Đề tài: “Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”

doc
Số trang Đề tài: “Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” 63 Cỡ tệp Đề tài: “Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” 399 KB Lượt tải Đề tài: “Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” 0 Lượt đọc Đề tài: “Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” 0
Đánh giá Đề tài: “Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, nhằm đảm bảo cuốc sống vật chất, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp bị ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động hoặc chết. Chính sách BHXH ở nước ta được thực hiện ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước, 60 năm qua, trong quá trình tổ chức thực hiện, chính sách BHXH ngày càng được hoàn thiện và không ngừng đổi mới, bổ xung cho phù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), chính sách BHXH và tổ chức quản lí hoạt động cũng có nhiều đổi mới tích cực. Từ việc nghiên cứu quá trình đổi mới của BHXH tôi nhận thấy BHXH thực sự là một chính sách quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. BHXH không những góp phần ổn định đời sống của người lao động mà còn khuyến khích họ tích cực lao động sản xuất tạo ra của cải cho xã hội, xây dựng đất nước. Trong quá trình thực hiện BHXH đã không ngừng phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Số người tham gia ngày càng tăng lên, mở rộng cho các đối tượng tham gia, hoàn thiện dần hệ thống chính sách BHXH tiến tới thực hiện đủ các chế độ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Đặc biệt là sự đổi mới về cơ chế quản lí từ cơ chế quản lí kế hoạch hoá, tập chung, bao cấp, hoàn toàn do NSNN đảm bảo đã chuyển sang cơ chế thực hiện có thu và quỹ hoạt động trên nguyên tắc cân bằng thu chi. Cách thực hiện như vậy không những giảm được gánh nặng cho NSNN mà còn thể hiện trách nhiệm của cả người sử dụng lao động đối với người lao động. Nhà nước nước đóng vai trò tổ chức thực hiện và quản lí thông qua BHXH Việt Nam, là hệ thống ngành dọc được tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh những mặt đạt được, BHXH Việt Nam cũng còn rất nhiều tồn tại cần sớm được khắc phục cả về nội dung chính sách, tổ chức quản lí hoạt động. Đây là những đòi hỏi cấp thiết cần được nghiên cứu để góp phần hoàn thiện chính sách và tổ chức quản lí hoạt động của BHXH Việt Nam. Trong đó quản lí tài chính BHXH Việt Nam là một mảng lớn, cần được chú trọng và quan tâm vì tài chính BHXH có vững thì các chế độ trợ cấp mới được đảm bảo thực hiện tốt mà không dẫn đến tình trạng thâm hụt NSNN. Chính vì vậy với ngành học được đào tạo, sau khi về thực tập tại BHXH Việt Nam, tôi đã chọn đề tài: “Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam, với mục đích là rút ra những kết quả đạt được để phát huy, những tồn tại cần khắc phục. Hơn nữa thông qua đó có thể đưa ra những đóng góp, góp phần hoàn thiện hệ thống BHXH Việt Nam, phát huy tối đa chức năng của BHXH trong thời đại mới. Kết cấu của đề tài gồm ba chương: Chương I: Lí luận chung về BHXH và quản lí tài chính BHXH. Chương II: Thực trạng công tác quản lí tài chính BHXH tại Việt Nam hiện nay. Chương III: Một số giải pháp đối với công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam trong thời kì tới. CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH I. Những vấn đề cơ bản về BHXH. Tính tất yếu khách quan của BHXH. Sự ra đời của BHXH cũng giống như các chính sách xã hội khác luôn bắt nguồn từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống đặt ra.Từ thời xa xưa, con người để chống lại những rủi ro, thiên tai của cuộc sống đã biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng sự giúp đỡ này chỉ mang tính tự phát và với quy mô nhỏ, thường là trong một nhóm người chung quan hệ huyết thống. Khi xã hội càng ngày càng tiến bộ, đặc biệt là khi chuyển sang giai đoạn có sự phân công lao động xã hội, nền sản xuất xã hội lúc này đã phát triển. Cùng với nó là quan hệ xã hội giữa các cá nhân, giữa các cộng đồng cũng phát triển hơn. Khi đó tôn giáo bắt đầu xuất hiện, nó không chỉ với ý nghĩa giáo dục con người hướng thiện mà còn có các trại bảo dưỡng, hội cứu tế với mục đích từ thiện, trợ giúp nhau trong cuộc sống. Như vậy xét về bản chất thì hình thức tương trợ trong thời kì này đã mang tính có tổ chức và quy mô rộng rãi hơn. Từ thế kỉ thứ XVI ở Châu Âu đã xuất hiện ngành công nghiệp, những người nông dân không có đất phải di cư ra thành phố làm thuê cho các nhà máy ngày càng nhiều và dần trở thành công nhân. Đặc biệt đến thời kì cách mạng công nghiệp thì lực lượng ngày càng đông đảo và trở thành giai cấp công nhân. Nhìn chung họ sống không ổn định, cuộc sống chỉ dựa vào công việc với đồng lương ít ỏi, mất việc làm, ốm đau, tai nạn lao động ... đều có thể đe doạ cuộc sống của họ. Tình đoàn kết tương thân tương ái giữa họ đã nảy nở, cùng với đó là sự ra đời của các nghiệp đoàn, các hiệp hội giúp đỡ các thành viên khi bị ốm đau bệnh tật trong quá trình sản xuất. Bên cạnh Hội tương tế còn có Quỹ tiết kiệm được Nhà nước khuyến khích thành lập. Tiếp đó những quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chu cấp cho người lao động thuộc quyền quản lí khi họ gặp phải ốm đau, tai nạn lao động, mất việc... Giai cấp công nhân càng đông đảo thì sức ép đối với những đòi hỏi đảm bảo cuộc sống cho họ ngày càng ảnh hưởng đến đời sống chính trị của mỗi nước. Trước tình cảnh đó Chính Phủ mỗi nước không thể không quan tâm đến tình cảnh của người lao động. Những yêu cầu giảm giờ làm, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo cuộc sống của người lao động dần được quy định thành các chính sách bắt buộc đối với mỗi nước. Điển hình là vào năm 1850, dưới thời Thủ tướng Bismark của Đức đã giúp các địa phương thành lập quỹ do người công nhân đóng góp để được trợ cấp lúc rủi ro. Nguyên tắc bảo hiểm bắt buộc bắt nguồn từ đây, người được bảo hiểm phải tham gia đóng phí. Sau đó sáng kiến này được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. BHXH ngày càng được hoàn thiện, thực hiện rộng khắp các nước và được Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) thông qua trong Công ước số 102 vào tháng 4 năm 1952. BHXH ở nước ta đã manh nha hình thành từ thời thực dân Pháp thống trị. Sau cách mạng tháng Tám, Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã ban hành sắc lệnh 29/ SL ngày 12/3/1947 về việc thực hiện bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí. Đây là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên hệ thống BHXH Việt Nam như hiện nay. 2. Khái niệm BHXH. Qua quá trình hình thành chúng ta có thể nhận thấy, lúc khởi đầu, BHXH chỉ mang tính chất tự phát, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp, trước nhu cầu của thực tiễn thì chính sách BHXH đã nhanh chóng ra đời và từng bước phát triển rộng khắp. BHXH đã được từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa như sau: “ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.” Qua khái niệm trên, có thể rút ra một số điểm cơ bản sau: - Đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập của người lao động bị biến động, giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động do các biến cố như đã nêu trên từ đó để giúp ổ định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ. Chính vì yếu tố này mà BHXH được coi là một chính sách lớn của mỗi quốc gia và được Nhà nước quan tâm quản lí chặt chẽ. Cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nước mà các quy định về đối tượng này là có sự khác nhau nhưng cùng bảo đảm ổn đình đời sống của người lao động. - Đối tượng tham gia BHXH là gồm người lao động và cả người sử dụng lao động. Sở dĩ người lao động phải đóng phí vì chính họ là đối tượng được hưởng BHXH khi gặp rủi ro. Người sử dụng lao động đóng phí là thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của họ đối với người lao động. Và sự đóng góp trên là bắt buộc, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước. - Để điều hoà mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, để gắn bó lợi ích giữa họ, Nhà nước đã đứng ra yêu cầu cả hai bên cùng đóng góp và đây cũng là chính sách xã hội được thực hiện góp phần ổn định cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Dựa vào bản chất và chức năng của BHXH mà Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) cũng đã đưa ra một định nghĩa khác như sau: “ BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng (bằng pháp luật, trách nhiệm của Chính phủ) để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc giảm mất thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết. Hơn nữa, BHXH còn phải bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết.” Từ định nghĩa trên chúng ta thấy mục tiêu của BHXH là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. BHXH thể hiện sự đảm bảo lợi ích của xã hội đối với mỗi thành viên từ đó gắn kết mỗi cá nhân với xã hội đó. 3. Bản chất và chức năng của BHXH. 3.1. Bản chất của BHXH. Có thể hiểu BHXH là sự bù đắp một phần thu nhập bị mất của người lao động khi gặp phải những biến cố như ốm đau, tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc tuổi già làm mất, giảm khả năng lao động, từ đó giúp ổn định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ. BHXH hiện nay được coi là một chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia, được nhà nước quan tâm và quản lí chặt chẽ. BHXH xét về bản chất bao gồm những nội dung sau đây: BHXH là sự cần thiết tất yếu khách quan gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt đối với nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động ngày càng phát triển. Do vậy trình độ phát triển của nền kinh tế quyết định đến sự đa dạng và tính hoàn thiện của BHXH. Vì vậy có thể nói kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định tới hệ thống BHXH của mỗi nước. BHXH, bên tham gia BHXH, bên được BHXH là ba chủ thể trong mối quan hệ của BHXH. Bên tham gia BHXH gồm người lao động và người sử dụng lao động (bên đóng góp), bên BHXH là bên nhận nhiệm vụ BHXH, thông thường thì do cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ, bên được BHXH chính là người lao động và gia đình họ khi có đủ điều kiện cần thiết. Từ đó họ được đảm bảo những nhu cầu thiết yếu, giúp họ ổn định cuộc sống, góp phần ổn đình xã hội. Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động của người lao động có thể là những rủi ro ngẫu nhiên( tai nạn, ốm đau, bệnh nghề nghiệp...), cũng có thể là các rủi ro không hoàn toàn ngẫu nhiên( tuổi già, thai sản, ...). Đồng thời các biến cố này có thể xảy ra trong quá trình lao động hoặc ngoài lao động. Phần thu nhập của người lao động bị giảm hay mất đi từ các rủi ro trên sẽ được thay thế hoặc bù đắp từ nguồn quỹ tập trung được tồn tích lại do bên tham gia BHXH đóng góp và có thêm sự hỗ trợ của NSNN. 3.2. Chức năng của BHXH. Chức năng cơ bản nhất của BHXH là thay thế, bù đắp phần thu nhập của người lao động khi họ gặp những rủi ro làm mất thu nhập do mất khả năng lao động hay mất việc làm. Rủi ro này có thể làm mất khả năng lao động tam thời hay dài hạn thì mức trợ cấp sẽ được quy định cho từng trường hợp. Chức năng này quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH. Đối tượng tham gia BHXH có cả người lao động và người sử dụng lao động và cùng phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho người lao động khi gặp phải rủi ro, số người này thường chiếm số ít. BHXH thực hiện cả phân phối lại thu nhập theo chiều dọc và chiều ngang, giữa người lao động khoẻ mạnh với người lao động ốm đau, già yếu..., giữa những người có thu nhập cao phải đóng nhiều với người có thu nhập thấp phải đóng ít. Như vậy thực hiện chức năng này BHXH còn có ý nghĩa góp phần thực hiện công bằng xã hội, một mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia. Nhờ có BHXH mà người lao động luôn yên tâm lao động, gắn bó với công việc, nâng cao năng suất lao động. Từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn, nâng cao đời sống toàn xã hội. Nếu trước đây, sự trợ giúp là mang tính tự phát, thì hiện nay khi xã hội đã phát triển, việc trợ giúp đã được cụ thể hoá bằng các chính sách, quy định của Nhà nước. Sự bảo đảm này giúp gắn bó mối quan hệ giữa người lao động và xã hội và càng thúc đẩy hơn nghĩa vụ của họ đối với xã hội. Trong thực tế giữa người lao động và người sử dụng lao động có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động... BHXH đã gắn bó lợi ích giữa họ, đã điều hoà được những mâu thuẫn giữa họ, làm cho họ hiểu nhau hơn. Đây cũng là mối quan hệ biện chứng hai bên đều có lợi, người lao động thì được đảm bảo cuộc sống, người sử dụng thì sẽ có một đội ngũ công nhân hăng hái, tích cực trong sản xuất. Đối với Nhà nước thì BHXH là cách chi ít nhất song hiệu quả nhất vì đã giải quyết những khó khăn về đời sống của người lao động và góp phần ổn định sản suất, ổn định kinh tế - xã hội. 4. Nguyên tắc hoạt động của BHXH. Nhìn chung hệ thống BHXH được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau: Thứ nhất là nguyên tắc đóng hưởng chia sẻ rủi ro; lấy số đông bù số ít, lấy của người đang làm việc bù đắp cho người nghỉ hưởng chế độ BHXH. Đây là nguyên tắc hoạt động chung của ngành bảo hiểm là quỹ góp chung của số đông bù cho số ít là những người thiếu may mắn gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, trong lao động sản xuất. Phần thể hiện tính chính sách của Nhà nước là việc rủi ro trong BHXH không chỉ là những rủi ro thuần tuý như trong bảo hiểm thương mại mà còn có cả những rủi ro không mang tính ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản,... Thứ hai là mức hưởng phải thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, nhưng phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người hưởng khoản trợ cấp đó. Việc quy định trên là hoàn toàn hợp lí và cũng là quy định chung cho tất cả các nước, song thấp bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước trong mỗi thời kì khác nhau. Thứ ba là phải tự chủ về tài chính, đây là nguyên tắc quan trọng trong chính sách BHXH của các nước. Nếu chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước (NSNN) giống như giai đoạn trước cải cách năm 1995 của nước ta thì đây thực sự là một gánh nặng lớn của đất nước. Việc thành lập quỹ BHXH do các bên tham gia BHXH đóng góp và có sự hỗ trợ của Nhà nước là hoàn toàn phù hợp. Quỹ này có thể quản lí theo các cách thức khác nhau song độc lập với NSNN , NSNN chỉ bù thiếu hoặc tài trợ một phần tuỳ thuộc vào quy định của mỗi nước khác nhau. 5. Các chế độ của BHXH. Đối với mỗi nước có những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên BHXH được tổ chức thực hiện theo những quy định riêng khác nhau. BHXH được xây dựng dựa vào các nguyên tắc trên một cách thống nhất trên toàn thế giới và phải tuân thủ các quy định sau của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về hệ thống chính sách BHXH. Trong Công ước 102 được ILO thông qua ngày 4/6/1952 có quy định những quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội đã đưa ra 9 chế độ sau: - Chăm sóc y tế. - Trợ cấp ốm đau. - Trợ cấp thất nghiệp. - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Trợ cấp tuổi già. - Trợ cấp thai sản. - Trợ cấp tàn tật. - Trợ cấp vì mất người trụ cột gia đình. Các thành viên tham gia Công ước phải thực hiện ít nhất là 3 trong 9 chế độ nói trên, trong đó phải có nhất thiết 1 trong năm chế độ sau đây: - Trợ cấp tuổi già. - Trợ cấp thất nghiệp. - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Trợ cấp tàn tật. - Trợ cấp vì mất người trụ cột gia đình. Mỗi chế độ trong hệ thống BHXH khi xây dựng phải dựa trên các cơ sở điều kiện kinh tế, thu nhập, tiền lương, ... Đồng thời, tuỳ từng chế độ mà còn phải tính đến các yếu tố sinh học, tuổi thọ bình quân, nhu cầu dinh dưỡng, ... để quy định các mức đóng, mức hưởng, thời gian hưởng và đối tượng hưởng cho hợp lí. Các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau đây: + Các chế độ được xây dựng theo luật pháp của mỗi nước. + Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính. + Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các bên tham gia BHXH. + Phần lớn các chế độ là chi trả định kì. + Đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh quyết toán. + Chi trả BHXH như là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH. + Mức chi trả còn phụ thuộc vào quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu quả và an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định. + Các chế độ BHXH cần phải được điều chỉnh định kì để phản ánh hết sự thay đổi của điều kiện kinh tế -xã hội. 6. Quỹ BHXH và phân loại quỹ BHXH. 6.1. Quỹ BHXH. Như chúng ta đã tìm hiểu trong phần 1 ở trên thì sự ra đời của quỹ BHXH là một bước ngoặt lớn đối với ngành BHXH trên toàn thế giới. Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập chung nằm ngoài NSNN và được hình thành từ các nguồn sau đây: - Người sử dụng lao động đóng góp, - Người lao động đóng góp, - Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm, - Các nguồn khác (như cá nhân và tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi từ các hoạt động đầu tư quỹ nhàn rỗi). Trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH cho người lao động được phân chia cho cả người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải sự chia sẻ rủi ro, mà là lợi ích giữa hai bên. Sự đóng góp một phần quỹ của người sử dụng lao động cho người lao động sẽ tránh được những thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình thuê mướn. Đồng thời, nó còn góp phần giảm bớt mâu thuẫn, kiến tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ- thợ. Về phía người lao động, sự đóng góp của họ vừa thể hiện sự tự gánh chịu chính những rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ. Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu trên. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia BHXH có khác nhau tuỳ thuộc quy định của mỗi nước. Hiện nay mức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện vẫn còn hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương cơ quan, doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai lại cho rằng, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp. Về mức đóng góp BHXH, mỗi nước lại có những quy định khác nhau. Một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau. Trong đó, một số nước khác lại quy định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi quản lí BHXH .... Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả chủ yếu cho hai mục đích sau: thứ nhất là chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH như đã nêu ở mục 5, còn lại là chi trả cho chi phí sự nghiệp quản lí BHXH. Trong hai khoản chi đó thì khoản chi thứ nhất là quan trọng và chiếm phần lớn trong quỹ BHXH. Các khoản trợ cấp này cũng được quy định về mức trợ cấp và thời gian hưởng một cách cụ thể và có sự khác biệt đối với từng chế độ. Tại những nước khác nhau thì các khoản trợ cấp này cũng được quy định khác nhau. 6.2. Phân loại quỹ BHXH: Tuỳ theo mục đích và cách tổ chức của những hệ thống BHXH trên thế giới mà quỹ BHXH được phân loại khác nhau: - Phân loại theo các chế độ bao gồm: Quỹ hưu trí, tử tuất; Quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Quỹ thất nghiệp; Quỹ ốm đau thai sản. - Phân loại theo tính chất sử dụng bao gồm: Quỹ ngắn hạn để chi trả cho các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm mất khả năng lao động tạm thời; Quỹ dài hạn để chi trả trợ cấp cho các chế độ như hưu trí, tử tuất. - Phân loại theo đối tượng tham gia bao gồm: Quỹ cho công chức Nhà nước, quỹ cho lực lượng vũ trang, quỹ cho lao động trong các doanh nghiệp, quỹ cho các đối tượng còn lại. Việc phân loại quỹ như trên cần được thực hiện và cân nhắc tránh những tình trạng phân nhỏ quỹ dễ gây ra tình trạng mất tập trung, không có sự bổ xung và hỗ trợ lẫn nhau. Việc phân chia quỹ không hợp lí sẽ dẫn tới những ảnh hưởng xấu đến việc chi trả cho các đối tượng, đặc biệt là vấn đề quản lí quỹ một cách hợp lí. Dựa trên các cách tổ chức thực hiện các chế độ mà mỗi nước lại có những quy định khác nhau về các quỹ thành phần. Các quỹ thành phần phải thực sự phù hợp với hệ thống BHXH đó. II. Quản lí tài chính BHXH. 1. Khái niệm chung về quản lí tài chính BHXH. Trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm về quản lí. Quản lí là những hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí vào một đối tượng quản lí nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người từ đó có thể duy trì được tính ổn định của đối tượng. Đối tượng của quản lí ở đây là tài chính BHXH, tài chính BHXH là một thuật ngữ thuộc phạm trù tài chính chỉ một mắt khâu tài chính tồn tại độc lập trong hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính BHXH tham gia vào quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro từ đó đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, nhìn rộng ra thì quản lí tài chính BHXH là việc sử dụng tài chính BHXH như một công cụ quản lí xã hội của Nhà nước. Nhà nước thông qua hoạt động tài chính BHXH để thực hiện mục tiêu quản lí xã hội đó là đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân dân trước những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động hay khi về già, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. BHXH thể hiện tính ưu việt của mỗi quốc gia, mỗi thể chế xã hội . Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì quản lí tài chính BHXH là quản lí thu chi BHXH. Như vậy quản lí tài chính BHXH chủ yếu liên quan tới việc làm thế nào để hoạt động thu chi quỹ BHXH được thực hiện một cách bình thường trước những biến động của môi trường. Biến động ở đây là những biến động về đối tượng tham gia, đối tượng hưởng, biến động của môi trường sống, môi trường kinh tế ..., những biến động tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động, đến việc thu chi quỹ BHXH, ảnh hưởng tới sự đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Nội dung của quản lí tài chính BHXH chủ yếu là sự lựa chọn và xác định các chính sách, chế độ, quy chế về tài chính BHXH một cách hợp lí và lấy đó làm căn cứ để ra quyết định cụ thể của thu chi BHXH thực hiện mục tiêu của Nhà nước đặt ra. Khi thực hiện quản lí tài chính BHXH cần chú ý hai nguyên tắc chủ yếu sau: - Quá trình quản lí tài chính BHXH phải luôn được tính toán, so sánh và cân đối trong trạng thái động: Bởi vì lượng tiền mặt của quỹ biến động theo từng chế độ trợ cấp BHXH khác nhau, lượng lao động biến động một cách thường xuyên nên trong quản lí, đặc biệt là khâu lập kế hoạch phải chú trọng tới vấn đề này. Đây cũng là một đặc thù trong ngành Bảo hiểm nói chung và BHXH nói riêng vì tính đảo ngược chu kì kinh doanh tức là thu phí trước chi trả cho các chế độ sau. Tuy có sự hỗ trợ của NSNN, song quản lí tài chính BHXH phải góp phần giảm gánh nặng cho NSNN và vẫn thực hiện chính sách xã hội này một cách tốt nhất. - Quỹ BHXH phải được bảo tồn và phát triển: Như trên đã đề cập thì ngành Bảo hiểm có đặc thù thu phí trước, chi trả sau, thời gian đóng và thời gian hưởng có thể kéo dài, đồng tiền có giá trị về mặt thời gian. Do vậy cần đầu tư để bảo tồn và tăng trưởng quỹ một cách hợp lí. Để đảm bảo nguyên tắc này cơ quan BHXH phải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu chi và quản lí quỹ thực hiện đầu tư phần quỹ nhàn rỗi một cách có hiệu quả và tuân thủ các nguyên tắc sau: +An toàn: Mục đích của quỹ là bảo đảm chi trả lương hưu và các trợ cấp BHXH cho người lao động. Vì vậy, quỹ dù có đầu tư vào lĩnh vực nào cũng phải đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư đó. Đảm bảo an toàn là không chỉ bảo toàn vốn đầu tư về danh nghĩa, mà còn là bảo toàn về cả giá trị thực tế, điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong thời kì lạm phát. Nói cách khác thì đầu tư quỹ phải lựa chọn lĩnh vực để giảm thiểu rủi ro. + Hiệu quả: Đây là mục tiêu của việc đầu tư tăng trưởng quỹ do vậy nguyên tắc này rất quan trọng và phải được đi liền với nguyên tắc thứ nhất. Lãi đầu tư không chỉ góp phần đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản chi mà còn góp phần cho phép hạ tỉ lệ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. + Khả năng thanh toán (tính lưu chuyển của vốn): Đây cũng là yêu cầu đặc thù của nghành do các khoản chi trả là phát sinh sau và kéo dài nên các khoản đầu tư phải đảm bảo tính thanh khoản để dễ dàng chi trả cho các đối tượng kịp thời. Đặc biệt tránh những khoản đầu tư dễ vướng vào những vấn đề tồn khoản. Các hình thức đầu tư dễ thanh khoản và an toàn thường được ưu tiên thực hiện trước. + Có lợi ích kinh tế, xã hội: Là một quỹ tài chính để thực hiện chính sách xã hội, do đó trong quá trình đầu tư phải lưu ý đến việc nâng cao phúc lợi cho người dân, phải ra sức cải thiện chất lượng chung cho đời sống dân cư của đất nước. Các hình thức, hạng mục đầu tư phải đặt vấn đề hiệu quả kinh tế xã hội lên hàng đầu. Hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH khác với các hoạt động đầu tư khác với mục tiêu lợi nhuận làm đầu vì BHXH chính là một chính sách quan trọng trong hệ thống An sinh xã hội của mỗi nước. 2. Nội dung quản lí tài chính BHXH. Nhìn chung, quản lí tài chính BHXH bao gồm bốn nội dung cơ bản sau: - Quản lí thu BHXH. - Quản lí chi BHXH. - Quản lí hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. - Quản lí cân đối quỹ BHXH. 2.1. Quản lí thu BHXH. Quản lí thu giữ vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của quá trình thu BHXH, từ đó quyết định đến sức mạnh quỹ BHXH để đảm bảo cho việc chi trả cho các chế độ trợ cấp. Trước tiên chúng ta phải nắm được nội dung thu gồm hai khoản thu từ người lao động và người sử dụng lao động. Đây là khoản thu lớn nhất và đóng vai trò quan trọng, quyết định. Các khoản thu khác như: thu từ các quỹ của các tổ chức, cá nhân từ thiện hay sự hỗ trợ của NSNN là nhỏ, NSNN chỉ bù đắp cho những trường hợp cần thiết. Hơn nữa đây là khoản thu mà tổ chức BHXH cũng không thể tự điều chỉnh được vì nó mang tính thụ động. Do vậy mà công tác quản lí thu chỉ tập chung vào nguồn thu từ hai đối tượng chính người lao động và người sử dụng lao động. Nội dung của quản lí thu lại tập chung vào ba đối tượng chính sau đây: Quản lí đối tượng tham gia BHXH: Đây là việc đầu tiên mà mỗi tổ chức BHXH khi thực hiện quan tâm đến, thường các đối tượng này được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Hơn thế nữa BHXH cũng hoạt động trên nguyên tắc san sẻ rủi ro và tuân theo quy luật số đông bù số ít nên việc tham gia đầy đủ của các đối tượng tham gia BHXH là việc rất quan trọng. Quản lí đối tượng tham gia cần thực hiện các công việc sau: + Quản lí số lượng đăng kí tham gia BHXH. + Quản lí đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định. + Quản lí công tác cấp sổ BHXH: Vì đây là căn cứ xác định quá trình đóng góp, ngành nghề lao động, thời gian lao động, tên người lao động và một số thông tin khác. Quản lí quỹ lương của các doanh nghiệp: Theo những quy định hiện hành như ngày nay thì phí thu BHXH thường được tính theo phần trăm tổng quỹ lương của doanh nghiệp và tiền lương tháng của người lao động nên quỹ lương còn là cơ sở để quản lí thu một cách thuận lợi. Dựa trên quỹ lương của doanh nghiệp BHXH có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ và hạn chế được tình trạng gian lận trốn đóng BHXH. Bên cạnh đó chính các doanh nghiệp trở thành những “đại lí” thực hiện thu và chi trả trực tiếp cho một vài chế độ là thực sự thuận lợi cho công tác thu phí nói riêng và công tác thực hiện các chế độ BHXH nói chung. Quản lí tiền thu BHXH: Các đơn vị, doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp phí thông qua tài khoản của BHXH. Do vậy, BHXH khó nắm bắt được tình hình thu. Để đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời cần có những quy định rõ ràng về thời gian nộp, hệ thống tài khoản thu nộp phải thuận lợi và an toàn cho việc nộp. Việc nắm bắt tình hình thu BHXH giúp quản lí quỹ dễ dàng, kịp thời điều chỉnh và đảm bảo cho công tác chi trả được thực hiện một cách tốt nhất. Trong nội dung quản lí thu BHXH, tất cả các đóng góp BHXH sẽ được quản lí chung một cách thống nhất, dân chủ, công khai trong toàn hệ thống. 2.2. Quản lí chi BHXH. Các khoản chi BHXH bao gồm các khoản chi cho các chế độ, chi quản lí và chi khác. Trong đó có thể nói hai khoản chi đầu là rất lớn đặc biệt là chi cho các chế độ, hơn nữa khoản chi này chính là thể hiện sự bảo đảm cuộc sống của chính sách BHXH. Vì vậy nhắc đến quản lí chi là nhắc đến hai nội dung chính sau: Quản lí hoạt động chi trả cho các chế độ: Mục tiêu của hoạt động quản lí chi không với mục đích giảm khoản chi này một cách lớn nhất có thể mà quản lí để tránh tình trạng chi sai chế độ hoặc chi không đúng đối tượng vừa tránh lãng phí lại đảm bảo công bằng cho các đối tượng tham gia BHXH. Do vậy, để đảm bảo chi trả trợ cấp đúng chế độ, đúng đối tượng, kịp thời cần có phương thức chi hợp lí, tổ chức thực hiện chi trả cho các chế độ thuận lợi, dễ dàng. Cũng như quản lí hoạt động thu trước tiên chúng ta phải quản lí những đối tượng được hưởng các chế độ BHXH. Đối tượng có thể hưởng các chế độ chính là bản thân người lao động hoặc người thân trong gia đình họ. Đối tượng được hưởng các chế độ trợ cấp là những người lao động tham gia đóng phí BHXH và gặp phải những rủi ro làm mất hoặc giảm khả năng lao động dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập của họ. Các điều kiện hưởng được quy định cụ thể trong các văn bản, thường thì mức trợ cấp, loại trợ cấp và thời gian trợ cấp thì phụ thuộc vào mức đóng góp, thời gian đóng góp, mức độ hay tỉ lệ thương tật,...và chính biến cố mà người lao động gặp phải. BHXH Việt Nam muốn quản lí tốt cần có những văn bản quy định rõ ràng và hợp lí về các điều kiện hưởng của các loại chế độ, dựa trên cơ sở đó để xử lí các trường hợp cho công bằng. Đối tượng hưởng cần được xem xét và kiểm tra nhằm tránh tình trạng chi sai hoặc chi không hợp lí. Quản lí chi cho các chế độ cũng cần được phân loại và phân cấp quản lí để dễ quản lí và thực hiện chi trả cho thuận tiện. Quản lí chi hoạt động bộ máy: Sau chi cho các chế độ thì đây là khoản chi lớn thứ hai cần được quản lí. Chi quản lí có thể hiểu đơn giản là khoản chi cho bộ máy tức là trả lương cho cán bộ, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm thiết bị và những tài sản cố định nhằm duy trì hoạt động của tổ chức BHXH. Mức chi này có thể được quy định trong điều lệ BHXH hoặc cũng có thể được lập trong NSNN. Khoản chi này cần được quản lí tránh những lãng phí không cần thiết. Một số nước khoản chi này được NSNN chi trả, một số nước lại do quỹ BHXH đảm bảo. Song nhìn chung thì chi phí quản lí là phải phù hợp tránh những lãng phí không cần thiết, song chi phí quản lí cũng phải đủ lớn để đảm bảo cơ sở cho hoạt động quản lí của BHXH được thực hiện dễ dạng. Hơn nữa lương cho cán bộ nhân viên của ngành BHXH phải cân bằng với các ngành khác. 2.3. Quản lí hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Quỹ BHXH tại một thời điểm thường có số tiền kết dư rất lớn, đây là cơ sở của những yêu cầu cần bảo toàn và phát triển quỹ. Như chúng ta đã biết thì quỹ thu trước, chi sau, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường với những cơ hội cũng như những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên việc bảo toàn và phát triển quỹ lại trở thành nhu cầu bức thiết. Nếu quỹ không chú trọng đến vấn đề đầu tư có thể sẽ đứng trước tình trạng bội chi hay nói cách khác là chi vượt quá thu. Nếu đầu tư tăng trưởng quỹ có hiệu quả thì đây là một nguồn thu bổ sung rất lớn cho quỹ để đảm bảo cân đối thu chi từ đó giảm gánh nặng cho NSNN. Để hoạt động đầu tư thực hiện đúng vai trò của nó thì phải đảm bảo những nguyên tắc như an toàn, tránh rủi ro, có lãi và trên hết là thực hiện được lợi ích xã hội. 2.4. Quản lí hoạt động cân đối quỹ. BHXH là chính sách xã hội nên khác với các loại hình bảo hiểm thương mại, BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục đích lớn nhất là ổn định cuộc sống của người lao động. Do vậy cân bằng thu chi là trạng thái mong muốn của mỗi nước khi triển khai thực hiện BHXH. Để cân đối thu chi trên thực tế thường phải có sự hỗ trợ của NSNN, đồng thời thì quỹ phải tìm cho mình những nguồn thu khác để đảm bảo cân bằng quỹ. Trong đó các khoản chi và nguồn thu đã được trình bày ở trên. Quản lí cân đối quỹ là việc làm hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra những thay đổi dẫn đến mất cân đối để có những biện pháp khắc phục kịp thời. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lí tài chính BHXH. Đối với ngành quản trị nói chung và công tác quản lí tài chính BHXH nói riêng thì việc xem xét các yếu tố tác động của môi trường tới hoạt động của đối tượng quản lí là rất cần thiết. Các tác động của môi trường có thể mang đến những thách thức cũng như những cơ hội cho chính bản thân các hoạt động tài chính của BHXH. Muốn quản lí tốt, nhà quản trị cần nắm rõ những yếu tố này để đưa ra những quyết định hợp lí và có lợi nhất cho đối tượng quản lí. Các tác động của môi trường thường được chia làm hai loại là tác động của môi trường ngoài hệ thống và tác động từ môi trường trong hệ thống. Tác động từ môi trường ngoài hệ thống bao gồm các ảnh hưởng từ môi trường kinh tế- chính trị- xã hội của mỗi quốc gia. Nhìn rộng ra thì có thể là cả những ảnh hưởng của môi trường thế giới. Khi chúng ta xem xét các yếu tố của BHXH dưới giác độ của các công ước quốc tế mà Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) đã quy định. Nhưng các nhân tố môi trường trong nước là quan trọng hơn. BHXH không chỉ là thể hiện tính ưu việt của mỗi Nhà nước mà chính Nhà nước cũng là chủ sử dụng lao động lớn nhất trong xã hội. Các chính sách, quyết định của Nhà nước tác động trực tiếp tới hoạt động quản lí. Môi trường kinh tế như GDP, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, tình trạng nền kinh tế tăng trưởng hay khủng hoảng, mức sống tối thiểu, các dịch vụ công cộng... . Đây là các yếu tố tác động tới thu chi, cân đối quỹ BHXH sao cho phù hợp đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động. Bên cạch đó còn có các yếu tố như văn hoá, lối sống, truyền thống, trình độ nhận thức,... nó tác động đến mức độ chấp nhận, sự đồng tình thực hiện của mỗi cá nhân trong xã hôi. Chẳng hạn như ở nước ta có truyền thống “lá lành đùm là rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” rất phù hợp với mục đích triển khai BHXH nên được mọi người đồng tình thực hiện. Tất cả những yếu tố kể trên tác động tới nội dung của những quy định trong các quy chế quản lí tài chính BHXH Việt Nam. Những tác động của bản thân các yếu tố bên trong hệ thống như ý thức tự giác của các đối tượng tham gia là người lao động và đặc biệt là chủ sử dụng lao động. Yếu tố trình độ của các cán bộ trong ngành BHXH, điều kiện làm việc, trang thiết bị phục vụ công tác,....cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lí tài chính BHXH. Trình độ cán bộ càng cao, cơ sở vật chất kĩ thuật cang đầy đủ và hiện đại thì công tác quản lí tài chính BHXH càng thuận lợi, thực hiện càng có hiệu quả. III. Kinh nghiệm của một số nước về quản lí tài chính BHXH. Tính đến năm 1993, trên thế giới đã có 163 nước thực hiện chính sách BHXH, trong đó số các nước thực hiện chế độ hưu trí, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản là nhiều nhất lên tới 155 nước, chiếm khoảng 95%, ít nhất là chế độ thất nghiệp là có khoảng 63 nước, chiếm 38,6%. Việc thực hiện các chế độ là tuỳ thuộc vào điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên xu hướng chung hiện nay là đang dần thực hiện ngày càng đầy đủ hơn các chế độ. Đối với lịch sử phát triển của ngành BHXH trên thế giới thì BHXH Việt Nam còn rất mới, như vậy chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước. 1. Quản lí tài chính BHXH ciủa Cộng hoà Liên bang Đức. So với các nước trên thế giới, Cộng hoà Liên bang Đức là nước có lịch sử phát triển được coi như sớm nhất. Điều luật BHXH đầu tiên đã ra đời và thực hiện từ những năm 1850. Cho đến nay, chính sách BHXH ở Đức bao gồm 6 chế độ sau: + Bảo hiểm thất nghiệp. + Bảo hiểm y tế. + Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ cho người già và người tàn tật. + Bảo hiểm ốm đau. + Bảo hiểm tai nạn lao động. + Bảo hiểm hưu trí. Hoạt động BHXH của Cộng hoà Liên bang Đức thực hiện theo ba trụ cột chính là: - Hệ thống BHXH bắt buộc. - Hệ thống BHXH tư nhân. - Hệ thống BHXH ở các xí nghiệp. Trong đó hệ thống BHXH bắt buộc được tổ chức theo mô hình tự quản, bảo đảm tài chính theo phương pháp lấy thu bù chi. Hệ thống BHXH tư nhân và hệ thống BHXH ở các xí nghiệp hoạt động theo Bộ luật Lao động của Liên bang. Tự chịu là hình thức quản lí tương đối độc lập với sự chỉ đạo của cơ quan quản lí Nhà nước cao nhất. Có thể hiểu rõ thông qua cơ chế quản lí chung của Quỹ hưu trí sau. Cơ quan quản lí cao nhất là một Hội đồng, hội động này bổ nhiệm Ban điều hành, từ Ban điều hành sẽ điều hành mọi hoạt động của tổ chức. Hoạt động tài chính trong năm của Quỹ hưu trí viên chức Liên bang diễn ra như sau: Vào mùa hè hàng năm, các chuyên gia của Chính phủ Liên bang, tổ chức BHXH, Tổng cục Thống kê sẽ dự kiến nhu cầu tài chính của năm tới theo phương pháp ước tính. Từ đó đưa ra dự kiến số thu, dự kiến số chi, trên cơ sở này xác định tỉ lệ thu cho năm tới và tiến hành đưa ra bằng một văn bản có hiệu lực pháp luật. Quỹ thu thường là đủ dùng chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ, chi hoạt động của bộ máy quản lí và còn một khoản để dự trữ gọi là khoản dự trữ trần. Do sự ổn định của nền kinh tế mà khoản dự trữ này thường chỉ ở mức đủ chi cho các đối tượng do quỹ đảm bảo trong một tháng, từ năm 2001 đã rút xuống khoản 0,8 tháng. Cách này có những ưu điểm như: hạn chế được những tác động của môi trường kinh tế, dễ dàng cân đối quỹ, giảm thiểu tình trạng bội chi, không hề gây gánh nặng cho NSNN,... . Cộng hoà Liên bang Đức không có các tổ chức BHXH thực hiện cùng một lúc nhiều chế độ, mà thông thường mỗi tổ chức chỉ chịu trách nhiệm thu, chi cho một loại chế độ nhất định. Điểm đáng lưu ý ở nước này là những công chức Nhà nước ( những người được đề cử vào bộ máy quản lí Nhà nước) không phải đóng BHXH, nhưng họ được nhận lương hưu khi hết tuổi lao động. Khoản chi này được lấy từ nguồn thu thuế để trả. Có nhiều tổ chức cùng tham gia thực hiện các chế độ BHXH, đặc biệt là sự có mặt của các tổ chức BHXH tư nhân, có thể mang lại sự cạnh tranh giúp cho hoạt động ngày càng hiệu quả. 2. Quản lí tài chính BHXH của Trung Quốc. Ngay sau khi thành lập nước, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng một hệ thống an toàn xã hội, chủ yếu bao gồm BHXH, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, trợ giúp xã hội. Trong các chế độ đó BHXH giữ vai trò quan trọng nhất. Đến năm 1994, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Luật Lao động, trong đó chương IX có những quy định cải cách hệ thống BHXH. Các chế độ BHXH chỉ được áp dụng ở các khu vực thành thị và trong các doanh nghiệp. Tại các địa phương ở Trung Quốc đã cụ thể hoá các chế độ, trong đó hai chế độ là hưu trí và thất nghiệp đã được xây dựng thành Điều lệ, các chế độ khác về cơ bản còn là quy định tạm thời song có hiệu lực khá cao. Về nguyên tắc mỗi chế độ có một quỹ riêng. Nguồn quỹ gồm hai khoản: Một khoản do chủ sử dụng lao động nộp và một khoản do người lao động đóng. Riêng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động thì chỉ do chủ sử dụng lao động đóng. NSNN sẽ hỗ trợ khi mất cân đối thu chi do các nguyên nhân bất khả kháng, còn các trường hợp khác tự người lao động và người sử dụng lao động bảo đảm. Các quỹ nhìn chung được chia làm hai phần: Phần thứ nhất được đưa vào tài khoản cá nhân gồm toàn bộ số tiền do người lao động đóng và một phần do chủ sử dụng lao động đóng; Phần thứ hai được đưa vào quỹ chi chung trong trường hợp cần thiết là phần đóng góp còn lại của chủ sử dụng lao động. Qua đây chúng ta nhận thấy hiện nay có khá nhiều nước quản lí quỹ theo từng chế độ, đây là phương pháp quản lí mang tính mở dễ thích nghi với nhiều điều kiện của từng khu vực, từng tầng lớp lao động. Đặc biệt việc hình thành tài khoản cá nhân, bản thân người lao động có thể nắm bắt được số dư cũng như họ được hưởng hoàn toàn nên có những sự điều chỉnh tránh tình trạng mất công bằng. Cách quản lí quỹ như vậy đã phân định được rõ trách nhiệm của mỗi bên do vậy tránh tình trạng lẫn lộn giữa các quỹ, sử dụng sai mục đích hay thất thoát. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH TẠI VIỆT NAM I. Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam. 1. Khái quát về sự hình thành và quá trình phát triển của Nam BHXH Việt 1.1. BHXH Việt Nam giai đoạn trước 1995. Ngay từ đầu của cuộc kháng chiến, mặc dù còn rất nhiều khó khăn và phải giải quyết nhiều công việc hệ trọng của đất nước nhưng Nhà nước ta vẫn luôn dành sự quan tâm tới việc tổ chức thực hiện BHXH. Trước tiên Chính phủ cách mạng đã áp dụng chế độ hưu trí cũ của Pháp để giải quyết quyền lợi cho một số công chức đã làm việc dưới thời Pháp, sau đó đi theo kháng chiến nay đã già yếu. Sau cách mạng tháng Tám thành công do còn khó khăn về nhiều mặt nên chế độ chỉ được thực hiện đến năm 1949. Năm 1950, Hồ Chủ Tịch kí Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 ban hành quy chế công nhân. Theo các Sắc lệnh trên, công chức và công nhân đã có những quyền lợi về chế độ hưu trí. Nhìn lai chính sách BHXH giai đoạn này chúng ta có thể nhận thấy các chính sách được xây dựng và thực hiện ngay sau khi dành được độc lập tuy hoàn cảnh đất nước còn rất nhiều khó khăn. Mặt khác các chính sách triển khai thực hiện không đầy đủ, chỉ mới thực hiện được một số chế độ cơ bản với mức trợ cấp thấp nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho bộ phận công nhân, viên chức Nhà nước. Nguồc chi 100% lấy từ NSNN, chưa hề có sự đóng góp của các bên. Đến ngày 27/12/1961, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH tạm thời về các chế độ BHXH cho cán bộ, công nhân viên kèm theo Nghị định 218/ CP. Tiếp theo đó là Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 ban hành Điêu lệ BHXH tạm thời đối với quân nhân. Như vậy đối tượng được tham gia BHXH đã mở rộng, và áp dụng cho 6 loại chế độ gồm: hưu trí, mất sức lao động, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Như vậy là các chế độ của BHXH Việt Nam được triển khai khá đầy đủ từ rất sớm. Hơn nữa tài chính thời kì này bắt đầu quy định có sự đóng góp một phần của các xí nghiệp, phần còn lai vẫn do NSNN cấp. Đến năm 1985 cùng với cải cách tiền lương, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 236/ HĐBT có những sửa đổi bổ xung quan trọng như tăng tỉ lệ đóng góp của các đơn vị sản suất kinh doanh. Tuy vậy, thời kì này do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là sản xuất gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ cộng với cơ chế quản lí bao cấp không hiệu quả nên BHXH hầu như không có thu và NSNN vẫn phải bù cấp là chính. Đây cũng là giai đoạn tổ chức quản lí BHXH không ổn định, ro nhiều Bộ ngành khác nhau đảm nhiệm ( Bộ nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hôi, Bộ tài chính, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam). Song chịu trách nhiệm quản lí chính là Bộ Lao động Thương binh và Xã hôi và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thư VI ( tháng 12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự đổi mới chung của đất nước, chính sách BHXH cũng có những chuyển biến. Nội dung cải cách lần này tập trung vào cải cách cơ chế bao cấp trong quản lí, mở ra loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Đến ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP về những quy định tạm thời chế độ BHXH. Trong đó có quy định tăng mức đóng BHXH và đặc biệt người lao động phải đóng BHXH. Cơ chế hoạt động của BHXH được quy định trong chương XII của Bộ Luật lao động do Quốc hội khoá IX thông qua ngày 23/6/1994, sau đó được cụ thể hoá trong Điều lệ BHXH và hai Nghị định 12/CP và 45/CP ban hành năm 1995. Từ đây ngành BHXH Việt Nam chuyển sang trang mới trong lịch sử phát triển của mình. 1.2. BHXH Việt Nam giai đoạn sau 1995. Đây là giai đoạn chính sách và quản lí hoạt động BHXH có những đổi mới thực sự từ cơ chế tập chung, bao cấp không đóng BHXH vẫn được hưởng BHXH sang hoạt động theo nguyên tắc có đóng có hưởng, có chia sẻ rủi ro. Về quản lí hoạt động BHXH từ chỗ phân tán do nhiều cơ quan khác nhau đảm nhận, nay tập chung thống nhất về một đầu mối là BHXH Việt Nam. Trên cơ sở quy định đóng BHXH, chính sách thời kì này xác lập rõ cơ chế hình thành và sử dụng quỹ BHXH. Theo đó quỹ BHXH Việt Nam do BHXH Việt Nam quản lí chỉ chịu trách nhiệm đối với người lao động từ năm 1995 trở đi, còn NSNN đảm bảo chi trả cho những đối tượng nghỉ làm việc trước năm 1995. BHXH Việt Nam mở rộng đối tượng tham gia, bao gồm thêm các doanh nghiệp kinh tế có sử dụng 10 lao động trở lên ( hiện nay là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp có sử dụng lao động); cán bộ xã phường, thị trấn; các lao động làm việc trong các cơ sở Y tế, Giáo dục, Văn hoá và Thể thao ngoài công lập. BHXH cũng quy định lại hiện nay chỉ còn 5 chế độ trợ cấp : ốm đau; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; thai sản; hưu trí và tử tuất (bỏ chế độ nghỉ mất sức lao động). Điều lệ BHXH và hai Nghị định 12/CP và 45/CP là những quy định pháp lí được thực hiện đến nay và chỉ có những sửa đổi nhỏ. Với mục đích: +Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ trong tình hình mới trong chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2010. +Phục vụ và đáp ứng yêu cầu tốt hơn cho người tham gia BHXH, BHYT và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức sủ dụng người lao động đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật. +Phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả hệ thống BHXH và BHYT. Ngày 24/1/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/ QĐTTg về việc chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam. Ngày 16/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP quy định chức năng, nhiệm cụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trong đó khẳng định BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT (gọi chung là BHXH) và quản lí Quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. Đến tháng 1/2003 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra Quyết định số 02/2003/QĐ- TTg ban hành về quy chế quản lí tài chính đối với BHXH Việt Nam. Kèm theo đó là Quy chế quản lí tài chính đối với BHXH Việt Nam bao gồm những quy định chung áp dụng trong quản lí tài chính. 2. Chính sách BHXH Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Nghị định số 12/CP ban hành ngày 26/1/1995 của chính phủ ban hành Điều lệ BHXH áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và mọi người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước. Các chế độ BHXH trong Điều lệ này gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, chế độ trợ cấp hưu trí, chế độ trợ cấp tử tuất. Những người làm việc ở những đơn vị, tổ chức sau đây là những đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc: các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên, người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể, lực lượng vũ trang, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị- xã hội. Ngày 15/7/1995 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 45/CP về Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân. Các chế độ BHXH này gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Nghị định số 09/ 1998/NĐ- CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ xung một số điều củ Nghị định 50/CP ngày 26/7/2995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối cới cán bộ xã, phường, thị trấn. Cán bộ cấp xã tham gia đóng BHXH và hưởng chế độ hưu trí và mai táng là những cán bộ làm công tác Đảng, chính quyền và trưởng các đoàn thể: Chủ tịch Mặt trận, Hội trưởng hội phụ nữ, Hội trưởng hội nông dân, Hội trưởng Hội Cựu chiến binh, Bí thư đoàn THCS Hồ Chí Minh và các cán bộ chưc danh chuyên môn là Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã, địa chính, tư pháp, tài chính- kế toán. Chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao được quy định trong Nghị định số 73/ 1999/ NĐCP ngày 19/8/1999. Nghị định này cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập dưới các hình thức như bán công, dân lập, tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao nhưng phải phù hợp với quy hoạch của Nhà nước, không theo mục đích thương mại và đúng theo quy định của của pháp luật. Người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập được tham gia và hưởng mọi quyền lợi về BHXH như người lao động trong các đơi vị công lập. Đối với người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài phải tham gia BHXH bắt buộc và được hưởng các chế độ BHXH hưu trí và tử tuất. Điều này được quy định trong Nghị định số 52/1999/ NĐ- CP ban hành ngày 20/9/1999. Ngày 15/12/2000 Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2000/NĐ- CP về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp, và sinh hoạt phí đối với các các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí. Trong đó có quy định tăng mức tiền lương tối thiểu từ 180 000 đồng lên 210 000 đồng/ tháng. Cùng năm đó Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 71/2000/ NĐ-CP quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ công chức đến độ tuổi nghỉ hưu. Tức là cán bộ công chức đến tuổi nghỉ hưu được xem xét kéo dài thêm thời gian công tác đối với các đối tượng làm công tác nghiên cứu, những người có học vị tiến sĩ, chức danh Giáo sư, Phó giáo sư, những người có tài năng. Thời gian kéo dài có thể từ 1 đến 5 năm với điều kiện cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng có nhu cầu và cán bộ, công chức đó tự nguyện và có đủ sức khoẻ để làm việc. Năm 2001 Chính phủ tiếp tục ra hai Nghị định 04/2001/NĐ-CP và 61/2001/ NĐ-CP. Nghị định 04 quy định chi tiết về một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 về chế độ chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ, sĩ quan chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng. Nghị định 61 quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động khai thác hầm lò. Tuổi nghỉ hưu là 50, đủ 20 năm đóng BHXH và có ít nhất 15 năm làm công việc nêu trên. Tuổi nghỉ hưu có thể tăng lên nhưng không quá 55 khi người lao động không đủ số năm đóng BHXH. Nghị định 100/ 2002/ NĐ- CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trong đó nêu rõ các vị trí, chức năng, có 19 điểm quy định quyền hạn và nhiệm vụ của BHXH Việt Nam. Ngày 9/9/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ- CP đã sửa đổi, bổ xung một số điều của Điều lệ BHXH Việt Nam. 3. Cơ cấu tổ chức, quản lí của BHXH Việt Nam. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc quản lí Nhà nước về BHXH: xây dựng và trình ban hành pháp luật về BHXH; ban hành các văn bản pháp quy về BHXH thuộc thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện BHXH. Chính phủ thành lập hệ thống tổ chức BHXH thống nhất để quản lí quỹ và thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH theo quy định của pháp luật. Theo điều 3, Nghị định số 100/2002/ NĐ- CP có quy định: BHXH Việt Nam được tổ chức, quản lí theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, gồm có ba cấp: 1. Cấp Trung ương là BHXH Việt Nam. 2. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam. 3. Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh. BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương xuống địa phương. Cơ quan quản lí là Hội đồng quản lí BHXH Việt Nam, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính phủ về các hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản lí của mình. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của BHXH Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản lí. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quản lí về thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lí quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. Giúp việc cho tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn. Bộ máy quản lí giúp việc cho Tổng giám đốc tại BHXH Việt Nam hiện nay gồm có: 1. Ban Chế độ chính sách BHXH. 2. Ban Kế hoạch- Tài chính. 3. Ban thu BHXH. 4. Ban chi BHXH. 5. Ban BHXH tự nguyện. 6. Ban giám định Y tế. 7. Ban tuyên truyền BHXH. 8. Ban Hợp tác quốc tế. 9. Ban Tổ chức cán bộ. 10.Ban kiểm tra. 11.Văn phòng. 12.Trung tâm Nghiên cứu khoa học BHXH. ĐỒNG QUẢN 13. Trung thông tin. CHÍNH PHỦtâm Công nghệHỘI LÝ Tổng giám đốc 14.Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH. 15.Trung tâm lưu trữ. 16.Báo BHXH. Các Phó tổng giám đốc - Ban chế độ, chính sách BHXH - Ban Kế hoạch - Tài chính 17.Tạp chí BHXH. - Ban Thu BHXH - Ban Chi BHXH Ban BHXH tự nguyện điều tổ chức BHXH tỉnh và BHXH BảoTheo hiểm xã9 Nghị định 100/2002/NĐ- --CP, Ban Giám định y tế huyện được tổ chức và hoạt động theo quy định giám đốc. BHXH tỉnh, hội Việt - Bancủa TuyênTổng truyền BHXH - Ban Hợp tác quốc tế BHXHNam huyện cũng có tư cách pháp nhân, có dấu, - Bancó Tổ tài chứckhoản - Cán bộ và trụ sở riêng. - Ban Kiểm tra - Văn phòng - Trung tâm Nghiên cứu khoa học BHXH - Trung tâm CNTT - Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng NVBHXH - Trung tâm lưu trữ - Báo BHXH - Tạp chí BHXH - Đại diện BHXHVN tại TP. HCM Giám đốc SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ Các MÁYPhó QUẢN LÍ BHXH VIỆT NAM giám đốc (Theo Nghị định số 100/2002/CP- NĐ ngày 6/12/2002 của Chính Phủ) Bảo hiểm xã - Phòng Chế độ, chính sách - Phòng Kế hoạch - Tài chính hội cấp tỉnh - Phòng Thu - Phòng Giám định chi - Phòng Bảo hiểm tự nguyện - Phòng CNTT - Phòng Kiểm tra - Phòng Tổ chức - Hành chính Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp huyện Các Phó giám đốc Các công chức - viên chức II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam. 1. Công tác quản lí thu. Quản lí thu BHXH Việt Nam bao gồm: quản lí đối tượng tham gia, quản lí quỹ lương của các đơn vị, quản lí tiền thu BHXH. 1.1.Quản lí đối tượng tham gia. Đối tượng tham gia là những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm đóng góp để tạo lập quỹ BHXH. Hiện nay BHXH hiện chia các đối tượng này thành hai loại là: đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: là những người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia đóng góp BHXH theo pháp luật BHXH. Hiện nay đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc gồm: - Người lao động làm việc theo hợp động lao động có thời hạn đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau: + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động thẹo Luật Doanh nghiệp. + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. + Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác. + Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang. + Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục, thể thao và các ngành sự nghiệp khác. + Trạm y tế xã, phường, thị trấn. +Cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước ta kí kết hoặc tham gia có quy định khác. + Các tổ chức khác có sử dụng lao động. - Cán bộ, công chưc, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức. - Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã. - Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo các hợp đồng có thời hạn dưới ba tháng khi hết hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc. - Người lao động ở trên đi thực tâp, học, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc. - Các đối tượng lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp được hưởng tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên.( Đối với các lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy định riêng). Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: là người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng quy định bắt buộc nhưng tự nguyện tham gia BHXH cho chính họ và người lao động của họ. Họ có những đặc điểm sau: + Những người này thường thuộc khu vực lao động phi chính thức. + Công việc của họ phần lớn là thất thường và rất lưu động. Thu nhập nhìn chung là thấp và không ổn định. + Vì không có người sử dụng lao động nên việc tham gia BHXH của những đối tượng này hoàn toàn không có sự đóng góp của ai khác ngoài chính bản thân họ. Vì vậy những đối tượng này thường khó quản lí và khó thực hiện các công tác thu nộp cũng như chi trả cho các đối tượng. Việc triển khai thực hiện BHXH đối với các đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn, song với mục tiêu tiến đến thực hiện BHXH toàn dân, BHXH Việt Nam đang nghiên cứu trển khai và áp dụng những biện pháp hữu hiệu đối với loại đối tượng này. BHXH Việt Nam có những biện pháp quản lí các đối tượng tham gia thông qua việc cấp sổ BHXH. Đây không chỉ là cách quản lí về số lượng mà còn quản lí cả thời gian công tác, ngành nghề công tác, mức đóng, từ đó làm căn cứ để chi trả cho các đối tượng. Việc quản lí cấp sổ được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, các thông tin trong sổ mang tính chính xác. Quản lí việc cấp sổ là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Về phía người sử dụng lao động là việc quản lí danh sách người lao động được cấp sổ cùng với mức lương làm căn cứ xác định mức đóng BHXH và thực hiện báo cáo định kì về sự biến động số lượng lao động. Về phía cơ quan BHXH là theo dõi việc cấp phát sổ BHXH theo phân cấp và thực hiện báo cáo định kì lên cơ quan BHXH cấp trên về tình hình cấp sổ. Theo quy định của Việt Nam hiện nay quy trình cấp sổ do cơ quan BHXH cấp tỉnh thực hiện gồm sáu bước, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, tránh những hiện tượng khai man, trường hợp giả giấy tờ để trục lợi từ BHXH. Cụ thể: Bước 1: Lập và kiểm tra danh sách người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia theo luật định. Bước 2: Chuẩn bị sổ cả về số lượng, chất lượng, đóng dấu giáp lai và ghi sổ BHXH. Bước 3: Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm phổ biến cho người lao động linh hoạt kê khai một cách thống nhất. Bước 4: Xét duyệt và ghi sổ ban đầu. Bước 5: Kí nhận của người lao động. Bước 6: Kí xác nhận của người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Chúng ta có thể tìm hiểu công tác quản lí đối tượng tham gia thông qua bảng số liệu 1: Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004. Năm Tổng số người tham gia BHXH ( người) Tốc độ tăng tuyệt Tốc độ tăng đối số người tương đối số người tham gia ( người) tham gia (%) 1995 2.275.998 --- --- 1996 2.821.444 545.446 23,97 1997 3.162.352 340.908 12,08 1998 3.392.224 229.872 7,27 1999 3.579.397 187.173 5,52 2000 3.771.390 191.993 5,36 2001 4.075.925 340.535 8,07 2002 4.564.400 488.475 11,98 2003 5.070.433 506.033 11,09 2004 6.344.508 1.274.075 25,13 ( Nguồn BHXH Việt Nam) Qua bảng 1 ta thấy số người tham gia BHXH ngày càng tăng đây cũng là một kết quả tốt của BHXH Việt Nam. Năm 1995 mới chỉ có 2.275.998 người tham gia đến nay BHXH Việt Nam đã có 6.344.508 người tham gia (ngày 31/12/2004), như vậy là chỉ trong 10 năm số người tham gia đã tăng lên gấp gần 3 lần. Đặc biệt là năm 2004 số người tham gia tăng 25,13% so với năm 2003, qua bảng trên ta có thể nhận thấy số người tham gia BHXH Việt Nam ngày càng tăng. Trong đó số lao động tham gia BHXH bắt buộc đạt 5,7 triệu người; tăng 406.000 người (tăng 8%) so với năm 2003. Trong đó có 122.000 người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh ( tăng 23%), 115.000 người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI (tăng 16%) và 3.723 người làm việc trong các hợp tác xã ( tăng 40%). Số người tham gia BHYT tự nguyện đạt 6,2 triệu, tăng 28% so với năm 2003, trong đó có 5,9 triệu học sinh, sinh viên và 300 ngàn người là thành viên hộ gia đình, các hội đoàn thể. Như vậy là việc quản lí đối tượng tham gia có hiệu quả, sau đổi mới người lao động ý thức được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà họ nhận được. Tuy số người tham gia tăng nhanh song nhìn chung tại các địa phương thì công tác mở rộng đối tượng tham gia là còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các đối tượng lao động trong tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh cá thể thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nhưng theo thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 300.000 đơn vị tổ hợp tác nhỏ ( chỉ sử dụng bình quân khoảng 3 lao động) trong số 405.562 đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, do vậy quản lí đối tượng tham gia này gặp rất nhiều khó khăn. 1.2. Quản lí quỹ lương của doanh nghiệp. Với hai loại đối tượng tham gia BHXH ở nước ta hiện nay, phương thức thu nộp được chia thành hai loại: Thứ nhất là thu trực tiếp: Theo phươngthưc này cán bộ chuyên trách thu của cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu những đóng góp của những người tham gia BHXH. Hình thức này hay được áp dụng cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, không có chủ sử dụng lao động. Thứ hai là thu gián tiếp qua đại lí thu: Đây là phương thức thu chủ yếu của BHXH Việt Nam. Đại lí thu của BHXH chủ yếu là các chủ sử dụng lao động. Trước tiên chủ sử dụng lao động thu của người lao động sau đó chuyển toàn bộ đóng góp của cả người lao động và người sử dụng lao động cho cơ quan BHXH. Thực hiện như vậy là rất thuận tiện cho cơ quan BHXH, vì chính chủ sử dụng lao động quản lí trực tiếp lao động của mình, thông qua quỹ lương của doanh nghiệp người sử dụng lao động khấu trừ luôn phần phí đóng BHXH của người lao động theo % mức tiền lương của họ. Đại lí cũng có thể là cơ quan, tổ chức, hiệp hội, đoàn thể có liên quan như bưu điện, ngân hàng, ... song các đại lí thu này không phổ biến. Như vậy quản lí quỹ lương của doanh nghiệp vừa quản lí được đối tượng tham gia vừa quản lí được số thu của BHXH Việt Nam. Tiền thu sẽ được trích theo % tổng quỹ lương của doanh nghiệp, sau đó trực tiếp chuyển khoản lên tài khoản của cơ quan BHXH. Đây cũng là phương thức nộp phổ biến nhất hiện nay. Quy định hiện nay sau khi chính thức chuyển BHYT về BHXH, tổng mức phí thu hiện nay là 23% tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Trong đó, đóng BHXH là người lao động 5%, người sử dụng lao động 15%; đóng BHYT bắt buộc là người lao động 1%, người sử dụng lao động 2%. 1.3. Quản lí tiền thu BHXH. Tại Việt Nam hiện nay hình thức thu nộp chủ yếu là chuyển khoản thông qua ngân hàng. BHXH Việt Nam hình thành các “tài khoản chuyên thu”, các tài khoản này được mở tại các NHNN hoặc tại Kho bạc. Tuỳ theo thực tế của từng địa phương mà cơ quan BHXH sẽ mở tài khoản có thể là ở cấp tỉnh hoặc cả cấp huyện. Về cơ bản BHXH sẽ không thu nộp bằng tiền mặt, ngân phiếu hay hiện vật, trong trường hợp đặc biệt người sử dụng lao động nộp bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thì cơ quan BHXH phải có hướng dẫn cụ thể để người sử dụng lao động nộp trực tiếp vào tài khoản chuyên thu BHXH. Định kì hàng tháng người sử dụng lao động sau khi trả lương cho người lao động sẽ nộp tiền BHXH bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của họ ở một ngân hàng hay kho bạc sang tài khoản chuyên thu BHXH. Sau đó cơ quan BHXH cấp huyện và cấp tỉnh sẽ phải chuyển số thu này lên cơ quan BHXH cấp trên mà không được sử dụng tiền thu để chi bất cứ việc gì. BHXH huyện sẽ chuyển khoản vào ngày 10 và 25 hàng tháng, ngày làm việc cuối cùng của năm phải chuyển toàn bộ số thu lên BHXH tỉnh. BHXH tỉnh định kì chuyển số thu lên BHXH Việt Nam vào ngày 10, 20 và ngày cuối cùng của tháng. BHXH Việt Nam định kì chuyển toàn bộ số thu vào quỹ BHXH mở tại kho bạc Nhà nước. Theo điều 11, chương hai của Quy chế quản lí tài chính BHXH Việt Nam có quy định: “ Quỹ BHXH được quản lí thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam, được hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ thành phần (quỹ hưu trí và trợ cấp, quỹ khám chữa bệnh tự nguyên, quỹ khám chữa bệnh bắt buộc).” Số dư trên tài khoản tiền gửi của quỹ BHXH tại ngân hàng hay kho bạc Nhà nước được hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng và kho bạc Nhà nước. Để đảm bảo thu đúng thời hạn BHXH Việt Nam có quy định kể từ ngày hạn nộp trong vòng 30 ngày người tham gia BHXH phải nộp BHXH. Khoảng thời gian 30 ngày này là khoảng thời gian ân hạn, nếu quá thời gian ân hạn mà chưa chuyển tiền thì được coi là vi phạm pháp luật BHXH và sẽ bị sử phạt. Hiện nay có những trường hợp vi phạm sau đây: - Nợ ( Chậm đóng BHXH): Đây là trường hợp vi phạm mà người tham gia BHXH tính đến thời điểm quy định vẫn chưa đóng BHXH. Nợ được chia làm ba loại: + Nợ gối đầu: là trường hợp nợ mà số tiền nợ nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình quân một tháng. + Nợ chậm đóng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân một tháng và nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba tháng. + Nợ đọng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba tháng. Hiện nay có một số biện pháp thực hiện nhằm kiểm soát, đôn đốc người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình như sau:  Cơ quan BHXH phải tăng cường xuống tận đơn vị sử dụng lao động để nhắc nhở.  Nhắc nhở bằng văn bản.  Nếu sau một thời gian người tham gia BHXH có biểu hiện chậm nộp thường xuyên hoặc khi có nợ tồn đọng phát sinh cơ quan BHXH sẽ có biện pháp sử lí nghiêm khắc hơn và quyết định sử phạt theo luật định. - Trốn đóng BHXH: đây là trường hợp tương đối phổ biến thường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: khai giảm số lượng lao động, khai giảm thu nhập của người lao động. Truy thu và sử phạt là hai hình thức được cơ quan BHXH áp dụng nhiều nhất hiện nay. Truy thu đảm bảo cho pháp luật BHXH được tuân thủ, cụ thể là cơ quan BHXH được phép yêu cầu kho bạc hoặc ngân hàng trích chuyển từ tài khoản của người sử dụng lao động sang tài khoản chuyên thu của BHXH bao gồm cả tiền lãi mà không cần sự chấp thuận thanh toán của người sử dụng lao động. Xử phạt được BHXH thực hiện và xác định theo tỉ lệ % so với tiền đóng BHXH hàng tháng dựa trên cơ sở tích luỹ. Nhìn chung các chế tài sử phạt của Việt Nam hiện nay chưa thực sự nghiêm khắc, mới chỉ mang tính hành chính chưa đủ để ngăn chặn hành vi vi phạm trên. Kết quả thu BHXH qua mười năm từ năm 1995- 2004 được thực hiện ở bảng 2. Bảng 2: Tình hình thu BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004. Năm Số thu BHXH Tốc độ tăng tuyệt Tốc độ tăng thu ( triệu đồng) đối (triệu đồng) tương đối (%) 1995 788.486 --- --- 1996 2.569.733 1.781.247 225,90 1997 3.514.226 944.493 36,75 1998 3.875.956 361.730 10,29 1999 4.186.055 310.009 8,00 2000 5.198.222 1.012.167 24,18 2001 6.334.650 1.136.428 21,86 2002 6.790.795 456.145 7,20 2003 11.654.660 4.863.865 71,62 2004 13.168.500 1.513.840 12,99 ( Nguồn BHXH Việt Nam) Như vậy số thu của BHXH những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Có thể thấy, ngay sau khi đổi mới BHXH Việt Nam đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả. Như trong bảng 2 thì số thu có tỉ lệ tăng hầu hết trong các năm là hai con số, đặc biệt là năm 2003 có số thu tăng rất cao do BHYT chính thức sát nhập vào BHXH. Và BHXH thực hiện thu cả phí BHYT của các lao động tham gia BHXH như vậy thực sự thuận tiện cho cả bên thu lẫn bên nộp. BHXH Việt Nam sau đổi mới đã chuyển từ đơn vị không có thu (thu không đáng kể) chuyển sang đơn vị có thu. Trong mười năm thực hiện, số thu năm 2004 là 13.168.500 triệu đồng so với 788.486 triệu đồng của năm 1995. Như vậy chỉ trong mười năm mà số thu đã tăng lên gần 20 lần, đây là con số quả không nhỏ đặc biệt là so với số tăng gần 3 lần của số người tham gia. Việc tốc độ tăng thu BHXH lớn hơn tốc độ tăng của người tham gia cho chúng ta thấy phần lớn việc tăng quỹ là do tăng mức đóng góp trên đầu người. Vấn đề tăng thu làm tăng quỹ, từ đó giảm gánh nặng của NSNN, tăng nguồn quỹ nhàn rỗi để tăng đầu tư cung cấp cho thị trường vốn thông qua hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. Việc này không những góp phần phát triển quỹ mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó tình trạng trốn đóng của BHXH Việt Nam không phải là ít. Đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các đơn vị kinh tế nhỏ lẻ sử dụng ít lao động thường xuyên trốn đóng. Tình trạng nợ đọng kéo dại ở một số địa phương, một số đơn vị sử dụng lao dộng vẫn còn. Theo báo cáo, tính đến ngày 3/9/1999, tổng số nợ đọng trên cả nước lên tới 418.144 triệu đồng (bình quân số nợ này tương đương với việc các đơn vị sử dụng lao động trong toàn quốc đóng chậm BHXH 1,6 tháng). Như vậy tình hình nợ đọng hiện nay là rất lớn. Đến những năm gần đây tình trạng nợ đọng BHXH trong công tác thu được phần nào cải thiện tình hình. Hàng năm số đơn vị lao động tiếp tục tham gia BHXH tại các địa phương ngày càng gia tăng. Năm 2003 trên toàn quốc có 17.437 đơn vị và 474.887 người tham gia. Đặc biệt trong năm 2003, số nợ của BHXH của các đơn vị đã giảm rõ rệt. Nếu so với số thu như thời kì trước thì số nợ chậm đóng chỉ bằng 0,49 tháng bình quân tiền thu BHXH ( tương đương với số thu bình quân trong 15 ngày). Trong đó số nợ chậm đóng của năm 2002 tương đương với 0,78 tháng bình quân tiền thu BHXH. Theo các báo cáo thì số nợ chậm đóng của năm 2003 chủ yếu là của các doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại hoặc doanh nghiệp bị phá sản hay giải thể. 2. Quản lí chi BHXH. 2.1. Chi các chế độ BHXH. Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH hiện nay được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, tuy vào các góc độ mà người ta có thể xem xét các vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Có bốn cách phân loại chi trợ cấp BHXH như sau: - Chi trợ cấp định kì thường xuyên và trợ cấp một lần. - Phương thức thanh toán trợ cấp bằng tiền hay hiện vật. - Nguồn chi từ NSNN hay từ quỹ BHXH. - Chi theo trợ cấp ngắn hạn hay dài hạn. Hiện nay BHXH Việt Nam đang thực hiện chi cho các chế độ sau: + Trợ cấp ốm đau. + Trợ cấp thai sản. + Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp hưu trí. + Trợ cấp tử tuất. + Chi dưỡng sức phục hồi sức khoẻ. Để quản lí chi trợ cấp cho các chế độ của BHXH Việt Nam cần chú ý đến những nội dung sau đây: 2.1.1. Phân cấp chi trả. Cũng như quản lí thu, quản lí chi cũng theo phân cấp theo đó cơ quan BHXh cấp tỉnh, huyện có trách nhiệm thực hiện kịp thời đầy đủ cho các đối tượng hưởng BHXH kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và đúng chế độ chính sách. Theo quy định cơ quan BHXH cấp tỉnh chỉ chịu trách nhiệm chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và trợ cấp một lần cho các đối tượng hưởng mà đơn vị sử dụng mà cơ quan BHXH cấp tỉnh đã thu đóng góp. Cơ quan BHXH cấp huyện chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và các trợ cấp một lần cho các đơn vị sử dụng lao động mà cơ quan BHXH cấp huyện đã thu đóng góp. BHXH huyện cũng chi trợ cấp định kì liên quan đến các chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu tuổi già, tử tuất cho các đối tượng trên địa bàn quản lí và chi trả trợ cấp cho cán bộ xã phường thị trấn đã tham gia BHXH. Như vậy là đã có sự phân cấp cụ thể cho từng cấp quản lí, ngoài ra để thực hiện quản lí việc chi trả trợ cấp cơ quan BHXH các cấp còn phải lập các báo cáo và tổng hợp các khoản chi trợ cấp để nộp lên cơ quan BHXH cấp trên theo định kì. Dựa vào các báo cáo này mà cơ quan BHXH cấp trên sẽ thực hiện thẩm định, xét duyệt chi trợ cấp BHXH theo đúng quy định hiện hành. 2.1.2. Phương thức chi trả. Như chúng ta đã biết việc chi trả trợ cấp hiện nay có hai phương thức chính để chi trả, mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà chúng ta nên lựa chọn cho phủ hợp. Tại Việt Nam hiện nay phương thức chi trả gián tiếp thông qua hệ thốnh đại lí chi trả là phổ biến nhất. Hệ thống đại lí chi trả hầu hết là quan hệ dựa trên hợp đồng lao động và thường là chính người sử dụng lao động, cán bộ xã phường, bưu điện hoặc ngân hàng. Thường các đại lí chi trả là người sử dụng lao động được BHXH Việt Nam sử dụng cho việc chi trả cho các trợ cấp ngắn hạn như ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp... rất tiện lợi. Các đại lí còn lại phù hợp hơn với các chế độ dài hạn. Với điều kiện như hiện nay của Việt Nam thì phương thức chi trả như vậy là hợp lí, chi phí thấp, tiện lợi đối với người được hưởng trợ cấp. Cùng với sự phát triển của nước ta như hiện nay BHXH cũng cần nghiên cứu và xem xét tới các phương thức thanh toán khác như chi trả gián tiếp qua hệ thống tài khoản ngân hàng. Với sự phát triển của hệ thống ngân hàng như hiện nay thì tại các thành phố có thể nghiên cứu và ứng dụng chó phương pháp chi trả hiện đại này. Ưu điểm lớn nhất của phương thức này là nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. 2.1.3. Quản lí đối tượng được hưởng và số tiền chi trả. Quản lí chi trả trợ cấp BHXH yêu cầu cơ quan BHXH quản lí đối tượng được hưởng theo từng loại chế độ, tình hình biến động tăng giảm và kiểm tra xác định đúng đối tượng hưởng, quản lí số tiền chi trả theo từng kì thanh toán và đảm bảo an toàn nguồn tiền mặt trong suốt quá trình chi trả. - Quản lí người phụ thuộc: ngay từ khi thực hiện việc đăng kí tham gia BHXH và ghi hồ sơ, phải cập nhật các thông tin chính xác về đối tượng phụ thuộc đủ điều kiện hưởng trợ cấp. - Lập báo cáo thống kê định kì về đối tưọng hưởng BHXH riêng cho từng loại trợ cấp định kì hay một lần, chi tiết theo từng loại chế độ và tách riêng theo từng đối tượng hưởng từ NSNN hay từ quỹ BHXH. - Thiết kế, cải tiến và sửa đổi thủ tục xét hưởng trợ cấp đảm bảo đơn giảm, khoa học nhưng vẫn nhanh chóng và chính xác. Kiểm tra kĩ các điều kiện hưởng BHXH dựa vào các quy định về điều kiện hưởng cán bộ sẽ xem xét tư cách được hưởng của đối tượng và nhanh chóng ra quyết định từ chối hay chấp nhận trợ cấp. Để đảm bảo công việc trên được thực hiện nhanh chóng và chính xác yêu cầu cán bộ xét hưởng phải có trình độ và đạo đức tốt và nhận thức rõ được tầm quan trọng của công việc. - Thu hồi số tiền chi sai nếu có căn cứ chính xác, xác định việc giả mạo hồ sơ giấy tờ để được hưởng trợ cấp BHXH. Khi đó cơ quan BHXH phải ngừng ngay việc thực hiện chi trợ cấp và nhanh chónh thu hồi số tiền đã chi sai về đồng thời nhanh chóng có biện pháp xử lí thích đáng. Kết quả chi BHXH Việt Nam thực hiện sau đổi mới 1995 được thể hiện ở bảng số liệu 3. Bảng 3: Tình hình chi các chế độ BHXH từ 1995- 2004. Năm Tổng chi BHXH ( triệu đồng) Tỉ trọng từ Tỉ trọng từ quỹ Chi BHYT NSNN (%) BHXH (%) (%) 1995 1.153.984 96 4 - 1996 4.711.054 92 8 - 1997 5.756.618 90 10 - 1998 5.885.055 87 13 - 1999 5.955.971 84 16 - 2000 7.574.775 82 18 - 2001 9.215.061 79 21 - 2002 9.480.875 74 26 - 2003 15.934.778 62 31 7 2004 16.832.957 60 29 11 ( Nguồn BHXH Việt Nam) Qua bảng 3 ta có thể nhận thấy BHXH Việt Nam số chi ngày càng tăng đặc biệt là từ năm 2003 khi chi BHYT được tính vào chi BHXH. Tình hình chi của BHXH Việt Nam có nhiều phức tạp vì những người về hưu trước năm 1995 còn hưởng các chế độ do NSNN cấp, quỹ BHXH chỉ chi trợ cấp cho các lao động về hưu sau 1995. Đặc biệt năm 2002 BHYT chính thức chuyển sang BHXH nên chi còn bao gồm cả mảng BHYT. Tỉ trọng chi từ nguồn ngân sách giảm, chi từ quỹ BHXH tăng đều, điều này cũng phù hợp với thực tiễn đối tượng chi trả của NSNN theo thời gian giảm dần, các đối tượng chi trả của quỹ BHXH ngày càng tăng. Theo tình hình như hiện nay thì chi từ NSNN sẽ giảm và theo dự tính 2050 thì các đối tượng này sẽ giảm hết và chi từ quỹ BHXH sẽ chiếm 100%, lúc đó NSNN chỉ đóng vài trò hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Năm 2004, toàn ngành giải quyết cho 93.289 người hưởng trợ cấp định kì, trong đó có 70.000 người hưởng chế độ hưu trí và giải quyết cho 159.989 lượt người hưởng trợ cấp một lần tăng 20.7% so với năm 2003. Khó khăn trong công tác này là sau khi nghỉ lao động nhiều người đã chuyển đến nơi khác vậy nên việc giải quyết các trợ cấp một lần là còn nhiều tồn đọng. 2.2. Chi quản lí hoạt động bộ máy. Theo quy chế tài chính hiện nay có quy định chi quản lí hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam được chia làm hai phần chính là chi thường xuyên và kinh phí mua sắm tài sản có định, xây dựng cơ sở vật chất. Chi thường xuyên là khoản chi bao gồm cả chi phí nghiên cứu khoa học, đào tạo và đào tạo lại. Khoản chi này được trích từ tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo tồn và tăng trưởng quỹ, mức trích bằng 4% trên số thực thu của BHXH và BHYT được áp dụng đến năm 2005. Chi xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định là khoản chi được trích từ tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Chi phí quản lí của hệ thống BHXH Việt Nam do Hội đồng quản lí quyết định trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước Việt Nam và hoạt động đặc thu của ngàn, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm có hiệu quả. BHXH Việt Nam có trách nhiệm phân bổ chi phí quản lí cho BHXH các cấp phù hợp với nhiệm vụ được giao, đảm bảo kinh phí phân bổ cho BHXH các cấp không được vượt quá so với tổng mức. Nội dung quản lí chi hoạt động thường xuyên tập chung vào các nội dung cụ thể sau: + Quản lí lao động và quỹ lương đối với các đơn vị, cơ quan BHXH. + Quản lí chi cho công tác tuyên truyền về chính sách BHXH. + Quản lí chi hoạt động nghiệp vụ: chi cho công tác thu, chi BHXH; chi tiếp khách. + Quản lí kinh phí cấp cho đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên. + Quản lí chi cho các chuyến công tác. + Ngoài ra BHXH Việt Nam còn thực hiện quản lí chi hỗ trợ đời sống cho cán bộ, chi hỏi thăm các đối tượng được hưởng các chế độ. Chi hoạt động được BHXH Việt Nam cân đối góp phần ổn định cuộc sống của đội ngũ nhân viên trong ngành, cải thiện trang thiết bị làm việc giúp cho việc quản lí các đối tượng, lưu trữ thông tin, ... tốt hơn. Đặc biệt là việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của BHXH như trụ sở BHXH Việt Nam, trụ sở BHXH ở cả các tỉnh và huyện đã được nâng cấp, xây mới và đang dần hoàn thiện đồng bộ. Các khoản chi là đúng với quy định của Nhà nước. Sau đây là những số liệu về chi quản lí trong một vài năm qua: Bảng 4: Tình hình chi quản lí BHXH Việt Nam giai đoạn 20012004. Năm 2001 2002 2003 2004 Tổng chi (triệu đồng) 238.092 279.240 572.359 512.000 Tốc độ tăng chi (%) ----- 17,28 104,97 - 10.70 (Nguồn BHXH Việt Nam) Qua bảng 4 ta có thể nhận thấy số chi quản lí của BHXH Việt Nam ngày càng tăng đặc biệt là số chi của năm 2003 tăng gần gấp đôi số chi của năm 2002. Song số chi của năm 2004 đã giảm so với năm 2004, như vậy là BHXH đã có những điều chỉnh kịp thời tránh được tình trạng bội chi quá lớn. 3. Quản lí hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. Hiện nay BHXH Việt Nam có quản lí quỹ dựa trên các tài khoản mở tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và tại Kho bạc Nhà nước. Theo quy định hiện nay thì số dư trong quỹ BHXH được dùng để đầu tư tăng trưởng nhằm mục đích bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Đây cũng là một hoạt động hữu hiệu để đảm bảo chi mà không phải tăng thu, hơn nữa đây cũng là một nguồn thu rất lớn của BHXH Việt Nam. Đối với hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ phải đảm bảo được yêu cầu an toàn, bảo tồn được giá trị và có hiệu quả về kinh tế- xã hội. Năm 1996 hoạt động đầu tư mới chỉ dừng lại ở việc nhận lãi suất 0,3% theo quy định hưởng lãi suất không kì hạn thì đến năm 1997 các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ đã được mở rộng, hiện nay hoạt động này gồm có: + Mua trái phiếu, tín phiếu, kì phiếu, công trái của Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại của Nhà nước. + Cho NSNN, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các ngân hàng thương mại của Nhà nước, ngân hàng chính sách vay. + Đầu tư vào một số dự án có nhu cầu về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nhìn chung công tác đầu tư tăng trưởng quỹ đã được triển khai thực hiện ở BHXH Việt Nam, đây cũng là mảng hoạt động quan trọng và bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định. Tại BHXH Việt Nam hoạt động này do Ban kế hoạchtài chính thưc hiện, theo những đánh giá chung thì số tiền lãi đã có những đóng góp đáng kể vào chi tiêu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, tríc lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi ... . Hoạt động đầu tư được tiến hành quản lí để đảm bảo được hoạt động theo đúng danh mục, quản lí quá trình xây dựng và thẩm định để đưa ra những phương án khả thi và có hệu quả nhất. Kết quả hoạt động đầu tư quỹ BHXH Việt Nam qua những năm vừa qua được thể hiện ở bảng 5. Bảng 5: Lãi hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH Việt Nam. Năm Lãi thu trong năm (triệu đồng) Tăng trưởng lãi (triệu đồng) Tỉ lệ tăng trưởng lãi (%) 1997 209.800 209.800 1998 472.579 262.779 78,84 1999 665.715 193.136 40,86 2000 824.164 158.449 23,80 2001 870.942 46.778 5,68 2002 1.300.100 360.100 41,35 2003 1.911.000 611.000 47,00 2004 2.197.302 268.302 14,04 ( Nguồn BHXH Việt Nam) Từ bảng trên ta có thể thấy được tình hình thực hiện của công tác đầu tư tăng trưởng quỹ đã có những bước tiến đáng kể. Tuy năm 2001là năm hoạt động có số lãi tăng lên là nhỏ nhất nhưng những năm gần đây số lãi đầu tư đang tăng dần, đặc biệt là năm 2004 số lãi đầu tư đã lên tới 2.197.302 triệu đồng. Như vậy, đầu tư chiếm một vị trí quan trọng trong tổng thu BHXH và đặc biệt trong những năm tới chắc chắn vai trò của hoạt động đầu tư còn phải lớn hơn nữa. Ba năm gần đây tỉ lệ tăng trưởng lãi đầu tư của BHXH là tương đối cao, ổn định ở mức tỉ lệ là sấp sỉ 40%. Riêng có năm 2004 vừa qua tỉ lệ lãi đầu tư chưa cao vì tình hình giá cả trong nước có nhiều biến động. Tỉ lệ lạm phát tăng khá cao, thị trường tài chính biến động mạnh. Sang đầu năm 2005 Nhà nước ta đã có những biện pháp đối với thì trường tiền tệ. Hiện nay NHNN đang sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, nâng lãi suất đầu tư của Việt Nam đồng. Có thể trong năm 2005 này số thu lãi đầu tư của BHXH Việt Nam sẽ cao hơn. 3. Quản lí hoạt động cân đối quỹ BHXH. Sau Nghị định 12/CP được thực hiện, quỹ BHXH Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt động và được quản lí thống nhất, hạch toán độc lập với NSNN. BHXH là một chính sách xã hội, hệ thống BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục tiêu xã hội, do vậy quỹ BHXH hoạt động và được bằng thu chi hợp lí (tthu bù chi). Để quản lí tốt việc cân đối thu chi quỹ trước hết ta phải quản lí tốt các hoạt động thu, chi BHXH và cả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. Trên lí thuyết là như vậy song quá trình thực hiện quả là khó khăn bởi thứ nhất là đặc trưng của ngành này là thu trước chi sau, các khoản chi ta không thể xác định chính xác ngay khi triển khai để xác định mức thu cho hợp lí. Hơn nữa điều kiện kinh tế xã hội thì luôn luôn vận động không ngừng, các biến cố có thể xảy ra mà chúng ta không thể điều kiển được. Đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay, BHXH được hoạt động theo nguyên tắc tài chính PAYGO đối với chế độ hưu trí. Tức là các khoản thu trong năm sẽ dùng để chi trả cho các khoản chi trong năm đó. Nhìn chung hệ thống tài chính BHXH theo cơ chế PAYGO hầu như không có hoặc có rất ít các khoản tích luỹ cho các giai đoạn sau, việc quản lí là rất đơn giản. Đối với cơ chế quản lí tài chính này, chu kì thực hiện được chia làm 3 giai đoạn sau: - Giai đoạn thanh niên: là giai đoạn khoảng 20 năm sau khi bắt đầu áp dụng cơ chế nay (ở Việt Nam là khoảng thời gian từ 1995- 2015). Giai đoạn này chưa có nhiều người về hưu, số người tham gia tăng, như vậy là số người phụ thuộc ít, tỉ lệ thay thế cao dẫn đến tỉ lệ đóng góp thấp. - Giai đoạn già hoá: là khoảng 30 năm tiếp theo giai đoạn thanh niên (ở Việt Nam là khoảng thời gian từ 2015- 2045). Giai đoạn này số người về hưu tăng, tỉ lệ phụ thuộc tăng, để đảm bảo cân đối thu chi người ta có thể dùng hai cách hoặc giảm tỉ lệ thay thế hoặc là tăng tỉ lệ đóng góp. - Giai đoạn già hoá hoàn toàn: là giai đoạn khoảng trên 50 áp dụng chế độ PAYGO như vậy ở Việt Nam là khoảng từ 2045 trở đi. Giai đoạn này tỉ lệ phụ thuộc tăng lên rất cao và tỉ lệ đóng góp buộc phải tăng lên. Theo dự báo thì BHXH Việt Nam đến khoảng năm 20036 là bắt đầu chuyển sang giai đoạn già hoá (tức là thu không đủ chi, số dư quỹ sẽ âm). Dự tính, quỹ BHXH Việt Nam sẽ phát triển đến tận năm 2022, tại đây số dư quỹ sẽ lớn nhất. Nếu tỉ lệ tham gia BHXH thực hiện theo xu thế như hiện nay thì đối tượng tham gia BHXH đến năm 2020 vào khoảng 15 triệu người, đến năm 2030 là 22,4 triệu người và năm 2040 là khoảng 31 triệu người. Tương đương với đó, số dư dự kiến của BHXH Việt Nam vào năm 2022 là khoảng 200.000 tỷ đồng, sau đó sẽ giảm dần và đến năm 2036 dự kiến sẽ âm. Do vậy vấn đề nêu ra hiện nay là quỹ BHXH đang tồn dư lớn, BHXH Việt Nam ngay từ lúc này nên thực hiện các biện pháp, hoạch định chính sách cho tương lai thâm hụt quỹ không xa. Chế độ quản lí tài chính như vậy có ưu điểm là đơn giản song lại cũng có nhiều nhược điểm cần khắc phục như sự tồn tại quỹ, quyền lợi của người lao động và ngay cả những tác động không tốt đến nền kinh tế. Tuy nhiên ở nước ta, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đây là lựa chọn chuyển cơ chế quản lí tài chính sang cơ chế quản lí có đầu tư. Thực hiện các hoạt động đầu tư để giảm những hạn chế của cơ chế quản lí này. Như vậy đầu tư là việc làm rất quan trọng đối với việc cân đối quỹ BHXH cả hiện nay và trong tương lai. Thu từ đầu tư có thể giúp bảo toàn giá trị quỹ và giúp chúng tăng trưởng bù đắp được sự mất giá của đồng tiền do lạm phát. Chúng ta có thể thấy được hoạt động cân đối quỹ BHXH Việt Nam được thực hiện trong những năm qua: Bảng 6: Tình hình cân đối quỹ BHXH Việt Nam từ 1995- 2004. ( triệu đồng) Năm Số dư năm trước Số thu trong năm Tổng thu Tổng chi Số dư cuối năm 1995 0 788486 788486 41954 746532 1996 746532 2569733 3316265 383150 2933115 1997 2933115 3724269 6657384 693525 5963862 1998 5963862 4394569 10358431 971630 9386801 1999 9386801 4867167 14253968 1200351 13053635 2000 13053635 6032387 19086022 1606783 17479239 2001 17479239 7229810 24709049 2381915 22327134 2002 22327134 8117437 30444571 2606542 50165163 2003 50165163 13565660 63730823 6150010 57580813 2004 57580813 15365802 73046615 7021000 66025615 ( Nguồn BHXH Việt Nam) Bảng cân đối cho ta cái nhìn tổng quan về hoạt động tài chính của BHXH Việt Nam. Chúng ta có thể nhận thấy số dư quỹ hiện nay của chúng ta đang rất lớn vì tình hình thu vào nhiều mà chi thì ít do có sự hỗ trợ rất lớn từ NSNN. Qua đó ta nhận thấy, đối với tình hình như hiện nay hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ cần phát huy hơn nữa. Số dư quỹ cuối năm tăng lên đều đặn, số dư tính đến tháng 12/2004 lên tới 66025615 triệu đồng, đây là con số rất lớn so với năm 1995. Tốc độ tăng tổng thu quỹ lớn hơn tổng chi quỹ, đây là lí do khiến cho số dư quỹ tăng cao. Hơn nữa như chúng ta biết BHXH Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của cơ chế PAYGO nên việc số dư quỹ cao là hoàn toàn hợp lí. Điều cần thiết hiện nay là cần có những biện pháp hợp lí nhằm khắc phục những nhược điểm của chế độ quản lí tài chính này. Số dư quỹ ngày càng tăng, theo tỉ lệ tăng số dư quỹ như hiện nay có lẽ chỉ khoảng năm 2030 là số dư quỹ đạt được mức 200.000 tỷ đồng, mức cao nhất theo dự báo. III. Đánh giá chung về công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam. 1. Những kết quả đạt được. 1.1. Hình thành hệ thống pháp lí làm cơ sở cho cơ chế quản lí tài chính BHXH: Từ ngay sau 1995, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các Nghị định về BHXH quy định và hoàn thiện dần các quy chế quản lí cũng như hoạt động của ngành nói chung và của tài chính BHXH nói riêng. Đây chính là nền tảng, là định hướng quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Hơn nữa trong quá trình hoạt động hệ thống pháp lí của BHXH Việt Nam luôn được sửa đổi bổ xung cho phù hợp với sự thay đổi của điều kiện kinh tế, xã hội. Hệ thống BHXH Việt Nam ngày càng phát triển với số người tham gia BHXH tăng, năm 1995 mới có 2.275.998 người tham gia BHXH thì tính cho đến cuối năm 2004 số người tham gia đã lên tới 6.344.508 người (tăng gần 3 lần). Như vậy là chính sách đổi mới là hoàn toàn phù hợp và phát huy được hiệu quả hoạt động. Điều này thể hiện trong kết quả đạt được trong mọi mặt, song trong khuôn khổ của đề tài chỉ xin đề cập đến khía cạnh quản lí tài chính của BHXH Việt Nam. 1.2. Hình thành quỹ BHXH được quản lí tập trung và độc lập với NSNN. Trước đây quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa và hầu như không có thu, nguồn chi trả cho các chính sách phụ thuộc vào NSNN. Hiện nay BHXH đã hình thành nên quỹ BHXH, độc lập với NSNN. Thu BHXH từ hai đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động với quy định trích nộp theo % lương của người lao động và quỹ lương của doanh nghiệp. Hoạt động thu chi được thực hiện tương đối thuận lợi chi phí thấp mà hiệu quả công việc cao. Việc phân cấp thu chi theo ba cấp, thu bằng chuyển khoản, thực hiện chi trả thông qua đaị lí là rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Mức chi BHXH dựa trên những căn cứ thực tế, mức lương tối thiểu tính làm căn cứ đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động. Tỉ lệ hưởng BHXH Việt Nam là tương đối cao so với các nước trên thế giới thể hiện chức năng phân phối lại thu nhập của BHXH. Quỹ BHXH hiện nay luôn tăng trưởng qua các năm, quỹ đang thay thế dần các khoản chi với tỉ trọng chi từ quỹ BHXH tăng, giảm tỉ trọng chi từ NSNN. Việc ra đời và phát triển quỹ BHXH Việt Nam là bước ngoặt lớn trong sự phát triểm của ngành BHXH, đánh dấu sự chuyển biến về cơ chế quản lí. 1.3. Công tác thu được phân cấp, tổ chức thu hợp lí an toàn qua hệ thống tài khoản thu BHXH Việt Nam. Cấp Trung ương, cấp khu vực, cấp cơ sở là ba phân cấp quản lí của hệ thống BHXH Việt Nam dựa trên phân cấp hành chính. Trên cơ sở phân cấp này hoạt động thu, chi của BHXH được triển khai rộng khắp cả nước. Việc thực hiện thu chủ yếu là thông qua chuyển khoản từ tài khoản của doanh nghiệp vào tài khoản thu BHXH lập tại Kho bạc Nhà nước, hay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam. Hình thức thu nộp trên vừa đảm bảo tính an toàn, chính xác lại giúp cho các doanh nghiệp và cơ quan BHXH thực hiện dễ dàng. Kết quả là số thu của BHXH Việt Nam năm sau luôn tăng hơn năm trước, giảm tình trạng nợ đóng, trốn đóng, chậm đóng. Từ đó quỹ BHXH được ổn định, thực hiện theo đúng kế hoạch quản lí, bảo tồn và tăng trưởng quỹ, đảm bảo được khả năng chi trả của quỹ BHXH. 1.4. Thực hiện chi trả các chế độ vừa nhanh chóng, kịp thời vừa đảm bảo tính chính xác. Hiện nay BHXH Việt Nam cũng như các ban ngành trong cả nước đang thực hiện tốt công tác đơn giảm hoá thủ tục hành chính. Việc xét duyệt các hồ sơ hưởng các loại chế độ đã dần được đổi mới, thủ tục nhanh chóng, đơn giảm nhưng vẫn hiệu quả. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng từ 1/1/2005 theo quy trình xét duyệt mới, việc xét duyệt hồ sơ được thực hiện ở BHXH tỉnh bằng chương trình tin học, BHXH Việt Nam chỉ theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của BHXH tỉnh. Công tác chi trả được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống đại lí là chủ sử dụng lao động đối với các chế độ ngắn hạn, cán bộ xã phường với các chế độ dài hạn. Việc chi trả hiện nay thực hiện kịp thời giúp người lao động đảm bảo cuộc sống của họ. Quỹ BHXH đang có số chi chiếm tỉ trọng ngày càng cao, dần thay thế NSNN trong vai trò chi trả các chế độ. Sau khi sát nhập BHYT sang BHXH, công tác thu chi thực hiện đơn giản gọn nhẹ, giảm được chi phí quản lí vì các đối tượng phải tham gia BHXH thì đồng thời cũng phải tham gia BHYT. Các khoản chi vào công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí BHXH đã làm giảm các loại chi phí quản lí khác. 1.5. Quỹ đã có thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, giảm được nhược điểm của cơ chế quản lí PAYGO. Từ sau 1997 BHXH Việt Nam thực sự có thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. Đây là một hoạt động đóng vai trò vị trí thực sự quan trọng không những làm tăng thu mà còn góp phần bảo toàn khả năng chi trả của quỹ BHXH. Tuy thu từ đầu tư chưa cao song đảm bảo an toàn, không để xảy ra thất thoát, nó đã thể hiện sự đúng đắn trong quản lí tài chính BHXH. Đặc biệt như điều kiện nước ta hiện nay chỉ số giá tiêu dùng tương đối cao (tỉ lệ lạm phát cao) có thể dẫn tới việc Nhà nước phải quy định lại mức lương tối thiểu. Như vậy nếu không có sự đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ thì sự bù thiếu cho những chênh lệch khi nộp và khi hưởng là không có. Hơn nữa, hoạt động đầu tư còn mang lại không những lợi ích về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội. Các dự án đầu tư có thể mang đến việc làm cho nhiều lao động thất nghiệp giảm gánh nặng cho xã hội ... . Việc đầu tư đã được thực hiện theo đúng danh mục đầu tư, đúng hạn mức đầu tư và đảm bảo an toàn, tăng trưởng quỹ BHXH góp phần đảm bảo khả năng chi trả cho các chế độ. 2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân. 2.1. Việc số người tham gia còn ít đặc biệt là tình trạng trốn tham gia, trốn đóng, nợ đọng phí BHXH còn rất phổ biến. Hiện nay theo quy định thì số lao động bắt buộc tham gia là rất lớn song số người tham gia BHXH tính đến thời điểm này là chưa cao. Tình trạng trốn tham gia BHXH của các đối tượng, đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những công ty tư nhân, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn vừa và nhỏ là tương đối cao. Thứ nhất là tình trạng khai giảm, khai thiếu số lao động trong doanh nghiêp, trường hợp thứ hai là không tham gia hoàn toàn. Tồn tại tình trạng trên một phần do sự thiếu tích cực của chủ sử dụng lao động, một phần do sự quản lí chưa chặt của cơ quan ban ngành có liên quan. Chưa có sự phối kết hợp cần thiết giữa các đơn vị quản lí, bên cạnh đó các chế tài pháp luật cũng chưa có những biện pháp sử phạt nghiêm minh đối với tình trạng này. Các doanh nghiệp hiện nay trong việc đóng phí BHXH vẫn diễn ra tình trạng khai giảm quỹ lương của doanh nghiệp để trốn đóng . Đặc biệt hơn là tình trạng nợ đọng, nợ chậm đóng còn nhiều. Tình trạng trên còn tồn tại là do cơ quan BHXH Việt Nam chưa có những biện pháp quản lí hữu hiệu, các quy định về xử phạt là chưa thực sự nghiêm khắc. 2.2. Trong công tác chi trả BHXH Việt Nam còn nhiều hiện tượng sai sót trong xét duyệt, tình trạng tồn đọng trong giải quyết chế độ vẫn tồn tại. Qua việc kiểm tra các hồ sơ xét hưởng BHXH Việt Nam còn phát hiện những trường hợp xét duyệt sai, như xét duyệt không đúng chế độ, chính sách, tính toán sai, thiếu giấy tờ,... . Trong những năm qua BHXH Việt Nam thông qua công tác thẩm định đã trả lại không ít hồ sơ để BHXH tỉnh bổ xung, hoàn chỉnh lại. Có tình trạng này là do công tác đào tạo, hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng tồn đọng trong giải quyết các chế độ còn phổ biến, tức là các đối tượng đặc biệt là các đối tượng được hưởng trợ cấp một lần sau khi nghỉ việc đã chuyển đến nơi khác gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác chi trả. Đây là những hạn chế do nguyên nhân khách quan, hiện nay đang được khắc phục bằng cách đưa những thông tin đó lên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để đối tượng được hưởng chế độ được biết. 2.3. Công tác đầu tư bảo tồn và phát triển quỹ tuy đã có thu nhưng còn hạn chế lợi nhuận từ đầu tư còn rất nhỏ. Vấn đề ở đây là hiệu quả đồng vốn bỏ ra là chưa cao, lí do chủ yếu các hoạt động đầu tư còn theo chỉ định của Chính phủ. Các quy định về hạng mục đầu tư còn hạn hẹp, hình thức đầu tư đơn điệu. Các ngân hàng được phép vay mới chỉ bó hẹp trong các ngân hàng Nhà nước: NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NH Công thương, NH Ngoại thương, NH Đầu tư và Phát triển. Trong quản lí đầu tư BHXH Việt Nam chưa có sự phân định trách nhiệm rõ ràng, chưa có bộ phận chuyên môn quản lí nghiệp vụ này mà chỉ mới giao cho Ban Kế hoạch- tài chính đảm nhiệm. Hoạt động đầu tư hiện nay vẫn hoàn toàn thụ động, chưa tiếp cận được với những dự án lớn, lợi nhuận cao. Hiện nay lãi suất trung bình là rất thấp, nếu cứ như hiện nay thì các biện pháp đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ chưa đủ để khác phục sự mất cân đối lâu dài của quỹ BHXH trong tương lai. Tình hình tài chính khu vực mới ổn định trở lại sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997, nền kinh tế nước ta còn kém khả năng hấp thụ vốn đầu tư. Bên cạnh đó thị trường tài chính Việt Nam chưa thực sự ổn định, tỷ lệ lạm phát ở mức tương đối cao. Nhà nước hiện nay đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tỷ lệ lãi suất huy động tiền gửi thấp. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ TỚI I. Những quan điểm chủ yếu về vấn đề quản lí tài chính BHXH Việt Nam trong giai đoạn tới. 1. Quan điểm trong xây dựng chính sách BHXH. Trong quá trình xây dựng chính sách BHXH phải thực sự quan tâm tới đường lối, điều kiện kinh tế của đất nước để từ đó đưa ra được những chính sách phù hợp. Sau đây là những quan điểm chủ yếu trong xây dựng chính sách BHXH Việt Nam: - Chính sách BHXH phải thể hiện được đường lối đổi mới, phát triển của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì mới, thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Chính sách BHXH phải phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của nước ta hiện nay. - Nhà nước thống nhất quản lí và ban hành chính sách BHXH theo hướng phát huy quyền của các bên tham gia BHXH. - Đa dạng hoá các hình thức BHXH. - Hoàn thiện cơ chế hoạt động và tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH cho phù hợp với điều kiện của đất nước. 2. Những quan điểm cụ thể trong công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam trong giai đoạn tới. - Quỹ BHXH hình thành nên từ những đóng góp của các bên than gia, trong đó gồm người lao động và cả chủ sử dụng lao động. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của NSNN, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác. - Quỹ BHXH được quản lí tập trung, thống nhất, dân chủ và công khai trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam; hoạch toán theo quỹ thành phần độc lập với NSNN và được Nhà nước bảo hộ. - Quỹ BHXH đảm bảo cho các đối tượng hưởng chế độ sau ngày 1/10/1995 (trước ngày này do NSNN đảm bảo); chi BHYT cho các đối tượng tham gia BHYT; chi quản lí bộ máy của hệ thống BHXH Việt Nam; chi xây dựng cơ bản và các khoản chi khác. - BHXH có trách nhiệm dùng quỹ nhàn rỗi để đầu tư an toàn, bảo toàn được giá trị quỹ và có hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội. - Quỹ BHXH được hoạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng năm. II. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lí tài chính BHXH trong gian đoạn tới. 1. Bài học kinh nghiệm từ hệ thống BHXH CHLB Đức và Trung Quốc. Qua tìm hiểu về tổ chức quản lí và hoạt động tài chính của hai hệ thống BHXH trên ta nhận thấy một số những ưu điểm như khắc phục được sự ảnh hưởng từ môi trường kinh tế. Đặc biệt là hệ thống BHXH của CHLB Đức hiện nay đang thực hiện theo phương thức hàng năm sẽ thống kê ra số chi, trên cơ sở số liệu đó tính toán số thu hợp lí cho năm đó. Thực hiện như vậy lạm phát không thể ảnh hưởng tới quỹ BHXH cũng như việc chi trả các chế độ chính sách. Vì vậy, BHXH sẽ chủ động hơn trong việc quản lí tài chính. Hiện nay dự trữ quỹ BHXH là rất nhỏ chứng tỏ quỹ BHXH đảm bảo được khả năng chi trả một cách tương đối ổn định. Tuy vậy việc triển khai thực hiện phương thức này đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định. Thường là ở những nước phát triển, có tiềm năng kinh tế đủ mạnh thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Việc triển khai phương thức này tại Việt Nam là tương đối khó khăn, việc thống kê là rất khó chính xác, chi phí lớn. Hơn nữa điều kiện kinh tế nước ta là nước đang phát triển, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy vậy BHXH CHLB Đức hiện nay được tổ chức thực hiện thông qua cả tổ chức BHXH tư nhân, như vậy sẽ có sự cạnh tranh và tất yếu của cạnh tranh là hiệu quả hoạt động càng cao. Từ hoạt động của BHXH CHLB Đức có thể đưa việc triển khai việc thực hiện một số chính sách thông qua hệ thống BHXH tư nhân là khả thi tại BHXH Việt Nam. Đối với hệ thống BHXH Trung Quốc, đây là hệ thống BHXH được tổ chức như một hệ thống mở, các chính sách được cụ thể hóa và thực hiện chưa thực sự thống nhất trong cả nước song tính hiệu lực tương đối cao. Đây cũng là một điểm mạnh mà BHXH Việt Nam cần xem xét vì hiện nay tính hiệu lực trong các quy định của nước ta là chưa cao. Các đối tượng bắt buộc tham gia của BHXH Việt Nam thực hiện chưa đầy đủ, việc trốn đóng hay nợ đọng vẫn là những vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh đó, việc tổ chức quỹ thành hai phần: phần thứ nhất là một phần phí do người sử dụng lao động nộp để sử dụng chung, phần thứ hai bao gồm phần phí do người lao động nộp và phần còn lại do người sử dụng nôp. Phần thứ hai này được tổ chức thành tài khoản cho người lao động, họ có thể chủ động hơn trong các kế hoạch tài chính của mình. 2. Những giải pháp cụ th...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.