Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 12 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 007

pdf
Số trang Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 12 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 007 4 Cỡ tệp Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 12 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 007 141 KB Lượt tải Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 12 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 007 0 Lượt đọc Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 12 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 007 6
Đánh giá Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 12 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 007
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Năm học 2018 -2019) BÀI KHTN - Môn: Sinh học lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề: 007 (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên học sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 81: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc A. cải tiến kĩ thuật sản xuất. B. tăng cường chế độ thức ăn, phân bón. C. cải tạo điều kiện môi trường sống. D. cải tiến giống vật nuôi, cây trồng. Câu 82: Ở cà chua, alen A quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng? A. Aa × Aa và AA × Aa. B. Aa × Aa và Aa × aa. C. AA × aa và AA × Aa. D. Aa × aa và AA × Aa. Câu 83: Câu trúc di truyền của quần thể ban đầu 31AA:11aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào? A. 30AA:12aa. B. 28AA:14aa. C. 31AA: 11aa. D. 29 AA:13aa. Câu 84: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này? A. 14. B. 7. C. 35. D. 21. Câu 85: Ở người, xét các bệnh và hội chứng sau đây: 1. Bệnh ung thư máu. 2. Bệnh máu khó đông. 3. Hội chứng Đao. 4. Hội chứng Clainphentơ. 5. Bệnh bạch tạng. 6. Bệnh mù mầu. Có bao nhiêu trường hợp xuất hiện chủ yếu ở nam ít gặp ở nữ? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 86: Trong quần thể tự thụ phấn, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử. C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Câu 87: Phiên mã là quá trình A. Nhân đôi ADN. B. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. C. Duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ. D. truyền thông tin di truyền từ gen đến mARN. Câu 88: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng. II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. IV. Tạo dòng thuần chủng. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. I → III → II. B. II → III → IV. C. III → II → IV. D. III → II → I. Câu 89: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác? A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. Câu 90: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen? A. aaBB. B. AaBb. C. AABb. D. AAbb. Câu 91: Xét các quy trình sau: 1. Tạo cừu Dolli. 2. Tạo giống dâu tằm tam bội. 3. Tạo giống kháng sâu hại. 4. Tạo chuột bạch có gen của chuột cống. Những quy trình nào thuộc ứng dụng của công nghệ gen? A. 3, 4. B. 1, 2. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4. Trang 1/4 - Mã đề thi 007 Câu 92: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến được phát hiện là: 1. Ung thư máu, 2.Tơcnơ, 3. Claiphentơ, 4. Đao, 5. Máu khó đông, 6. Siêu nữ (3X), 7. ung thư. Những dạng thuộc đột biến lệch bội là: A. (2), (3), (4), (7). B. (1), (3), (4), (6). C. (2), (3), (5), (6). D. (2), (3), (4), (6) . Câu 93: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN? A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. B. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. C. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. D. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. Câu 94: Tất cả các alen của các gen trong quần thể ở 1 thời điểm xác định tạo nên A. vốn gen của quần thể. B. kiểu hình của quần thể. C. kiểu gen của quần thể. D. thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 95: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là: A. gen bất hoạt. B. gen tăng cường. C. Gen điều hòa. D. gen cấu trúc. Câu 96: Trong 4 quần thể được cho sau đây: P: 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1. P: 0,60 AA + 0,36 Aa + 0,04 aa = 1 P: 0,58 BB + 0,38 Bb + 0,04 bb = 1. P: 100%bb . Có mấy quần thể đã cân bằng di truyền? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 97: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là: A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin. B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền. C. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin. D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. Câu 98: Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích các quy luật di truyền Menđen? A. Sự tiếp hợp và bắt chéo nhiễm sắc thể. B. Sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể. C. Sự phân chia tâm động ở kì sau. D. Sự phân chia của nhiễm sắc thể. Câu 99: Bệnh nào dưới đây không phải là bệnh di truyền phân tử ở người? A. Ung thư máu. B. Các bệnh về các yếu tố đông máu. C. Các bệnh về prôtêin huyết thanh. D. Các bệnh về hêmôglôbin (Hb). Câu 100: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm: 1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết. 2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3. 3. Tạo các dòng thuần chủng. 4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: A. 2, 1, 3, 4. B. 1, 2, 3, 4. C. 2, 3, 4, 1. D. 3, 2, 4, 1. Câu 101: Nhận định nào dưới đây không đúng? A. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của mội trường là một thường biến. B. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật thích nghi càng cao. C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường. D. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hạy hẹp tuỳ thuộc vào từng loại tính trạng. Câu 102: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. B. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. Trang 2/4 - Mã đề thi 007 C. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Câu 103: Một quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec có 300 cá thể, biết tần số tương đối của alen A = 0,3; a = 0,7. Số lượng cá thể có kiểu gen Aa là: A. 90 cá thể. B. 63 cá thể. C. 126 cá thể. D. 147 cá thể. Câu 104: Một loài thực vật có 4 alen A, B, C và D nằm trên 4 nhiễm sắc thể không tương đồng, di truyền theo quy luật Menđen. Kiểu gen nào dưới đây sẽ có cơ hội cao nhất để tạo ra các tính trạng trội ở tất cả 4 locut khi nó được lai với một cơ thể có kiểu gen AaBbCcDd? A. AaBBccDd. B. aaBBCCdd. C. AaBBCCdd. D. aabbccdd. Câu 105: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là: A. đột biến gen. B. đột biến điểm. C. đột biến. D. thể đột biến. Câu 106: Dịch mã là: A. Nhân đôi ADN. B. Duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ. C. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. D. truyền thông tin di truyền từ gen đến mARN. Câu 107: Mỗi bộ ba mã hóa cho một loại axít amin trên mARN được gọi là: A. triplet. B. gen. C. axit amin. D. codon. Câu 108: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba? A. 3 loại mã bộ ba. B. 6 loại mã bộ ba. C. 9 loại mã bộ ba. D. 27 loại mã bộ ba. Câu 109: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của A. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái. B. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. C. sự phát sinh các biến dị tổ hợp. D. quá trình phát sinh đột biến. Câu 110: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự A. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối. C. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối. D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. Câu 111: Bộ ba nào sau đây là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. UUX. B. UGA. C. AUG. D. GUA. Câu 112: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra A. ADN tái tổ hợp. B. gen đột biến. C. vectơ chuyển gen. D. biến dị tổ hợp. Câu 113: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới A. một số cặp nhiễm sắc thể. B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. C. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. D. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST. Câu 114: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là: A. tính trạng trội. B. tính trạng tương phản. C. tính trạng lặn. D. tính trạng trung gian. Câu 115: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là: A. ưu thế lai. B. bất thụ. C. siêu trội. D. thoái hóa giống. Câu 116: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm: A. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu. C. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. D. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu. Trang 3/4 - Mã đề thi 007 Câu 117: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ: A. Gen (ADN) → mARN → rARN → Pôlipeptit → Tính trạng. B. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng. C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng. D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng. Câu 118: Một gen có trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc như sau: 3’ ...TAX GTA XGA TAA... 5’. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có chiều mạch và trình tự nuclêôtit như thế nào? A. 3’...UAG GUA XGA UAA ...5’. B. 5’... AUG XAU GXU AUU... 3’. C. 3’... AUG XAU GXU AAU... 5’. D. 5’...UAX GUA XGA UAA... 3’. Câu 119: Cho các biện pháp sau: 1. Dung hợp tế bào trần. 2. Cấy truyền phôi. 3. Nhân bản vô tính. 4. Nuôi cấy hạt phấn và gây lưỡng bội hóa. 5. Tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ kết hợp chọn lọc. Những phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là: A. 3, 4 ,5. B. 2, 3, 4. C. 4, 5. D. 1,2, 3,4. Câu 120: Biết mỗi gen nằm trên một cặp NST thường khác nhau quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. cho cơ thể dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn. Số kiểu gen và kiểu hình ở đời con lần lượt là: A. 18 và 4. B. 8 và 27. C. 27 và 8. D. 18 và 8. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 007
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.