Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long

docx
Số trang Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long 2 Cỡ tệp Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long 18 KB Lượt tải Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long 0 Lượt đọc Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long 46
Đánh giá Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 - HK II Năm học 2019 – 2020 I. Phần lý thuyết : Câu 1: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Kể những việc làm chứng tỏ bản thân là người sống và làm việc có kế hoạch. - Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. - Kể việc làm ( hs tự liên hệ bản thân) Câu 2 : Sống và làm việc có kế hoạch sẽ mang lại ý nghĩa như thế nào với mỗi người? - Giúp con người chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc → Công việc trôi chảy, đạt hiệu quả cao. - Mỗi người dễ dàng thực hiện mọi ước mơ, mục đích trong cuộc đời. Câu 3: Nêu những bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam? - Yêu Tổ quốc và có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. - Tôn trọng pháp luật. - Yêu thương, kính trọng người thân trong gia đình. - Chăm chỉ học tập; lễ phép. - Có nếp sống trong sạch, văn minh. Câu 4: Trình bày khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nêu các ví dụ về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống con người. - Khái niệm : + Môi trường: là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. + Tài nguyên thiên nhiên: là những của cải, vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. - HS tự nêu ví dụ - Ý nghĩa : + Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển về mọi mặt. + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.  Bảo vệ môi trường để tạo ra cuộc sống tốt đẹp, bền vững. Câu 5: Thế nào là các di sản văn hóa? Kể tên các loại di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa. - Khái niệm : Di sản văn hóa bao gồm các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - HS tự kể tên các loại di sản văn hóa. - Ý nghĩa : - Đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam: giúp các thế hệ sau tiếp thu, kế thừa và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. - Đối với thế giới: đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Câu 6: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo? Cần phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng và tôn giáo của người khác? - Khái niệm: là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hay cản trở. - Việc làm: + Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo. + Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo và những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. II. Phần bài tập - Xem lại các dạng bài tập trong SGK  Bài tập trắc nghiệm đúng sai, nối cột, điền vào chỗ trống...  Bài tập tình huống.  Dạng BT nêu ý kiến/ lựa chọn và giải thích
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.