Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên

doc
Số trang Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên 3 Cỡ tệp Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên 49 KB Lượt tải Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên 0 Lượt đọc Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên 33
Đánh giá Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Năm học: 2019-2020 I/ Trắc nghiệm Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng nhất ? A. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. B. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) là cơ quan quyết định phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. C. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) có quyền tự quyết định mọi hoạt động của mình. D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) chịu trách nhiộm trước Uỷ ban nhân dân huyện về mọi hoạt động của mình. Câu 2: Câu nào sau đây là đúng khi nói vê Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn) A. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) là cơ quan đại biểu của nhân dân. B. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) là cơ quan đại biểu của nhân dân. C. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra. D. Hội đồng nhân dân (phường, thị trấn) do Ủy ban nhân dân trực tiếp bầu ra Câu 3: Cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm : A. Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) B. Hội đồng nhân dân và Tòa án nhân dân xã (phường, thị trấn) C. Trường tiểu học, Trường trung học, Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) D. Trạm y tế và Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) Câu 4: Những nội dung sau đây là đúng hay sai khi nói về nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)? Nội dung Đúng Sai A. Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình. B. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và quản lí hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương. C. Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh ở địa phương. D. Bảo vệ tính mạng, tài sản và tự do, danh dự, nhân phẩm của cổng dân. Câu 5: Khi cần cấp giấy khai sinh em sẽ đến cơ quan nào sau đây? A. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) B. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) C. Trạm y tế xã (phường, thị trấn) D. Công an xã (phường, thị trấn) Câu 6: Câu nào sau đây không nằm trong quyền hạn của Ủy ban nhân dân ? A. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. B. Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước. C. Kiểm tra việc chấp hành các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. D. Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát triển địa phương. Câu 7: Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về A. chấp hành nghị quyết của cơ quan cấp trên. B. vấn đề cấp sổ hộ khẩu, thẻ căn cước công dân, giấy khai sinh. C. phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. D. quản lí sổ hộ khẩu, việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương. Câu 8: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra? A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) B. Hội đồng nhân dân cấp trên. C. Nhân dân D. Ủy ban nhân dân cấp trên. Câu 9 : Ý kiến nào sau đây đúng ? A. Nhân dân không có trách nhiệm, nghĩa vụ gì đối với nhà nước. B. Người dân phải nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật. C. Học sinh còn nhỏ tuổi nên chưa cần cấp hành pháp luật. D. Người dân không cần quan tâm đến những quyết định của các cơ quan nhà nước. Câu 10 : Ý kiến nào sau đây sai ? A. Công dân cần làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. B. Công dân cần tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước. C. Công dân cần chấp hành những quy định của chính quyền địa phương. D. Công dân không nên đóng góp bất kì ý kiến nào về quyết định của chính quyền địa phương. II/ Tự luận Câu 1: a. Bộ máy nhà nước ta gồm những loại cơ quan nào ? b. Mỗi loại cơ quan gồm những cơ quan cụ thể nào ? c. Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ? Tại sao ? d. Nhà nước ta là nhà nước của ai ? Câu 2: Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật ? Câu 3: Hãy kể về một di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam mà em biết. (Hoàng thành Thăng Long ; Phố cổ Hội An; Quần thể danh thắng Tràng An; Quần thề di tích Cố đô Huế ; Thánh địa Mỹ Sơn ; Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ; Vịnh Hạ Long) Câu 4: a. Địa phương em có những di sản văn hóa nào? b. Hãy kể về một di sản văn hóa mà em biết rõ nhất ? c. Em hãy kể về 2 việc làm của em tham gia góp phần bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương mình? Câu 5: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Có một người thợ săn lành nghề, bắn rất giỏi. Một hôm, ông xách nỏ vào rừng săn bắn. Ông thấy một con vượn mẹ ngồi ôm con trên tảng đá, ông nhẹ nhàng giương nỏ bắn một mũi tên trúng tim nó. Vượn mẹ giật mình, tay vượn mẹ vẫn không rời vượn con. Máu ở vết thương của nó rỉ ra, ướt hết cả ngực. Bỗng vượn mẹ đặt con xuống, vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con. Đoạn nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng vượn con. Vượn mẹ chăm chú nhìn vượn con, nét mắt của nó vô cùng đau khổ, rồi ngã xuống. Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, người thợ săn đứng lặng, nước mắt chảy ròng. Người đi săn vô cùng hối hận. Lúc ấy, một câu hỏi vang lên trong đầu ông: “Vượn mẹ chết, rồi đây vượn con sẽ sống ra sao?”. Càng nghĩ càng thấy đau lòng, người đi săn bẻ gãy chiếc nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đấy, người thợ săn bỏ nghề săn thú. a. Con người săn bắn động vật hoang dã để làm gì? b. Vì sao người thợ săn từ bỏ nghề săn thú? C. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ động vật hoang dã? Câu 6: Nạn phá rừng ở Việt Nam là một trong những vấn nạn ở Việt Nam. Các hình thức phá rừng ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó nhờ các nỗ lực bảo vệ và trồng mới rừng của chính phủ Việt Nam, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam không ngừng tăng lên từ năm 1996 đến nay nhưng tỷ lệ rừng tự nhiên trong tổng diện tích rừng lại giảm. a. Phá rừng dẫn đến những hậu quả gì? b. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng? Câu 7: Tại tọa đàm "Ô nhiễm không khí tại Việt Nam từ góc nhìn kinh tế" tổ chức sáng 14/1, PGS.TS Đinh Đức Trường (Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết mỗi năm, Việt Nam có hàng chục nghìn người tử vong do ô nhiễm môi trường, 2/3 trong số đó tử vong do ô nhiễm không khí.Theo đó, năm 2018, 71.000 người chịu tác động của ô nhiễm môi trường, trong đó 50.000 người tử vong vì ảnh hưởng bởi không khí độc hại. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở thời điểm này ước tính 10,82-16,63 tỷ USD, tương đương 240.000 tỷ đồng, chiếm 4,45-5,64% GDP cả nước. a) Ô nhiễm không khí dẫn đến những hậu quả gì? b) Chúng ta cần làm gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí? ---- Hết ----
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.