Để “nhảy việc” thành công

pdf
Số trang Để “nhảy việc” thành công 3 Cỡ tệp Để “nhảy việc” thành công 85 KB Lượt tải Để “nhảy việc” thành công 0 Lượt đọc Để “nhảy việc” thành công 0
Đánh giá Để “nhảy việc” thành công
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Để “nhảy việc” thành công Điều quan trọng là phải xem xét một cách nghiêm túc nhiều khả năng và các vấn đề có thế xảy ra trước khi bạn “nhảy việc” hoặc hướng đến một lĩnh vực khác. Hãy cân nhắc 10 lời khuyên dưới đây để bạn có một định hướng tốt và sự sẵn sàng cần thiết: 1. Có một kế hoạch rõ ràng: Cách “nhảy việc” khôn ngoan nhất mà bạn có thể làm là hãy vạch ra một cách chi tiết chiến lược thay đổi công việc hiệu quả. Nó bao gồm một kế hoạch hành động chi tiết cần xem xét về các vấn đề: tài chính, nghiên cứu, năng lực và tập luyện. Phải tập cách kiên nhẫn bởi muốn có được một công việc hoàn hảo, như ý bạn sẽ mất một vài tháng hoặc có thể lâu hơn để tìm kiếm. 2. Chờ đợi thời điểm thích hợp: Thời điểm tốt nhất để xem xét một công việc mới là khi bạn cứ mãi ngồi yên một vị trí tại nơi làm việc. Một vị trí vững vàng có thể làm giảm đi nhiều áp lực nhưng vẫn có nhiều cách để tìm hướng đi đến công việc mới, bạn có thể tình nguyện hoặc luôn trong tư thế sẵn sàng là một người làm việc tự do hoặc một nhà tư vấn. Điều đó có thể giúp bạn tự thấy được năng lực của mình trong trong lĩnh vực mới mà bạn mong muốn. 3. Hãy chắc chắn về lý do của bạn: Chỉ bởi vì bạn cảm thấy không thực sự hạnh phúc trong công việc hiện tại không phải là lý do đủ thuyết phục để “nhảy việc”. Hãy phân tích cẩn thận để xem đó có thực sự là công việc mà bạn không thích hay bởi vấn đề là vì sếp, người quản lý hoặc do môi trường làm việc có vấn đề. 4. Tìm hiểu kỹ: Phải chắc chắn kiểm tra tất cả khả năng nghề nghiệp của bạn trước khi “nhảy việc”. Nói với mọi người trong nhóm làm việc của bạn, nghiên cứu nghề nghiệp và chuẩn bị hồ sơ cá nhân để có thể đáp ứng một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp. Bạn càng thu thập được nhiều thông tin hơn thì bạn càng có cơ hội thành công hơn. 5. Quyết định điều gì là quan trọng: Đây là thời điểm tốt nhất để cân nhắc một cách cẩn thận. Hãy tự hỏi bản thân điều gì bạn thực sự muốn làm với phần cuộc đời còn lại của bạn. Làm một bản liệt kê trung thực nhất những điều bạn thích và không thích, đánh giá các kĩ năng, giá trị và những sở thích cá nhân của bạn. Nhiều người khi muốn thay đổi công việc đã làm như vậy để tìm thấy sự cân bằng giữa bản thân họ và sự nghiệp, đạt được sự hòa hợp giữa ý nghĩa sống và tiền bạc. Bạn có thể muốn nghĩ đến một nhà tư vấn nghề nghiệp hoặc làm một bài kiểm tra đánh giá công việc. 6. Kiểm tra trình độ của bạn: Bạn có đủ kinh nghiệm cần thiết và năng lực để được coi là một ứng viên đủ điều kiện trong lĩnh vực mà bạn mong muốn hay không? Nếu không, bạn cần tìm một cách khác để lấp chỗ trống những khả năng còn thiếu. Điều này có nghĩa là để thực hiện được mục tiêu mà bạn đề ra thì bạn cần phải có thêm thời gian để quay lại trường học hoặc tham gia các khóa đào tạo thêm. 7. Tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh: Phải tiếp xúc dần với lĩnh vực mà bạn quan tâm. Đọc những tạp chí chuyên ngành, tham dự các hội nghị và nói chuyện với những người trong nghề về những gì mà họ làm. Tìm hiểu về lĩnh vực mà bạn hướng đến cho dù nó mới chỉ phát triển ở dạng tiềm năng. Các tạp chí thương mại, các tổ chức và các doanh nhân đã xây dựng một số lượng trang web cung cấp các cơ sở dữ liệu mà ở đó liệt kê những cơ hội việc làm mở ra trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Hãy bắt đầu bằng việc theo dõi các website này một cách thường xuyên. 8. Phát triển mạng lưới nghề nghiệp của bạn: Hãy bắt đầu “chăm sóc” những mối quan hệ bạn bè cùng nghề càng sớm càng tốt và trao đổi với họ một cách thường xuyên. Các tổ chức nhà nghề và hiệp hội là một nơi thực sự tốt để bắt đầu. Phần nhiều trong số này thường tổ chức các sự kiện giao lưu nghề nghiệp và các hội chợ việc làm. 9. Cập nhật các kỹ năng tìm kiếm công việc của bạn: Điều này đặc biệt quan trọng để trau dồi các kỹ năng tìm việc của bạn và các kỹ xảo trước khi bạn thôi việc và bắt đầu công cuộc tìm kiếm của mình. Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng thời gian và các khả năng của bạn một cách hiệu quả nhất có thể. 10. Nỗ lực để có được vị trí cao hơn: Đừng hy vọng là khi “nhảy” sang công việc mới, bạn sẽ được nắm giữ vị trí cao như công việc hiện tại. Sẽ mất một thời gian để leo lên được những vị trí cao hơn nhưng nếu bạn tìm thấy một công việc mới mà bạn hoàn toàn yêu thích thì nó cũng rất đáng để cố gắng.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.