Để minh bạch hóa và thị trường hóa giá điện

pdf
Số trang Để minh bạch hóa và thị trường hóa giá điện 5 Cỡ tệp Để minh bạch hóa và thị trường hóa giá điện 262 KB Lượt tải Để minh bạch hóa và thị trường hóa giá điện 0 Lượt đọc Để minh bạch hóa và thị trường hóa giá điện 0
Đánh giá Để minh bạch hóa và thị trường hóa giá điện
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ÑEÅ MINH BAÏCH HOÙA VAØ THÒ TRÖÔØNG HOÙA GIAÙ ÑIEÄN T TS. Nguyễn Minh Phong* hời gian vừa qua, ngành điện đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận và trở thành biểu tượng cho sức bật thể chế của Việt Nam. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nắng nóng những tháng gần đây, ngành điện luôn nỗ lực cung ứng đủ điện năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, điều khiến dư luận quan tâm chính là cách tính giá bán điện vốn chưa minh bạch, rõ ràng. Bài viết trình bày những vấn đề cơ bản để tăng tính minh bạch và thị trường hóa giá điện. Từ khóa: Minh bạch, giá điện. To increase transparency and marketize electricity prices Recently, the electricity industry has made remarkable efforts and has become a symbol of Vietnam’s institutional resilience. In particular, in hot weather conditions in recent months, the electricity industry has always tried to provide enough electricity for production and residential consumption. However, the main concern of the public is the way to calculate the selling price of electricity which is not enough transparent and clear. This paper presents the basis to increase transparency and to marketize electricity prices. Keywords: Transparency, electricity price. Những điểm sáng và nghịch lý trong ngành điện Chỉ số tiếp cận điện năng năm 2018 của Việt Nam đã đạt 87,94 điểm và đứng ở vị trí 27/190 quốc gia trên thế giới, tăng 37 bậc so với xếp hạng năm 2017 và tăng 129 bậc so với năm 2013; đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN về thủ tục và thời gian thực hiện cung cấp điện. Đặc biệt, từ ngày 21/12/2018, EVN chính thức khai trương dịch vụ điện cấp độ 4 (chỉ 1 năm sau khi đạt cấp độ 3 từ ngày 21/12/2017). Theo đó, EVN sẽ đáp ứng mọi yêu cầu dịch vụ điện hợp pháp của khách hàng, đúng chất lượng, nội dung và thời gian công bố, với 100% thao tác thông qua “trực tuyến - một cửa” theo phương châm “Điện lực đến với khách hàng”. EVN đã được Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam bình chọn là “Doanh nghiệp bền vững của Việt Nam năm 2018” và được tổ chức Hướng tới sự minh bạch đánh giá là một trong các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu về minh bạch thông tin. Những nỗ lực cung ứng đủ điện năng trong thời gian qua cũng đáng ghi nhận, đặc biệt trong những ngày gần đây, nắng nóng gay gắt diện rộng duy trì liên tục ở mức 39-40 độ ở miền Bắc và miền Trung đã làm tăng vọt nhu cầu và lượng tiêu thụ điện năng, kèm theo đó nguy cơ mất an toàn sử dụng điện cũng gia tăng áp lực. Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), lần đầu tiên trong lịch sử, công suất đầu nguồn của hệ thống điện toàn quốc tại thời điểm 13h40 ngày 18-5-2019 đã đạt tới 36006 MW; Sản lượng tiêu thụ điện cùng ngày 18-5 của cả nước cũng đạt cao kỷ lục ở mức 756,9 triệu kWh, vượt qua mức đỉnh cũ là 725 triệu kWh vào ngày 3-7-2018. Những động thái khá dị thường, với nhiều đợt nóng nắng kỷ lục kéo dài của hè năm 2019 kéo theo không chỉ lượng tiêu thụ điện sẽ cao, tạo lập kỷ lục mới, mà còn ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện trên lưới và trong từng hộ khách hàng, gây quá tải, sự cố, nhảy aptomat, cháy nổ và nhiều hệ lụy đắt đỏ khác. Trong khi đó giá dầu, khí, than đang tăng cao và phần lớn các hồ ở miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam tình hình thủy văn không thuận lợi, lưu lượng nước về thấp. Hiện tại, sản lượng thủy điện tích trong các hồ miền Trung, Nam chỉ khoảng 2 tỷ kWh, tương đương tổng phụ tải toàn quốc chỉ trong 3 ngày làm việc. * Phó Vụ trưởng - Phó Ban Tuyên truyền Lý luận, Báo Nhân Dân NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 141 - tháng 7/2019 23 COÂNG KHAI MINH BAÏCH GIAÙ ÑIEÄN DÖÔÙI CAÙC GOÙC NHÌN Trong mùa khô và các tháng còn lại của năm 2019, lượng nước về các hồ thủy điện thấp hơn trung bình nhiều năm, nhiều hồ ở khu vực miền Nam đã gần về mực nước chết. Bên cạnh đó, nguồn khí sau nhiều năm khai thác cao đã suy giảm. Nguồn than trong nước hiện nay cũng không thể đảm bảo đủ cho sản xuất điện và đã phải nhập khẩu than... Trong bối cảnh đó, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận nhằm đáp ứng đủ điện cho đất nước cả trong ngắn hạn và dài hạn; Ngành điện đã huy động linh hoạt thủy điện theo lưu lượng nước về và nhu cầu phụ tải, đảm bảo khả dụng đến cuối mùa khô. Các nhà máy nhiệt điện than và tuabin khí khu vực miền Nam đang và sẽ được huy động tối đa công suất. Đặc biệt, EVN đã chủ động phối hợp với PVN, Vinacomin để triển khai những giải pháp đảm bảo nhiên liệu cho phát điện; hỗ trợ tối đa để gần 100 dự án điện mặt trời đóng điện và vào vận hành chính thức, chủ yếu tại miền Nam, tạo lượng cung điện sạch bổ sung cho lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, việc phát triển điện mặt trời áp mái được coi là giải pháp hiệu quả để bổ sung nguồn điện sử dụng tại chỗ, giảm áp lực đầu tư nguồn và lưới điện mới, giảm tổn thất truyền tải. Chính phủ đã có cơ chế giá để khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái. EVN cam kết hỗ trợ tối đa mọi yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, như đơn giản hóa các thủ tục đấu nối, cung cấp công tơ 2 chiều, thanh toán tiền điện kịp thời 24 Số 141 - tháng 7/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN cho các hộ lắp đặt. Đồng thời, EVN giám sát liên tục đường dây truyền tải siêu cao áp để tăng cường truyền tải điện từ Bắc vào Nam. Đối với lưới điện hạ áp và phân phối, các công ty điện lực cũng hoàn thành mọi công tác trên lưới từ trước tháng 3/2019, đảm bảo vận hành ổn định trong mùa nắng nóng. Câu trả lời về sử dụng tiết kiệm và an toàn điện những ngày tới vẫn còn tùy thuộc quan trọng vào hàng triệu hộ sử dụng điện cả trong sinh hoạt, lẫn trong sản xuất; nhất là tùy thuộc vào nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp cần thiết cả về hành chính và tài chính của EVN về cung ứng và điều hành giá điện trong sự phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, cũng như ý thức tự giác của từng người dân. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, trong thời gian vừa qua, việc điều chỉnh tăng giá điện của Ngành điện đã ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của người dân và các đơn vị sản xuất, kinh doanh gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong quản lý và phát triển ngành điện ở nước ta, có thể nhận thấy gồm ít nhất 7 nghịch lý sau: Thứ nhất, giá điện là ngành duy nhất chỉ có tăng một chiều, mà chưa bao giờ có giảm, bất chấp những trồi sụt giá cả khác trên thị trường trong nước và quốc tế; Đặc biệt, ngay cả khi giá xăng dầu thế giới giảm tới 60-70% so với thời điểm cao nhất tuần trên 120 USD/thùng xuống còn có lúc dưới 30 USD/thùng (và hiện nay cũng chỉ 50-60 USD/thùng) và kéo dài cả 1-2 năm liền (từ năm 2016-2018); rồi thủy điện có lúc phải xả đập để tránh nước về nhiều gây vỡ đập..., song giá điện cũng không vì thế được cải thiện. Thứ hai, doanh nghiệp đòi áp dụng giá cả thị trường, trong khi chưa có cạnh tranh đầy đủ trên thị trường đối với điện năng; Đây như là một điển hình của việc áp quy trình ngược do ngộ nhận, hoặc lạm dụng cơ chế thị trường... Thực tế cho thấy, trước khi có cạnh tranh thị trường mà cho phép các doanh nghiệp tự định giá là biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, cục bộ, thậm chí tư nhân, là mang lại lợi ích độc quyền kép cho doanh nghiệp độc quyền, vì vừa không phải cạnh tranh thị trường, vừa được làm giá độc quyền. Thực tế cũng cho thấy, chỉ có giá thị trường khi có cạnh tranh và kiểm soát cạnh tranh thị trường lành mạnh. Ngoài ra, cần chú ý là ngay biểu giá điện 6 mức hiện hành cũng không mang tính công bằng, thị trường và tạo áp lực tiêu thụ tiết kiệm điện. Vì lẽ, 3 nhóm dùng điện cao nhất trên thực tế phải chịu giá điện cao nhất ứng với biểu mức giá 2-3 và 4, thay vì người nào dùng điện nhiều nhất phải trả giá cao nhất. Thứ ba, cả nước thiếu điện dùng, trong khi một số nhà sản xuất điện tư nhân lại không ký được hợp đồng bán điện với EVN, với lý do mà Ngành điện viện ra là dây dẫn quá tải hoặc không có kết nối để tải lên mạng quốc gia nguồn điện từ nhà máy phát điện tư nhân. Thậm chí, có doanh nghiệp còn không ký được hợp đồng bán điện ổn định, không có thị trường tiêu thụ và EVN vẫn độc quyền thị trường này, nên không dám đầu tư... Thứ tư, Ngành điện luôn kêu lỗ và thiếu vốn đầu tư, trong khi thu nhập bình quân lao động của ngành điện là cao so với trung bình xã hội. Đồng thời, Ngành điện có vốn đầu tư đa ngành khá lớn và đầu tư thường không hiệu quả (ví dụ đầu tư sản xuất điện thoại để bàn lỗ hàng ngàn tỷ đồng...). Thứ năm, các thông tin giải trình và phương án tăng giá về điện mang tính áp đặt một chiều từ phía Ngành điện; công tác kiểm toán và giám sát đầu tư Ngành điện còn nhiều khoảng trống; đặc biệt, còn nhiều hiện tượng lãng phí, thất thoát, thất thu trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện năng trong khi cả nước thiếu điện. Thứ sáu, nghịch lý cao nhất và khó chấp nhận nhất là thị trường điện cung ứng và tiêu thụ đều ngày càng mở rộng và có nhiều tiềm năng phát triển, trong khi các nguồn vốn tài chính và nhân lực xã hội bị tắc nghẽn và cả nước lâm vào tình trạng thiếu điện kéo dài do lỗi cơ chế... Thứ bảy, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, thay vì là công cụ tập hợp sức mạnh xã hội và hỗ trợ Nhà nước giải quyết khó khăn trong ngành năng lượng, trong đó có Ngành điện, thì lại trở thành công cụ giải trình, thúc đẩy và “ép giá” Chính phủ và xã hội. Thực tế cũng đòi hỏi Hiệp hội không được lạm dụng trở thành công cụ độc quyền ép giá cho Nhà nước và thị trường. Hơn nữa, không thể bắt người tiêu dùng hiện tại trả tiền cho người tiêu dùng tương lai, cũng như không nên để những nhà đầu tư không đủ năng lực gạt bỏ những nhà đầu tư hiệu quả và bắt cả xã hội làm “con tin” bảo đảm cho lợi ích cục bộ của mình. Trong nền kinh tế thị trường, các Hiệp hội ngành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác tương tự là những định chế tiến bộ và cần thiết cho sự phát triển vì dân chủ và công bằng xã hội. Tùy theo lĩnh vực và tính chất, Hiệp hội có mục tiêu chủ yếu là tập hợp và bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ và chia sẻ những kinh nghiệm nghề nghiệp và các kỹ năng khác của những nhà đầu tư, kinh doanh, cũng như người tiêu dùng và lao động. Đồng thời, các hiệp hội cũng đóng vai trò người đại diện và cầu nối giữa khu vực doanh nghiệp, người lao động và tiêu dùng với nhau và với Nhà nước. Tuy nhiên, do nhận thức và công tác tổ chức cán bộ còn nhiều bất cập hoặc do nhiều nguyên nhân tế nhị khác, ở nước ta thường các hiệp hội có vai trò mờ nhạt và thậm chí bị hành chính hóa, hoạt động như một cơ quan hành chính nhà nước, chưa thu hút và thuyết phục được các hội viên, cũng như người tiêu dùng. Thậm chí, có nơi, có lúc các hiệp hội được sử dụng như một công cụ hỗ trợ vận động chính sách, gây sức ép với các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng nhằm áp đặt và duy trì các lợi ích cục bộ, có tính độc quyền cao, bất chấp những tổn hại to lớn cho xã hội và môi trường kinh doanh... NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 141 - tháng 7/2019 25 COÂNG KHAI MINH BAÏCH GIAÙ ÑIEÄN DÖÔÙI CAÙC GOÙC NHÌN Dư luận vẫn ấn tượng về sự kiện ngày 9/8/2010, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã hoạt động như một công cụ gây sức ép tập thể lên Ban Bí thư và Chính phủ đòi tăng giá điện, sau khi cảm thấy kiến nghị riêng lẻ ở từng cơ quan hội viên không mấy có trọng lượng. Để tăng sức ép đến Đảng, Nhà nước và người tiêu dùng, Hiệp hội các nhà năng lượng độc quyền này trương cao 2 tiền đề cơ bản do họ độc quyền tự khẳng định là “Không có giá thị trường thì không có nhà đầu tư; và không có vốn đầu tư nhờ tăng giá điện thì sẽ không bao giờ Việt Nam đủ điện”. Nói cách khác, theo họ, để có giá thị trường về điện chỉ cần tăng giá điện theo giá thị trường quốc tế, bất chấp chưa và không cần có cơ chế cạnh tranh thị trường trên thị trường năng lượng nói chung và từng thị trường dạng năng lượng nói riêng ở Việt Nam; còn để có vốn đầu tư vào Ngành điện chỉ có cách cách duy nhất là tăng giá điện thật cao để dôi ra khoản vốn khổng lồ hàng ngàn tỷ đồng cho họ trực tiếp là chủ đầu tư triển khai các dự án điện, mà không cần huy động vốn ngoài xã hội làm gì cho phức tạp và “mất lộc”...! Hơn nữa, khi đồng thuận cao trong việc “ép giá” điện như trên, “Hiệp hội Năng lượng” nói chung và VEA nói riêng không có giải trình chi tiết công khai về cơ cấu giá thành điện và các “góc khuất” thu nhập trong Ngành cho dư luận rộng đường tham vấn, mà chỉ đưa ra các kết luận và lời giải thích 26 Số 141 - tháng 7/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN chung chung, bất chấp công luận bức xúc về việc đã công khai kiểm toán hay chưa các tổn thất điện năng, năng suất lao động, định mức tiêu thụ vật liệu, cũng như các chi phí tiền lương và hư hao, thất thoát đủ loại khác...? Sao trước khi hội thảo hiệp thương tăng giá điện, họ không chủ động và tích cực tổ chức những hội thảo khoa học tầm cỡ về các chủ đề họ phải làm gì và thực tế đã làm hay chưa để cải thiện cả số lượng và chất lượng hoạt động Ngành điện và các ngành năng lượng khác của Việt Nam? Để tăng tính minh bạch và thị trường cho Ngành điện Để góp phần giải bài toán điện theo nguyên tắc thị trường cho nước ta trong thời gian tới, cần chú ý những nguyên tắc sau: Thứ nhất, cần gỡ rối và xử lý những nghịch lý nêu trên là nguyên tắc đầu tiên trên hành trình tiến tới giá thị trường cho Ngành điện. Cần trước hết xuất phát từ lợi ích quốc gia tổng thể và dài hạn, cũng như từ sự tuân thủ các quy luật, nguyên tắc, quy trình thị trường, các cam kết hội nhập quốc tế và thông lệ thế giới để giải quyết các bài toán đặt ra trong Ngành điện. Đặc biệt, cần căn cứ vào lý do cụ thể của từng vấn đề trong các nghịch lý nêu trên mà tháo gỡ cụ thể, thấu đáo. Thứ hai, cần đa dạng hóa các nguồn vốn và hình thức đầu tư, cũng như đa dạng hóa các dạng năng lượng điện cung cấp cho phát triển đất nước. Trên cơ sở các quy hoạch phát triển Ngành điện và năng lượng chung của Việt Nam được xây dựng có chất lượng, cần thiết kế các chính sách tạo thuận lợi cao nhất cho đầu tư phát triển Ngành điện từ các nguồn vốn nhà nước, ngoài Nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài và cả sự phối hợp các nguồn vốn theo các hình thức đầu tư công - tư kết hợp khác. Lưu ý, loại bỏ những rào cản phân phối điện độc quyền vì lợi nhuận thuần túy của Ngành điện, khiến các nhà đầu tư tư nhân bị chèn ép và không an tâm đầu tư lâu dài, ổn định. Cần sớm thực hiện nguyên tắc Nhà nước quản lý hệ thống phân phối điện quốc gia vì lợi ích chung, còn tự do hóa đầu tư sản xuất và cung ứng điện thông qua các hợp đồng cung ứng điện được tổ chức đấu giá công bằng, minh bạch có độ ổn định và hiệu lực pháp lý cao nhất. Quan tâm phát triển các dạng năng lượng điện sạch từ nguồn tài nguyên tái tạo, lợi dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, sóng biển, địa nhiệt, thủy điện và các nguồn năng lượng hạt nhân trong cơ cấu cân đối và có tính an toàn cao cho cả cung cấp điện và môi trường. Thứ ba, bảo đảm an ninh năng lượng và môi trường trong sản xuất và phần phối điện. Đặc biệt, cần tránh sản xuất điện bất chấp mọi giá, không tính đến những hệ quả môi trường và sinh thái do các dự án điện gây ra. Cũng cần tránh “bẫy giá điện rẻ” do các chủ thầu nước ngoài, nhất là Trung Quốc đưa ra trong quá trình đấu thầu. Không nên coi giá rẻ là tiêu chí duy nhất chọn thầu các dự án, ví dụ như nhiệt điện, bất chấp những chí phí tài chính và môi trường phát sinh do chậm triển khai và kéo dài thực hiện các dự án ngoài hợp đồng, cũng như sự tập trung thái quá vào các nhà sản xuất nước ngoài, tạo nguy cơ mất an ninh năng lượng cho Ngành điện Việt Nam. Phát triển các thiết bị tiêu thụ tiết kiệm điện, tích trữ điện và tự cung cấp điện, nhất là hệ thông đèn chiếu sáng, quạt và các thiết bị điện dân dụng khác. Thứ tư, tăng cường năng lực và hiệu lực quản lý Nhà nước, mở rộng sự minh bạch và giám sát xã hội đối với ngành điện. Cần có những quy định mới và nâng cấp những quy định cũ liên quan đến kiểm toán và công khai các chỉ tiêu kỹ thuật và chi phí hoạt động của Ngành điện; cung cấp rộng rãi thông tin và khuyến khích phản biện khoa học và phản biện xã hội về cung cầu, thuận lợi - khó khăn, các kế hoạch và dự án phát triển trong ngành điện để “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”; đồng thời tăng cường sự giám sát, kiểm tra chủ động của Nhà nước và các tổ chức xã hội, báo chí, xử lý kịp thời và nghiêm khắc các sai phạm của bất kỳ cá nhân và tổ chức nào. Đặc biệt, cần mạnh dạn tổ chức thi tuyển công khai những phương án và cá nhân ứng cử vào các vị trí nhân sự cao cấp trong quản lý và phát triển Ngành điện, tạo cơ hội cho tìm kiếm và khai thác nhân tài, nâng cao trách nhiệm, năng lực cá nhân và cộng đồng, loại bỏ những cản trở chủ quan... Cần nhấn mạnh rằng, đã đến lúc không thể để sự độc quyền, sự bất lực và những bất cập về năng lực và trách nhiệm bắt cả xã hội làm con tin của mình trong quá trình bảo đảm điện năng cho phát triển đất nước; Thực tế đã, đang và sẽ còn khẳng định, không sợ thiếu vốn, thiếu hàng hóa và sản phẩm dịch vụ cho nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường, dù đó là điện năng, mà chỉ sợ thiếu cơ chế khuyến khích và quản lý đầu tư hiệu quả, cũng như thiếu cơ chế tuyển chọn đúng đội ngũ cán bộ, chuyên gia và nhà đầu tư có đủ năng lực, tâm và tầm để phát triển ngành điện và các dạng năng lượng khác vì lợi ích chung của Quốc gia và Cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo gửi trực tiếp các chuyên gia kinh tế và phóng viện báo chí tháng 5-6 và 7/2019 của Ban Truyền thông, EVN; 2. Trang Thông tin Điện tử của EVN: www. evn.com.vn và www.tietkiemnangluong.vn; 3. Báo cáo định kỳ hàng tháng và năm về tình hình kinh tế-xã hội của Tổng cục Thống kê các năm 2010; 2018-2019; 4. “Khi các nhà độc quyền năng lượng ra giá...” trang http://vietinfo.eu/tin-tuc/khi-cac-nhadoc-quyen-nang-luong-ra-gia.html. Ngày nhận bài: 02/07/2019 Ngày duyệt đăng: 10/7/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 141 - tháng 7/2019 27
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.