Đánh giá truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng về lao động trẻ em tại Việt Nam

pdf
Số trang Đánh giá truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng về lao động trẻ em tại Việt Nam 65 Cỡ tệp Đánh giá truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng về lao động trẻ em tại Việt Nam 2 MB Lượt tải Đánh giá truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng về lao động trẻ em tại Việt Nam 0 Lượt đọc Đánh giá truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng về lao động trẻ em tại Việt Nam 20
Đánh giá Đánh giá truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng về lao động trẻ em tại Việt Nam
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 65 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐÁNH GIÁ TRUYỀN THÔNG TRÊN CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM TẠI VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TRUYỀN THÔNG TRÊN CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM TẠI VIỆT NAM Dự án: Nâng cao năng lực quốc gia về Phòng ngừa và Giảm thiểu Lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE) Tài liệu này được thực hiện từ nguồn hỗ trợ Bộ Lao động Hoa Kỳ tài trợ theo Thỏa thuận Hợp tác số IL-26682-14-75-K-11. Tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm hay các chính sách của Bộ Lao động Hoa Kỳ, cũng như việc đề cập đến thương hiêu, sản phẩm thương mại hay tổ chức nào không có nghĩa bao hàm sự chứng thực của Chính phủ Hoa Kỳ. Một trăm phần trăm tổng chi phí Dự án do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ với tổng số tiền là 8 triệu đô la. Lời cảm ơn Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn các cá nhân và tổ chức sau đây đã ủng hộ góp ý cho việc thực hiện nghiên cứu và xây dựng báo cáo: Bà Vũ Thị Kim Hoa: Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ trẻ em, Bộ LĐTB & XH. Bà Nguyễn Hương Giang: Cán bộ Nâng cao nhận thức, Hỗ trợ Kỹ thuật Nâng cao năng lực Quốc gia Phòng chống và Giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam (ENHANCE), Văn phòng Quốc gia ILO Việt Nam. Chúng tôi cũng cảm ơn những người tham gia phỏng vấn - những người đã dành thời gian của họ để chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ LĐTBXH, ILO và Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI). Nhóm nghiên cứu MDRI: Daniel Burns Phạm Linh Chi Hồ Văn Bảo Lời cảm ơn iii Tóm tắt Báo cáo Đánh giá này được tiến hành để tìm hiểu các cách thức truyền tải vấn đề lao động trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị cho hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng đến vấn đề này. Mục đích của đánh giá là nhằm cung cấp các khuyến nghị cho hoạt động nâng cao nhận thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng của dự án ENHANCE. Đánh giá này thu thập dữ liệu thông qua ba phương pháp: phân tích các thông điệp1/ tin/ bài truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016, phỏng vấn các chuyên gia truyền thông, rà soát tài liệu kỹ thuật và tài liệu dự án. Tổng số các thông điệp/ tác phẩm truyền thông đại chúng thu thập được trong thời gian đánh giá bao gồm thông điệp, tin, bài từ các kênh truyền hình, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội cũng như các kênh tin tức dưới dạng báo in và online. Các thông điệp, tin, bài đã được phân tích định tính và chi tiết về nội dung, từ ngữ để xác định cấu trúc, nội dung và ý nghĩa của thông điệp. Kết quả phân tích cho thấy rằng phần lớn các thông điệp về lao động trẻ em được xây dựng theo cấu trúc chủ đề. Nói cách khác, các thông điệp đưa thông tin theo chủ đề chung và khái quát, giới thiệu vấn đề từ góc độ tổng thể. Các thông điệp theo chủ đề nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, chứ không tập trung vào những ví dụ hay trường hợp cụ thể về lao động trẻ em. Chính vì vậy, nội dung của các thông điệp thường chung chung; chỉ một số nhỏ các thông điệp trong mẫu đánh giá đưa ra các định nghĩa rõ ràng về lao động trẻ em. Trong cỡ mẫu thu được, gần 8% thông điệp tin, bài đưa ra là theo cấu trúc chủ đề. Ngược lại, các thông điệp theo trường hợp tập trung vào các trường hợp/sự kiện/câu chuyện cụ thể của lao động trẻ em, kể các câu chuyện người thật việc thật đằng sau vấn đề. Trong số lượng thông điệp, tin bài thu được , hơn một nửa số thông điệp là đưa thông tin chung, chỉ có gần một nửa số thông điệp có đề cập đến là theo trọng tâm ngành. Trong số các thông điệp có đề cập đến trọng tâm ngành, nông/ngư nghiệp và dịch vụ là hai ngành được đề cập đến nhiều nhất. 1 Để phục vụ cho mục đích của cuộc đánh giá, một “thông điệp về lao động trẻ em” được định nghĩa là một sản phẩm Tóm tắt Báo cáo v VTV là kênh quan trọng nhất khi nói đến lượng bao phủ dành cho vấn đề lao động trẻ em (24 thông điệp). Đối với các trang tin tức trực tuyến và báo in, nhìn chung, số thông điệp là tương tự nhau giữa các kênh. Tuy nhiên, báo Lao động xã hội (9 thông điệp), Tiền Phong (4 thông điệp) và Giáo Dục Thời Đại (4 thông điệp) có độ bao phủ nhiều nhất trong số các báo in, đối với các kênh trực tuyến, Zing News, 24h và Vietnamplus mỗi kênh đều có 3 thông điệp. VTV (phát sóng tin tức) vẫn nổi bật lên như là một kênh truyền thông đề cập về vấn đề này một cách sâu sắc nhất. Các phát hiện chính rút ra từ phân tích bao gồm: • • • Các thông điệp hiện tại chưa thực sự thu hút được khán giả. Việc còn thiếu các câu chuyện mang tính cá nhân, kể về con người cụ thể khiến cho thông điệp kém thu hút, ít thú vị nên không gây được chú ý và rất khó nhớ. Nội dung của các thông điệp trên phương tiện truyền thông rất chung chung; các nguyên nhân, tác động và giải pháp được mô tả một cách khái quát. Theo đánh giá cho thấy, nếu công chúng chỉ dựa vào thông tin về lao động trẻ em được cung cấp trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thì hiện nay việc truyền thông nhận thức về khái niệm thế nào là lao động trẻ em còn chưa đạt yêu cầu. Về mặt trách nhiệm, các thông điệp chủ yếu đề cập đến vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chính phủ. Các thông điệp chưa đề cập đến việc cộng đồng và các cá nhân có thể làm gì để ngăn ngừa và chống lại vấn đề lao động trẻ em. Các phát hiện thu thập được từ phỏng vấn và rà soát tài liệu đều chỉ ra tầm quan trọng của việc lên kế hoạch dài hạn cho các kế hoạch truyền thông, thiết kế các thông điệp phù hợp với từng nhóm khán giả trên các kênh truyền thông toàn quốc và địa phương khác nhau và đảm bảo nội dung phản ánh bối cảnh xã hội và văn hóa. Các phát hiện còn cho thấy rằng các hoạt động truyền thông của dự án nên được thực hiện có sự hợp tác của các cơ quan chính phủ và phi chính phủ. Tóm lại, các khuyến nghị này kêu gọi một kế hoạch phối hợp như sau: • • • • vi Đưa ra 4 thông điệp cốt lõi hàng năm được thiết kế bổ sung, hỗ trợ cho nhau và theo thời gian nâng cao dần nhận thức về lao động trẻ em. Phân khúc đối tượng đích theo từng loại kênh (xem bảng 3), điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với từng nhóm đối tượng Tìm nguồn và sử dụng các câu chuyện mang tính con người/các trường hợp thực tế về lao động trẻ em để truyền tải các thông điệp cốt lõi. Điều này là vô cùng cần thiết nếu các thông điệp muốn thu hút sự chú ý của khán thính giả và đọng lại trong trí nhớ công chúng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác với các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Tóm tắt Báo cáo Các từ viết tắt Bộ LĐTBXH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ILO Tổ chức lao động quốc tế LĐTE Lao động trẻ em NGO Tổ chức phi chính phủ Tóm tắt Báo cáo vii Mục lục 1 Giới thiệu và bối cảnh của đánh giá 1.1 Giới thiệu 1.2 Mục đích và mục tiêu của Đánh giá 1 1 3 2 Phương thức thu thập và phân tích dữ liệu 2.1 Rà soát các phương tiện thông tin đại chúng 2.2 Các cuộc phỏng vấn 2.3 Rà soát tài liệu 5 5 7 9 3 Các hạn chế của đánh giá 11 4 Kết quả 4.1 Độ bao phủ của các phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam 4.2 Tính hiệu quả và khả thi của các kênh truyền thông 4.3 Số lượng và các loại hình thông điệp 4.4 Nội dung và cấu trúc của các thông điệp 4.5 Các phương cách tốt để thực hiện các kế hoạch truyền thông đại chúng 4.6 Chi phí truyền thông 13 13 17 18 22 28 32 5 Khuyến nghị 5.1 Hướng tiếp cận phối hợp 5.2 Lập kế hoạch và Nội dung 5.3 Tầm quan trọng của việc hợp tác 33 33 37 38 6 Phụ lục 6.1 Phụ lục A: 6.2 Phụ lục B: 6.3 Phụ lục C: 6.4 Phụ lục D: 6.5 Phụ lục E: 6.6 Phụ lục F: 41 42 44 48 48 52 52 Mục lục Khung chọn mẫu Từ khóa và thuật ngữ tìm kiếm Phân tích Định tính Nội dung (Khung mã hóa) Các cuộc phỏng vấn Lượng truy cập trực tuyến Chi phí quảng cáo của một số kênh truyền thông được chọn ix Danh mục hình và bảng Hình 1. Phần trăm dân số trưởng thành sử dụng phương tiện truyền thông hàng tuần tại Việt Nam Hình 2. Phần trăm số thông điệp được chọn phân tích định tính chuyên sâu 15 Hình 3. Số thông điệp theo loại hình truyền thông tại mỗi vùng dự án Hình 4. Các thông điệp theo chủ đề và theo trường hợp Hình 5. Các thông điệp theo chủ dề/trường hợp trong các loại hình truyền thông Hình 6. Phân bổ các thông điệp lao động trẻ em trong khoảng thời gian chọn mẫu Hình 7. Thông điệp theo trọng tâm ngành Hình 8. Nguyên nhân của lao động trẻ em Hình 9. Các thông điệp cốt lõi được truyền tải mỗi năm Hình 10. Sự phối hợp giữa các loại hình truyền thông và kênh truyền thông 21 22 23 Bảng 1. Mười tờ báo in phổ biến nhất tại Việt Nam Bảng 2. Các nguồn thông tin quan trọng nhất theo nhóm tuổi Bảng 3. Các kênh truyền thông và nội dung thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng khán thính giả 14 16 36 Danh mục hình và bảng 19 24 25 26 33 35 xi 1 Giới thiệu và bối cảnh của đánh giá 1.1 Giới thiệu Đánh giá về truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề lao động trẻ em tại Việt Nam được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu phát triển Mekong (MDRI) nhằm hỗ trợ cho hợp phần ii của dự án ENHANCE. Dự án được tiến hành bởi Tổ chức lao động quốc tế (ILO) với tài trợ từ Bộ lao động Hoa Kỳ (USDOL), dự án ENHANCE được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2019. Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản, Cục Trẻ em là cơ quan chủ dự án. Mục tiêu tổng quát của dự án là nâng cao năng lực quốc gia trong phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam. Địa bàn triển khai chính của dự án bao gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Mính và An Giang. Các ngành nghề trọng điểm mà dự án hướng tới là may mặc, nông nghiệp và thủy sản, và thủ công mỹ nghệ. Việt Nam là một trong những quốc gia phê chuẩn Công ước số 182 của ILO về Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (phê chuẩn năm 2000)2 và Công ước số 138 về Tuổi tối thiểu số (phê chuẩn năm 2003)3. Việt Nam đã và đang thực hiện các các biện pháp để giải quyết vấn đề lao động trẻ em thông qua xây dựng hệ thông luật pháp, chính sách và các thể chế liên quan. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong việc giải quyết lao động trẻ em, đã thiết lập một khung pháp lý vững chắc, phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế; và thực hiện một số chương trình, dự án để phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại cấp trung ương và địa phương. Mặc dù có những nỗ lực đáng kể trong việc giải quyết tình trạng lao động trẻ em, tuy nhiên lao động trẻ em vẫn tồn tại, đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức. Kết quả Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 cho thấy có khoảng 1,75 triệu trẻ em và 2 C138 - Minimum Age Convention, 1973 (No. 138) Convention concerning Minimum Age for Admission to Employment (Entry into force: 19 Jun 1976) Adoption: Geneva, 58th ILC session (26 Jun 1973) - Status: Up-to-date instrument (Fundamental Convention). Retrieved 02/11/16 from http://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO::P12100_INSTRUMENT_ID:312327 3 C182 - Worst Forms of Child Labour Convention, 1999 (No. 182) Convention concerning the Prohibition and Immediate Action for the Elimination of the Worst Forms of Child Labour (Entry into force: 19 Nov 2000) Adoption: Geneva, 87th ILC session (17 Jun 1999) - Status: Up-to-date instrument (Fundamental Convention). Retrieved 02/11/16 from http://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=1000:12100:0::NO::P12100_ILO_CODE: C138 Giới thiệu và bối cảnh của đánh giá 1
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.