Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT01

docx
Số trang Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT01 4 Cỡ tệp Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT01 27 KB Lượt tải Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT01 1 Lượt đọc Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT01 25
Đánh giá Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT01
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 5 (2012 – 2015) NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA KTDN - LT 01 Câu 1: ( 2 điểm) 1.Trình bày nội dung thuế giá trị gia tăng (1 điểm) - Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. - Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) là các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế, là đối tượng nộp thuế GTGT. - Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ những đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT). - Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT bao gồm nhiều loại như hàng hóa, dịch vụ thuộc sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến hoặc chỉ sơ chế, những sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, sản phẩm muối, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê; chuyển quyền sử dụng đất; dịch vụ y tế, dịch vụ tín dụng, quĩ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm cây trồng, các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh; dạy học, dạy nghề v.v. - Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Thuế GTGT = Giá tính thuế x Thuế suất thuế GTGT. Giá tính thuế GTGT được qui định cụ thể cho từng loại hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng nội bộ, hàng hóa dùng để trao đổi… Ví dụ: + Đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT. + Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu. + Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ cùng loại tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. + Hoạt động cho thuê tài sản thì giá tính thuế là số tiền thuê thu từng kỳ. + Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hóa tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ v.v… - Mức thuế suất thuế GTGT được qui định cho từng nhóm hàng, loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cần đẩy mạnh khuyến khích phát triển như mức thuế suất thấp nhất (0%) được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; mức trung bình (5%) áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nhu cầu, đời sống của con người như sản xuất nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ y tế, giáo cụ phục vụ giảng dạy và học tập… và mức cao nhất (10%) áp dụng đối với hoạt động khai thác, hóa chất, mỹ phẩm, khách sạn, du lịch, ăn uống, xây dựng, lắp đặt v.v. 2. Phương pháp tính thuế GTGT: (1 điểm) Thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. * Phương pháp khấu trừ thuế: Thuế GTGT = phải nộp Thuế GTGT Thuế đầu ra Giá tính thuế của x hàng hóa dịch vụ bán ra GTGT = - đầu ra Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế suất thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. * Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: Thuế GTGT = phải nộp GTGT của hàng hóa dịch = vụ GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu x thuế Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT chỉ áp dụng cho các cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm các căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; các cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và ngoại tệ. Câu 2: (5 điểm) 1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch (1,5 điểm) - Áp dụng công thức Vnc = V0bq * M1/M0 (1 + t%) + V0bq = (1.200 + 1.310 + 1.350 +1.400 )/4 = 5.260/4 = 1.315 trđ (0,25 điểm) + M0 = (Doanh thu tiêu thụ 3 quí - thuế GTGT phải nộp 3 quí) + (Doanh thu tiêu thụ quí 4 - thuế GTGT phải nộp quí 4) = (3.150 - 650) + (1.675-230) = 3.945 trđ (0,25 điểm) + Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch = (3.150 + 1675) * 1,5 = 4.825 *1,5 = 7.237,5 trđ (0,25 điểm) M1 = 7237,5 – 1150 – 45 = 6.042,5 trđ (0,25 điểm) t% = (K1 – K0 )/K0 K0 = (360*V0bq ) /M0 = (360 * 1.315) / 3.945 = 120 ngày K1 = 120 - 20 = 100 ngày t% = ( 100- 120)/120 = - 0,166 (0,25 điểm) Vậy Vnc = 1.315 * (6042,5/3945) * (1-0,166) = 1.679,815 trđ (0,25 điểm) 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu số lần luân chuyển, kỳ luân chuyển vốn lưu động (1 điểm) Lbc = M0/V0bq = 3945/1315 = 3 vòng Lkh = M1/V1bq = 6042,5/1679,815 = 3,6 vòng Kbc = 360/3 = 120 ngày Kkh = 360/3,6 = 100 ngày Đánh giá: Năm kế hoạch, số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm 20 ngày so năm báo cáo, vòng quay vốn lưu động tăng từ 3 vòng lên 3,6 vòng, chứng tỏ DN đã sử dụng hiệu quả vốn lưu động hiện có. 3. Tính mức tiết kiệm tương đối do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. (0,5 điểm) Vtktgđ = (M1/360)*(K1 – K0)=(6042,5/360)*(100-120) = - 335,694 trđ Vậy số vốn lưu động tiết kiệm tương đối là: 335,694 trđ 4. Tính tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất năm kế hoạch (2 điểm) - Lợi nhuận năm kế hoạch = 30% doanh thu thuần năm kế hoạch = 0,3 *M 1 = 0,3 * 6042,5 = 1812,75 trđ (0,25 điểm) - Thuế thu nhập = 25% lợi nhuận = 0,25 * 1812,75 = 453,18 trđ (0,25 điểm) - Lợi nhuận sau thuế = 1812,75 – 453,18 = 1.359,56 trđ (0,25điểm) - Vốn cố định đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ - số khấu hao luỹ kế đầu kỳ = (5300 + 600 -300) = 5.600 -1650 = 3.950 trđ (0,25 điểm) - Vốn cố định cuối kỳ = Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ - số khấu hao luỹ kế cuối kỳ + Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ = 5.600 +450 -500 = 5.550 trđ (0,25 điểm) + Số khấu hao luỹ kế cuối kỳ = 1.650 +165 – (500 * 0,5) = 1.815 – 250 = 1.565 (0,5 điểm) Vốn cố định cuối kỳ = 5.550 – 1.565 = 3.985 trđ (0,25 điểm) - Vốn cố định bình quân = (VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ)/2 =( 3.950 + 3.985)/2 = 7.935/2 =3.967,5 trđ (0,25 điểm) Vậy tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất năm kế hoạch = Lợi nhuận trước (sau) thuế/Số dư bình quân vốn sản xuất =1.359,56/(3.967,5+1.679,815) = 1.359,56/5.647,315= 0,24 hay 24%. (0,5 điểm)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.