Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 132

doc
Số trang Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 132 5 Cỡ tệp Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 132 108 KB Lượt tải Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 132 0 Lượt đọc Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 132 0
Đánh giá Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 132
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: LỊCH SỬ 12 Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: ............................. Câu 1: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là A. kiên định con đường tư bản chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. B. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. C. tập trung cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng. D. thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng. Câu 2: Cho các sự kiện sau: 1. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) 2. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) 3. Thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian. A. 1,3,2. B. 1,2,3. C. 2,1,3. D. 3,2,1. Câu 3: Kẻ thù chính của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. chế độ phân biệt chủng tộc. C. chế độ độc tài thân Mĩ. D. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Câu 4: Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước? A. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới. C. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. D. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh. Câu 5: Người anh hùng cải tiến súng SKZ không giật, được vinh danh tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua yêu nước lần thứ nhất là: A. Trần Đại Nghĩa B. Hoàng Hanh. C. Cù Chính Lan. D. Ngô Gia Khảm. Câu 6: Năm 1929, tại số nhà 5D – Hàm Long (Hà Nội), một số hội viên tiên tiến của kì bộ Bắc Kì đã lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên gồm mấy đảng viên? A. 5 đảng viên. B. 6 đảng viên. C. 7 đảng viên. D. 8 đảng viên. Câu 7: Điều kiện nào quyết định nhất tạo ra khả năng đấu tranh công khai hợp pháp cho phong trào cách mạng Đông Dương giai đoạn 1936-1939? A. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới. B. Chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng thế giới của Quốc tế Cộng sản. C. Đảng cộng sản lãnh đạo. D. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền. Câu 8: Ý nghiã lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là gì? A. Làm lung lai ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược. B. Giáng một đòn nặng vào quân Mỹ, làm cho chúng không dám đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam. C. Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta. D. Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá họai miền Bắc. Câu 9: Việt Nam Quốc dân đảng là chính đảng yêu nước theo khuynh hướng chính trị nào? A. Quốc gia cách mạng tư sản. B. Quốc gia dân tộc tư sản. C. Quốc gia cải lương tư sản. D. Quốc gia tư sản. Câu 10: Tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 1945, làn sóng khởi nghĩa từng phần dâng cao ở nhiều nơi, Việt Minh đã lãnh đạo quần chúng giành chính quyền đầu tiên ở: A. Bần Yên Nhân – Hưng Yên. B. Tiên Du – Bắc Ninh. C. Nhà lao Ba Tơ – Quảng Ngãi. D. Thị xã Thái Nguyên – Thái Nguyên. Trang 1/4 - Mã đề thi 132 Câu 11: Trong các điểm sau, chỉ rõ điểm khác nhau giữa “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” của Đảng và “Luận cương chính trị” tháng 10-1930 là: A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. đáp án B. Phương hướng chiến lược của cách mạng. C. Vai trò lãnh đạo cách mạng. D. Phương pháp cách mạng. Câu 12: Chiến dịch đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 1954) là chiến dịch nào? A. Chiến dịch Biên giới (1950). B. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). C. Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954. D. Chiến dịch Việt Bắc (1947). Câu 13: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước tháng 3 năm 1945, ở Bắc Kì và Trung Kì Đảng đã đề ra khẩu hiệu gì? A. Tấc đất tấc vàng. B. Cách mạng ruộng đất. C. Giảm tô giảm thuế, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. D. Phá kho thóc giải quyết nạn đói. Câu 14: Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa “Hiệp định Pari” với “Hiệp định sơ bộ” và “Hiệp định Gionevo” là: A. Quyền dân tộc cơ bản giành được đầy đủ, trọn vẹn. B. Là hiệp định giải quyết riêng vấn đề Việt Nam. C. Tạo điều kiện cho ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. D. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. Câu 15: Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì? A. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mỹ. B. Có sự phối hợp đáng kể cuả lực lượng chiến đấu Mỹ. C. Sử dụng lực lượng chủ yếu là quân nguỵ. D. Dưới sự chỉ huy cuả hệ thống cố vấn quân sự Mỹ. Câu 16: Khối quân sự được thành lập ở Đông Nam Á vào 9/1954 là: A. ASEAN B. NATO C. CENTO D. SEATO Câu 17: Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế lao động vào năm nào? A. 1938. B. 1931. C. 1936. D. 1930. Câu 18: Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mỹ đã thực hiện biện pháp nào? A. Tăng đầu tư vốn, kỹ thuật phát triển kinh tế miền Nam. B. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia. C. Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại. D. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân ngụy đẩy mạnh chính sách ”bình định”. Câu 19: Sau khi Liên Xô sụp đổ, vị trí kế tục Liên Xô thuộc về quốc gia nào? A. Liên bang Nga. B. Ucraina. C. Ngoại Capcado. D. Blarutxia. Câu 20: "Phương án Maobáttơn" của thực dân Anh có nội dung chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia nào trên cơ sở tôn giáo? A. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Ápganixtan của người theo Hồi giáo. B. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakistan của người theo Hồi giáo. C. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Pakistan của người theo Ấn Độ giáo. D. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Ápganixtan của người theo Hin đu giáo. Câu 21: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989 - 1991) là A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến. B. những sai lầm về chính trị và tha hóa về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước. C. sự chống phá của các thế lực thù địch. D. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trang 2/4 - Mã đề thi 132 Câu 22: Hiệp ước Bali (1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của A. hiệp ước hòa bình và hợp tác. B. hiệp ước bình đẳng và thân thiện. C. hiệp ước hợp tác phát triển. D. hiệp ước thân thiện và hợp tác. Câu 23: Lựa chọn cách sắp xếp đúng cho các sự kiện sau trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: 1. Sang Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân. 2. Lập nhóm Cộng sản đoàn. 3. Lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. 4. Chủ trì hội nghị trung ương đảng lần 8. 5. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. 6. Gửi thư cho đồng bào Nam Bộ trước khi sang Pháp. A. 6,3,4,5,1,2. B. 1,2,3,4,5,6. C. 2,1,3,6,4,5. D. 3,1,2,4,5,6. Câu 24: Bình định miền Nam trong 18 tháng, là nội dung của kế hoạch nào sau đây: A. Kế hoạch Johnson Mac-namara. B. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi. C. Kế hoạch Stalây Taylo. D. Kế hoạch Stalây Taylo và Johnson Mac-Namara. Câu 25: Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng vào thời gian nào? A. 01 – 01 – 1955. B. 22 – 5 – 1955. C. 10 – 10 –1954. D. 16 – 5 –1955. Câu 26: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng Khởi” là gì? A. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CM miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. B. Sự ra đời của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam ( 20 – 12 – 1960 ). C. Giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. D. Làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biẹt của Mỹ. Câu 27: Đoạn thơ sau đây nói về cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam giữa năm 1972 ở đâu: “Đò qua Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi đã hóa thành sóng nước Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” A. Tây Nguyên. B. Phước Long. C. Đông Nam Bộ. D. Quảng Trị. Câu 28: Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ: A. Đồng Xoài. B. Bình Giã. C. Ba Gia. D. Ấp Bắc. Câu 29: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc “mang màu sắc Trung Quốc” được Đảng cộng sản Trung Quốc xác định từ đại hội nào? A. XI. B. XII. C. XIII. D. XIV. Câu 30: Ngày 18/03/1970 diễn ra sự kiện gì làm cho Campuchia rơi vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ? A. Mĩ hất cẳng Pháp để xâm lược Campuchia. B. Mĩ mang quân xâm lược Campuchia. C. Mĩ dựng lên chế độ độc tài Pôn Pốt. D. Mĩ chỉ đạo tay sai lật đổ chính quyền Xihanuc. Câu 31: Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ”? A. Lực lượng quân chư hầu. B. Lực lượng quân ngụy. C. Lực lượng quân viễn chinh Mỹ. D. Lực lượng quân ngụy và chư hầu. Câu 32: Mĩ đã tuyên bố xóa bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào thời điểm nào ? A. Năm 1976. B. Năm 1994. C. Năm 2004. D. Năm 2006. Câu 33: Trong cuộc đấu tranh chính trị chống “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam, lực lượng đóng vai trò quan trọng nhất thuộc về giai cấp nào? A. Nông dân. B. Tuổi trẻ, học sinh, sinh viên. C. Tăng ni, phật tử. D. Công nhân, nông dân. Câu 34: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập khi nào? Trang 3/4 - Mã đề thi 132 A. Cuối tháng 3/1929. B. Đầu tháng 3/1929 C. 4/1929 D. 5/1929 Câu 35: Những biện pháp mà Đảng và Bác Hồ đã đề ra trong thời kỳ từ 2/9/1946 đến trước 19/12/1946 để giải quyết các vấn đề thù trong giặc ngoài xuất phát từ cơ sở nào là quan trọng nhất? A. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. B. Tương quan lực lượng giữa ta và địch. C. Huy động tối đa sức mạnh của nhân dân. D. Chính quyền ta còn non trẻ. Câu 36: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt”? A. Chiến thắng Ấp Bắc. B. Chiến thắng Bình Giã. C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Ba Gia . Câu 37: Tên của lực lượng vũ trang được thành lập ở Nghệ Tĩnh trong cao trào cách mạng năm 1930 là gì? A. Du kích. B. Tự vệ. C. Tự vệ đỏ. D. Tự vệ chiến đấu. Câu 38: “Loạn 12 sứ quân”, “Chiến tranh Nam – Bắc triều”, “Chiến tranh Trịnh – Nguyễn”, “Hiệp định Giơnevo” dẫn đến hệ quả chung là gì? A. Đất nước rơi vào cảnh chiến tranh. B. Nhân dân li tán, cuộc sống lầm than. C. Đất nước bị chia cắt. D. Kinh tế suy thoái. Câu 39: Ngày 06-06-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta? A. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. B. Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần hai. C. Hội nghị cấp cao ba nưóc Đông dương. D. Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Pari. Câu 40: Năm 1941, căn cứ địa cách mạng được xây dựng theo chủ trương của Đảng là A. căn cứ địa Cao Bằng. B. căn cứ địa Lạng Sơn. C. căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. D. căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng. ----------------------------------------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ----------------------------------------- The end ---------------------------------------- Trang 4/4 - Mã đề thi 132
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.