Đề kiểm tra HK1 môn Hoá học lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 307

pdf
Số trang Đề kiểm tra HK1 môn Hoá học lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 307 2 Cỡ tệp Đề kiểm tra HK1 môn Hoá học lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 307 139 KB Lượt tải Đề kiểm tra HK1 môn Hoá học lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 307 0 Lượt đọc Đề kiểm tra HK1 môn Hoá học lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 307 12
Đánh giá Đề kiểm tra HK1 môn Hoá học lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 307
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Hoá học – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: 307 (Đề thi có 02 trang) Cho biết nguyên tử khối: Na= 23; Mg= 24; Al= 27; Fe= 56; Zn=65; H= 1, C= 12; N= 14; O= 16; P=31; S= 32, Cl= 35,5. Họ và tên học sinh: ............................................................... Lớp: ................ A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1: Cộng hóa trị của N trong phân tử N2 là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VA. Cấu hình electron nguyên tử của X ở trạng thái cơ bản là A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p3. C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p5. Câu 3: Phân lớp electron d chứa số electron tối đa là A. 2. B. 6. C. 18. D. 10. Câu 4: Cho 4,6 gam kim loại natri phản ứng hoàn toàn với lượng nước dư, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. Câu 5: Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất khử là chất A. nhường proton. B. nhận proton. C. nhường electron. D. nhận electron. Câu 6: Số oxi hoá của clo trong HClO3 là A. +7. B. +5. C. +3. D. +6. Câu 7: Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong 4 nguyên tố: 13Al, 12Mg, 19K, 20Ca. Bán kính nguyên tử của chúng được ghi trong bảng sau: Nguyên tố X Y Z T (*) Bán kính nguyên tử (pm) 194 118 243 145 (*) http://periodictable.com/Properties/A/AtomicRadius.v.html Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y là 19K. B. T là 12Mg. C. Z là 20Ca. D. X là 13Al. Câu 8: Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,90. Cho rằng brom có hai đồng vị, trong đó 79 Br chiếm 50,69% số nguyên tử. Số khối của đồng vị còn lại là A. 82. B. 80. C. 81. D. 79. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phi kim mạnh nhất là flo. B. Phi kim yếu nhất là oxi. C. Kim loại mạnh nhất là liti. D. Kim loại yếu nhất là xesi. Câu 10: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử? o t  Na2SO4 + 2H2O. B. 2NaOH + H2SO4   2KCl + 3O2. A. 2KClO3  t C. AgNO3+ NaCl   AgCl + NaNO3. D. CaCO3   CaO + CO2. Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4. Cho các phát biểu sau: (a) X là phi kim. (b) Oxit cao nhất của X là XO3. (c) X là nguyên tố s. (d) Hợp chất khí với hiđro của X là H2X. o Trang 1/1 - Mã đề thi 307 SỞ G Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 12: Liên kết hóa học được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu gọi là A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết ion. C. liên kết kim loại. D. liên kết hiđro. Câu 13: Hạt mang điện tích âm cấu tạo nên nguyên tử là A. proton. B. hạt nhân. C. nơtron. D. electron. Câu 14: Một nguyên tử kim loại vàng có 79 proton, 118 nơtron. Số electron của nguyên tử đó là A. 197. B. 79. C. 39. D. 118. 2Câu 15: Ion X có tổng số hạt p, n, e là 26, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Nguyên tử Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 16. Phát biểu nào sau đây sai? A. Liên kết của X với Y là liên kết cộng hóa trị. B. Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VIA. C. Hợp chất khí của Y với hiđro chứa 5,88% khối lượng hiđro. D. Oxit cao nhất của Y chứa 40% khối lượng oxi. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e là 24. Trong hạt nhân, số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện. a. Viết kí hiệu nguyên tử của X (Dạng ZAX). b. Viết cấu hình electron nguyên tử của X. Cho biết X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? Câu 2 (2,0 điểm): Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron (yêu cầu thực hiện đủ 4 bước). a. C + FeO CO2 + Fe b. KNO3 + H2SO4 + Cu CuSO4 + NO + H2O + K2SO4. Câu 3 (1,0 điểm): Sử dụng bảng HTTH, hãy điền các thông tin vào trong bảng sau: Yêu cầu Xác định hiệu độ âm điện giữa Mg và Cl. Xác định loại liên kết trong MgCl2. Xác định điện hoá trị của Mg trong MgCl2. Xác định điện hoá trị của clo trong MgCl2. Trả lời Câu 4 (0,5 điểm): Đun nóng 14,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg trong không khí thu được a gam hỗn hợp Y gồm các kim loại và các oxit. Hoà tan hoàn toàn lượng hỗn hợp Y trên trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z được 49,8 gam muối khan. Xác định giá trị của a. ------- HẾT------Học sinh được sử dụng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trang 2/2 - Mã đề thi 307
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.