Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT07

doc
Số trang Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT07 4 Cỡ tệp Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT07 60 KB Lượt tải Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT07 0 Lượt đọc Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT07 8
Đánh giá Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT07
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHÊ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT07 Câu 1 Nội dung Điểm Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn quá trình sản 2 xuất? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn quá trình sản xuất. Trình độ chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất 0,5 Trình độ chuyên môn hóa hợp tác hóa càng cao thì quá trình sản xuất càng đơn giản do có khả năng giảm chủng loại chi tiết gia công , tăng khối lượng công việc giống nhau. Khối lượng, chủng loại và đặc tính cơ lý hóa của nguyên vật 0,5 liệu sử dụng Đó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới bộ phận phục vụ sản xuất. Vì đặc tính cơ lý hóa của nguyên vật liệu là căn cứ để quan trọng để doanh nghiệp xây dựng kho bãi, diện tính sản xuất , và qui mô công tác vận chuyển sao cho thích hợp và hiệu quả nhất. Chủng loại, đặc điểm và kết cấu sản phẩm Đặc điểm kết cấu sản phẩm là số lượng các chi tiết, tính 0,5 chất phức tạp của kỹ thuật gia công, yêu cầu về độ chính xác… Đều ảnh hưởng tới quá tình sản xuất. Máy móc thiết bị công nghệ Việc lựa chọn máymóc thiết bị, công nghệ phải xuất phát 0,5 từ yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, máy móc thiết bị, công nghệ là một trong những nhân tố ảnh hưởng quyết định tới quá trình sản 2 3 xuất. Trình bày mục đích, điều kiện áp dụng và biện pháp thực hiện của chiến lược phát triển thị trường ? Cho ví dụ về các công ty theo đuổi chiến lược này ? - Chiến lược phát triển thị trường: Là chiến lược tìm cách tăng trưởng bằng con đường thâm nhập vào các thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hiện doanh nghiệp đang sản xuất hay cung ứng. - Mục đích của chiến lược phát triển thị trường: tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách đưa sản phẩm hiện tại của công ty tham gia vào thị trường mới. - Điều kiện áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường: (1) Khi các kênh phân phối mới đã sẵn sàng có hiệu quả (2) Khi vẫn còn các thị trường mới chưa bão hoà (3) Khi doanh nghiệp có sẵn điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. - Biện pháp thực hiện: (1) Nghiên cứu thị trường (2) Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu (3) Thiết lập hệ thống kênh phân phối mới (4) Tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi. 3 0,5 0,5 0,5 0,5 - Ví dụ: Từ năm 2009 đến nay Beeline tập trung cho hoạt động 1 mở rộng kênh phân phối đến nhiều tỉnh thành trong cả nước và hiện nay có đến 3.000 điểm bán sim và thẻ cào; số lượng các tỉnh thành phủ sóng tăng từ 19-50, bên cạnh đó Beeline còn tiến hành mở rộng dịch vụ gia tăng như: tra cứu danh mục điện thoại và một số dịch vụ khác như roaming quốc tế… nhằm tiếp cận với khách hàng mới có nhu cầu về các dịch vụ gia tăng; như vậy có thể nói từ năm 2009 đến nay Beeline đã theo đuổi chiến lược phát triển thị trường. Nêu các hoạt động chính tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp? 2 Lấy ví dụ cụ thể ở từng hoạt động ở một doanh nghiệp mà anh chị biết, có bao gồm tất cả hoạt động tạo ra doanh thu. Có ba hoạt động chính nhằm tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, đó là: - Hoạt động sản xuất công nghiệp 1 Hoạt động này bao gồm hai nhiệm vụ: + Sản xuất sản phẩm theo catalogue tức là không có người đặt hàng trước, nhưng doanh nghiệp cứ theo nguyên mẫu để sản xuất, chào hàng, tìm người mua. Sản xuất theo catalogue tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn, liên tục và ổn định. + Sản xuất theo đơn hàng riêng: doanh nghiệp sản xuất theo địa chỉ của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp không phải lo khâu tiêu thụ: Sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, thu tiền ngay. Tuy nhiên, cách sản xuất này không ổn định và không liên tục được. - Hoạt động thương mại: là hoạt động mua và bán hàng hóa không qua chế biến. Bộ phận này được hạch toán độc lập với hoạt động sản xuất công nghiệp. - Hoạt động của các phần tử cấu trúc (dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm….) Phân xưởng sửa chữa máy móc của doanh nghiệp không làm ra sản phẩm để bán, không phải là phần tử cấu trúc. Bộ phận sửa chữa, bảo hành sản phẩm của doanh nghiệp có thu, có chi, có thể thu nhỏ hơn chi, bộ phận này hạch toán độc lập, được coi là phần tử cấu trúc. Ví dụ : Tại công ty dệt may Hoà Thọ, các hoạt động tạo ra doanh thu 1 bao gồm: - Hoạt động sản xuất : + sản xuất theo các đơn đặt hàng, chủ yếu là gia công cho các thương hiệu khác. + Sản xuất cho các đại lý, của hàng trong hệ thống phân phối của công ty + Sản xuất cung cấp cho các cửa hàng trực tiếp của công ty, và một số đem ra thị trường chào hàng. Hoạt động thương mại: - Doanh thu thu về chủ yếu từ hoạt động bán hàng, - Từ các hoạt động đầu tư tài chính….. Hoạt động của phần tử cấu trúc:dịch vụ sửa chữa máy móc như máy dệt, máy may cho các doanh nghiệp khác… 4 Tự chọn, do trường biên soạn 3 Cộng 10 ………….,ngày…….tháng……năm ……
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.