ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA KEO LAI Ở QUẢNG TRỊ

pdf
Số trang ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA KEO LAI Ở QUẢNG TRỊ 6 Cỡ tệp ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA KEO LAI Ở QUẢNG TRỊ 239 KB Lượt tải ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA KEO LAI Ở QUẢNG TRỊ 0 Lượt đọc ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA KEO LAI Ở QUẢNG TRỊ 22
Đánh giá ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA KEO LAI Ở QUẢNG TRỊ
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA KEO LAI Ở QUẢNG TRỊ Trần Duy Rương Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Keo lai được trồng thuần loài ở xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có khả năng sinh trưởng tốt, dòng Keo lai trồng bằng hạt là sinh trưởng kém, sản lượng rừng dao động từ 80,65 đến 3 3 3 161,14m /ha/7 năm, trung bình là 134m /ha, tăng trưởng trung bình năm là 19,24 m /ha. Doanh thu dao động từ 37,29-91,942 triệu đồng/ha/7 năm, Keo lai trồng bằng hạt có doanh thu thấp nhất. Lợi nhuận ròng dao động từ 12,73 triệu đồng đến 38,79 triệu đồng/ha/7 năm. Rừng trồng Keo lai ở Cam Hiếu, Quảng Trị mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, tạo được công ăn việc làm, góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường. Trồng rừng Keo lai đã tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, ván dăm và phục vụ xuất khẩu nâng giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Từ khóa: Keo lai, hiệu quả kinh tế, Quảng Trị ĐẶT VẤN ĐỀ Để góp phần vào việc đẩy nhanh tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân sống ở miền núi, đặc biệt là đồng bào thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa và đáp ứng nhu cầu về gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thì việc trồng rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao và thời gian sinh trưởng nhanh là yêu cầu cấp bách hiện nay. Keo lai là loài cây mọc nhanh đã được trồng ở nhiều nơi, đã mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường cho người dân trên nhiều vùng ở nước ta. Cây Keo lai đã được khảo nghiệm và trồng nhiều nơi ở Quảng Trị với mục đích cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy, sản xuất ván dăm và cả đồ mộc. Cây Keo lai đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều người dân Quảng Trị. Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở Quảng Trị là cần thiết nhằm làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây mọc nhanh thích hợp cho việc phát triển trồng rừng sản xuất ở địa phương này. Trong bài này tác giả viết về sinh trưởng và hiệu quả tài chính của cây Keo lai được trồng ở huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp chung - Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, thu thập và phân tích số liệu - Sử dụng thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu. Phương pháp cụ thể Phương pháp thu thập số liệu về sinh trưởng Tại mỗi địa điểm nghiên cứu lập 3 ô tiêu chuẩn đại diện, mỗi ô có diện tích 500m2. Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của tất cả các cây trong ô như: chiều cao vút ngọn của cây (Hvn) được đo từ mặt đất lên đỉnh sinh trưởng cao nhất, đường kính ngang ngực (D1,3). Dựa vào chiều cao Hvn, dường kính ngang ngực D1,3, độ thẳng thân cây để phân loại phẩm chất từng cây trong OTC, từ đó đánh giá chất lượng rừng. Phương pháp thu thập số liệu về hiệu quả tài chính của rừng trồng Keo lai + Phỏng vấn công ty, người trồng rừng Keo lai về tổng chi phí trồng 1ha Keo lai từ khi trồng, chăm sóc bảo vệ và khai thác + Phỏng vấn chủ rừng về giá bán sản phẩm gỗ Phương pháp xử lý số liệu Thể tích thân cây được tính bằng công thức: V = GHf Để tính hiệu quả tài chính dùng những tiêu chí như: NPV, IRR và BCR để đánh giá hiệu quả tài chính của rừng trồng Keo lai n * Lợi nhuận ròng : NPV= Bt  Ct  (1  i)^ t t  01 Trong đó: NPV là giá trị lợi nhuận ròng hiện tại Bt là giá trị thu nhập tại thời điểm t (t = 0,1,2,3…n) Ct là giá trị chi phí tại thời điểm t (t = 0,1,2,3…n) i là lãi suất thanh toán tính theo số thập phân. t là thời gian n độ dài chu kỳ kinh doanh Chỉ tiêu NPV cho phép đánh giá tính hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư kinh doanh tạo thu nhập như sau : - Khi NPV >0 dự án có hiệu quả, phương án được chấp nhận. Điều đó có nghĩa là giá trị hiện tại của thu nhập (lợi ích) lớn hơn giá trị hiện tại của chi phí, dự án đầu tư có lãi trên mức bình thường. - Khi NPV <0 dự án không có hiệu quả. Có nghĩa là giá trị hiện tại của tổng thu nhập nhỏ hơn giá trị hiện tại của chi phí, như vậy dự án sẽ bị lỗ - Khi NPV =0, có nghĩa là dự án chỉ đạt mức lãi thông thường. Do vậy, dự án đầu tư có thể chấp nhận được khi NPV ≥0 * Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí (BCR – Benefit/cost ratio) Chỉ tiêu BCR cũng là chỉ tiêu thường được dùng trong thẩm định kinh tế các dự án đầu tư trong nền kinh tế thị trường. Nếu chỉ riêu NPV phản ánh tính hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư tính theo số tuyệt đối thì chỉ tiêu BCR, ngược lại phản ánh tính hiệu quả kinh tế đầu tư tính theo số tương đối Chỉ tiêu NPV phản ánh tổng mức lợi nhuận ròng tính theo giá trị hiện tại, do đó là chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả kinh tế về mặt số lượng, chịu ảnh hưởng nhiều của quy mô đầu tư. Ngược lại, chỉ tiêu BCR phản ánh tính hiệu quả kinh tế của một đồng tiền vốn đầu tư bình quân (bình quân số học) trong quá trình đầu tư (chu kỳ kinh doanh). Do đó, BCR là chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả kinh tế đầu tư về mặt chất lượng. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng đầu tư, tức là cho biết được mức độ thu nhập trên 1 đơn vị chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có qui mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có BCR lớn thì được lựa chọn. Công thức tính chỉ tiêu BCR được hình thành như sau: n BCR = Bt  (1  i)^ t t o n Ct  (1  i)^ t t o Trong đó: Bt : giá trị thu nhập tại thời điểm t Ct: Chi phí tại thời điểm t i: Lãi suất thanh toán n: Chu kỳ kinh doanh tính theo năm Sử dụng chỉ tiêu BCR trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án tạo thu nhập cho phép ta nhận định tổng quát về dự án như sau: BCR >1 có nghĩa là dự án đầu tư có tổng thu nhập đã chiết khấu > tổng chi phí đã chiết khấu, phương án đầu tư có lãi và chấp nhận tốt BCR <1 phương án đầu tư bị thua lỗ và không chấp nhận được, bởi vì tổng thu nhập đã chiết khấu nhỏ hơn tổng chi phí đã chiết khấu BCR =1, Tổng thu nhập đã chiết khấu = tổng chi phí đã chiết khấu, dự án có lãi thông thường bằng lãi suất thanh toán Như vậy, khi BCR ≥1, dự án đầu tư có thể được lựa chọn. * Chỉ tiêu tỷ suất lãi nội tại (IRR – Internal rate of return) Chỉ tiêu tỷ suất lãi nội tại còn được gọi tỷ suất hoàn vốn nội tại là tỷ suất lãi khi đưa vào làm tỷ suất chiết khấu, giá trị thu nhập ròng của dòng lưu chuyển tiền mặt (NPV) của dự án xem xét sẽ bằng 0 (NPV = 0). Với chỉ tiêu IRR, việc phân tích hiệu quả kinh tế của quá trình đầu tư kinh doanh cho phép đánh giá một cách tổng quát như sau:  Khi IRR >i : Dự án có mức lãi cao hơn bình thường  Khi IRR =i : Dự án có mức lãi thông thường  Khi IRR
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.