Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

doc
Số trang Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy 3 Cỡ tệp Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy 57 KB Lượt tải Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy 0 Lượt đọc Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy 56
Đánh giá Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG THCS GIA THỤY TỔ XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 7 NĂM HỌC: 2020- 2021 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững kiến thức các nội dung đã học, các bài học giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật 2. Kĩ năng: - HS có kĩ năng trả lời câu hỏi, làm bài tập thực hành, bài tập trắc nghiệm, xử lí tình huống - Biết vận dụng kiến thức đã học để tự rèn luyện bản thân, chấp hành những quy định của pháp luật 3. Thái độ: - HS có thái độ học tập, ôn tập nghiêm túc - Tôn trọng, chấp hành nội quy của Nhà trường, pháp luật của Nhà nước 4. Hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực công nghệ thông tin, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo... - Năng lực chuyên biệt: + Tự nhận thức, điều chỉnh hành vi thể hiện nghĩa vụ với các phạm trù đạo đức và pháp luật. + Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm với các phạm trù đạo đức và pháp luật. + Giải quyết các vấn đề thực tiễn về các phạm trù đạo đức và pháp luật. II. Phạm vi ôn tập: Ôn từ bài 16 đến bài 18. III. Một số bài tập cụ thể: - Làm các dạng bài tập trắc nghiệm - Bài tập tự luận - Vận dụng các kiến thức đã học để xử lí các bài tập tình huống Bài 1: Nêu trách nhiệm của công dân đối với bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Cho bốn ví dụ về việc mà em và gia đình đã liên hệ với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) nơi em ở để được giải quyết. Bài 2: Vì sao nói Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân? Bài 3: Em hiểu thế nào là mê tín dị đoan? Theo em, trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Cho ví dụ. Theo em, làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó. Bài 4: Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm những loại cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Vì sao? Bài 5: Trong cuộc sống, em cần phải làm gì và vận động cha mẹ cùng mọi người trong gia đình làm gì để góp phần xây dựng nhà nước ở cơ sở? Cho bốn ví dụ về việc mà em và gia đình đã liên hệ với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) nơi em ở để được giải quyết. Bài 6: Ở lớp 7A1 có một số bạn nói rằng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đều là một, vì ở nhiều nơi hai cơ quan này đều có chung một trụ sở làm việc. Theo em, ý kiến trên có đúng không? Vì sao? Bài 7: Huỳnh và Phong tranh luận với nhau: - Huỳnh: Theo tớ, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là hai cơ quan khác nhau. Phong: Tớ thì cho rằng, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đều do nhân dân bầu ra, nên không có sự phân biệt. Theo em, ý kiến của Huỳnh hay Phong là đúng? Vì sao? --- HẾT--- BGH duyệt Tổ/ nhóm CM duyệt Người lập đề cương Phạm Thị Hải Vân Trương Thị Thanh Xuân Vũ Thị Phượng Câu 1. - Ý kiến của Huỳnh là đúng. - Giải thích: Vì: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tuy đều là cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra nhưng đây là hai loại cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước ta, còn Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở từng địa phương cụ thể. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cũng khác nhau rõ rệt. Câu 2. Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn): Phải tôn trọng và bảo vệ các cơ quan Nhà nước, đồng thời làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đặc biệt là phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật cũng như những quy định của chính quyền địa phương. Yêu cầu học sinh nêu được 4 việc, ví dụ như: xin cấp giấy khai sinh, xác nhận lí lịch, sao giấy khai sinh, công chứng, đăng kí kết hôn.v.v... Câu 3 - Ý kiến trên không đúng. - Giải thích: Vì: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, còn Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Đây là hai loại cơ quan Nhà nước khác nhau. Dù có nơi (nhất là ở các xã, phường, thị trấn) Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân có thể có chung trụ sở làm việc nhưng nhiệm vụ của hai loại cơ quan này vẫn khác nhau, không thể coi là một được. Câu 4 Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn): Phải tôn trọng và bảo vệ các cơ quan Nhà nước, đồng thời làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đặc biệt là phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật cũng như những quy định của chính quyền địa phương. Yêu cầu học sinh nêu được 4 việc, ví dụ như: xin cấp giấy khai sinh, xác nhận lí lịch, sao giấy khai sinh, công chứng, đăng kí kết hôn.v.v...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.