Đánh giá tác dụng giả ngứa của chlorpheniramin (kháng H1) phối hợp với famotidin (kháng H2) trong điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh

pdf
Số trang Đánh giá tác dụng giả ngứa của chlorpheniramin (kháng H1) phối hợp với famotidin (kháng H2) trong điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh 6 Cỡ tệp Đánh giá tác dụng giả ngứa của chlorpheniramin (kháng H1) phối hợp với famotidin (kháng H2) trong điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh 337 KB Lượt tải Đánh giá tác dụng giả ngứa của chlorpheniramin (kháng H1) phối hợp với famotidin (kháng H2) trong điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh 0 Lượt đọc Đánh giá tác dụng giả ngứa của chlorpheniramin (kháng H1) phối hợp với famotidin (kháng H2) trong điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh 4
Đánh giá Đánh giá tác dụng giả ngứa của chlorpheniramin (kháng H1) phối hợp với famotidin (kháng H2) trong điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tr g ih c c Th i Nguyên ti ch c i i s 2 2012 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢ NGỨA CỦA CH ORPHENIRA IN (kháng H1 ) PHỐI HỢP VỚI FA OTIDIN (kháng H2) TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH SẨN NGỨA NỘI SINH Ngô Thị Th o*, Nguyễn Quý Thái*, Trầ V Tiến** * Tr g ih c c Thái Nguyên; ** Bệnh viện Da liễu Tru g ơ g TÓ TẮT ục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm ngứa của chlorpheniramin phối hợp với famotidin trong điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh. Phƣơng pháp: thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, cỡ mẫu thuận tiện gồm các bệnh nhân đƣợc chẩn đoán sẩn ngứa nội sinh điều trị tại Khoa Da liễu, Bệnh viên Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên. Nhóm nghiên cứu dùng chlopheniramin 4mg x 2 lần/ngày phối hợp với famotidin 20mg/ngày. Nhóm chứng dùng chlopheniramin 4mg x 2 lần/ngày. Kết quả: Thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng giảm ngứa sau dùng thuốc tại các thời điểm trong khoảng từ sau 30 phút đến 3 giờ ở hai nhóm không thấy có sự khác biệt (p> 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian duy trì tác dụng giảm ngứa trên 5 giờ ở nhóm nghiên cứu là 50,0%, cao hơn nhóm chứng là 11,1% ( p<0,05). So sánh hiệu quả sau điều trị nhóm nghiên cứu đạt kết quả tốt 92,9% cao hơn nhóm chứng là 70,4% (p<0,05). Một số tác dụng không mong muốn (buồn ngủ, đau đầu, khô miệng) gặp ở cả 2 nhóm không có sự khác biệt. Kết luận: phối hợp chlopheniramin và famotidin trong điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh thấy thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng giảm ngứa không có sự khác biệt so với dùng chlopheniramin đơn thuần, thời gian duy trì tác dụng giảm ngứa kéo dài hơn và kết quả điều trị tốt hơn. Từ khóa: chlorpheniramin, famotidin, sẩn ngứa, kháng histamin. EVALUATION OF THE EFFECT OF CHLORPHENIRAMINE (anti H1) IN COMBINATION WITH FAMOTIDINE (anti H2) FOR TREATMENT OF INTERNAL PRURIGO Ngo Thi Thao*, Nguyen Quy Thai*, Tran Van Tien** * Thai Nguyen University of Medicine & Pharmacy ** The Central Hospital of Dermatology SUMMARY Objective: To evaluate the effect of Chlorpheniramine combines with famotidine in the treatment of endogenous prurigo. Methods: Clinical trials with a control, convenience sample size of in-patients diagnosed as internal prurigo at the Department of Dermatology-General Hospital in Thai Nguyen. The study group was treated by using chlopheniramin 4mg x 2 times / day together with famotidine 20mg/day. The control group used Chlopheniramin 4mg x 2 times / day. Results: The time for drugs to reduce itching was ranging from 30 minutes to 3 hours in the two groups and no difference had been found (p> 0.05). The percentage of patients remained to have less itching more than 5 hours in the research group was 50.0%, higher than that of the control group (11.1%), p <0.05. The research group team achieved good results at 92.9%, higher than in the control, 70.4% (p <0.05). 49 Tr g ih c c Th i Nguyên ti ch c i i s 2 2012 Some unwanted effects (drowsiness, headache, dry mouth) occurred in both groups and did not differ sinifficantly. Conclusion: The combination of chlopheniramin and famotidine in the treatment of endogenous prurigo showed that the time for drug to control itching was not differ from using chlopheniramin alone, however, the duration of reduce itching lasted longer and better results were achieved. Keywords: Chlorpheniramine, famotidine, internal prurigo, antihistamines I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sẩn ngứa (prurigo) là một bệnh da thƣờng gặp, biểu hiện lâm sàng đặc trƣng là ngứa. Bệnh chiếm khoảng 30%-45% các bệnh da liễu đến khám tại các phòng khám chuyên khoa [1]. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát. Dựa vào nguồn gốc của các yếu tố gây bênh, ngƣời ta chia sẩn ngứa thành 2 loại: Sẩn ngứa ngoại sinh, nguyên nhân do các yếu tố bên ngoài nhƣ ký sinh trùng, côn trùng đốt; các yếu tố môi trƣờng (lông chim, chó, mèo, gia súc, gia cầm; bụi, hơi, khí độc, độ ẩm ...). Sẩn ngứa nội sinh, nguyên nhân do các yếu tố bên trong cơ thể nhƣ rối loạn tiêu hóa (táo bón), rối loạn chức năng gan thận; rối loạn chuyển hóa, nội tiết nhƣ đái tháo đƣờng, mỡ máu [1],[2]. Nhiều khi không tìm thấy căn nguyên. Điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Sẩn ngứa thƣờng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhƣng ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống và sức khỏe của ngƣời bệnh. Vì vậy, điều trị sẩn ngứa ngoài việc loại trừ căn nguyên thì điều trị chống ngứa là chủ yếu và hết sức quan trọng. Thuốc chính dùng điều trị chống ngứa là kháng histamin thụ thể H1 (kháng H1) [3]. Kháng histamin thụ thể H2 chủ yếu dùng điều trị loét dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên, ở da cũng có khoảng 15% thụ thể H2 [4]. Các công trình nghiên cứu về điều trị một số bệnh da dị ứng cho thấy dùng phối hợp kháng H1 với kháng H2 có hiệu quả tốt [6]. Để tích lũy thêm kinh nghiệm điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đánh giá tác dụng giảm ngứa của chlorpheniramin phối hợp với famotidin trong điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh tại khoa Da liễu-Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên. II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Bệnh nhân sẩn ngứa nội sinh đƣợc điều trị tại Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên từ 10/2011 đến 4/2012. - Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân đƣợc chẩn đoán sẩn ngứa nội sinh, từ 18 tuổi trở lên. - Tiêu chuẩn loại trừ: sẩn ngứa không phải do nguyên nhân nội sinh, phụ nữ có thai, suy gan thận nặng, suy giảm miễn dịch, chống chỉ định với kháng histamin. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, tiến hành trên hai nhóm bệnh nhân, cỡ mẫu thuận tiện: Nhóm nghiên cứu dùng chlopheniramin uống 4mg x 2 lần/ngày phối hợp với famotidin uống 20mg /ngày. Nhóm chứng dùng chlopheniramin uống 4mg x 2 lần/ngày. - Đánh giá mức độ giảm ngứa: Thời gian bắt đầu có tác dụng: là từ khi uống thuốc đến khi bệnh nhân cảm thấy ngứa bắt đầu giảm. Thời gian duy trì tác dụng: là từ khi xuất hiện tác dụng giảm ngứa đến khi ngứa tái phát sau khi dùng thuốc. - Thời điểm đánh giá mức độ ngứa sau: 6, 9, 12 ngày điều trị. - Xác định tác dụng không mong muốn của mỗi phƣơng pháp. 50 Tr g ih c c Th i Nguyên ti ch c i i s 2 2012 - Đánh giá hiệu quả điều trị theo 3 mức: tốt, trung bình, chƣa tốt. Tốt: hết ngứa, tác dụng kéo dài. Trung bình: ngứa giảm chậm, tác dụng ngắn. Chƣa tốt: ngứa không giảm. - Xử lý số liệu theo phƣơng pháp thống kê y học, phần mềm STATA 10.0. III. KẾT QUẢ Bảng 3.1: ức độ ngứa của bệnh nhân trƣớc điều trị Nhóm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p n 12 % 42,9 n 11 % 40,7 > 0,05 Vừa 16 57,1 16 59,3 > 0,05 Nhẹ 0 0,0 0 0,0 > 0,05 Tổng 28 100,0 27 100,0 Mức độ ngứa Nặng Nhậ xét: tỷ lệ các mức độ ngứa của 2 nhóm không có sự khác biệt. Bảng 3.2. Thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng giảm ngứa Nhóm Nhóm nghiên cứu n % Nhóm chứng n % Thời gian p 30 phút 1h 2h 2 8 12 7,1 28,6 42,9 1 7 10 3,7 25,9 37,0 > 0,05 > 0,05 > 0,05 3h >3h Tổng 6 0 28 21,4 0,0 100,0 8 1 27 29,6 3,7 100,0 > 0,05 > 0,05 … Nhậ xét: thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng giảm ngứa ở bệnh nhân của 2 nhóm trong 3 giờ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.3. Thời gian duy trì tác dụng giảm ngứa của thuốc Nhóm Thời gian Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p n % n % 2h-3h 2 7,1 7 25,9 > 0,05 3h-5h 12 42,9 17 63,0 > 0,05 >5h 14 50,0 3 11,1 <0.05 Tổng 28 100,0 27 100,0 … Nhậ xét: tỷ lệ bệnh nhân có thời gian duy trì tác dụng giảm ngứa dƣới 5 giờ của 2 nhóm chƣa thấy sự khác biệt (p>0,05), trên 5h nhóm nghiên cứu có 50,0% bệnh nhân thuốc vẫn 51 Tr g ih c c Th i Nguyên ti ch c i i s 2 2012 còn tác dụng cao hơn nhóm chứng là 11,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.4: Diễn biến mức độ ngứa của 2 nhóm sau 6 ngày điều trị Nhóm Nhóm nghiên cứu n % ức độ ngứa Nặng 0 0,0 Vừa 8 28,6 Nhẹ 18 64,3 Hết ngứa 2 7,1 Tổng 28 100,0 Nhậ xét: sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân ngứa ở nhóm chƣa thấy có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Nhóm chứng n % p 1 3,7 > 0,05 9 33,3 > 0,05 16 59,3 > 0,05 1 3,7 > 0,05 27 100,0 … các mức độ sau 6 ngày điều trị ở hai Bảng 3.5 : Diễn biến mức độ ngứa của 2 nhóm sau 9 ngày điều trị Nhóm ức độ ngứa Nặng Vừa Nhẹ Hết ngứa Tổng Nhóm nghiên cứu n % n 0 3 7 18 28 1 5 11 10 27 0,0 10,7 25,0 64,3 100,0 Nhóm chứng % 3,7 18,5 40,8 37,0 100,0 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 Nhậ xét: sau 9 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhân hết ngứa ở nhóm nghiên cứu là 64,3%, cao hơn so với nhóm chứng là 37,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.6: Diễn biến mức độ ngứa của 2 nhóm sau 12 ngày điều trị Nhóm ức độ ngứa Nặng Vừa Nhẹ Hết ngứa Tổng Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng n % n % 0 0 3 25 28 0 0 10,7 89,3 100 0 0 5 22 27 0 0 18,5 81,5 100 p > 0,05 > 0,05 … Nhậ xét: sau 12 ngày điều trị, 100% bệnh nhân ở cả 2 nhóm hết ngứa hoặc chỉ còn ngứa nhẹ. Bảng 3.7: So sánh kết quả giảm ngứa giữa 2 nhóm sau điều trị Nhóm Nhóm nghiên cứu n % Kết quả Tốt Trung bình Chƣa tốt Tổng 26 2 0 28 Nhóm chứng n 92,9 7,1 0,0 100,0 19 7 1 27 52 % 70,4 25,9 3,7 100,0 p < 0,05 > 0,05 > 0,05 Tr g ih c c Th i Nguyên ti ch c i i s 2 2012 Nhậ xét: sau điều trị, nhóm nghiên cứu đạt kết quả giảm ngứa tốt là 92,9%, cao hơn nhóm chứng 70,4%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.8: ột số tác dụng không mong muốn Nhóm nghiên cứu Nhóm Biểu hiện n % Buồn ngủ 19 67,9 Đau đầu 2 7,1 Khô miệng 3 10,7 Nhóm chứng n % 19 70,7 1 3,7 4 14,8 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 Nhậ xét: các tác dụng không mong muốn nhƣ: buồn ngủ, khô miệng, đau đầu của 2 nhóm khác nhau không có ý nghỉa thống kê. IV. BÀN UẬN Đặc điểm của 2 nhóm nghiên cứu: kết quả ở bảng 3.1 cho thấy nhóm nghiên cứu, tỷ lệ mức độ ngứa nặng là 42,9 và ngứa vừa là 57,1 so với nhóm chứng lần lƣợt là 40,7 và 59,3, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhƣ vậy, giữa hai nhóm có sự tƣơng đồng về mức độ ngứa. Theo dõi thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng giảm ngứa: kết quả ở bảng 3.2 thấy tỷ lệ bệnh nhân có thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng tại các thời điểm trong khoảng sau 30 phút dùng thuốc đến 3 giờ ở hai nhóm không có sự khác biệt với p> 0,05. Nhóm chứng có một trƣờng hợp sau trên 3 giờ thuốc vẫn chƣa có tác dụng giảm ngứa. Theo kết quả nghiên cứu của A del Cuvillo, J Mullol, J Bartra về dƣợc động học của một số kháng histamin thì thấy chlopheniramin xuất hiện trong máu sau khi uống từ 30 phút đến 1 giờ, kết quả của Tmax là 2,8 giờ ± 0,8 và duy trì tác dụng trong khoảng 4giờ ± 1 [3]. Còn đối với famotidin có thể tác dụng giảm ngứa chậm hơn chlopheniramin. Cho nên, sự khác biệt về thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng ở hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Thời gian duy trì tác dụng giảm ngứa, kết quả ở bảng 3.3 thấy giữa hai nhóm trong khoảng 5 giờ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trên 5 giờ, nhóm nghiên cứu thuốc vẫn còn tác dụng ở 50,0% bệnh nhân, cao hơn nhóm chứng là 11,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này, chúng tôi cho rằng có thể là do famotidin tác dụng giảm ngứa chậm nên đã phát huy đƣợc vai trò hiệp đồng với chlopheniramin để kéo dài thời gian tác dụng giảm ngứa. Nhƣ vậy, sơ bộ nhận xét khi phối hợp chlorpheniramin với famotidin để điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh thì thấy thời gian duy trì tác dụng giảm ngứa lâu hơn so với khi chỉ dùng chlorpheniramin đơn thuần. Nghiên cứu của Kaur S, Greaves MW (1981) cũng thấy khi phối hợp chlorpheniramin với cimetidin kiểm soát ngứa và phát ban tốt hơn khi chỉ dùng chlorpheniramin [5]. Ngứa là triệu chứng cơ năng và gặp ở 100% bệnh nhân sẩn ngứa với các mức độ nặng nhẹ khác nhau: nặng, vừa và nhẹ. Diễn biến mức độ ngứa của 2 nhóm trong vòng 6 ngày điều trị (bảng 3.4) không thấy có sự khác biệt. Sau 9 ngày điều trị (bảng 3.5), nhóm nghiên cứu có 18 bênh nhân hết ngứa, chiếm 64,3%, cao hơn so với nhóm chứng có 10 bệnh nhân, chiếm 37,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhƣ vậy, có thể nói phối hợp chlopheniramin với famotidin trong điều trị sẩn ngứa nội sinh hiệu quả cao hơn so với chlophenitamin đơn thuần. Sau 12 ngày điều trị, bệnh nhân của cả 2 nhóm đều hết ngứa hoặc chỉ còn ngứa nhẹ (bảng 3.6). Đối chiếu với kết quả sau 9 ngày điều trị (bảng 3.5), một lần nữa củng cố thêm nhận xét là dùng phối hợp chlopheniramin với famotidin có tác dụng giảm ngứa tốt hơn so với chlophenitamin đơn thuần. 53 Tr g ih c c Th i Nguyên ti ch c i i s 2 2012 So sánh hiệu quả sau điều trị giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, bảng 3.7 thấy nhóm nghiên cứu đạt kết quả tốt 92,9% trƣờng hợp cao hơn nhóm chứng là 70,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chúng tôi chƣa tham khảo đƣợc tài liệu nào nói về việc phối hợp chlopheniramin với famotidin trong điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh nên không có số liệu để so sánh với kết quả của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi bƣớc đầu cho thấy tác dụng có lợi trên lâm sàng của việc phối hợp thuốc kháng H1 với H2 trong điều trị giảm ngứa. Nguyên nhân gây ngứa đƣợc biết đến trong các bệnh da dị ứng là do sự giải phóng histamin từ tế bào Mast. Khoảng 85% thụ thể histamin trong da là của H1, còn lại 15% là của H2. Vì vậy, sự có mặt của kháng H2 giúp ổn định tế bào Mast và kiểm soát ngứa tốt hơn do ức chế sự giải phóng histamin một cách đầy đủ hơn. Một số tác giả cho rằng việc phối hợp kháng H1 với H2 làm giảm khả năng chuyển hóa kháng H1 tại gan [5],[7]. Đây cũng có thể là lý do kháng H2 có tác dụng hiệp đồng, hỗ trợ kéo dài tác dụng của kháng H1. Tuy nhiên, các tác giả đều kiến nghị vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu thêm. Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể gặp, kết quả bảng 3.8 thấy là: buồn ngủ 67,9%, khô miệng 10,7%, đau đầu 7,1% so với nhóm chứng lần lƣợt là 70,4%, 14,8%, 3,7%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, không có bệnh nhân nào ở cả 2 nhóm phải ngừng điều trị. Chúng tôi cũng chƣa tham khảo tài liệu nào nói về những tác dụng không mong muốn khi phối hợp chlopheniramin với famotidin trong điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh, nên chúng tôi không có số liệu để so sánh với kết quả của mình. IV. KẾT LUẬN Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian duy trì tác dụng giảm ngứa trên 5 giờ của nhóm dùng chlopheniramin phối hợp với famotidin trong bệnh sẩn ngứa nội sinh là 50,0%, cao hơn nhóm dùng chlopheniramin đơn thuần là 11,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sau 9 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhân hết ngứa ở nhóm nghiên cứu là 64,3%, cao hơn so với nhóm chứng 37,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau điều trị nhóm nghiên cứu đạt kết quả tốt 92,9% cao hơn nhóm chứng là 70,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Một số tác dụng không mong muốn (buồn ngủ, đau đầu, khô miệng) gặp cả ở hai nhóm không có sự khác biệt và không có bệnh nhân nào phải ngừng điều trị. TÀI IỆU THA KHẢO 1. Bộ môn Da liễu – Trƣờng Đại học Y Hà Nội (1994), ệ h a liễu, Nhà xuất bản Y học , tr 87-91. 2. Nguyễn Qúy Thái, Phạm Công Chính, Trần Văn Tiến (2011) ệ h da iễ dịch – dị ứ g, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội, tr 98-103. 3. A del Cuvillo, J Mullol, J Bartra (2006), "Comparative pharmacology of the H1 antihistamin", J Investig Allergol Clin Immunol; Vol.16, Supplement 1:3-12. 4. Allen P. Kaplan, MD (2002), "Chronic urticaria and angioedema", N Engl J Med, Vol. 346, No. 3 January 17. 5. Kaur S, Greaves MW (1981), "Factitious urticaria (dermographism): treatment by cimetidine and chlorpheniramine in a randomized double-blind study" Br Dermatol, Feb; 104(2): 185-90. 6. Lin RY, Curry A, Pesola GR (2000), "Improved outcomes in patients with acute allergic syndromes who are treated with combined H1 and H2 antagonists", Ann Emerg Med ;36:462-468 54
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.