Đầu tư Chứng khoán VN

pdf
Số trang Đầu tư Chứng khoán VN 4 Cỡ tệp Đầu tư Chứng khoán VN 158 KB Lượt tải Đầu tư Chứng khoán VN 1 Lượt đọc Đầu tư Chứng khoán VN 52
Đánh giá Đầu tư Chứng khoán VN
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Đầu tư CK VN—Có công mài sắt… Trong số các cơ quan báo chí Phương Tây quan tâm đến hoạt động trên TTCK mới ra ràng của VN có Bloomberg—tập đoàn truyền thông chuyên về tài chính thuộc loại lớn nhất của Mỹ, và IHT—nhật báo có mặt trên hơn 180 nước với lượng phát hành lên đến trên 240.000 bản (2005). Bài báo sau do Bloomberg cung cấp cho IHT. Trong số các cơ quan báo chí Phương Tây quan tâm đến hoạt động trên TTCK mới ra ràng của VN có Bloomberg—tập đoàn truyền thông chuyên về tài chính thuộc loại lớn nhất của Mỹ, và IHT—nhật báo có mặt trên hơn 180 nước với lượng phát hành lên đến trên 240.000 bản (2005). Bài báo sau do Bloomberg cung cấp cho IHT. Khi Dominic Scriven lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam vào năm 1990, nước này thậm chí chưa hề có cái gọi là thị trường chứng khoán (TTCK). Vậy mà hôm nay, công ty của ông—Dragon Capital—đặt trụ ở TP. HCM, đã quản lý 860 triệu USD giá trị cổ phiếu của hơn một nửa số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 6 năm tuổi của VN. Và Scriven đang làm mưa làm gió trên thị trường tài chính nước này. Vị giám đốc này nói Dragon Capital là nhà đầu tư lớn thứ hai trên thị TTCK VN, chỉ sau Chính phủ. "Việt Nam không phải là điểm đến đầu tư ngắn hạn”, nhà đầu tư 43 tuổi nói trong cuộc phỏng vấn (với Bloomberg—ND) tại Hồng Kông. Chìa khoá thành công ở đây là ‘hết sức kiên nhẫn’”. Sự kiên nhẫn của Scriven đã được đền đáp. Quỹ đầu tư chiến lược của nhà kinh doanh người Anh—Vietnam Enterprise Investments—VEI, đã thu lợi nhuận 88% năm nay sau khi 6 năm chịu lỗ 30%, kể từ ngày thành lập. Chỉ số chuẩn trên sàn giao dịch chứng khoán (CK) TP. HCM—HoSTC—đã tăng 73% trong năm nay. Con số này là đáng kể khi so sánh mức tăng 6,5 % của chỉ số chứng khoán Morgan Stanley Capital International Asia-Pacific Index. Tổng tài sản của quỹ VEI đã tăng vọt từ $16 triệu lên $500 triệu kể từ khi thành lập năm 1996. Trong số chứng khoán đóng góp vào thành công này có ngân hàng liên doanh Sài Gòn Thương Tín, hay Sacombank, và Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh— Refrigeration Electrical Enterprises—REE. Kể từ khi quỹ VEI mua cổ phần Sacombank năm 2000, cổ phiếu của ngân hàng này, niêm yết trên sàn HoSTC, đã tăng ít nhất 5 lần. Năm 1996, VEI đã mua $8 triệu cố phiếu của Ngân hàng Thương mại Á Châu—ACB. Món đầu tư khá mạo hiểm vào ngân hàng chưa niêm yết này giờ đây đã có giá $80 triệu. "Chúng tôi xuất phát sớm với các ngân hàng", ông Scriven nói. Sống ở VN từ năm 1991, ông nói tiếng Việt rất sõi. … TTCK VN còn rất non trẻ. Theo số liệu của HSBC Holdings, thị trường mới chỉ niêm yết 51 loại chứng khoán với giá trị $3,2 tỉ. Giá trị giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường OTC có thể chỉ là $6 tỉ USD. Trong khi đó, các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán chính thức của Thái Lan láng giềng có giá trị lên đến $138 tỉ. "Thị trường niêm yết hẵng còn hạn chế về quy mô", Horst Geicke—Chủ tịch VinaCapital—nói. VinaCapital là công ty quản lý hai quỹ niêm yết trên thị trường London. Hai quỹ này đã đầu tư khoảng $575 triệu vào TTCK VN. Tính trung bình, trong 3 tháng qua, chỉ có $7,8 triệu giá trị cổ phiếu được giao dịch mỗi ngày trên hai sàn CK VN—một con số quá khiêm tốn nếu so với $18 tỉ trong quý tài chính đầu tiên trong 2007 của sàn CK Tokyo—thị trường CK lớn thứ hai thế giới. Thực tế này có thể khiến cho các nhà đầu tư lớn gặp khó khăn khi bán cổ phiều mà không làm cho giá bị đẩy xuống. "Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là đầu tư trong những thời kỳ vừa đủ để làm sao có thể bán lại", Alex Hambly—phụ trách phân nhánh quản lý quỹ Prudential tại VN—công ty đã tăng từ $250 triệu lên $300 triệu huy động từ thị trường khác đầu tư vào thị trường VN. Scriven nói bởi công ty ông đã cam kết đầu tư dài hạn vào VN và chọn các lĩnh vực ít rủi ro, nên Dragon Capital không cần phải nhanh chóng rút lui khỏi thị trường này. "Dĩ nhiên là chúng tôi sẽ gặp vấn đề rất lớn nếu muốn thanh khoản hoá tất cả chứng khoán mà chúng tôi đang nắm giữ”, ông nói. "Song các khoản đầu tư chính của chúng tôi là các lĩnh vực chủ chốt: Tài chính, điện lực, cảng biển, đóng tàu... Các lĩnh vực này có quy mô lớn, dễ dự đoán hơn, minh bạch hơn và nhờ đó, ít rủi ro hơn”. Khi Scriven đặt chân đến VN, nước này đang vật lộn với mức lạm phát 65% (theo cách tính của tổ chức quốc tế—ND) và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm chỉ đạt $5 tỉ. Ngày nay, VN đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm trên dưới 8% ít nhất cho đến 2010. Kể từ 2002, kinh tế nước này đã tăng trưởng 7% mỗi năm. Tuy thấp hơn 2 mức so với tiêu chuẩn của Standard & Poor's, mức độ tín nhiệm của VN vẫn cao hơn hai người láng giềng là Indonesia và Philippines dù các nước này có thị trường tài chính ‘chín’ hơn. Một phần ba số quỹ của Scriven được đầu tư vào các ngân hàng. Ngoài ra, ông chủ người Anh cũng yêu thích mảng bảo hiểm, xây dựng cơ bản, y tế, mỏ—khai khoáng và hàng tiêu dùng. Năm 1997, ông đã mua 24% sổ vốn của REE với giá $20 triệu. Giờ đây, số cổ phiếu này có giá thị trường lên đến $150 triệu.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.