Đề cương môn học Lý thuyết tài chính - GV. Nguyễn Phương Thúy

pdf
Số trang Đề cương môn học Lý thuyết tài chính - GV. Nguyễn Phương Thúy 60 Cỡ tệp Đề cương môn học Lý thuyết tài chính - GV. Nguyễn Phương Thúy 549 KB Lượt tải Đề cương môn học Lý thuyết tài chính - GV. Nguyễn Phương Thúy 0 Lượt đọc Đề cương môn học Lý thuyết tài chính - GV. Nguyễn Phương Thúy 3
Đánh giá Đề cương môn học Lý thuyết tài chính - GV. Nguyễn Phương Thúy
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 60 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Môn học: LÝ Nguyễn Phương Thúy THUYẾT TÀI CHÍNH Chương I: Những vấn đề cơ bản về tài chính I/ Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính: 1. Tiền đề sản xuất hàng hoá và tiền tệ Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ: Phân công lao động xã hội phát triển thành sản xuất và trao đổi hàng hoá được hình Tiền tệ xuất hiện như 1 đòi hỏi khách quan Cuộc cách mạng trong công nghệ phân phối ( chuyển từ phân phối bằng hiện vật sang phân phối bằng giá trị) Tài chính ra đời. 2. Tiền đề Nhà nước: Chế độ tư hữu xuất hiện: Xã hội bắt đầu phân chia giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội Nhà nước xuất hiện dưới hình thái Nhà nước của chế độ nô lệ tiêu nhằm duy trì quyền lực của Nhà nước đóng góp nhu cầu chi Quỹ tiền tệ của nhà nước do công dân Tài chính nhà nước (tài chính công ) xuất hiện 3. Sự tồn tại và phát triển: Trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tài chính công chỉ là để phục vụ cho các hoạt động đơn thuần về mặt chính trị của Nhà nước. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933, vai trò của Nhà nước đã được thay đổi. Tài chính công lúc này không còn là một yếu tố trung lập mà là một công cụ để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Ngoài bộ phận tài chính công phục vụ trực tiếp cho chức năng chính trị, còn xuất hiện bộ phận tài chính công phục vụ cho việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Bên cạnh đó cũng xuât hiện bộ phận tài chính tư gắn liền với các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân trong nền kinh tế - xã hội. Có thể nhận xét rằng, trong 2 tiền đề kể trên thì sản xuất hàng hóa - tiền tệ là nhân tố mang tính chất khách quan có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời, tồn tại và Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 1 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy phát triển của tài chính và Nhà nước là nhân tố có ý nghĩa định hướng tạo ra hành lang và điều tiết sự phát triển của tài chính. II/ Bản chất của tài chính: 1. Biểu hiện bên ngoài: Có thể thấy những biểu hiện bên ngoài của tài chính trong các mối quan hệ sau: - Quan hệ giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân Thuế, phí, lệ phí, mua trái phiếu do Nhà cư: nước phát hành Dân cư, doanh nghiệp Nhà nước Cấp phát vốn, kinh phí cho DNNN, Tổ chức xã hội, thực hiện chính sách phúc lợi, xã hội - Quan hệ giữa các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và các tầng lớp dân cư: Biểu hiện cụ thể: + Các quan hệ thanh toán tiền mua bán tài sản, vật tư, hàng hoá, dịch vụ. + Các hình thức huy động nguồn tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, tín dụng,… + Quan hệ đóng lệ phí bảo hiểm và nhận tiền bồi thường bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại. + Quan hệ trả lương, trả công giữa doanh nghiệp với người lao động trong DN. + Quan hệ phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp. + v.v... - Quan hệ tài chính quốc tế: Biểu hiện cụ thể: + Quan hệ viện trợ, vay nợ giữa các Chính phủ hoặc giữa chính phủ của một nước với các tổ chức phi Chính phủ, với các tổ chức tài chính- tiền tệ - tín dụng quốc tế. + Các hình thức đầu tư trực tiếp,gián tiếp giữa các tổ chức, cá nhân của các nước. Qua các hiện tượng tài chính trên có thể thấy biển hiện bên ngoài của tài chính là các hiện tượng thu, chi bằng tiền; là sự vận động của các nguồn tài chính; là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội. Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 2 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy 2. Nội dung kinh tế xã hội ( bản chất bên trong) Các hiện tượng tài chính ( biểu hiện bên ngoài của tài chính) là sự thể hiện và phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Các quan hệ kinh tế như thế được gọi là các quan hệ tài chính. Các quan hệ tài chính biểu hiện mặt bản chất bên trong của tài chính ẩn dấu sau các biểu hiện bên ngoài. Chúng ta có thể dựa vào một số đặc điểm sau của các quan hệ tài chính để phân biệt tài chính và các phạm trù kinh tế khác. - Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ kinh tế phân phối dưới hình thái giá trị. - Tài chính là những quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. - Tài chính là những quan hệ kinh tế chịu sự tác động trực tiếp của Nhà nước và của Pháp luật. Khái niệm tổng quát về tài chính: Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. III/ Chức năng của tài chính: 1. Chức năng phân phối: Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội. 1.1. Đối tượng, chủ thể và kết quả: - Đối tượng: các nguồn của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là các nguồn tài chính, là tiền tệ đang vận động một cách độc lập với tư cách phương tiện thanh toán, phương tiện tích luỹ trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. - Chủ thể: Là Nhà nước ( Cụ thể là các cơ quan và tổ chức của nó), doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, hộ gia đình hay cá nhân dân cư. Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 3 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy - Kết quả: là sự hình thành ( tạo lập ) hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội nhằm những mục đích đã định. 1.2. Đặc điểm của chức năng phân phối: - Sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thái giá trị, nó không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị. - Phân phối của tài chính gồm cả quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại: + Phân phối lần đầu là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hoặc thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ. Qua phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội mới chỉ được chia thành những phần thu nhập cơ bản. + Phân phối lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi xã hội hoặc theo những mục đích cụ thể hơn của các quỹ tiền tệ. Trong thực tế quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại có sự đan xen lẫn nhau. Điều này là do quá trình tái sản xuất cũng như các hoạt động khác trong nền kinh tế - xã hội diễn ra thường xuyên, liên tục. - Phân phối của tài chính là sự phân phối luôn luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định 2. Chức năng giám đốc: Chức năng giám đốc là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định. 2.1. Đối tượng, chủ thể và kết quả: - Đối tượng: là các quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, các quá trình vận động của các nguồn tài chính. Đó cũng là đối tượng của chức năng phân phối. - Chủ thể: cũng là các chủ thể phân phối. - Kết quả:là phát hiện ra những mặt được và chưa được của quá trình phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt hiệu quả cao của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 4 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy 2.2. Đặc điểm: - Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền, nhưng nó không đồng nhất với mọi loại kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền nói chung trong xã hội. Giám đốc tài chính chỉ thực hiện với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ của tiền tệ. - Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi. * Chức năng giám đốc của tài chính luôn gắn liền với chức năng phân phối. Ngay trong quá trình phân phối – quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ, đã luôn có sự cần thiết và khả năng kiểm tra sát sao các quá trình đó. IV/ Hệ thống tài chính của Việt Nam: 1. Căn cứ để xác định các khâu tài chính Hệ thống tài chính là hệ thống biểu thị quan hệ tài chính trong các lĩnh vực khác nhau, và giữa các lĩnh vực đó có mối quan hệ hữu cơ trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính. Những tiêu thức cơ bản để xác định khâu tài chính là: - Được coi là khâu tài chính nếu ở nơi nào đó có tụ điểm của các nguồn tài chính, thực hiện hoạt động “ bơm” và “hút” các nguồn tài chính đó. Tại mỗi tụ điềm này cũng có thể có một hoặc một số quỹ tiền tệ để thực hiện các mục tiêu đã định trước của các chủ sở hữu. - Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng gắn với một chủ thể nhất định. Được coi là một khâu của hệ thống tài chính nếu những hoạt động tài chính nào đó có cùng tính chất, đặc điểm, vai trò, cùng hình thức thể hiện. Có thể có khái niệm về khâu tài chính như sau: Khâu tài chính là nơi hội tụ của các nguồn tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động. 2. Khái quát nhiệm vụ của các khâu tài chính: 2.1. Ngân sách Nhà nước: NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN có các nhiệm vụ - Động viên, tập trung các nguồn tài chính cho việc tạo lập quỹ tiền tệ của Nhà nước. ( qua các khoản thu bắt buộc như thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp tự nguyện như vay nợ quốc tế, viện trợ tự nguyện, …) Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 5 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy - Phân phối và sử dụng quỹ ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội - Giám đốc, kiểm tra đối với các khâu tài chính khác và với mọi hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với quá trình thu, chi ngân sách. 2.2. Tín dụng: Tín dụng là một khâu quan trọng của hệ thống tài chính thống nhất. Quỹ tín dụng được tạo lập bằng việc thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức. Sau đó quỹ này được sử dụng để cho vay theo nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc đời sống cũng theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức. Các tổ chức sử dụng quỹ trên để kinh doanh lấy lợi nhuận gọi là các tổ chức tín dụng. Tín dụng có nhiệm vụ là cầu nối giữa những người có khả năng cung ứng và người có nhu cầu sử dụng tạm thời các nguồn tài chính. 2.3. Bảo hiểm Các quỹ bảo hiểm có tính chất chung và đặc biệt là được tạo lập và sử dụng để bồi thường tổn thất nhiều dạng cho những chủ thể tham gia bảo hiểm, tuỳ theo mục đích của quỹ. Có 2 nhóm bảo hiểm là: + Bảo hiểm xã hội là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động. Loại bảo hiểm này được hình thành và sử dụng không vì mục đích kinh doanh mà mang tính chất của hội tương hỗ. + Bảo hiểm thương mại là những hoạt động dịch vụ bảo hiểm chuyên nghiệp. Do khả năng nhàn rỗi tạm thời của các nguồn tài chính trong các quỹ bảo hiểm, các quỹ này có thể được sử dụng để cho vay hoặc đầu tư ngắn hạn, nên chúng có quan hệ với các khâu khác trong thị trường tài chính 2.4. Tài chính hộ gia đình: Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng của gia đình. Một phần của quỹ này có thể tham gia vào quỹ Ngân sách nhà nước dưới hình thức nộp thuế, phí, lệ phí; tham gia vào các quỹ bảo hiểm theo các mục đích bảo hiểm khác nhau; tham gia vào các quỹ tín dụng dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm,… Phần tài chính tạm thời nhàn rỗi của quý này có thể được sử dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình, tham gia thị trường tài chính ( góp cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu,…) Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 6 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy 2.5. Tài chính các tổ chức xã hội: Các tổ chức xã hội là khái niệm chung để chỉ các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp… Các quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng trong hoạt động của các tổ chức đó. Khi các quỹ chưa sử dụng, số dư ổn định của chúng có thể tham gia thị trường tài chính thông qua các quỹ tín dụng hoặc các hình thức khác ( mua tín phiếu, trái phiếu, …) 2.6. Tài chính doanh nghiệp: TCDN là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia. TCDN có các nhiệm vụ: - bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh. - tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả. - phân phối thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước - kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp, đồng thời, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các quá trình đó. Mỗi quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp đều có mục đích nhất định, nhưng tính chất chung của chúng là gắn liền với sản xuất kinh doanh, chi dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh và phần tiêu dùng để hình thành thu nhập của những người tham gia vào sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Sơ đồ: Hệ thống tài chính Ngân sách Nhà nước Tài chính DN Tín dụng Thị trường tài chính TC các tổ chức xh Bảo hiểm Tài chính hộ gia đình Chú thích: quan hệ trực tiếp quan hệ gián tiếp Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 7 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy Chương 2: Ngân sách Nhà nước I/ Những vấn đề chung về Ngân sách Nhà nước: 1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. 2. Đặc điểm của Ngân sách Nhà nước: - Mọi hoạt động thu – chi của Ngân sách Nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. - Đằng sau những hoạt động thu – chi tài chính đó chứa đựng nội dung kinh tế xã hội nhất định, chứa đựng những quan hệ kinh tế , quan hệ lợi ích nhất định. Trong các quan hệ lợi ích đó, lợi ích quốc gia, lợi ích tổng thể bao giờ cũng được đặt lên trên . - Ngân sách nhà nước có đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét riêng biệt là nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng và chỉ sau đó ngân sách nhà nước mới được dùng cho những mục đích đã định trước. 3. Vai trò của Ngân sách Nhà nước: 3.1. Công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của NN Đây là vai trò truyền thống của Ngân sách Nhà nước trong mọi mô hình kinh tế, nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình tồn tại và thực hiện nhiệm vụ của mình. C.Mác đã tổng kết như sau: “ Sức mạnh chuyên chính của Nhà nước được quyết định bởi Ngân sách và ngược lại” 3.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Vai trò này của Ngân sách nhà nước được thể hiện trên các mặt - Ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. - Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, chống lạm phát. Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 8 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy 3.3. Công cụ điều tiết thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội: Nền kinh tế thị trường có 1 khuyết tật là phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo. Nhà nước phải sử dụng công cụ ngân sách để điều tiết thu nhập, giảm bớt khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội. Việc điều tiết được thực hiện qua hoạt động thu chi ngân sách. Cụ thể: - Qua hoạt động thu ngân sách ( thuế), Nhà nước điều tiết bớt một phần thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm - Qua hoạt động chi ngân sách( các khoản cấp phát, trợ cấp,…), Nhà nước hỗ trợ để nâng cao đời sống của tầng lớp nghèo trong xã hội. II/ Nội dung hoạt động chủ yếu của Ngân sách Nhà nước: 1. Thu Ngân sách Nhà nước: 1.1. Khái niệm thu Ngân sách Nhà nước Thu NSNN là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước . 1.2. Đặc điểm của thu Ngân sách Nhà nước: - Thu ngân sách Nhà nước thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ về lợi ích kinh tế. - Thu ngân sách Nhà nước gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, thu nhập, lãi suất,…. 1.3. Nội dung kinh tế của thu Ngân sách Nhà nước: 1.3.1. Thu thuế: a, Khái niệm về thuế: Thuế là sự đóng góp theo nghĩa vụ đối với Nhà nước được quy định bởi pháp luật do các pháp nhân và thể nhân thực hiện. b, Đặc điểm của thuế: - Thuế mang tính chất bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp. - Thuế được thiết lập dưa trên nguyên tắc luật định - Thuế làm chuyển đổi quyền sở hữu từ sở hữu tập thể và cá thể thành sở hữu toàn dân. Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 9 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy c, Các yếu tố cấu thành của thuế: - Tên gọi - Đối tượng nộp thuế ( người nộp thuế) - Đối tượng tính thuế - Thuế suất - Đơn vị tính thuế - Giá tính thuế - Ưu đãi, miễn giảm thuế - Thủ tục nộp thuế 1.3.2. Lệ phí Lệ phí là một khoản thu mang tính chất bắt buộc, nhưng có tính chất đối giá, nghĩa là lệ phí thực chất là một khoản tiền mà dân chúng trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ những dịch vụ do Nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của lệ phí thấp hơn. 1.3.3. Lợi tức cổ phần Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh bằng hình thức mua hoặc góp cổ phần để hình thành nên các doanh nghiệp cổ phần mà ở đó Nhà nước có tư cách là một cổ đông. 1.3.4. Bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước: Gồm: - Thu về bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên như: đất chuyên dùng, đất rừng, mặt nước; bán tài nguyên, khoáng sản; … - Thu về bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước nhưng không thuộc tài nguyên như: bán hoặc cổ phẩn hoá các doanh nghiệp Nhà nước cho tư nhân, cho nước ngoài 1.3.5. Hợp tác lao động với nước ngoài và thu khác: Các khoản thu khác như: bán tài sản không có người thừa nhận, các khoản tiền phạt, các khoản viện trợ không hoàn lại,… 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng - GDP bình quân đầu người Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. GDP bình quân Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.