nghiệp chủ yếu của người dân ở đây bao gồm: trồng lúa nước, sắn, ngô, dong riềng, khoai sọ, rau đậu, vườn nhà, vườn rừng. * Các hoạt động trồng trọt - Lúa: xã Chung Chải nằm trên sườn dốc (mặc dù có thung lũng nhỏ) nên đất đai dễ bị xói mòn và rửa trôi, tầng đất mỏng, xấu và năng suât thấp. Diện tích đất nông nghiệp không nhiều, với tổng diển tích lúa nước của xã 72.1ha chủ yếu là cấy các giống lúa mới như: lúa lai Thái Lan. Thời vụ trồng lúa nước của bà con nông dân gồm 1 vụ. Năng suất bình quân đạt 6-7tấn/ha/năm. Ruộng lúa nước được tận dụng một cách tối đa thiết kế theo kiểu bậc thang, nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mưa, một phần dẫn từ các khe suối về. 36 Khó khăn trong việc canh tác lúa nước là nguồn nước phụ thuộc hoàn vào thiên nhiên, mùa mưa thì nước tràn vào ruộng, mùa khô thì nước thiếu trầm trọng do các suối khô cạn. Bảng 4-7: Tiềm năng đất sản xuất bình quân của các hộ gia đình STT 1 2 3 4 5 Loại đất đai Ruộng lúa (ha) Diện tích lúa chiêm (ha) Diện tích lúa nương (ha) Diện tích ngô (ha) Diện tích sắn (ha) Xã Chung Chải 72,1 0 385,5 50 20 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn hộ gia đình (2011) - Ngô: là cây trồng quan trọng được trồng ở cả 2 vụ Xuân và Thu. Đây là nguồn cung cấp lương thực chính cho cả xã, từ Ngô đồng bào bán để mua gạo. Tổng diện tích toàn xã 50ha, trong đó ngô xuân hè 85ha, ngô hè thu với năng suất trung bình 25tạ/ha chủ yếu là sử dụng 2 loại giống ngô chính: ngô nếp địa phương là những giống truyền thống, có chất lượng tốt khả năng chống chịu sâu bệnh cao; Giống ngô lai: Lai VN 10, CP 999, 9698, CP 888. Các giống ngô này cho năng suất cao rất phù hợp với việc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Sản lượng ngô có xu hướng tăng lên đảm bảo cung cấp lương thực tại chỗ chính nhờ sự hỗ trợ của chương trình dự án 135. Nguồn vốn của chương trình này tuy không đầu tư trực tiếp vào từng hộ gia đình nhưng các hộ gia đình được hưởng lợi thông qua các công trình công cộng, trợ giá về giống để sản xuất, hỗ trợ phân bón. Tuy nhiên, việc đưa giống ngô mới vào còn gặp khó khăn, do bà con chưa được phổ biến về kỹ thuật chăm sóc và bảo quản sau thu hoạch sản phẩm. Ngoài các loại cây trồng trên bà con còn trồng các loại rau, đậu nhưng chỉ để phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình, chưa có hộ nào bán. - Vườn nhà: Tại các điểm nghiên cứu phần lớn các hộ đều có vườn, số ít hộ sử dụng mảnh đất xung quanh nhà mình để trồng bí ngô, khoai lang cung cấp rau xanh cho gia đình. Diện tích vườn tạp mỗi hộ gia đình rất ít. Người dân trồng các loại cây ít có giá trị kinh tế hoặc trồng ít không trở thành hàng hoá mang lại thu nhập. Vì vậy, nguồn thu từ loại đất này hầu như không có. Một trong những lý do khiến người dân gặp khó khăn là do họ chưa biết cách bố trí không gian tầng tán giữa các loại cây trồng để tận dụng không gian dinh dưỡng một cách tối đa. Trong đồng bào dân tộc còn tồn tại một quan điểm rất lạc hậu ở vườn tạp chỗ 37 nào đất trống là trồng thêm cây mà chưa quan tâm đến đặc tinh sinh vật học của cây. Nguyên nhân có thể do phương thức canh tác và tiếp cận thông tin về các mô hình nông lâm kết hợp còn hạn chế, hơn nữa người dân chưa biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, kỹ thuật ra sao để cải tạo vườn tạp tăng thêm thu nhập. Trước tình hình trên, để sử dụng đất có hiệu quả nâng cao đời sống của người dân, giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng va giải quyết công ăn việc làm. Bảng 4- 8: Danh lục các loài cây trồng trong vườn nhà (Ghi chú: +: ít; ++: trung bình; +++: nhiều ) TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Tên phổ thông Đu đủ Mơ Xoài Bưởi Mận Nhãn Quất Roi (Đào tiên) Hồng thạch thất Mýa Ngô Bí ngô Tằm bóp Khoai lang Là lốt Húng chó Chuối Rấp cá Ít Tỏi Tía tô Gừng Riềng Nghệ Su su Su hào Cà chua Lạc Khoai sọ Sắn Mục đích sử dụng Ăn quả Ăn quả Ăn quả Ăn quả Ăn quả Ăn quả Ăn quả Ăn quả Ăn quả Ăn, lấy mật Ăn, chăn nuôi, bán Quả, rau ăn Rau ăn Rau ăn, chăn nuôi Ăn, làm thuốc Ăn Ăn Ăn Gia vị Gia vị Ăn Gia vị Gia vị Gia vị Ăn, bán Ăn Ăn Ăn, bán Ăn, chăn nuôi Ăn, chăn nuôi 38 Tần suất ++ ++ + + ++ + ++ + ++ + +++ ++ ++ +++ ++ +++ ++ +++ ++ ++ ++ +++ ++ ++ ++ + ++ +++ ++ +++ 31 32 Chè Uống ++ Dong riềng Ăn, chăn nuôi +++ Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn (2011) - Vườn rừng: Các hộ gia đình đều có vườn rừng, thực tế vườn rừng đã có từ bao đời nay được kế thừa qua các thế hệ. Diện tích vườn rừng của mỗi hộ khoảng hơn 1 ha. Các loài cây trồng chủ yếu trong vườn rừng là: Bương, tre, luồng, nứa, giang.... Theo đánh giá của người dân vài trò của vườn rừng có ý nghĩa rất lớn mặc dù không mang lại thu nhập cao, thỉnh thoảng bán được ít măng và cung cấp củi đun hàng ngày. Trong nhóm tre nứa ở thì luồng, tre hốc, mai có triển vọng phát triển nhất. Hiện nay vườn rừng của các hộ đều được bảo vệ tốt nhưng việc trồng các loại cây còn gặp khó khăn như không có vốn để mùa giống. * Các hoạt động chăn nuôi Chăn nuôi có vai trò vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân các dân tộc ở xã Tân Sơn. Bên cạnh việc cung cấp thực phẩm tại chỗ cho các hộ, còn mang lại nguồn thu nhập kinh tế gia đình, đặc biệt là những hộ khá. Vật nuôi khá đa dạng bao gồm: Trâu, Bò, Dê, Gà, Vịt và Ngan. - Trâu: với tổng đàn trâu hiện có 336 con, trung bình mỗi hộ gia đình có từ 1 - 2 con thể hiện tiềm lực kinh tế của gia đình. Khi có việc quan trọng cần một khoản tiền lớn như làm nhà, mua xe máy, cưới hỏi, ma chay... thì trâu là con vật giúp họ thực hiện quyết định đó. Ngoài việc dùng để cày, bừa, chở hàng hoá, trâu còn được dùng để kéo gỗ. Giá trị của con trâu từ 4-8 triệu đồng/con. - Bò: là vật nuôi chịu rét và sinh sản nhiều nhưng lại đòi hỏi một nguồn thức ăn lớn, khi mà nguồn thức ăn cho gia súc đang là mối lo ngại chính của các hộ trong xã. Đa số trâu bò được các hộ nuôi bằng cách thả rông đặc biệt ở các xó vực cao.Trong toàn xã có 115 con, là biểu tượng chỉ sự sung túc của mỗi gia đình. Chỉ có những hộ khá, giầu mới nuôi bò do các hộ gia đình này có vốn đầu tư và sức lao động. Mỗi con bò có giá trị từ 5,5 triệu đồng/con. Chính sách phát triển trâu, bò là một trong những định hướng ưu tiên của tỉnh Điện Biên, trong có xã Chung Chải, thông qua chính sách cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp để mua trâu bò. Nhờ chính sách này mà nhiều hộ nghèo có khả năng mua bò, để phát triển và trở thành nguồn cung cấp bò quan trong vùng nói riêng và tỉnh Điên Biên nói chung. - Dê: Do trong khu vực núi đá có nhiều nguồn thức ăn phù hợp nên có tới gần 50% hộ gia đình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao, không phải đầu tư 39 thời gian trông nom nhiều, mà chỉ việc thả rông. Giá một con dê giống 300.000 400.000 đồng/con, sau một năm nuôi có thể đẻ từ 1 - 2 con. Nuôi dễ chủ yếu để bán, phục vụ những việc lớn trong gia đình như ma chay, cưới xin. Điểm khó khăn nhất đối với chăn nuôi ở Chung Chải là nguồn thức ăn hạn chế, mùa khô thiếu nước. Việc quy hoạch bãi chăn thả và hệ thống thuỷ lợi đang là vấn đề cấp thiết và bức xúc. Để phát triển trâu, bò trong xã cần áp dụng các biện pháp: + Mở rộng các biện pháp lai tạo giống (đặc biệt đối với trâu), loại bỏ những con trâu đực nhỏ bằng cách thiến, cho giao phối với trâu đực to. + Khuyến khích trồng các giống cỏ năng suất cao như cỏ voi và cỏ Guinea (đã được thử nghiệm trên nhiều mô hình ở phía Bắc). + Thúc đẩy sử dụng thức ăn dự trữ và chế biến bằng việc ủ urea và ủ thức ăn xanh thô, tận dụng được các nguyên liệu sẵn có tại địa phương (rơm, cây ngô, bắp ngô, lá sắn). - Lợn: ở Chung Chải giống lợn địa phương được nuôi thả tự do và nuôi trong một thời gian từ 1 năm thậm trí là 2 năm mới có thể bán được. Mặc dù, giá bán được nhưng hiệu quả của hoạt động chăn nuôi còn thấp do thời gian chăn nuôi dài và khối lượng nhỏ thường 30 - 60 kg/con. Ngoài ra thịt lợn địa phương được người dân sử dụng tương đối nhiều vào các ngày lễ hội, tết, hiếu hỷ. Vì vậy, lượng bán ra ngoài rất ít, thường bán cho người thu mua trong và ngoài địa phương. Ngành chăn nuôi đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ cùng với chính sách thúc đẩy của Nhà nước. Chăn nuôi lợn tại xã Chung Chải, đặc biệt là loại lợn đặc sản đang đứng trước cơ hội phát triển nhanh chóng. Xã cần có những chiến lược phát triển chăn nuôi lợn: Xây dựng và mở rộng các mô hình và quy trình chăn nuôi có hiệu quả phù hợp với điều kiện của điạ phương; Cải thiện và phát triển hệ thống thú y; áp dụng kiến thức kỹ thuật theo yêu cầu của thị trường; Xây dựng và áp dụng kênh phân phối xa hơn, góp phần phát triển kinh tế của mỗi hộ gia đình. Từ kết quả phân tích hoạt động sản xuất cho thấy: phần lớn người dân trong xã kiếm sống bằng nông nghiệp, trong đó hoạt động quan trọng nhất là canh tác lúa nước và nương rãy. Ngoài ra người dân còn trồng thêm nhiều cây lương thực và thực phẩm khác và chăn nuôi. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp ít, năng suất cây trồng thấp, chăn nuôi chủ yếu là quy mô nhỏ nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Sau thời vụ nông nghiệp, họ vào rừng 40 khai thác gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ như mật ong, phong lan, săn bắn chim, thú các loại... Chính các hoạt động này đã góp phần làm suy giảm đáng kể nguồn tài nguyên động, thực vật ở khu rừng, đặc biệt là các loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao. * Một số phong tục tập quán ảnh hưởng đến đa dạng sinh học - Tập quán thả rông gia súc: Người dân ở đây có tập quản thả rông các loài gia súc trong rừng để chúng tự kiếm ăn. Mỗi hộ gia đình thả các gia súc của mình ở một khu vực nhất định và được cộng đồng công nhận. Hình thức này đã gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sinh, sinh trưởng và phát triển của thực vật. Nhiều khu vực, sau một thời gian chăn thả gia súc, rừng đã biến thành trảng cây bụi xen lẫn cỏ và một số loài cây gỗ rải rác. Đây cũng là nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên rừng. - Tập quán phát nương làm rãy: Cuộc sống núi rừng đã hình thành ở đây nền nông nghiệp lúa nương với tập quán phát nương làm rãy. Trước đây, người dân có quyền tự tìm kiếm một khu vực rừng và tiến hành phát rừng lấy đất trồng ngô, lúa hoặc trồng sắn. Sau khoảng 4-5 vụ thì bỏ hoá và họ đi tìm một diện tích nương rãy khác đến 10-15 năm sau thì họ quay lại. Nhưng hiện nay, dân số tăng lên dẫn đến diện tích nương rãy cũng tăng theo và thời gian bỏ hoá bị rút ngắn lại nên rừng không kịp phục hồi mà nhu cầu có đất sản xuất ngày càng tăng. Hiện nay, hoạt động canh tác nương rãy đã được quy hoạch, diện tích rãy cố định, tập trung tại một khu vực nhất định nhằm tạo điều kiện cho các diện tích nương rãy khác phục hồi. Với đặc điểm địa hình dốc, canh tác nương rãy là hình thức chủ yếu đảm bảo nguồn lương thực cho người dân ở đây nên tập quán phát rừng làm nương rãy là không thể loại bỏ. 4.2.2. Tình hình khai thác lâm sản Đã từ lâu, tài nguyên rừng là nguồn lợi quan trọng của người dân địa phương và người dân sống quanh khu vực rừng. Các sản phẩm rừng không những cung cấp thực phẩm còn góp phần nâng cao thu nhập cho họ. Người dân không ý thức được rằng chính hành vi khai thác lâm sản, thu hái lâm sản ngoài gỗ và chăn thả gia súc bừa bãi là nguyên nhân quan trọng gây suy thoái tài nguyên rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính ĐDSH quốc gia và cả cuộc sống lâu dài của bản thân người dân địa phương. 41 * Khai thác gỗ - Gỗ làm nhà, bếp, chuồng trại và làm các vật dụng khác: Theo ước tính của người dân, để làm được một ngôi nhà hoàn chỉnh cần tới cần tới 30 m3 thành khí (tương đương 40 m3 gỗ tròn). Trước đây cột, kèo nhà, xà nhà thường được làm bằng những loại gỗ quý. Ngày nay, các loại gỗ quí đã hiếm dần nên chỉ có một số hộ khá giả dùng các loại gỗ quí, những hộ không có điều kiện kinh tế họ làm nhà bằng các loại gỗ khác như vải rừng, nhãn rừng và thị rừng. Hiện nay, ở xã có một thông lệ là cứ kết hôn xong người dân xin giấy phép làm nhà, xã sẽ đồng ý cho phép khai thác một lượng gỗ nhất định. Theo kết quả phỏng vấn 30 hộ gia đình, 100% các hộ gia đình được hỏi trả lời là khai thác đúng lượng gỗ mà xã quy định. Nhưng thực tế gỗ do các hộ gia khai thác có đúng chủng loại, khai thác ở đâu, như thế nào thì không có ai kiểm soát. Mặt khác, mỗi năm xã Chung Chải có khoảng 10 hộ có nhu cầu làm nhà mới, trung bình một năm xã cần 300 m3 để các hộ gia đình làm nhà. Một lượng gỗ lớn khác cũng được khai thác để làm chuồng trâu, bò. Theo chương trình nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, hiện nay các hộ gia đình không được nhốt trâu, bò dưới sàn nhà mà phải cách xa nhà sàn từ 50- 100 m để đảm bảo vệ sinh cho hộ gia đình và thôn bản. Chuồng trâu, bò, dê được làm bằng gỗ chò chỉ, vải, thị rừng... Trung bình mỗi chuồng trâu cần khoảng 2,5-3 m3. Bên cạnh đó, gỗ còn được dùng làm bàn, ghế, tủ. Mỗi số hộ gia đình có thu nhập kinh tế khá thường thuê thợ dưới xuôi lên đóng giường, tủ và bàn ghế bằng gỗ khai thác từ rừng. - Khai thác gỗ trái phép: Hoạt động khai thác gỗ của xã Chung Chải chủ yếu ngoài việc phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình như làm nhà, đóng đồ gia dụng... Hiện tượng khai thác gỗ bán ra thị trường cũng rất phổ biến. Theo người dân ở đây khai thác gỗ trải qua các giai đoạn khác nhau, đồng nghĩa với mỗi gia đoạn là sự biến mất của các loài gỗ quí trong rừng. Theo kết quả phỏng vấn có tới 70% số hộ được phỏng vấn có tham gia khai thác gỗ và nam giới là người đảm nhận công việc này Bảng 4-9: Các loài cây gỗ thường bị khai thác và sử dụng (Từ trước đến nay) T T Loài cây gỗ Khu Lượng Mùa Mục đích khai Người khai vực khai khai thác 42 thác Tên phổ Tên địa khai thác thông (m3) phương thác Sử thác dụng Bán Nam Nữ (%) Rừng già 1 Chò chỉ Co hào và rừng 3 T11-T3 10 90 * 2,5 T11-T3 100 0 * 5 T11-T3 30 70 * thứ sinh 2 Dâu Co mòn vàng Co lăng 3 Thị rừng 4 Gội Co Còng 8 T11-T3 90 10 * 5 Nhội Co phạt 3 T11-T3 70 30 * 6 Táu mật Co phạt 5 T11-T3 0 100 * 7 Chò 3 T11-T3 80 20 * 8 Trai Co lý 6 T11-T3 100 * 9 Kháo Co xi 3 T11-T3 50 50 * Trám Co xanh cướm Co cướm 5 T11-T3 100 0 * 4 T11-T3 100 0 * 10 đằm Co tập tầu 11 Trám 12 Sấu Co cú 3 T11-T3 100 0 * 13 Phay Co phai 2 T11-T3 30 70 * 14 Gù hương 2 T11-T3 100 * 15 Vải rừng 6,5 T11-T3 40 60 * 16 Cà lồ 3 T11-T3 0 100 * 17 Sâng 4 T11-T3 10 90 * 18 Máu chó say Co hương Co cải tạch Co phùng Co cá Co ếch 2 T11-T3 30 70 ma Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn thông tin viên (2011) * Kết quả bảng 4-9 cho thấy với tốc độ khai thác như hiện nay trung bình mỗi năm người dân xã Chung Chải khai thác 65 m3 gỗ. 43 * * Khai thác gỗ trái phép cho mục đích thương mại diễn ra khá phức tạp trong vùng, khai thác trực tiếp là người bản xứ, họ tổ chức thành nhóm, khai thác và sơ chế ở trong rừng rồi dùng trâu vận chuyển ra điểm tập kết theo đặt hàng của các chủ lậu gỗ. Hình thức khai thác chủ yếu là chặt chọn đối với các loài gỗ có giá trị kinh tế như Chò chỉ, giẻ. Chủ buôn gỗ chủ yếu là người Kinh, họ có những thủ đoạn tinh vi để tránh sự kiểm soát của lực lượng kiểm lâm. Nguyên nhân dẫn đến việc người dân vào rừng khai thác gỗ ngày càng gia tăng: + Do thiếu lương thực: diện tích canh tác ít, lương thực thu được không đủ cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình mặc dù có khả năng tự cung cấp lương thực nhưng do ham làm giầu nên vẫn đi xẻ gỗ. + Lợi nhuận từ khai thác gỗ cao: ngày công khai thác gỗ của lao động khoảng 100.000 đồng nên đã thu hút được đông đảo người dân tham gia so với các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. + Nhu cầu gỗ trên thị trường: nền kinh tế phát triển đời sống của dân cư khu vực đô thị được nâng cao, nhu cầu gỗ phục vụ nội thất ngày càng tăng + Lực lượng kiểm lâm thiếu: Từ khi thành lập BQL đã có nhiều cốgắng tuần tra kiểm soát ngăn chặn hoạt động khai thác, vận chuyển và buôn bán gỗ trái phép nên tình trạng khai thác gỗ trái phép có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, những hạn chế về nhân lực và vật lực là khó khăn lớn nhất để cán bộ Ban quản lý có thể ngăn chặn hiệu quả hoạt động khai thác sử dụng và buôn bán trái phép. Mặc dù đã có cơ chế song hiệu quả hợp tác thực hiện quản lý bảo vệ rừng giữa BQL với chính quyền địa phương, các ban ngành thi hành luật pháp, các đơn vị kinh tế và chủ rừng vùng đệm còn hạn chế. - Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ từ rừng khu bảo tồn được người dân thu hái được thể hiện ở bảng 4-10 Bảng 4-10: Những loại lâm sản ngoài gỗ đã, đang được khai thác và sử dụng Tên TT phổ thông 1. Lá dong Mùa Mục khai đích thác dụng Quanh Gói năm bánh Người sử Bộ phận sử dụng Lá Giá bán Lượng Hiện khai thác trạng 2000/10 1000 lá/lần/ Còn 0 lá người 44 nhiều khai thác Nam Nữ * 2. Phon g lan T11- 60.000/ 6-8 kg tươi/ Còn ít T7 dò người 3. Thiên Dược niên 4. Vải T4 rừng T5 5. Mật T1 ong T3 liệu - ăn - ăn, * Củ 3-4 Còn ít * Quả kg/người 8-10 Còn * kg/người/lầ nhiều Tổ ong dược 90.000/ n Còn ít * tổ liệu 6. Trám 7. Măng T7 10.000/ 10-15 Còn * * T6 kg 3.000/kg kg/người/lầ 10-15kg/ nhiều Còn * * người/lần nhiều Còn - T9 8. Sấu ăn 9. Luồn Quả Thân g 10. Giang 11. Núc Nác ăn, Lá, dược cây 12. Mọc liệu ăn nhĩ 13. Tai ăn, bán má 10cây/ cây người 8.000/ 5-10cây/ cây người vỏ Quả Còn Mùa ăn Lá thân 15. Rau Quanh ăn Lá dớn 16. Lá năm thân Lá 5000/ ăn và Còn ít * Còn ít * Còn * nhiều và mơ Còn * nhiều Còn * nhiều 17. Nhội ăn Lá 18. Chuối ăn Qủa bóp * quả nóng rừng 19. Tầm nhiều TB nhiều chua 14. Rau 9.000/ * Còn ít và Còn Quanh ăn hoa Thân và nhiều Còn năm lá nhiều 45 * * * * 20. Rau T6 ngót 21. Rau ăn Lá Thức ăn Lá mon cho 22. Nhân gia thân súc Quanh Uống Lá nhiều Còn * nhiều Còn ít liệu Quanh ăn Lá, củ 25. Sung năm Quanh ăn Lá ăn * thân Lá gia bì 24. Gừng năm nhiều Còn * năm Dược * Còn ít trần 23. Ngũ 26. Tía tô và Còn và và Còn quả Lá nhiều Còn ít * * Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn (2011) Từ bảng kết quả trên cho thấy, có 27 loài thực vật được người dân thu hái ở KBTTN Mường Nhé, những loài được được khai thác rất mạnh hiện nay: - Măng: Hầu hết các gia đình trong xã đều tham gia đi lấy măng, thời gian tháng 6-9 là dịp người dân thác thác măng. Lượng khai thác măng từ 10-15kg, với giá từ 3.000 -3.500 đồng/kg mang đi tiêu thụ, đây cũng nguồn thu rất quan trọng đối với người dân. - Phong lan: người dân khai thác quanh năm, khi nào đi rừng gặp thì lấy. Lượng khai thác trung bình từ 4-6kg/ người, mỗi dò phong lan từ 50.000- 60.000 đồng. Với tốc độ khai thác như hiện nay thì chắc chắn trong vòng vài năm tới, các loài phong lan sẽ hết. - Lá dong: Thời điểm lấy lá dong cao nhất vào dịp giáp Tết nguyên đán, một người đi lấy khoảng 1.000 lá, giá bán trung bình 2.000 đồng/100 lá. Hoạt động khai thác lâm sản diễn ra quanh năm, trong đó một số loại được thu lượm quanh năm, một số khác chỉ khai thác theo mùa. Hầu hết các thành viên trong gia đình từ trẻ em đền người già tham gia vào hoạt động thu hái các loại lâm sản ngoài gỗ. Các loại lâm sản ngoài gỗ thu hái cả để sử dụng tại chỗ và để bán. Hiện nay, hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra phổ biến và khá tự do của người dân địa phương và cả những người từ nơi khác đến. Trong tiềm thức của người dân địa phương thì các lâm sản ngoài gỗ họ được phép thu hái. Kết quả phỏng vấn người dân địa phương cho thấy hiện nay nhiều hộ gia đình trong xã sống dựa chủ yếu vào thu nhập từ thu hái lâm sản ngoài gỗ. Khai thác 46 * quá mức đối với một số lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế và đặt hàng lớn của chủ buôn đã làm một số lâm sản này ngày càng trở nên khan hiếm. Khai thác không bền vững LSNG (Sấu, Trám, Song mây, Măng tre, Mật ong, phong lan...) không những làm nguồn tài nguyên thiên này ngày càng cạn kiệt dẫn tới chất lượng rừng suy giảm mà hoạt động này còn gây nhiễu loạn ảnh hưởng tới sinh cảnh sống của nhiều loài động vật hoang dã sống trong rừng. - Khai thác gỗ làm củi đun Bảng 4-11: Danh lục các loài cây thường được dùng làm củi STT Tên phổ thông 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Dâu vàng Thị rừng Gội Nhội Táu mật Chò ổi Trai Kháo Trám xanh Trám tròn Sờu Phay Tên địa Người khai thác Nam Nữ thứ * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Địa điểm phương Rừng Co mòn Co lăng đằm sinh Co Còng Co phạt Co phạt Co tập tầu Co lý Co xi Co cướm Co cướm Co say cú Co phai Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn 2011 Từ kết quả bảng 4-11 cho thấy có 12 loài cây được người dân sử dụng làm củi và là chất đốt chính cho gia đình. Gỗ củi thu lượm không chỉ phục vụ nấu ăn mà còn cho nấu cám, nấu rượu, sưởi ấm.. Vào mùa đông đặc biệt là tháng 1, 2 (âm lịch) nhiệt độ ở đây xuống rất thấp từ 5- 7 oC mọi hoạt động sản xuất lâm nghiệp đều tạm dừng. Bếp lửa hồng rực suốt cả ngày phục vụ cho nhu cầu sưởi ấm. Vì vậy, vào hai tháng này nhu cầu gỗ củi đốt rất cao. Trung bình mỗi hộ sử dụng khoảng 5-7 m3/ năm, tổng lượng gỗ tiêu thụ cho cả thôn là 500 -700 m 3. Các hộ gia đình thường không dùng cây bụi và chất đốt khác thay thế. Dân tộc Hà Nhì có thói quen dự trữ củi và hàng ngày đi nương về phụ nữ thường mang một gùi củi xếp thành một đóng để dự trữ cho ngày mưa và rét. Thời gian kiếm củi quanh năm, phụ nữ thường lấy củi khô ở trong rừng hoặc chặt cây chờ một thời gian cho cây khô thì mang về. 47 Mặt khác, theo kết quả khảo sát tại bếp của hộ gia đình người Hà Nhì ở xã Chung Chải, 100% củi đun lấy từ rừng. Người dân thích đun củi có kích thước to khoảng 5-20 cm, trung bình một ngày gia đình người Hà Nhì (6 người + 4 lợn +1 nồi rượu 3 lít) dùng hết 20 kg củi, tháng mùa đông số lượng củi sẽ tăng gấp đôi. Một gia đình người Dao đốt hết khoảng 10,8tấn củi/ năm 4.3.3. Hoạt động săn bắn và buôn bán động vật hoang dã Bảng 4-12: Điều tra tình hình săn bắt động vật rừng tại Bản Đoàn Kừt (thời gian nào? Bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung bảng) T T Lượng Loài động vật săn bắn Tên phổ Tên địa (con/năm thông phương Gà rừng Tô lốc ) 5 khoa Lợn Tô mù 1 rừng phà Sóc Tô hóc địch Nhím Mùa và khai thác SD Bán bắn Na (%) (%) 100 0 m * 30 70 * 100 0 * 0 100 * 0 100 * 0 100 * 0 100 0 100 3 0 100 3 0 100 * 18 30 70 * 100 * cách săn bắt Quanh đ/con 200.00 năm 0đ/kg 60.000 15 đ/con Tô mếm 55.00đ/ Cu gáy kg Lốc thùa đăm Tô sau 45.000 12 đ/con 30.000 9 đ/con 250.00 Rùa đầu Tô tàu 2 to Trăn 0đ/kg Tô lươm 120.00 4 Sơn Tô dương Rái cá giương Tô nạc Chào Lốc mào Yiểng khuộc Lốc yiểng bán 50.000 5 Khướu Giá Mục đích Người săn 0đ/kg 7 48 * Nữ Chích Lốc rành choè Bìm bịp rẽ Lốc cốt Hoạ mi Lốc thua huy Rắn Ngù khắm cạpnong bón Rắncạpnia Ngùtằmtàn Cú mèo Tô cẩu Rắn hổ Ngù sinh chúa Rắn ráo Ngù kheo 19 100 0 * 12 30 70 * 50.000 8 * đ/con 2 300 2 .00 30. 3 1 5 000 35. 0 100 0 100 100 0 000 đ/ 3 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn thợ săn (2011) Từ bảng 4-13 cho thấy hoạt động bắt động vật hoang dã diễn ra mạnh mẽ và thường xuyên trong phạm vi KBTTN Mường Nhé. Hoạt động săn bắt có lịch sử lâu đời và là tập quán của người dân địa phương. Trước đây, người dân chủ yếu săn bắt làm thực phẩm và bảo vệ mùa màng. Nhưng những năm gần đây, động vật rừng trở thành hàng hoá, đặc biệt là nhiều động vật có giá trị kinh tế cao là động lực dẫn tới hoạt động săn bắt ngày càng trở nên phổ biến và chuyên nghiệp. Thợ săn bao gồm người dân địa phương và từ nơi khác tới, hiện nay có ba loại bẫy chính dùng để săn bắt gồm bẫy sập, bẫy đón đầu và bẫy dây phanh trong đó bẫy dây phanh là loại bẫy được dùng phổ biến nhất vì loại bẫy này rất hiệu quả có thể bắt được nhiều loài động vật rừng có kích cỡ khác nhau. Săn bắt chủ yếu là nam giới, diễn ra quanh năm, song tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 8- 12. Hoạt động săn bắt thường được tổ chức thành nhóm khoảng 3-4 người. Thợ săn địa phương trong vùng phân ranh giới vùng săn bắt khá rõ ràng, họ có vùng săn bắt cố định theo hộ hoặc theo nhóm. Kết quả thảo luận với BQL, đại diện chính quyền địa phương và người dân chỉ rõ săn bẫy động vật hoang dã là mối đe doạ trực tiếp lớn nhất tới tài nguyên động vật rừng nói chung và đặc biệt đối với các loài có giá trị bảo tồn quan trọng mang tính toàn cầu, nhiều loài động vật trước đây khá phổ biến nay đã bị tuyệt chủng. 49 * * 4.3. Đánh giá cách thức tổ chức, hoạt động, hiệu quả của các nhóm bảo vệ rừng hiện đang triển khai tại xã Chung Chải huyện Mường Nhé 4.3.1. Xác định cách thức tổ chức, hoạt động 4.3.1.1. Bộ máy tổ chức quản lý bảo vệ phát triển rừng + Qua tìm hiểu, phỏng vấn trực tiếp cán bộ kiểm lâm hạt kiểm lâm huyện và hạt kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, cán bộ xã Chung Chải chúng tôi đã xác định được bộ máy quản lý bảo vệ và phát triển rừng thể hiện ở sơ đồ 04. Hình 4.4:.Sơ đồ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng UBND tỉnh Sở NN Ban QLKBT CCKL Hạt KLKBT Cộng đồng Các nhóm nhận khoán bảo vệ rừng UBND huyện Hạt KL huyện Trạm QLBVR 50 UBND xã CCLN Ban 661 huyện Ban chỉ đạo bảo vệ rừng PCCCR Cộng đồng Tổ đội bảo vệ rừng PCCCR Các nhóm nhận khoán bảo vệ rừng + Qua sơ đồ quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên ta thấy các nhóm tổ chức trực tiếp tham gia vào công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng gồm có 03 nhóm chính: Nhóm các trạm QLBVR trực thuộc các Hạt kiểm lâm huyện và hạt kiểm lâm Khu bảo tồn thiên Nhiên Mường Nhé, nhóm Ban chỉ đạo bảo vệ rừng PCCCR thuộc các xã, nhóm Cộng đồng là nhân dân trong xã. 4.3.1.2. Trạm quản lý bảo vệ rừng Các trạm quản lý bảo vệ rừng trực thuộc các hạt kiểm lâm huyện và hạt kiểm lâm Khu bảo tồn, tổ chức bộ máy gồm 01 trạm trưởng, 01 trạm phó và nhân viên của trạm làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát, bảo vệ rừng, giải quyết các vụ vi phạm, các vấn đề tranh chấp về rừng và đất rừng được hạt kiểm lâm giao trách nhiệm quản lý. 4.3.1.3. Ban chỉ đạo bảo vệ phát triển rừng PCCCR xã + Cách thức tổ chức: Ban chỉ đạo bảo vệ rừng, PCCCR xã Chung Chải gồm ban chỉ đạo và tổ Phòng cháy chữa cháy rừng. Qua điều tra trực tiếp với các thành viên của ban chỉ đạo chúng tôi đã xác định được cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các thành viên trong ban chỉ đạo bảo vệ rừng PCCR của xã. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của mỗi người thể hiện qua hình4.4 51 Hình 4.5. Số thành viên, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong ban chỉ đạo bảo vệ phát triển rừng của xã Phụ trách chung về công tác của ban chỉ đạo PCT UBND xã Giải quyết, xử lý vi phạm về rừng và phụ trách công tác đi tuần của tổ đội bảo vệ rừng Trưởng hoặc Phó c.an Phụ trách, quản lý rừng trên địa bàn và công tác đi tuần của tổ đội bảo vệ rừng Kiểm lâm địa bàn Huy động lực lượng về tuyên truyền bảo vệ rừng tới người dân, thanh niên, học sinh Bí thư đoàn thanh niên xã Cứu người khi có sự cố về cháy rừng, đi tuần Trạm trưởng trạm y tế Ban chỉ đạo: Gồm 10 người bao gồm những người lãnh đạo trong các ban ngành của xã Trưởng chỉ huy quân sự xã Tổ trưởng lực lượng đi tuần rừng Cán bộ địa chính Giải quyết vấn đề đất đai nông nghiệp Cán bộ văn hóa Tuyên truyền tới người dân các văn bản luật bảo vệ rừng Chủ tịch hội nông dân Tuyên truyền bảo vệ rừng tới các hội viên Chủ tịch mặt trận tổ quốc 52 Tuyên truyền bảo vệ rừng tới người dân và hội viên + Tổ bảo vệ rừng của xã: Gồm 8-16 thành viên là các công an viên của xã và những dân quân của xã. Tổ bảo vệ rừng của xã có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và các thành viên. Là những người có sức khỏe, am hiểu về luật BV&PTR, có uy tín trong công tác bảo vệ rừng của địa phương, thông thuộc địa bàn, địa hình đường đi lối lại; nắm bắt được các hoạt động khai thác rừng của người dân và hoạt động của các loài động vật rừng như chim thú. Các hoạt động: + Hoạt động tuyên truyền giáo dục Hoạt động này do đồng chí trưởng ban văn hóa xã trực tiếp thực hiện thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã hoặc xây dựng khẩu hiệu, áp phích có khi là nhận tờ rơi ở trên về phát cho từng hộ dân ( 2 - 3 đợt/năm ). Qua hệ thống loa truyền thanh mỗi ngày phát từ 20 - 30 phút nội dung tuyên truyền người dân bảo vệ rừng đặc biệt là tuyên truyền mạnh vào mùa sinh sản của các loài thú, chim, cá.. Nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền luật BV&PTR, luật PC&CCR, các nghị định, quyết định, thông tư về BV&PTR và các thông tin tuyên truyền liên quan đến bảo vệ các loài các loài động thực vật, cây thuốc quý hiếm. Các thông tin này được cải thiện liên tục cả chiều rộng và chiều sâu nhằm phù hợp với người dân địa phương. +Hoạt động tuần tra, tuần rừng. Hàng tháng các ban chỉ đạo bảo vệ rừng mà trực tiếp là các Tổ bảo vệ rừng của xã thực hiện công tác tuần tra, tuần rừng theo kế hoạch của Hạt kiểm lâm thông báo cho ban chỉ đạo ít nhất 2 buổi/tháng, tăng số buổi lên 7 -15 buổi/tháng vào mùa khô, và đi nhiều vào ban đêm ( đi tuần vào những điểm nóng) hoặc trong trường hợp người dân phản ánh, sau đó ban chỉ đạo trực tiếp điều hành Tổ bảo vệ rừng của xã thực hiện công tác tuần rừng. Mỗi khi thực hiện công tác tuần rừng thường huy động 8 người trong Tổ bảo vệ rừng của xã cùng với một kiểm lâm thực hiện công tác tuần rừng. Nhóm này thường chia làm 2 mũi chia thành 2 hướng và theo vị trí từng ô đã đánh dấu trên bản đồ. Khi đi Tổ bảo vệ rừng của xã kiểm tra xem có hiện tượng chặt cây, đánh bẫy, lưới hay có hành vi gì vi phạm tới tài nguyên rừng hay không, nếu có thì ngăn chặn phá hủy. Trong quá trình tuần tra dù có kiểm lâm địa bàn hay không có kiểm lâm địa bàn thì tổ xung kích có quyền thu giữ tang vật, lập biên bản vi phạm giao cho kiểm lâm, công an xử lý tới các đối tượng vi phạm vào tài nguyên rừng. 53 Các thành viên của Tổ bảo vệ rừng của xã được huy động đi tuần rừng sao cho người nào trong tháng cũng được đi, ít nhất là một buổi (1 buổi tuần rừng được tính từ sáng tới chiều hay 1 ngày). Những người đi tuần rừng được hỗ trợ 100 nghìn đồng/người/ngày + Hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong mùa khô Tổ bảo vệ rừng của xã triển khai trực phòng cháy trên địa bàn xã và huy động mọi lực lượng của cải để chữa cháy khi có cháy sảy ra. Các thành viên của Tổ bảo vệ rừng của xã được hạt kiểm lâm tập huấn về PC&CCR. 4.3.1.4. Tổ bảo vệ rừng + Cách thức tổ chức: Tổ bảo vệ rừng gồm 1 nhóm gồm 6 thành viên gồm: 1 người phụ trách chung, 1 tổ trưởng và 4 người thuộc 2 nhóm. Người phụ trách được tin tưởng để giám sát những thành viên. Tổ trưởng là những người được tin tưởng để giám sát những thành viên. Tổ trưởng là những người nam giới, độ tuổi từ thanh niên đến già (< 60 tuổi ), thường là 35 - 50 tuổi có sức khỏe, có tinh thần, ý thức, trách nhiệm vào công tác bảo vệ rừng, là những người hiểu biết về rừng, thông thuộc địa bàn. Những người này thường thuộc ban dân quân xã. Có thể họ là những người thợ săn bây giờ đã gác kiếm. + Hoạt động: Một tháng tổ bảo vệ rừng thực hiện 4-5 buổi tuần rừng qua các tuyến rừng, ghi rõ chi tiết trong những buổi tuần rừng, cuối tháng giao ban với trạm kiểm lâm từ đó rút kinh nghiệm và lập kế hoạch hoạt động cho tháng sau. Kế hoạch này không cố định mà tùy theo điều kiện cụ thể mà thay đổi để huy động việc đi tuần nhằm ngăn chặn kịp thời những hành động xâm phạm tới tài nguyên rừng như: Đặt bẫy, chặt cây rừng... Khi phát hiện ra các hiện tượng trên thì những thành viên có quyền thu giữ tang vật, rồi báo cho kiểm lâm để phối hợp với những người dân cùng tham gia bảo vệ rừng. 4.3.1.5. Nhóm cộng đồng Cộng đồng chủ yếu là nhân dân trong xã, đặc biệt quan tâm cho những Bản nằm sát rừng và có diện tích rừng nằm trên địa giới hành chính của bản. Ngoài nhân dân bản ra còn có các trạm biên phòng, các đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn của xã. 54 Nhóm cộng đồng đa số được xác định là nhân dân các bản trong xã, mỗi bản thành lập một tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng trên cơ sở phương án phòng cháy chữa cháy rừng của xã, hạt kiểm lâm. Nhóm cộng đồng tại xã Chung Chải là các nhóm hộ gia đình trực tiếp nhận khoán khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng tự nhiên theo các chương trình và dự án của chính phủ, thông qua việc nhận khoán bảo vệ rừng từ các tổ chức quản lý rừng, dưới các hình thức giao và nhận khoán bảo vệ rừng. Nhóm cộng đồng là nhóm có nhiều thành phần tham gia nhất, người già, thanh niên, phụ nữ… mỗi đơn vị, tổ chức, hộ gia đình cử đại diện tham gia vào nhóm nhận khoán. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nhóm cộng đồng nhận khoán là những người dân các xã vùng đệm, được tham gia tất cả các hoạt động bảo vệ rừng, từ việc xác định ranh giới cắm mốc khu bảo tồn đến việc giám sát quá trình cắm mốc người dân cũng được tham gia, các nhóm nhận khoán được tuyền truyền thường xuyên về luật bảo vệ, phát triển rừng, luật ĐDSH và bảo vệ môi trường, được dự các lớp tập huấn về kỹ thuật lâm sinh, các lớp khuyến nông khuyến lâm... trang bị cho nhóm nhận khoán các kỹ năng và kinh nghiệm đi tuần tra rừng, PCCCR để đảm bảo bảo vệ tốt khu rừng được giao khoán. 4.3.1.6. Các tổ chức liên quan đến quản lý rừng cộng đồng a, Trưởng thôn - Thay mặt nhân dân thôn xây dựng hương ước, ban hành quy ước của thôn về bảo vệ rừng và đất rừng. Xem xét và cho phép hộ khai thác gỗ gia dụng. - Khi xảy ra hiện tượng cháy rừng, khai thác trộm rừng của thôn thì trưởng thôn huy động công an thôn, lực lượng dân quân, nhân dân trong thôn tham gia dập lửa, ngăn chặn những hành vi vi phạm lâm luật. - Nếu những người trong thôn vi phạm thì trưởng thôn tổ chức cuộc họp và căn cứ vào quy ước của thôn để xử phạt. Ví dụ nếu nhẹ thì 30kg thóc, tăng lên 50kg, 100kg và nặng nhất có thể lên đến 1 tấn thóc. b, Hộ gia đình : - Tham gia vào việc tuần tra bảo vệ rừng của thôn - Hộ gia đình là người hưởng lợi chính từ rừng của thôn. Khi có nhu cầu làm nhà, được thôn xét cho phép khai thác gỗ, tre, nứa ở rừng của thôn. Hàng năm đều có những hộ gia đình xin phép khai thác gỗ để sử dụng trong gia đình (làm nhà, quan tài...) 55 c, Lực lượng khác - Chủ tịch, Bí thư đảng ủy xã, các chi bộ thôn đều quyết tâm lãnh đạo thôn, các khối đoàn thể bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Sẵn sàng huy động các lực lượng bảo vệ rừng cộng đồng khi cần thiết. 4.3.1.7. Giao khoán bảo vệ rừng. + Cách thức tổ chức: Hàng năm Ban thực hiện dự án cơ sở của huyện và của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nhận chỉ tiêu, sau đó lập kế hoạch giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ dân. Những hộ dân có nhu cầu giao khoán bảo vệ rừng thì viết đơn gửi đến ban quản lý khu bảo tồn.Ban quản lý khu bảo tồn dựa vào đó mà xem xét giao khoán bảo vệ rừng theo các đơn vị, nhóm hộ cùng họ, cùng bản…. + Hình thức giao khoán Mỗi nhóm hộ cử ra đại diện cho nhóm gồm 01 nhóm trưởng, 01 nhóm phó. Nhóm trưởng, nhóm phó thay mặt nhóm hộ nhận khoán (có danh sách đại diện mỗi hộ kèm theo) ký hợp đồng nhận khoán với ban quản lý khu bảo tồn hoặc Phòng Nông nghiệp huyện nếu huyện có chỉ tiêu. Hồ sơ gồm: Đơn xin nhận khoán, bản cam kết bảo vệ rừng, hợp đồng bảo vệ rừng, biên bản bàn giao thực địa có sơ đồ kèm theo. Vốn hỗ trợ: Vốn trung ương có mức giao khoán là 200000/ha/năm. + Hoạt động: Hoạt động tuần rừng được thực hiện 6-8 lần/tháng (1 lần dược tính là 1 ngày đi tuần ). Một lần đi tuần có 5-7 người trong nhóm đi tuần hết diện tích của nhóm. Việc đi tuần được luân chuyển sao cho tất cả các thành viên trong nhóm đều đi tuần bằng nhau ( 1 - 2 lần ). Khi đi tuần các hộ nhận khoán xem trạng thái có thay đổi hay không, có cháy rừng, chặt phá, khai thác ong, đặt bẫy hay không. Khi phát hiện ra thì có quyền thu giữ người, tang vật, phá hủy báo cáo cho hạt kiểm lâm khu bảo tồn hoạc UBND xã xử lý. Kinh phí hỗ trợ: Một ngày đi tuần tra rừng mỗi người được hỗ trợ 50 - 100 nghìn tùy theo quỹ của mỗi nhóm. Quỹ của nhóm hình thành từ tiền thanh toán công bảo vệ rừng của Ban quản lý khu bảo tồn cho nhóm, sau khi đã chia theo công lao động của các hộ trong nhóm số tiền còn lại để làm quỹ duy trì hoạt động tuần tra bảo vệ rừng của nhóm. 4.3.2. Hiệu quả khi các hình thức quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng hoạt động. 56 4.3.2.1. Về nhận thức và ý thức của người dân. Đối với các hình thức quản lý nhà nước (thực thi pháp luật), các hình thức quản lý rừng cộng đồng của xã thì việc tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức mang hình thức quán triệt và áp đặt từ trên xuống, thường bỏ qua các luật tục của địa phương… do đó hiệu quả quản lý, và chất lượng tuyên truyền không cao. Đối với hình thức quản lý cộng đồng, ở đây nói các trường hợp cụ thể như ở Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, ngoài công việc hành chính và nhiệm vụ của của ban quản lý khu rừng đặc dụng, còn thuê khoán cho người dân tại các xã vùng đệm nhận khoán bảo vệ các khu rừng đặc dụng. Tổ chức tuyên truyền tới tận các bản, các nhóm hộ gia đình là ý thức của người dân được nâng cao rõ rệt, thể hiện bằng các vụ vi phạm lâm luật giảm, các đợt tố giác, báo cáo kịp thời…trực tiếp lắng nghe sự đóng góp của người dân cùng nhau xây dựng quy ước bảo vệ rừng khu bảo tồn nên hiệu quả quản lý rất cao...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.