Để doanh nghiệp KH&CN đóng góp nhiều hơn vào GDP

pdf
Số trang Để doanh nghiệp KH&CN đóng góp nhiều hơn vào GDP 3 Cỡ tệp Để doanh nghiệp KH&CN đóng góp nhiều hơn vào GDP 263 KB Lượt tải Để doanh nghiệp KH&CN đóng góp nhiều hơn vào GDP 0 Lượt đọc Để doanh nghiệp KH&CN đóng góp nhiều hơn vào GDP 2
Đánh giá Để doanh nghiệp KH&CN đóng góp nhiều hơn vào GDP
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

diễn đàn khoa học và công nghệ Diễn đàn Khoa học và Công nghệ Để doanh nghiệp KH&CN đóng góp nhiều hơn vào GDP TS Đào Quang Thủy1, TS Lê Thị Kim Chi2 Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN 2 Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy 1 Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm nhiều hơn đối với các doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DNKH&CN) thông qua các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế, cho thuê đất... Nhờ đó, các doanh nghiệp này mặc dù còn non trẻ song đã có nhiều điều kiện để phát triển mạnh hơn và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế quốc gia. Theo số liệu thống kê, DNKH&CN đã đóng góp 2,9% vào GDP năm 20181. Để con số này tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới cần tiếp tục có những chính sách phù hợp và đổi mới hơn. Hoạt động và đóng góp của DNKH&CN Doanh nghiệp KH&CN hiện đang được xác định là “Đòn bẩy cho sản xuất trong nước” vì không chỉ là cầu nối đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất mà còn đóng vai trò như một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế. Theo thống kê, cả nước có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN, 468 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận DNKH&CN2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã rời khỏi thị trường nhưng DNKH&CN vẫn tìm được đường đi cho riêng mình để tồn tại và phát triển. Các doanh 1 Số liệu thống kê được công bố năm 2019 của Tổng cục Thống kê. Báo cáo của Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN năm 2019. 2 4 nghiệp này đã đầu tư thích đáng vào KH&CN và liên tục đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và chống chịu tốt với thị trường. Về sản xuất, kinh doanh của DN KH&CN Tính đến tháng 8/2019, trong tổng số 468 DNKH&CN có 19 doanh nghiệp ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động (đã thu hồi giấy chứng nhận DNKH&CN của 7 doanh nghiệp). Báo cáo của 165 doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2018 cho thấy DNKH&CN đã tạo việc làm cho 23.989 người lao động. Tổng doanh thu của 165 doanh nghiệp đạt 160.887,4 tỷ đồng (doanh thu bình quân đạt 975,075 tỷ đồng/doanh nghiệp). Trong đó, 151 doanh nghiệp có doanh thu từ sản phẩm KH&CN với 8.672,8 tỷ đồng (chiếm 5,4% tổng doanh thu). Năm 2018, GDP theo giá hiện hành của Việt Số 4 năm 2020 Nam đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, như vậy tổng doanh thu của 165 DNKH&CN đạt 2,9% GDP cả nước3. 147 DNKH&CN có lãi, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 5.215,2 tỷ đồng. Trong đó, tổng lợi nhuận trước thuế của sản phẩm KH&CN đạt 724,9 tỷ đồng/131 doanh nghiệp; 40 doanh nghiệp có doanh thu trên 100 tỷ đồng. Về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Trong tổng số 165 DNKH&CN có 110 doanh nghiệp có báo cáo thực hiện việc đầu tư cho phát triển KH&CN với tổng kinh phí đầu tư đạt 853,5 tỷ đồng; 36 doanh nghiệp báo cáo về việc trích lập quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp với tổng kinh phí trích lập năm 2018 là 55,6 tỷ đồng; 52 doanh nghiệp thực hiện 3 Tổng cục Thống kê: “Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam năm 2018” Diễn đàn khoa học và công nghệ Bảng 1. Doanh thu của một số DNKH&CN tiêu biểu. STT Tên doanh nghiệp Tổng doanh thu (triệu đồng) Doanh thu từ sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN (triệu đồng) Tổng lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 1 Công ty CP Tập đoàn Thái Bình seed 587.462 475.196 76.835 2 Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới 946.823 832.952 121.418 925 3 Công ty CP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam 981.489 717.251 210.132 691 4 Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông 932.112 743.532 34.735 552 5 Công ty TNHH Minh Long I 1.117.923 1.116.420 43.757 2.111 Tổng số lao động (người) 316 Nguồn: Báo cáo của Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN năm 2019. Bảng 2. DNKH&CN được hưởng ưu đãi. Nội dung Thuế TNDN được miễn, giảm (triệu đồng) Tiền thuê đất được miễn, giảm (triệu đồng) Vay vốn tín dụng ưu đãi (triệu đồng) Thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước (triệu đồng) Số lượng DN được ưu đãi 53 21 12 52 193.534,54 73.224 213.768,46 Tổng số tiền được miễn/ giảm 111.457,3 Nguồn: Báo cáo của Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN năm 2019. nhiệm vụ KH&CN có sử dụng vốn nhà nước với tổng kinh phí 213,7 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Bảng 1 giới thiệu doanh thu của một số DNKH&CN tiêu biểu. Các DNKH&CN chú trọng tới việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong tổng số 468 DNKH&CN được cấp giấy chứng nhận có khoảng 7% doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận từ kết quả KH&CN có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; hơn 90% doanh nghiệp còn lại tự đầu tư nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao kết quả KH&CN bằng toàn bộ nguồn vốn của chính doanh nghiệp. 4 Trong 16 doanh nghiệp được miễn, giảm tiền thuê đất có Công ty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi) được miễn tiền thuê đất 192 tỷ đồng. DNKH&CN chú trọng tới việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả KH&CN và sản phẩm được tạo ra: 88 doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và 10 doanh nghiệp đang chờ kết quả đăng ký bảo hộ. Ví dụ; Công ty CP Robot Tosy đã đăng ký bảo hộ tại 21 nước trên thế giới; Công ty TNHH Thiết bị y tế Bắc Việt sở hữu hơn 15 bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; Công ty CP Công nghiệp và thiết bị chiếu sáng Duhal sở hữu 15 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp... Tiếp cận chính sách ưu đãi, hỗ trợ Theo báo cáo của các Sở KH&CN, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với DNKH&CN còn khó khăn, số doanh nghiệp được hỗ trợ khá khiêm tốn. Một số DNKH&CN được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác của Nhà nước như miễn/giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; vay vốn với lãi suất thấp hơn doanh nghiệp thông thường… (xem bảng 2). Ngoài các chính sách hỗ trợ chung của Nhà nước, các tỉnh/ thành phố đều tăng cường hỗ trợ cho các DNKH&CN, doanh nghiệp tiềm năng thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước. Tại TP Hồ Chí Minh, DNKH&CN còn nhận được hỗ trợ từ Quỹ Inofund thuộc Dự án Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp - BIPP (Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất - Xuất nhập khẩu Ngân Hà), Chương trình kích cầu đầu tư của TP Hồ Chí Minh về hỗ trợ lãi vay, thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước (Công ty TNHH Khoa học công nghệ nông nghiệp Anh Đào). Một số thuận lợi, khó khăn Về thuận lợi - Hoạt động với tư cách DNKH&CN, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình thương mại hóa sản phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người (do sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, giúp khách hàng yên tâm về chất lượng). - Được hưởng các hỗ trợ của Nhà nước về đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, được giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các hội thảo, triển lãm, kết nối cung - cầu, chợ công nghệ và thiết bị. Số 4 năm 2020 5 Diễn đàn Khoa học và Công nghệ - Nhờ được miễn, giảm thuế TNDN, thuê đất, vay vốn đầu tư, thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước, DNKH&CN tập trung được nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cho KH&CN, đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, không ngừng tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng và sức cạnh tranh. Nhiều DNKH&CN chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm chủ lực của địa phương và quốc gia; nhiều DNKH&CN có doanh thu lớn, sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. - Các tỉnh/thành phố ngày càng chú trọng tới việc hỗ trợ doanh nghiệp ở địa phương thực hiện các hoạt động nhằm phát triển KH&CN thông qua ban hành và triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ. Đây là một trong những biện pháp tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển DNKH&CN ở các địa phương. Về khó khăn - Cán bộ, chuyên viên quản lý về DNKH&CN tại nhiều địa phương còn hạn chế về kiến thức để tham mưu cho lãnh đạo các Sở KH&CN cũng như hướng dẫn cho doanh nghiệp về chứng nhận DNKH&CN và các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, đầu tư… - Việc tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khó khăn đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ do hạn chế về nhân lực có khả năng nghiên cứu tiếp cận các chính sách hỗ trợ; mặt khác do quy định 6 chưa cụ thể nên các sở, ngành khác chỉ áp dụng theo văn bản pháp luật của ngành đó. - Nhiều DNKH&CN gặp khó khăn trong việc triển khai ứng dụng kết quả KH&CN do thiếu vốn để đầu tư cơ sở vật chất và quảng bá, giới thiệu sản phẩm, việc cấp phép sản xuất lưu hành chậm, khó khăn trong việc đấu thầu các dự án công do thiếu các quy định về định mức… - Những sản phẩm nghiên cứu khoa học không quá nổi trội về công nghệ hoặc không có thị trường tiêu thụ nên các sản phẩm được hình thành từ kết quả KH&CN này chưa mang lại lợi nhuận cao cho DNKH&CN. Bên cạnh đó, một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước còn chưa tác động được tới doanh nghiệp như: chính sách ưu tiên sử dụng các trang thiết bị phục vụ trong phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; hưởng ưu đãi về giá cho thuê đất tại các khu công nghiệp/ khu chế xuất/khu kinh tế… Do còn thiếu các văn bản, quy định hướng dẫn chi tiết, liên ngành nên việc đưa các chính sách ưu đãi này vào thực tiễn vẫn đang gặp khó khăn. Những giải pháp cần thiết Để lực lượng DNKH&CN đóng góp vào GDP cao hơn trong những năm tiếp theo, cần quan tâm đến một số nội dung sau: - Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế TNDN theo hướng khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, tăng cường đầu tư cho KH&CN để phát triển sản phẩm mới, chủ lực tham gia vào chuỗi Số 4 năm 2020 giá trị trong tiến trình hội nhập. Cụ thể: cần xác định rõ ưu đãi về thuế TNDN là ưu đãi sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN nên cần đảm bảo độc lập, không bị ràng buộc bởi các ưu đãi khác; đối với đất đai cần khuyến khích cho DNKH&CN đầu tư tài sản gắn trên đất để sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN; đối với ưu đãi tín dụng đầu tư thì theo hướng ưu tiên cho DNKH&CN vay vốn ưu đãi lãi suất vay, bảo lãnh vốn vay thông qua dự án KH&CN đã được cơ quan KH&CN đánh giá, thẩm định. - Bộ KH&CN cần kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cho triển khai chương trình hỗ trợ cho DNKH&CN theo hướng tập trung hỗ trợ các lĩnh vực công nghệ ưu tiên, từ đó sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện công nghệ, tự nghiên cứu và nhận chuyển giao công nghệ trong nước hoặc nước ngoài. Tinh thần của chương trình phải theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới sáng tạo, từ đó sẽ lan tỏa tới cộng đồng doanh nghiệp về chính sách phát triển DNKH&CN. - Tăng cường khâu đào tạo, tập huấn cho cán bộ, chuyên viên các Sở KH&CN để nâng cao trình độ quản lý DNKH&CN, cụ thể như kiến thức về chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, thuế, tín dụng, đất đai ?
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.