Đề cương Giải phẫu II

pdf
Số trang Đề cương Giải phẫu II 43 Cỡ tệp Đề cương Giải phẫu II 937 KB Lượt tải Đề cương Giải phẫu II 1 Lượt đọc Đề cương Giải phẫu II 73
Đánh giá Đề cương Giải phẫu II
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 43 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN -CLUB HỌC TỐT K47- ĐỀ CƯƠNG GIẢI PHẪU II 1 Edit by Hà Vinh Câu 1: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo vùng vai nách; phân tích mối liên quan của các thành phần chính trong ổ nách và áp dụng? Chi trên dính vào thân bởi vai và nách. Đây là vùng trung gian qua lại của mạch máu và thần kinh từ cổ xuống chi trên và ngược lại. Vị trí, giới hạn - Vùng vai nách là tất cả các phần mềm nằm ở khoảng giữa xương cánh tay và khớp vai ở ngoài, thành ngực ở trước trong, khu vai ở sau. Nách được coi là 1 hình tháp 4 cạnh với 4 thành (trước, sau, trong, ngoài), 1 nền ở dưới và 1 đỉnh ở trên. Cấu tạo 4 thành, 1 đỉnh, 1 nền. - - - Thành trước: có xương đòn nằm ngang hình chữ S, lồi ở trong, lõm ở ngoài. Từ nông vào sâu: + Lớp da, tổ chức dưới da và lá cân nông: giữa 2 chẽ cân nông ở nách là nguyên ủy của các cơ bám da cổ, trong lớp dưới da có nhánh thần kinh trên đòn. + Cân cơ nông: cơ ngực to được bọc trong 1 cân cơ ngực. Giữa 2 cơ Delta và cơ ngực to có rãnh Delta ngực, trong đáy rãnh có thể sờ thấy mỏm quạ. + Cân cơ sâu: có 3 cơ là cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay được bọc trong cân đòn quạ nách gồm cân đòn ngực và dây chằng treo nách. Giữa 2 lớp là 1 khoang chứa mỡ và TK cơ ngực to, 1 vài nhánh của ĐM cùng vai ngực phân nhánh ở mặt sau cơ ngực to. Thành sau: tạo bởi xương vai, cơ dưới vai, trên gai, dưới gai, tròn to, tròn bé. Hai cơ tròn và xương cánh tay tạo thành tam giác cơ tròn, đầu dài cơ tam đầu đi qua đây chia làm 2 phần: + Tam giác bả vai tam đầu: ĐM vai dưới đi qua. + Tứ giác Velpeau: bó mạch TK mũ đi qua. Phần dài cơ tam đầu, bờ dưới cơ tròn to và xương cánh tay tạo nên tam giác cánh tay tam đầu, có bó mạch TK quay đi qua Thành trong: cơ răng to bám từ 9 xương sườn trên đến bờ trong xương bả vai. Thành ngoài: tạo bởi xương cánh tay, cơ nhị đầu, cơ quạ cánh tay, cơ Delta. Đỉnh: là khe giữa xương sườn 1 và xương đòn, ngoài khe có mỏm quạ, ĐM nách và nhánh của đám rối TK cánh tay đi qua khe xuống nách. Da: mềm, có Nền: có 4 lớp + Nhiều lông, tuyến mồ hôi. + Tổ chức dưới da: có nhiều các cuộn mỡ. + Cân nông: rất mỏng, căng từ cơ ngực to đến cơ lưng to. + Cân sâu: là cân sâu của cơ ngực bé và là chẽ gân của dây chằng treo nách đi từ dây chằng treo nách ở trước đến cơ lưng to ở sau. Bên ngoài dính vào cơ quạ cánh tay, trong phủ cơ răng to rồi bám vào xương bả vai tạo thành cung nách – nơi mạch và TK chạy qua xuống cánh tay. Mối liên quan Trong nách có: bó mạch nách, đám rối TK cánh tay và các nhánh của nó, bạch huyết, ngoài ra còn có tổ chức mỡ nhão. 2 Lấy ĐM nách làm mốc, ta có mối liên quan của các thành phần như sau: - - Liên quan xa (với các thành phần của ổ nách): từ giữa xương đòn, ĐM chạy chếch xuống dưới ra ngoài, lúc đầu rất gần thành trong, sau gần thành ngoài và thành trước. Liên quan gần (với các thành phần trong ổ nách): có cơ ngực bé chạy ngang trước ĐM, chia làm 3 đoạn liên quan: + Đoạn trên cơ ngực bé: rất gần thành trước, ngay sau cân đòn ngực, tất cả các thân TK đều ở phía ngoài ĐM, khi tạo thành các thân TK thì quây xung quanh ĐM. + Đoạn sau cơ ngực bé: • Ngoài: TK cơ bì. • Trước: TK giữa, 2 rễ trong ngoài. • Trong: giữa ĐM và TM có TK trụ, TK bì cánh tay trong, trong TM có TK bì cẳng tay trong. • Sau: TK quay, TK mũ. + Đoạn dưới cơ ngực bé: chỉ còn TK giữa ở trước ngoài ĐM, liên hệ mật thiết với ĐM. TM nách: do 2 TM đi từ dưới lên trên rồi hợp lại thành, TM nách ở phía trong ĐM. Đến gần xương đòn thì ra trước ĐM. Bạch huyết: có 3 toán hạch lần lượt trải dọc bó mạch nách, ĐM ngực ngoài và vai dưới. Áp dụng - - - Tìm Động Mạch nách: + Lý thuyết cổ điển: quai TK ngực ôm lấy phía trước ĐM nách. + Lý thuyết hiện đại: tìm ĐM trong chạc 3 TK giữa, ôm lấy ĐM nách. Thắt ĐM nách: thắt ở trên chỗ tách ra của ĐM vai dưới (tìm ĐM vai dưới trong tam giác bả vai tam đầu), do có các vòng nối quanh vai (các nhánh vai trên, vai sau của ĐM dưới đòn nối với nhánh vai dưới của ĐM nách); quanh ngực (nhánh ngực trong của ĐM dưới đòn và nhánh ngực của ĐM nách và nhánh liên sườn của ĐM chủ ngực), quanh cánh tay (nhánh ngực trong của ĐM dưới đòn và nhánh ngực của ĐM nách và nhánh liên sườn của ĐM chủ ngực). Đoạn nguy hiểm: giữa ĐM vai dưới và ĐM mũ, vì đoạn này ĐM không tiếp nối với nhau. Trong phẫu thuật ở vai, phải tránh dây mũ (thoát ra ở tứ giác Velpeau). Hõm nách có nhiều tổ chức mỡ nhão, nhiều lông và tuyến nên khi viêm nhiễm rất dễ bị lây lan. Sai khớp vai biểu hiện mất rãnh Delta ngực. Sập ụ vai có dấu hiệu nhát rìu dẫn đến tổn thương khớp vai. Rãnh Delta ngực là đường vạch để đi vào vùng khớp vai, vùng vai nách vì không có mạch TK đi trong rãnh. Bờ trong cơ quạ cánh tay là mốc để tìm ĐM nách vì cơ quạ cánh tay là cơ tùy hành của ĐM nách. Gây tê đám rối thần kinh cánh tay trong phẫu thuật. Câu 2: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo vùng cánh tay trước; phân tích mối liên quan của các thành phần chính trong ống cánh tay và áp dụng? Vị trí, giới hạn - Vị trí: là tất cả phần mềm che phủ mặt trước xương cánh tay và 2 vách gian cơ. Giới hạn: + Giới hạn trên: bờ dưới cơ ngực to. + Giới hạn dưới: đường vòng trên nếp khuỷu 3cm. 3 + Giới hạn sau: xương cánh tay và 2 vách gian cơ. Cấu tạo - - Lớp nông: + Da: mỏng, mềm, di dộng. + Tổ chức tế bào dưới da: mỏng. + TM nông: trong lớp tổ chức dưới da có TM đầu chạy dọc phía ngoài cơ nhị đầu tới rãnh delta ngực rồi chọc qua cân đòn ngực vào sâu đổ vào TM nách. + TK nông: nhánh bì của TK nách, nhánh của TK bì cẳng tay trong, TK bì cánh tay trong. Lớp mạc: mỏng, liên tiếp với mạc bọc các cơ, tách ra 2 vách gian cơ trong và ngoài bám vào xương cánh tay, ngăn cách vùng cánh tay trước và sau. Lớp dưới mạc: cơ, mạch, TK ở sâu. + Cơ: từ sâu ra nông: cơ cánh tay, cơ nhị đầu, cơ quạ cánh tay. Tác dụng chung là gấp cẳng tay vào cánh tay. + Mạch, TK sâu: bó mạch TK cánh tay nằm trong ống cánh tay, dây TK cơ bì nằm giữa lớp nông và lớp sâu. Mối liên quan - - Ống cánh tay: + Giới hạn trước: • Ở trên là cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay • Ở dưới là cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay trước + Giới hạn trong: mạc bọc cánh tay, tổ chức dưới da, da + Giới hạn sau: vách liên cơ trong. Trong ống cánh tay: bó mạch cánh tay, TK giữa, TK trụ, TK quay, TK bì cẳng tay trong, TM nền. Lấy ĐM cánh tay làm mốc, ta có mối liên quan như sau: + TK giữa: lúc đầu ở ngoài ĐM, sau bắt chéo trước ĐM ở giữa cánh tay để xuống dưới thì nằm trong ĐM. + TK trụ: ở trong ĐM, chọc qua vách liên cơ trong ra khu sau. + TK quay: lúc đầu ở sau ĐM, sau chọc qua tam giác cánh tay tam đầu ra sau cánh tay. + TK cơ bì: chọc qua cơ quạ cánh tay ra khu cánh tay trước nằm giữa cơ nhị đầu và cơ cánh tay. + TM cánh tay: 2 TM sâu đi kèm 2 bên ĐM, nhận các nhánh bên tương ứng với các nhánh bên của ĐM. + TM nền: là TM từ nông chọc qua mạc cánh tay để vào ống cánh tay ở giữa cánh tay. + TK bì cẳng tay trong: đi ở phía trong ĐM khi đến giữa ống cánh tay, chọc qua lỗ vào của TM nền ra nông. Áp dụng - - Tìm ĐM cánh tay: theo bờ trong của cơ nhị đầu cánh tay hoặc ĐM ở ngay sau TK giữa Thắt ĐM cánh tay: có thể thắt ĐM ở dưới ĐM cánh tay sâu, tốt nhất là thắt dưới ĐM bên trụ trên, vì thắt ở vị trí này vẫn đảm bảo sự lưu thông máu với phần dưới chỗ thắt qua 3 vòng nối: quanh cánh tay (do nhánh lên của ĐM cánh tay sâu nối với nhánh xuống của ĐM mũ), trên lồi cầu (do nhánh xuống của ĐM cánh tay sâu nối với nhánh quặt ngược quay trước của ĐM quay và nhánh quặt ngược quay sau của ĐM trụ) và trên ròng rọc (do nhánh bên trụ trên, dưới nối với 2 nhánh trước và sau của thân ĐM quặt ngược trụ). Đoạn thắt nguy hiểm là giữa ĐM mũ và ĐM cánh tay sâu. 4 - Đo huyết áp ĐM: đo ở đoạn ĐM chạy trong ống cánh tay do đoạn này ĐM ở nông. Cơ quạ cánh tay có TK cơ bì chọc qua nên tránh làm tổn thương hoặc rạch vào cơ quạ cánh tay vì dễ làm tổn thương TK cơ bì (là thần kinh chi phối vận động cho tất cả các cơ vùng cánh tay trước). Câu 3: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan vùng khuỷu và áp dụng? Vị trí, giới hạn - Là tất cả phần mềm bọc xung quanh khớp khuỷu. Giới hạn: đường vòng ngang trên và dưới nếp khuỷu 3cm. Khớp khuỷu ở giữa chia vùng khuỷu làm 2 phần: vùng khuỷu trước và sau. Cấu tạo Vùng khuỷu trước - - Lớp nông: + Da: mịn, xô đẩy dễ dàng. + Tổ chức dưới da: mỏng, lỏng lẻo. Có: • TM trụ nông, TM quay nông, TM giữa cẳng tay, TM giữa khuỷu, TM giữa đầu, TM giữa nền. Một số trường hợp, chúng nối với nhau tạo M tĩnh mạch. • TK nông: nhánh bì của TK cơ bì đi trước TM giữa đầu, nhánh bì của TK bì cẳng tay trong đi dưới TM giữa nền. + Mạc nông: liên tiếp với mạc bọc cánh tay và cẳng tay, được tăng cường thêm bởi trẽ gân cơ nhị đầu. Lớp sâu: cơ, mạch, TK sâu + Toán cơ trên ròng rọc: cơ sấp tròn, cơ gan tay lớn và bé, cơ trụ trước, cơ gấp chung nông và sâu. Đều có nguyên ủy từ mỏm trên ròng rọc và đi xuống cẳng tay. + Toán cơ trên lồi cầu: cơ ngửa dài, cơ quay I, cơ quay II, cơ ngửa ngắn. Đều có nguyên ủy từ bờ ngoài xương cánh tay hoặc mỏm trên lồi cầu đi xuống cẳng tay. + Toán cơ giữa: phần dưới cơ cánh tay và cơ nhị đầu.  Ba toán cơ trên tạo nên rãnh nhị đầu (trong và ngoài), ngăn cách nhau bởi gân cơ nhị đầu. Rãnh nhị đầu ngoài: 4 thành + + + + Thành trước: da, mạc nông. Thành ngoài: toán cơ trên lồi cầu. Thành trong: gân cơ nhị đầu cánh tay. Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay trước. Trong rãnh: TK quay nằm ngoài nhánh quặt ngược quay trước của ĐM quay. Rãnh nhị đầu trong: 4 thành + + + + Thành trước: da, mạc nông. Thành ngoài: gân cơ nhị đầu. Thành trong: toán cơ trên ròng rọc. Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay trước. 5 Trong rãnh: ĐM cánh tay nằm ngoài TK giữa. Vùng khuỷu sau: gồm 2 rãnh - Rãnh ngoài (rãnh lồi cầu): mỏm trên lồi cầu và mỏm khuỷu tạo nên. Rãnh rộng, nông, có cơ khuỷu lấp đầy rãnh. Rãnh trong (rãnh ròng rọc): mỏm trên ròng rọc và mỏm khuỷu tạo nên. Rãnh hẹp, sâu, có TK trụ đi giữa 2 bó cơ trụ trước. Mối liên quan - - Vùng khuỷu trước: Lấy TK giữa làm mốc + ĐM cánh tay: ở phía ngoài TK giữa, xuống dưới ĐM cánh tay chia nhánh từ ngoài vào trong là: ĐM quay, ĐM trụ đều nằm ngoài TK giữa. Cơ sấp tròn bắt chéo trước ĐM trụ ở dưới và TK giữa ở trên (TK giữa đi trong 2 bó của cơ). + TK quay từ vùng sau tách 2 nhánh vào máng nhị đầu ngoài. ĐM quặt ngược quay trước của ĐM quay nằm phía trong TK quay. Cả 2 thành phần nằm trong máng nhị đầu ngoài và nằm ngoài ĐM cánh tay và TK giữa. Vùng khuỷu sau: TK trụ đi giữa 2 bó cơ trụ trước. Áp dụng - Tiêm truyền dịch, truyền máu, lấy máu ở vùng TM chữ M do TM ở nông và to TK quay ở chỗ tách ra làm 2 nhánh nằm sát xương, nếu như có va chạm gẫy xương có thể làm đứt, liệt dây TK quay, dây quay là dây duỗi và ngửa => khi liệt có dấu hiệu bàn tay cổ cò. Thăm khám dây TK trụ đánh giá tổn thương tại rãnh trong vùng khuỷu sau. Câu 4: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan của các thành phần chính trong vùng cẳng tay trước và áp dụng? Vị trí, giới hạn - Gồm tất cả các thành phần che phủ mặt trước 2 xương cẳng tay, màng gian cốt cùng hai vách gian cơ. Giới hạn: + Trên : Đường vòng dưới nếp gấp khuỷu 3cm + Dưới : Đường vòng ngang qua nếp gấp cổ tay xa nhất. Cấu tạo - Lớp nông: + Da: mỏng, mịn, dễ di động. + Tổ chức dưới da: • Mỏng ở nam, dày ở nữ và trẻ em • Mạch ở nông: TM quay nông, TM trụ nông, TM giữa cẳng tay. • TK nông: ở ngoài có nhánh bì của dây TK cơ bì; ở trong có TK bì cẳng tay trong. + Mạc nông: bọc xung quanh cẳng tay. Ở trên liên tiếp với mạc khuỷu, tách ra 2 vách gian cơ. + Hai vách gian và màng gian cốt chia vùng cẳng tay làm 2 vùng trước và sau. - Các cơ (4-1-2-1): + Nông (4 cơ): cơ sấp tròn, cơ gan tay lớn, cơ gan tay bé, cơ trụ trước. 6 + Giữa (1 cơ): cơ gấp chung nông. + Sâu (2 cơ): cơ gấp sâu các ngón, cơ gấp dài ngón cái. + Sát xương (1 cơ): cơ sấp vuông. Tác dụng : Sấp bàn tay, cổ tay. Gấp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Nghiêng bàn tay, cổ tay. - Mạch và TK: + Mạch: ĐM quay, ĐM trụ là ngành cùng của động mạch cánh tay. Mỗi ĐM có 2 TM đi kèm 2 bên. + Thần kinh: TK quay, TK giữa, TK trụ. Mối liên quan Lấy ĐM quay làm mốc, ta có liên quan sau: - 1/3 trên: ĐM đi dọc bờ trong cơ ngửa dài, nằm trên cơ ngửa ngắn, bắt chéo trước cơ sấp tròn. ĐM nằm trong chẽ gân cơ sấp tròn. TK quay nằm ngoài ĐM. 1/3 giữa: ĐM nằm giữa cơ ngửa dài và cơ gan tay lớn, nằm trên cơ gấp dài ngón cái. TK quay đi ngoài ĐM, sau đó vòng quanh xương quay, đi dưới cơ ngửa dài rồi chạy ra sau. 1/3 dưới: ĐM nằm giữa cơ ngửa dài và cơ gan tay lớn. Cổ tay: Đi vòng quanh mỏm trâm rồi quay ra sau tới hộp lào giải phẫu đến khoang liên cốt I vào vùng gan tay. Lấy ĐM trụ làm mốc, ta có liên quan sau: - 1/3 trên: chạy chếch vào sâu, bắt chéo sau dây TK giữa, dưới cơ sấp tròn, sau cung cơ gấp nông, giữa cơ gấp nông và sâu. 1/3 giữa: đi giữa cơ gấp chung nông và sâu, chạy dần vào trong tới gần cơ trụ trước. 1/3 dưới: đi giữa cơ gấp chung nông và gân cơ trụ trước. Các liên quan khác: - TK quay đi ngoài ĐM quay, cách mỏm trâm quay 10cm thì vòng ra sau. TK trụ đi phía trong ĐM trụ. TK giữa nằm trong ĐM cánh tay, chui dưới cung cơ gấp chung nông, bắt chéo trước ĐM trụ. Xuống đến vùng cẳng tay, nằm giữa cơ gấp chung nông và sâu tới 1/3 dưới chạy ra nông, nằm trong rãnh giữa cơ gan tay lớn và bé, nằm rất nông, chỉ có da và cân che phủ. Áp dụng - - ĐM quay: + Nối với ĐM cánh tay qua vòng nối trên lồi cầu + Nối với ĐM trụ qua các nhánh cơ, nhánh ngang trước cổ tay, nhánh mu cổ tay, 2 cung mạch gan tay. ĐM trụ: + Nối với ĐM cánh tay qua vòng nối trên ròng rọc + Nối với ĐM cánh tay sâu qua vòng nối trên lồi cầu + Nối với ĐM quay qua các nhánh cơ, nhánh ngang trước cổ tay, nhánh mu cổ tay và 2 cung ĐM gan tay nông sâu. Có thể thắt 2 ĐM này mà vẫn đảm bảo tuần hoàn - Tìm ĐM trụ: đường chuẩn đích là đường vạch từ mỏm trên ròng rọc đến bờ ngoài xương đậu. 7 - - Tìm ĐM quay: đường chuẩn đích là đường vạch từ giữa nếp gấp khuỷu đến rãnh giữa cơ ngửa dài và cơ gan tay lớn. Bắt ĐM ở cổ tay: bắt ĐM quay (do ĐM nằm ở nông và trên nền xương cứng). TK trụ khi bị liệt hay đứt dẫn tới hội chứng bàn tay vuốt trụ. TK quay dễ bị tổn thương khi gãy cổ xương quay. Khi xương bị gãy, động tác sấp ngửa bị giảm hoặc mất. Giới hạn trong: bờ sau xương trụ mỏm ròng rọc. Giới hạn ngoài: bờ trước xương quay. Hai giới hạn trên không bắt chéo với TK vận động nên khi phẫu thuật có 2 đường rạch vào. Khi gấp và nắm chặt bàn tay thì nếp gấp cổ tay dưới cùng hằn rõ nhất, nổi lên 2 gân: gân cơ gan tay dài, gân cơ gấp cổ tay quay. Giữa 2 gân là rãnh dọc, đây là mốc định vị dây TK giữa ở dưới. TK giữa liệt hoặc đứt dẫn tới hội chứng bàn tay khỉ. Câu 5: Mô tả cấu tạo, mạch, thần kinh vùng gan tay và áp dụng? Cấu tạo - - - Lớp nông: + Da: dày, dính chắc trừ ô mô cái. + Mạch nông: nhỏ, ít. + TK nông: nhánh bì của TK giữa ở ngoài, nhánh bì của TK trụ ở trong, nhánh bì của TK quay ở trên, TK cơ bì ở trên. + Mạc nông: căng từ xương đốt bàn I đến V; tách ra thành 2 vách liên cơ. + Mạc sâu: che phủ xương đốt bàn và cơ liên cốt. Lớp sâu và ô gan tay: 4 ô, 2 lớp + Các ô gan tay nông: đi từ mạc nông đến mạc sâu, được 2 vách ngăn chia làm 3 ô. Ô giữa chứa hầu hết mạch và TK quan trọng. • Ô mô cái: cơ dạng ngắn ngón cái, cơ gấp ngắn ngón cái, cơ đối chiếu ngón cái, cơ khép ngón cái. • Ô mô út: cơ gan tay ngắn, cơ dạng ngón út, đối chiếu ngón út, gấp ngắn ngón út. • Ô gan tay giữa: ▪ Trước: 4 gân gấp nông ▪ Sau: 4 gân gấp sâu ▪ 4 cơ giun + Ô gan tay sâu: nằm dưới mạc sâu và các xương bàn tay. Có cung mạch gan tay sâu, cơ gian cốt, ngành sâu của TK trụ. Ô gan tay sâu có 8 cơ gian cốt. Bao hoạt dịch các gân gấp: + Bao hoạt dịch quay + Bao hoạt dịch trụ + Bao hoạt dịch các ngón giữa Mạch và thần kinh - Cung ĐM gan tay nông: + Nhánh cùng của ĐM trụ và nhánh quay gan tay của ĐM quay + Đường đi: đi theo 2 đường kẻ • Đường kẻ chếch: từ bờ ngoài xương đậu đến kẽ ngón III, IV • Đường kẻ ngang: kẻ ngang khi ngón cái dạng hết sức. + Nhánh: 4 nhánh 8 - - • ĐM bên trong ngón út • Ba nhánh gan ngón chung, mỗi nhánh lại chia 2 ĐM gan ngón riêng. Liên quan: + TM và nhánh TK trụ đi kèm ĐM. + Cung ĐM nằm ngay dưới cân gan tay giữa, trên gân cơ gấp. Chú ý mạch máu, TK gan ngón tay không tiếp xúc với xương đốt ngón tay mà tiếp xúc với bao xơ nên khi phẫu tích dọc ngón tay có thể rạch chỗ da tiếp xúc với xương mà không gây tổn thương mạch, TK. Khi tiến hành các thủ thuật ở bàn tay nên tiến hành phía dưới đường Boeckel để tránh cắt vào cung ĐM gan nông. Cung ĐM gan tay sâu: + Nhánh cùng của ĐM quay và nhánh trụ gan tay của ĐM trụ. + Đường đi: • ĐM quay bắt chéo hộp lào giải phẫu qua khoang liên cốt I, lách giữa 2 bó cơ khép ngón cái, đi ngang tới gặp ĐM trụ. • ĐM trụ: đi từ đỉnh xương đậu vào sâu đến gặp ĐM quay. + Nhánh: • Lõm: nhánh cổ tay • Lồi: 4 nhánh liên cốt, 3 nhánh đổ nông, nhánh còn lại tách 2 nhánh bên ngón trỏ và ngón cái. • Sau: 3 nhánh xiên. Liên quan: + Nằm sát xương đốt bàn II, III, IV + Có 2 TM đi kèm. + Nhánh sâu TK trụ bắt chéo trước. TK giữa: sau khi chui dưới dây chằng vòng cổ tay chia 2 nhánh trong, ngoài. TK trụ: cùng ĐM trụ đi trên dây chằng vòng cổ tay tới gan tay chia 2 nhánh nông và sâu. TK quay: luồn dưới cơ ngửa dài, vòng quanh xương quay ra sau, chi phối cảm giác cho ô mô cái. Áp dụng - - 2 cung ĐM gan tay nông và sâu có các nhánh nối chằng chịt nên có thể thắt bất cứ chỗ nào. Tổn thương: • Dây giữa gây hội chứng bàn tay khỉ. • Dây trụ gây hội chứng bàn tay vuốt trụ. • Dây quay gây hội chứng bàn tay cổ cò. Cung ĐM gan tay nông nằm từ đường Boeckel trở lên nên có thể đi vào bằng đường này: áp dụng tìm cung ĐM. Viêm bao hoạt dịch các ngón gây sưng phồng, càng cua. Bao hoạt dịch gân gấp ngón cái, út thông nhau nên viêm 1 bên có thể lây lan sang bên còn lại. Bao hoạt dịch trụ kéo dài lên tận cổ tay nên khi viêm sẽ khó điều trị. Hội chứng ống cổ tay: các gân cơ gấp trong ống cổ tay bị viêm gây chèn ép TK giữa dẫn đến tê liệt bàn tay. Câu 6: Mô tả cấu tạo, mạch, thần kinh vùng mông và áp dụng? Vùng mông gồm các phần mềm che lấp mặt sau ngoài xương chậu và khớp chậu đùi. Là một vùng quan trọng, có nhiều cơ, đặc biệt nhiều mạch máu thần kinh từ trong chậu hông đi ra. 9 Cấu tạo - - - Da và tổ chức dưới da: có nhiều tổ chức mỡ và các nhánh TK nông + Ở trên: nhánh dây TK liên sườn XII + Ở dưới: TK đùi bì sau + Ở ngoài: TK đùi bì ngoài Mạc nông: chia 2 lá bọc cơ mông lớn; xuống dưới dính vào mạc đùi, ra ngoài dính dải chậu chày và cơ căng mạc đùi. Cơ: chia 2 loại + Cơ chậu hông mấu chuyển: tác dụng duỗi, dạng, xoay đùi. + Cơ ụ ngồi mấu chuyển: tác dụng xoay ngoài đùi. Phân làm 3 lớp cơ: + Nông: cơ mông lớn, cơ căng mạc đùi. + Giữa: cơ mông nhỡ. + Sâu: cơ mông bé, 2 cơ sinh đôi, 2 cơ bịt, cơ hình lê, cơ vuông đùi. Cân sâu: giữa 2 lớp cơ có cân mông, trên dính mào chậu, dưới là cân đùi. Mạch và thần kinh ❖ Bó mạch TK trên cơ hình lê + ĐM mông trên: • Ngành cùng của thân sau ĐM chậu trong • Chia 2 ngành, cấp máu cho 3 cơ mông • Nối với ĐM mông dưới và ĐM mũ đùi ngoài. + TK mông trên • Thân thắt lưng cùng và TK cùng I hợp thành • Thường nằm ngoài ĐM • Chia 2 ngành, chi phối cơ mông bé, mông nhỡ và cơ căng mạc đùi ❖ Bó mạch TK dưới cơ hình lê - TK đùi bì sau: • Tách từ dây sống cùng I, II, III. • Cảm giác da, cơ quan sinh dục ngoài. - TK ngồi: • Gồm ▪ TK mác chung: nhánh thắt lưng IV, V và nhánh cùng I, II. ▪ TK chày: nhánh thắt lưng IV, V và nhánh cùng I, II, III. • Chi phối cảm giác và vận động cho chi dưới. • Đi trước cơ mông lớn, sau nhóm cơ chậu hông mấu chuyển tới vùng đùi. - Bó mạch TK mông dưới: + ĐM mông dưới • Ngành cùng của ĐM chậu trong • Chia 2 ngành: ▪ Ngành lên cấp máu cơ mông, nối với ĐM mông trên ▪ Ngành xuống cấp máu cho cơ đùi sau, nối với ĐM mũ đùi, các nhánh xiên ĐM đùi sâu. + TK mông dưới: vận động cơ mông lớn. - Bó mạch TK thẹn: 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.