Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường

pdf
Số trang Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường 4 Cỡ tệp Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường 174 KB Lượt tải Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường 0 Lượt đọc Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường 3
Đánh giá Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 2 SINH HỌC 9 NĂM HỌC 2017 – 2018 Câu 1: Thế nào là một quần xã sinh vật? Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật? Câu 2:Trình bày một số nội dung cơ bản của chương II và chương III trong Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam Câu 3: Giải thích các biện pháp sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tái sinh? -Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất: bảo vệ đất tránh bị xói mòn và không thoái hóa, chống nhiễm mặn, chống khô hạn và nâng cao độ phì của đất, trồng cây gây rừng,… -Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: Giữ cho nguồn nước không bị ô hiễm và cạn kiệt, không thải các chất độc ra môi trường nước,… -Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: Phải quy hoạch hợp lí việc khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia,… Sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật: khai thác có mức độ tài nguyên sinh vật, tạo môi trường sống phù hợp . Không dùng hóa chất, chất nổ, …đánh bắt thủy , hải sản, không đánh bắt động vật non, động vật cái đang trong kì sinh sản và chăm sóc con Câu 4:Ô nhiễm môi trường gây tác hại như thế nào tới đời sống con người? Cho ví dụ. Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? * Tác hại của ô nhiễm môi trường: -Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. -Tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh. -Ô nhiễm môi trường góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật. - Ví dụ: Khói bụi gây bệnh phổi, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác động bất lợi cho hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người, gây một số bệnh di truyền, ung thư * Biện pháp hạn chế: - Xử lí chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. - Sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời. -Xây dựng nhiều công viên cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu... -Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về phòng chống ô nhiễm. Câu 5: Trong một quần xã sinh vật gồm các sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ mèo rừng, vi sinh vật. Hãy liệt kê các chuỗi thức ăn có thể có và vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật đó. - Các chuỗi thức ăn: Cỏ→thỏ →mèo→vi sinh vật Cỏ→thỏ →hổ → vi sinh vật Cỏ → dê →hổ → vi sinh vật Cỏ →sâu → chim → vi sinh vật - Lưới thức ăn: Dê hổ Cỏ thỏ mèo VSV Sâu chim Câu 6. Chuỗi thức ăn là gì? Lưới thức ăn là gì? Hãy vẽ sơ đồ 4 chuổi thức ăn có số mắt xích theo thứ tự lần lượt bằng : 3, 4, 5 và 6 ( Lưu ý : mỗi chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất và kết thúc bằng sinh vật phân giải ) Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sv bị mắt xích phía sau tiêu thụ. VD: Cây cỏ - >Chuột - - > rắn Lưới thức ăn gồm các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung. Câu 7 : Ô nhiễm môi trường là gì? Cần có những biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm môi trường? Là học sinh em có thể làm những gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. * Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: - Xử lí chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. - Sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời. -Xây dựng nhiều công viên cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu... -Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về phòng chống ô nhiễm. Câu 8 : Trình bày các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu và cho 3 ví dụ về mỗi dạng tài nguyên thiên nhiên. Tại sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên ? Ở Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có những loại tài nguyên thiên nhiên nào, hãy sắp xếp chúng vào các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu .  Các dạng tài nguyên thiên nhiên ( TNTN) chủ yếu  Tài nguyên không tái sinh: là dạng TNTN sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. VD : than đá, dầu lửa, khí đốt  Tài nguyên tái sinh : là dạng TNTN khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi trở lại. Ví dụ: Nước , đất, sinh vật  Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : là dạng tài nguyên sử dụng mãi mãi , không gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: năng lượng mặt trời, gió, sóng thủy triều...  Tại vì TNTN không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí , vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.  Các dạng TNTN có ở Tỉnh BRVT  TN không tái sinh: dầu lửa, khoáng sản  Tài nguyên tái sinh: rừng , đất, nước  Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: suối nước nóng Bình Châu Câu 9. Thế nào là một hệ sinh thái? Trong một hệ sinh thái gồm các sinh vật sau: thực vật, sâu, thỏ, ếch, dê, hổ, rắn, gà, châu chấu, cáo, vi khuẩn phân giải. Hãy thành lập một lưới thức ăn và chỉ ra các bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn đó. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã(sinh cảnh), hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định. * Dê Hổ Thực vật Thỏ Cáo Sâu Gà Vi khuẩn Châu chấu Ếch Rắn  Các bậc dinh dưỡng: - Sinh vật SX: Thực vật - Sinh vật tiêu thụ bậc 1: dê, thỏ, sâu, châu chấu - Sinh vật tiêu thụ bậc 2: hổ, cáo, gà, ếch - Sinh vật tiêu thụ bậc 3: hổ, cáo, rắn - Sinh vật phân giải: vi khuẩn. Câu 10. So sánh quần thể người và quần thể sinh vật. Vì sao laïi coù söï khaùc nhau ñoù? Tháp dân số cho biết điều gì? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý. - Giống nhau : Quần thể người có những đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác như giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong….. - Khác nhau : Quần thể người có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác không có như pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa …. Vì con người có lao động, tư duy, sáng tạo nên con người có thể điều chỉnh các đặc điểm sinh học trong quần thể sinh vật và cải tạo được thiên nhiên .  Đặc trưng cơ bản của quần thể người là thaønh phaàn nhoùm tuoåi… Tháp dân số cho biết số lượng người, tyû leä giôùi tính, thaønh phaàn nhoùm tuoåi của một quốc gia nào đó, biểu hịện đặc trưng của một nước tại một thời điểm nhất định . Tháp dân số còn cho biết : + Tỉ lệ trẻ em sinh ra hàng năm + Tỉ lệ tăng trưởng dân số + Tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi (tuổi thọ trung bình) + Tỉ lệ người gìa + Tháp dân số đó thuộc dạng tháp gì ( ổn định hay phát triển ) * ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí : tạo được sự hài hòa về kinh tế và xã hội, bảo đảm cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội . Câu11: Nêu biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa và vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã? * Biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa: - Trồng cây rừng trên vùng đất đồi trọc - Tăng cường công tác thủy lợi và tới tiêu hợp lí. - Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh - Luân canh hợp lí - Chọn giống vật nuôi và cây trồng phù hợp cho năng suất cao. * Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã: - Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng. - Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người học sinh về vấn đề này. Câu 12: Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường. Mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường? * Luật bảo vệ môi trường: Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do hoạt động con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. * Một số nôi dung cơ bản về luật BVMT: a. Phòng chống suy thóai, ô nhiễm và sự cố môi trường ( chương 2) - Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, nhăn chặn, khắc phục các hậu qủa xấu do con người và thên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên . - Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam . b. Khắc phục suy thóai, ô nhiễm và sự cố môi trường ( chương 3 ) - Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp . - Các tổ chức và cá nhân gây ra sư cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu qủa về mặt môi trường * Mỗi học sinh cần: - Ý thức hành động thực hiện tốt luật BVMT - Tuyên truyền giáo dục mọi người xung quanh cùng ý thức và hành động thực hiện tốt luật BVMT. Câu 13:a/ Vì sao nói: động vật hằng nhiệt có thể phát tán và sinh sống ở khắp nơi b/ Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm những thành phần nào? Cho ví dụ. Một hệ sinh thái đồng cỏ có các sinh vật sau: vi sinh vật, cỏ, dê, gà, cáo, mèo rừng, hổ, thỏ. Hãy thành lập một lưới thức ăn và liệt kê các chuỗi thức ăn sau đó chỉ ra các mắt xích chung trong lưới thức ăn đó. a/ Vì: các động vật này có khả năng điều hòa và giữ được nhiệt độ cơ thể ổn định. b/ Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm: SVSX, SVTT, SVPG - Ví dụ:SVSX: cỏ, gỗ… SVTT: sâu, chuột, nai, cầy, rắn…….. SVPG: vi sinh vật, nấm, giun đất…… Dê Hổ Cỏ Thỏ Cáo Visinh vật Gà Mèo rừng - Chuỗi thức ăn (HS tự liệt kê) - Mắt xích chung: cỏ, thỏ, hổ, cáo, mèo, vi sinh vật Câu 14: a. Nhân tố sinh thái là gì? Các nhân tố sinh thái được chia thành mấy nhóm? Nêu đặc điểm của mối quan hệ cộng sinh và hội sinh. b. Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào? Hãy cho biết giới hạn sinh thái của cá rô phi Việt Nam. Câu 15. Thế nào là một hệ sinh thái? Trong một hệ sinh thái gồm các sinh vật sau: thực vật, sâu, thỏ, dê, hổ, gà, cáo, vi khuẩn phân giải. a. Hãy vẽ sơ đồ một lưới thức ăn và chỉ ra các bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn đó. b. Liệt kê các chuỗi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái trên và chỉ ra các mắt xích chung. (Lưu ý: trong quá trình ôn tập các em phải có những kiến thức cơ bản về thực tế để làm bài, tránh ôn bài một cách máy móc, thiếu sự sang tạo linh hoạt)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.