Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT34

docx
Số trang Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT34 4 Cỡ tệp Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT34 23 KB Lượt tải Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT34 0 Lượt đọc Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT34 3
Đánh giá Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT34
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 5 (2012 – 2015) NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA KTDN - LT 34 Câu 1: (2 điểm) 1. Trình bày những điểm lợi và bất lợi của việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng (1,5 điểm) a. Điểm lợi: - Giúp công ty tăng được vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay. Khi công ty huy động vốn theo cách này để mở rộng kinh doanh nếu chỉ thu được ít lợi nhuận hoặc bị lỗ thì công ty có thể tuyên bố không phân chia lợi tức cổ phần cho các cổ đông thường cho đến khi công ty thu được lợi nhuận và có khả năng trả lợi tức cổ phần. Điều này giúp công ty giảm được nguy cơ phải tổ chức lại hoặc bị phá sản. Mặt khác, việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường ra công chúng là một phương pháp huy động vốn từ bên ngoài, nhưng công ty không phải hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định. Điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh mà không phải lo gánh nặng nợ nần” như sử dụng nợ vay. - Việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, trên cơ sở đó càng làm tăng thêm khả năng vay vốn và mức độ tín nhiệm cho doanh nghiệp. - Trong một số trường hợp cổ phiếu thường được bán ra dễ dàng hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu dài hạn. Cổ phiếu thường có thể hấp dẫn một số nhóm các nhà đầu tư ở mức lợi tức cao (không bị giới hạn) hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Mặt khác đối với nhà đầu tư thì cổ phiếu thường còn tạo ra rào chắn chống tác hại của lạm phát tốt hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Bởi vì cổ phiếu thường đại biểu cho quyền sở hữu cho công ty, đầu tư vào cổ phiếu thường là đầu tư vào một lượng tài sản thực trong công ty. Do vậy thông thường trong thời kỳ lạm phát thì cổ phiếu thường không bị mất giá như trái phiếu. b. Điểm bất lợi: - Việc phát hành cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đông mới từ đó phải phân chia quyền biểu quyết, quyền kiểm soát của công ty cũng như quyền phân phối thu nhập cao cho các cổ đông mới. Điều này có thể gây bất lợi cho các cổ đông hiện hành. Vì vậy các công ty mới thành lập hoặc các công ty nhỏ thường né tránh việc phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài để không phải chia sẻ quyền kiểm soát công ty con người khác. Những công ty đang làm ăn phát đạt có khả năng thu lợi nhuận cao nếu sử dụng trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tăng vốn sẽ có lợi hơn cho các cổ đông hiện hành so với việc phát hành thêm cổ phiếu mới. - Chi phí phát hành cổ phiếu thường như hoa hồng cho người bảo lãnh, chi phí quảng cáo ... nói chung cao hơn so với chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Nguyên nhân là do đầu tư vào cổ phiếu thường có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào các loại chứng khoán khác. Để thực hiện trọn vẹn đợt phát hành cổ phiếu phải thu hút được người đầu tư trên diện rộng hơn; từ đó, các chi phí quảng cáo, chi phí phân phối cổ phiếu thường phải cao hơn. - Theo cách đánh thuế thu nhập doanh nghiệp ở nhiều nước, lợi tức cổ phần không được tính vào thu nhập chịu thuế trong khi đó lợi tức trái phiếu hay lợi tức tiền vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Điều này làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng trái phiếu. Cần lưu ý để đi đến quyết định phát hành thêm cổ phiếu thường đáp ứng nhu cầu tăng vốn dài hạn cho kinh doanh, bên cạnh việc xem xét các điểm lợi và bất lợi cần phải xem xét, cân nhắc thêm các yếu tố sau đây: Trước hết là yếu tố doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu tình hình kinh doanh của công ty chưa ổn định thể hiện qua sự thay đổi bất thường về doanh thu và lợi nhuận; trong trường hợp này việc tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường là hợp lí hơn so với vay vốn. Bởi nếu vay vốn thì mức độ rủi ro của việc huy động vốn do phải trả lợi tức cố định là rất cao. Tình hình tài chính hiện tại của công ty cũng là yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc, trong đó kết cấu nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu hệ số nợ của công ty đã ở mức cao so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành thì việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường là có thể chấp nhận được. Quyền kiểm soát công ty cũng là yếu tố được nhiều công ty chú ý. Nếu các cổ đông coi trọng vấn đề giữ nguyên quyền kiểm soát công ty thì việc huy động vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu thường không được tính đến. Chi phí phát hành cổ phiếu thường cũng là yếu tố cần được cân nhắc kĩ trong việc tìm kiếm các phương tiện huy động vốn. Mặc dù chi phí phát hành cổ phiếu thường lâu hơn so với các loại chứng khoán khác, tuy nhiên trong nhiều trường hợp với những bối cảnh nhất định, việc huy động vốn bằng cổ phiếu thường có nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các công cụ khác thì việc chấp nhận phát hành cổ phiếu thường với chi phí phát hành khá cao vẫn là quyết định đúng đắn. 2. Tính bài tập: (0,5 điểm) Số lượng cổ phiếu Số vốn cần huy động = Giá trên một cổ phiếu cần huy động Số lượng cổ phiếu 450.000.000 = = 45.000 cổ phiếu 10.000 cần huy động Thị giá 1 cổ phần sau khi phát hành cổ phiếu mới = Giá thị trường của toàn bộ cổ phần Tổng số cổ phiếu Thị giá 1 cổ phần sau khi phát hành cổ phiếu mới = 155.000x20.000+450.000.000 155.000+45.0000 = 17.750 đ Câu 2: (5 điểm) 1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch (1,5 điểm) - Áp dụng công thức Vnc = V0bq * M1/M0 (1 + t%) + V0bq = (1.000 + 1.200 + 1.300 +1.500 )/4 = 1.250 trđ (0,25 điểm) + M0 = (Doanh thu tiêu thụ 3 quí - thuế GTGT phải nộp 3 quí) + (Doanh thu tiêu thụ quí 4 - thuế GTGT phải nộp quí 4) = (3.620 - 970) + (1.450 - 350) = 3.750 trđ (0,25 điểm) + Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch = (3.620 + 1.450) * 1,4 = 7.098 trđ (0,25 điểm) M1 = 7.098 – 1.520 = 5.578 trđ (0,25 điểm) t% = (K1 – K0 )/K0 K0 = (360*V0bq ) /M0 = (360 * 1.250) / 3.750 = 120 ngày K1 = 120 - 15 = 105 ngày t% = ( 105 - 120)/120 = - 0,125 (0,25 điểm) Vậy Vnc = 1.250 * (5.578 / 3.750) * (1 - 0,125) = 1.626,92 triệu đồng (0,25 điểm) 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu số lần luân chuyển, kỳ luân chuyển vốn lưu động (1 điểm) Lbc = M0/V0bq = 3.750/1.250 = 3 vòng (0,25 điểm) Lkh = M1/V1bq = 5.578/1.626,92 = 3,4 vòng(0,25 điểm) Kbc = 360/3 = 120 ngày(0,25 điểm) Kkh = 360/3,4 = 105 ngày(0,25 điểm) Đánh giá: Năm kế hoạch, số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm 15 ngày so năm báo cáo, vòng quay vốn lưu động tăng từ 3 vòng lên 3,4 vòng, chứng tỏ DN đã sử dụng hiệu quả vốn lưu động hiện có. 3. Tính mức tiết kiệm tương đối do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. (0,5 điểm) Vtktgđ = M1/360 (K1 – K0) = 5.578/360(105-120) = - 232,42 triệu đồng Vậy số vốn lưu động tiết kiệm tương đối là: 232,42 triệu đồng 4. Tính tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất năm kế hoạch (2 điểm) - Lợi nhuận năm kế hoạch = 25% doanh thu thuần năm kế hoạch = 0,25 *M 1 = 0,25 * 5.578 = 1.394,5 trđ (0,25 điểm) - Thuế thu nhập = 25% lợi nhuận = 0,25 * 1.394,5 = 348,625 trđ (0,25 điểm) - Lợi nhuận sau thuế = 1.394,5 – 348,625 = 1.045,875 trđ (0,25điểm) - Vốn cố định đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ - số khấu hao luỹ kế đầu kỳ = (6.200 + 750 - 400) – 1.900 = 6.550 – 1.900 = 4.650 trđ (0,25 điểm) - Vốn cố định cuối kỳ = Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ - số khấu hao luỹ kế cuối kỳ + Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ = 6.550 + 550 - 500 = 6.600 trđ (0,25 điểm) + Số khấu hao luỹ kế cuối kỳ = 1.900 +250 – (500 * 0,6) = 1.850 trđ (0,5 điểm) Vốn cố định cuối kỳ = 6.600 – 1.850 = 4.750 trđ (0,25 điểm) - Vốn cố định bình quân = (VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ)/2 =( 4.650 + 4750)/2 = 9.400/2 = 4.700 trđ (0,25 điểm) Vậy tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất năm kế hoạch = Lợi nhuận trước (sau) thuế/Số dư bình quân vốn sản xuất = 1.045,875/(4.700 + 1.626,92) = 1.045,875/6.326,92 = 16,53%. (0,5 điểm)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.