Đánh giá phương pháp chỉnh hình giác mạc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Paragon CRT 100

pdf
Số trang Đánh giá phương pháp chỉnh hình giác mạc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Paragon CRT 100 7 Cỡ tệp Đánh giá phương pháp chỉnh hình giác mạc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Paragon CRT 100 345 KB Lượt tải Đánh giá phương pháp chỉnh hình giác mạc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Paragon CRT 100 0 Lượt đọc Đánh giá phương pháp chỉnh hình giác mạc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Paragon CRT 100 3
Đánh giá Đánh giá phương pháp chỉnh hình giác mạc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Paragon CRT 100
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP CHỈNH HÌNH GIÁC MẠC ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ BẰNG KÍNH TIẾP XÚC PARAGON CRT 100 Trần Thị Bảo Ngọc*, Trần Anh Tuấn* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phương pháp chỉnh hình giác mạc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Paragon CRT 100 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, không so sánh, thực hiện trên 30 bệnh nhân (59 mắt) cận thị có/ không kèm loạn thị nhẹ, được điều trị bằng phương pháp chỉnh hình giác mạc với kính tiếp xúc cứng thấm khí Paragon CRT 100 đeo qua đêm. Các dữ liệu thu thập bao gồm thị lực không kính và có kính, độ khúc xạ, chỉ số K dẹt giác mạc, chiều dày trung tâm giác mạc, chiều dài trục nhãn cầu và độ sâu tiền phòng vào các thời điểm trước điều trị, 1 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 15,10 ± 4,31 (10 đến 25 tuổi). Thị lực logMAR trước điều trị là 1,06 ± 0,18 (1,40 đến 0,40), 6 tháng sau điều trị là 0,02 ± 0,06 (0,20 đến -0,08). Độ khúc xạ cầu tương đương trước điều trị là -3,52 ± 1,40D (-1,25 đến -6,125D), sau 6 tháng điều trị là -0,18 ± 0,23D (0,125 đến 0,875D). Có 42/59 mắt (71,19%) đạt thị lực ≥ 10/10, 56/59 mắt (94,92%) đạt thị lực ≥ 8/10 và 59/59 mắt (100%) đạt thị lực ≥ 6/10. 4/59 mắt (6,78%) tăng 1 hàng thị lực, 55/59 mắt (93,22%) giữ nguyên hàng thị lực và không có mắt nào giảm hàng thị lực tối đa có chỉnh kính so với trước điều trị. Chỉ số hiệu quả và chỉ số an toàn lần lượt là 0,97 và 1,01. Khúc xạ tồn dư trong khoảng ±0,25D, ±0,50D và ±1,00D lần lượt là 77,97%, 91,53% và 100%. Không có trường hợp nào tổn thương giác mạc sau 6 tháng điều trị. Tỉ lệ bắt màu giác mạc thấp, từ 3 đến 8 mắt (5,08 đến 13,56%), dạng chấm rải rác ở ngoại vi độ I theo CCLRU (Cornea and Contact Lens Research Unit). Tất cả bệnh nhân đều dung nạp với kính tốt và hài lòng với kết quả điều trị. 100% bệnh nhân muốn tiếp tục sử dụng phương pháp này. Kết luận: Nghiên cứu góp phần đánh giá hiệu quả ngắn hạn của kính chỉnh hình giác mạc nhằm điều trị cận thị nhẹ và trung bình ở trẻ em và người trẻ. Phương pháp chỉnh hình giác mạc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Paragon CRT 100 đeo qua đêm là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị cận thị có/ không kèm loạn thị nhẹ. Từ khóa: Chỉnh hình giác mạc, cận thị, kính tiếp xúc. ABSTRACT SAFETY AND EFFICACY OF CORNEAL REFRACTIVE THERAPY IN THE TREATMENT OF MYOPIA WITH PARAGON CRT 100 CONTACT LENSES Tran Thi Bao Ngoc, Tran Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 109 - 115 Purpose: Evaluate the safety and efficacy of Corneal Refractive Therapy in the treatment of myopia with Paragon CRT 100 rigid gas permeable contact lenses. Patients and methods: This is an experimental, prospective, non-comparative study of Corneal Refractive Therapy in the treatment of myopia and myopic astigmatism in 30 patients (59 eyes). Visual acuity (uncorrected visual acuity- UCVA and best corrected visual acuity- BCVA), refraction, K readings, central corneal thickness, * Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Bảo Ngọc Mắt ĐT: 0909691421 Email: dr.bngoc@gmail.com 109 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 axial length and anterior chamber depth were measured at baseline, 1 day, 1 week, 2 weeks, 1 month, 3 months and 6 months after treatment. Results: The mean age of the patients was 15.10 ± 4.31 (10 to 25 years old). The mean visual acuity (logMAR) was 1.06 ± 0.18 (1.40 to 0.40) at baseline and 0.02 ± 0.06 (0.20 to -0.08) at 6 months. The mean spherical equivalent was -3.52 ± 1.40D (-1.25 to -6.125D) at baseline and -0.18 ± 0.23D (0.125 to -0.875D) at 6 months post-treatment. 42/59 eyes (71.19%) achieved UCVA of 1.0 or better, 56/59 eyes (94.92%) achieved UCVA ≥ 8/10 and 59/59 eyes (100%) had UCVA ≥ 6/10. 4/59 eyes (6.78%) gained 1 line of BCVA, 55/59 eyes (93.22%) unchanged line of BCVA and no eyes lost lines of BCVA after 6 months treatment. Safety and efficacy index were 1.01 and 0.97 respectively. 77.97% achieved ±0.25D, 91.53% achieved ±0.50D and 100% achieved ±1.00D of intended refractive correction. All patients tolerated well with the lenses and no corneal damage was noticed. There were 3 to 8 eyes (5.08 to 13.56%) experienced grade 1 peripheral corneal staining of CCLRU (Cornea and Contact Lens Research Unit). 100% subjects reported a strong desire to continue wearing their lenses agreed to continue. Conclusion: This study lends to a growing body of evidence that short-term correction of mild to moderate myopia with overnight orthokeratology is safe and efficacious in children and adolescents. Corneal Refractive Therapy (CRT) with Paragon CRT 100 rigid gas permeable contact lenses is a safe and effective treatment of myopia and myopic astigmatism. Keywords: Corneal refractive therapy, myopia, contact lens. chu biên giác mạc(10).Từ đó đến nay, phương ĐẶT VẤN ĐỀ pháp này được sử dụng rộng rãi tại nhiều Trong thời đại vi tính ngày nay, tật khúc xạ, quốc gia trên thế giới và được chứng minh là chủ yếu là cận thị ngày càng gia tăng ở trẻ em và phương pháp điều trị cận thị hiệu quả và an thanh thiếu niên trên khắp thế giới, đặc biệt là toàn(1,3,2,5,6,8,12). Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam(4,7). Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc áp dụng Phương pháp điều trị cận thị vĩnh viễn phương pháp này trên lâm sàng còn rất mới mẻ bằng phẫu thuật khúc xạ chỉ áp dụng cho và chưa có một nghiên cứu nào được ghi nhận. người trưởng thành với các điều kiện nghiêm Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ngặt về độ khúc xạ và cấu tạo giác mạc. Trẻ tính hiệu quả và an toàn của phương pháp chỉnh em và người trưởng thành không đủ điều kiện hình giác mạc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc phẫu thuật mong mỏi một phương pháp giúp Paragon CRT 100. loại trừ độ khúc xạ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU kính gọng và làm chậm quá trình tiến triển cận thị. Phương pháp chỉnh hình giác mạc Đây là nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, không điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc cứng thấm so sánh, thực hiện trên 30 bệnh nhân (59 mắt) từ khí qua đêm ra đời, được cơ quan Quản lý 10 đến 30 tuổi, có độ cận thị lên đến -6,00D có/ Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp không kèm loạn thị lên đến -1,75D được điều trị chứng nhận lần đầu tiên vào năm 1998 cho bằng phương pháp chỉnh hình giác mạc với kính hãng Contex và năm 2002 cho kính Paragon tiếp xúc cứng thấm khí Paragon CRT 100 đeo CRT 100 của hãng Paragon Vision Sciences, qua đêm tại khoa Khúc xạ, bệnh viện Mắt TP. nhằm điều trị cận thị đến -6,00D có/ không HCM từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 3 năm kèm loạn thị đến -1,75D. Cơ chế hoạt động của 2015. Tiêu chuẩn chọn mẫu: chỉ số K dẹt nhất của kính là nén ép tế bào biểu mô, uốn khuôn và giác mạc từ 40D đến 45D, thị lực tối đa có chỉnh định hình lại hình dạng giác mạc, làm mỏng kính là 10/10 ở mỗi mắt điều trị. Tiêu chuẩn loại vùng giác mạc trung tâm và dày lên vùng giữa 110 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 trừ gồm: Tiền căn hoặc đang mắc các bệnh lí nội khoa; đã phẫu thuật ở mắt hoặc giác mạc; có bệnh lí tại mắt hoặc giác mạc kèm theo; phụ nữ đang dùng các loại nội tiết tố sinh dục, có thai, cho con bú. Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được khám mắt tổng quát bằng kính sinh hiển vi và soi đáy mắt bằng kính Volk, kiểm tra khô mắt bằng test Schirmer I và test Break Up Time (BUT), đo thị lực không kính (UCVA) và thị lực có kính (BCVA), đo độ khúc xạ và chỉ số K dẹt giác mạc bằng khúc xạ kế tự động, khúc xạ chủ quan bằng bộ thử kính và khúc xạ khách quan bằng đèn soi bóng đồng tử với thuốc liệt điều tiết Mydrin P (tropicamide và epinephrine), đo nhãn áp. Sau đó, bệnh nhân được chụp các thông số giác mạc và bản đồ giác mạc bằng máy Orbscan II, đo chiều dài trục nhãn cầu bằng máy IOL Master, độ sâu tiền phòng bằng máy ASOCT và chiều dày giác mạc bằng máy siêu âm. Dựa vào chỉ số K dẹt của giác mạc và độ khúc xạ cầu biểu hiện, bệnh nhân được lắp kính và kiểm tra sự định tâm của kính đến khi đạt được khúc xạ qua kính tốt nhất và kính định tâm nhất. Bệnh nhân và thân nhân được hướng dẫn cách tháo lắp kính, vệ sinh kính và cách chăm sóc mắt. Lịch tái khám sau 1 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng vào buổi chiều 14 giờ (trừ thời gian tái khám 1 ngày là buổi sáng). Các dữ liệu thu thập bao gồm thị lực không kính và có chỉnh kính, độ khúc xạ, chỉ số K dẹt giác mạc, chiều dày trung tâm giác mạc, chiều dài trục nhãn cầu và độ sâu tiền phòng vào các thời điểm trước điều trị và các lần tái khám. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Biến số định tính trình bày dưới dạng tần số, tỉ lệ phần trăm. Biến định lượng liên tục trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Kết quả được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Mắt Nghiên cứu Y học KẾT QUẢ Nghiên cứu thu thập số liệu từ 59 mắt của 30 bệnh nhân cận thị có/ không kèm loạn thị nhẹ được điều trị bằng phương pháp chỉnh hình giác mạc. Có 11 bệnh nhân nam (36,67%) và 19 bệnh nhân nữ (63,33%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 15,10 ± 4,31 (10 đến 25 tuổi). Thị lực logMAR trước điều trị là 1,06 ± 0,18 (1,40 đến 0,40), 6 tháng sau điều trị là 0,02 ± 0,06 (0,20 đến 0,08) (Biểu đồ 1). Độ khúc xạ cầu tương đương trước điều trị là -3,52 ± 1,40D (-1,25 đến -6,125D), sau 6 tháng điều trị là -0,18 ± 0,23D (0,125 đến 0,875D) (Biểu đồ 2). Độ cầu tương đương giảm 1,89 ± 0,52D sau 1 ngày điều trị và sau 6 tháng giảm 3,34 ± 1,30D. Có sự tương quan thuận, mức độ vừa giữa độ khúc xạ trước điều trị và mức độ giảm khúc xạ trong ngày đầu tiên đeo kính. Độ khúc xạ trước điều trị càng cao thì mức độ giảm khúc xạ trong ngày đầu tiên điều trị càng nhiều (hệ số tương quan Pearson r = 0,652, p < 0,001). Có 42/59 mắt (71,19%) đạt được thị lực ≥ 10/10, 56/59 mắt (94,92%) đạt được thị lực ≥ 8/10 và 59/59 mắt (100%) đạt được thị lực ≥ 6/10. 4/59 mắt (6,78%) tăng 1 hàng thị lực, 55/59 mắt (93,22%) giữ nguyên hàng thị lực và không có mắt nào bị giảm hàng thị lực tối đa có chỉnh kính so với trước điều trị. Chỉ số hiệu quả và chỉ số an toàn lần lượt là 0,97 và 1,01. Khúc xạ tồn dư của bệnh nhân trong khoảng ± 0,25D, ± 0,50D và ± 1,00D lần lượt là 77,97%, 91,53% và 100%. Không ghi nhận trường hợp nào tổn thương giác mạc sau 6 tháng điều trị. Tỉ lệ bắt màu giác mạc thấp, từ 3 đến 8 mắt (5,08 đến13,56%), dạng chấm rải rác ở ngoại vi độ I theo CCLRU (Cornea and Contact Lens Research Unit). Tất cả bệnh nhân đều được điều trị khỏi bằng nước mắt nhân tạo. Tất cả bệnh nhân đều dung nạp với kính tốt và hài lòng với kết quả điều trị. 100% bệnh nhân muốn tiếp tục sử dụng phương pháp này. 111 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học UCVA theo thị lực logMAR 1.2 1,06 ± 0,18 1 0.8 0.6 0,47 ± 0,34 0.4 0,16 ± 0,20 0.2 0,1 ± 0,14 0,04 ± 0,07 0,03 ± 0,07 0,02 ± 0,06 0 Trước điều trị 1 ngày 1 tuần 2 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng Biểu đồ 1. Thị lực trước và sau điều trị (thị lực logMAR) Biểu đồ 2. Kết quả khúc xạ trung bình của nhóm nghiên cứu Biểu đồ 3. Đồ thị tương quan giữa độ thay đổi độ khúc xạ và chỉ số K dẹt giác mạc 112 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Có sự tương quan thuận và chặt giữa mức độ thay đổi K dẹt giác mạc và mức độ thay đổi khúc xạ cầu tương đương (Hệ số tương quan Pearson r = 0,72 với p < 0,001) (Biểu đồ 3). Sự tương quan phù hợp với mô hình hồi qui tuyến tính (F = 61,74, p < 0,001) và 52% số liệu phù hợp với mô hình. mong muốn. Ngoài ra, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục đeo kính mỗi đêm để duy trì hiệu quả. Vậy phương pháp chỉnh hình giác mạc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc cứng qua đêm đạt hiệu quả cao về thị lực lẫn khúc xạ, làm giảm độ cận thị lến đến -6,00D có hoặc không kèm loạn thị lên đến -1,75D. BÀN LUẬN Phương pháp điều trị khúc xạ được đánh giá là an toàn khi chỉ số an toàn ≥ 1 và không có trường hợp nào giảm trên 2 hàng thị lực tối đa so với trước điều trị. Khi so sánh với tiêu chuẩn trên, nghiên cứu của chúng tôi đạt yêu cầu vì chỉ số an toàn là 1,01 > 1 và không có trường hợp nào giảm trên 2 hàng thị lực tối đa. Như vậy, phương pháp chỉnh hình giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng Paragon CRT 100 để điều chỉnh cận thị có tính an toàn cao. Tính hiệu quả của phương pháp điều trị khúc xạ được thể hiện qua thị lực không kính, nói lên khả năng sử dụng mắt không phụ thuộc vào dụng cụ chỉnh quang. Thị lực không kính phải tối thiểu từ 5/10 trở lên mới đủ đáp ứng cho nhu cầu thị giác cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của con người. Phương pháp điều trị khúc xạ được cho là hiệu quả khi chỉ số hiệu quả ≥ 1, 100% trường hợp có thị lực không kính sau điều trị ≥ 5/10 và tỉ lệ thị lực không kính ≥ 10/10 càng cao càng hiệu quả. Khi so sánh với tiêu chuẩn trên, nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số hiệu quả là 0,97 gần bằng 1, 100% trường hợp có thị lực ≥ 6/10 và tỉ lệ thị lực không kính ≥ 10/10 đạt khá cao 71,19%. Khi so sánh về mức độ giảm độ khúc xạ của phương pháp này với các tác giả khác sử dụng cùng loại kính Paragon CRT, nghiên cứu của chúng tôi có kết quả gần tương đương với các tác giả khác, cao hơn kết quả của tác giả Sorbara(9). Sau 1 đêm đeo kính, độ khúc xạ cầu tương đương của nhóm nghiên cứu giảm 1,89 ± 0,52D. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của hãng kính Paragon về hiệu quả tác động của kính lên khúc xạ sau đêm điều trị đầu tiên, giảm khoảng 2,00D. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới cho rằng phương pháp chỉnh hình giác mạc có hiệu quả nhanh, hầu hết phần lớn những thay đổi về thị lực, khúc xạ và hình dạng giác mạc xảy ra ngay trong đêm đầu tiên điều trị. Trung bình, 75% độ khúc xạ mục tiêu đạt được chỉ sau 1 đêm đeo kính, đạt khúc xạ mục tiêu và ổn định sau 7 – 10 ngày điều trị(11). Tuy nhiên, những độ khúc xạ cao hơn cần thời gian lâu hơn để đạt được những biến đổi như Mắt Tính chính xác được đánh giá qua tỉ lệ khúc xạ sau điều trị đạt trong khoảng ± 0,50D và ±1,00D. Khúc xạ tồn dư của bệnh nhân sau 6 tháng điều trị trong khoảng ± 0,25D, ± 0,50D và ± 1,00D xét về độ khúc xạ cầu lần lượt là 96,61%, 100% và 100%, độ khúc xạ cầu tương đương lần lượt là 77,97%, 91,53% và 100%. Có sự chênh lệch về tỉ lệ này giữa độ khúc xạ cầu và độ khúc xạ cầu tương đương là do kính Paragon CRT 100 là kính dạng cầu nên chủ yếu chỉ điều trị cận thị. Phương pháp này có thể điều trị kèm thêm loạn thị nhẹ nếu đó là loạn thị thuận và trục loạn thị nằm trong giới hạn vùng 5 mm trung tâm giác mạc (được đánh giá trên bản đồ giác mạc), còn loạn thị nằm ngoài vùng 5 mm của trung tâm giác mạc thường không được điều chỉnh. Lí do là vì kính tiếp xúc chỉnh hình giác mạc được thiết kế sao cho vùng điều trị dẹt (tác dụng đè ép biểu mô giác mạc trung tâm) có đường kính cố định là 6 mm. Điều này ảnh hưởng đến kết quả của độ khúc xạ cầu tương đương. Không có trường hợp nào xuất hiện biến chứng tổn thương giác mạc như viêm loét giác mạc, phù giác mạc hay loạn dưỡng giác mạc trong suốt quá trình điều trị. Đánh giá tình trạng khô mắt tại thời điểm 3 và 6 tháng sau điều trị, chúng tôi cũng không ghi nhận trường hợp nào 113 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 bị khô mắt. Các nghiên cứu trên thế giới cũng ghi nhận không có biến chứng và tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra khi điều trị bằng phương pháp này, mặc dù tình trạng bắt màu giác mạc thường xuyên được ghi nhận(11). Phương pháp điều trị này tuy không giới hạn về độ tuổi bệnh nhân nhưng phần lớn phù hợp với đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Trong đó, đối tượng nhỏ tuổi thường không để ý hoặc dễ chấp nhận, bỏ qua những thay đổi về thị lực, chói, quầng sáng hay khó chịu so với người lớn. Ngoài ra, việc điều trị bằng phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải đeo kính thường xuyên và lâu dài, nên những bệnh nhân nhỏ tuổi dễ xảy ra biến chứng hơn bệnh nhân lớn tuổi. Dù trẻ em có thực sự là đối tượng dễ xảy ra biến chứng hay không thì đối với những bệnh nhân nhỏ tuổi, việc hướng dẫn cha mẹ và người thân theo dõi, chăm sóc, phát hiện những triệu chứng bất thường và đến bệnh viện khám ngay rất quan trọng, góp phần làm giảm tỉ lệ biến chứng cho bệnh nhân. Mức độ giảm chỉ số K dẹt giác mạc (1,93 ± 0,94D) không tương xứng với mức độ giảm độ cầu tương đương (3,34 ± 1,30D), phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới: Những thay đổi về độ cong giác mạc chỉ chiếm khoảng 75% thay đổi về độ khúc xạ đạt được. Điều này chứng tỏ rằng ngoài sự thay đổi về chỉ số K dẹt giác mạc, còn có những thay đổi phức tạp khác về hình dạng có thể đã xảy ra trên bề mặt giác mạc, góp phần vào sự thay đổi độ khúc xạ của bệnh nhân(11). Những thay đổi này cần được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn. Khi độ cầu tương đương giảm 1,00D thì độ dày trung tâm giác mạc giảm đi 7,19 μm (Hệ số tương Pearson r = 0,40, p < 0,01), phù hợp với nghiên cứu của hãng kính Paragon Vision Sciences: Khi độ khúc xạ giảm 1,00D sẽ làm biểu mô giác mạc mỏng đi khoảng 6 μm. Mặc dù chiều dày trung bình của lớp biểu mô giác mạc là 50 μm nhưng FDA chỉ chứng nhận cho kính tiếp xúc cứng chỉnh hình giác mạc Paragon CRT 100 điều chỉnh cận thị từ -6,00D trở xuống, vì nếu 114 giảm nhiều hơn 40 μm chiều dày trung tâm giác mạc sẽ ảnh hưởng đến lớp màng đáy, gây tổn thương cho lớp biểu mô. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu lâm sàng khác cũng chứng minh phương pháp này chỉ đạt hiệu quả cao khi điều trị cận thị từ -6,00D trở xuống(11). Nghiên cứu của chúng tôi có những hạn chế nhất định. Đầu tiên là cỡ mẫu chúng tôi không lớn, thứ hai là thời gian theo dõi không dài. Một nghiên cứu với thời gian theo dõi dài hơn với cỡ mẫu lớn hơn sẽ giúp đánh giá tính hiệu quả lâu dài của phương pháp này lên thị lực, khúc xạ và sức khỏe giác mạc của bệnh nhân. Ngoài ra, một nghiên cứu so sánh sự thay đổi về chiều dài trục nhãn cầu giữa hai nhóm: nhóm đeo KTX và nhóm đeo kính gọng (hoặc đeo kính tiếp xúc mềm) cũng rất cần thiết, giúp đánh giá khả năng kiểm soát tiến triển cận thị của phương pháp chỉnh hình giác mạc này. KẾT LUẬN Phương pháp chỉnh hình giác mạc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Paragon CRT 100 đeo qua đêm là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị cận thị có/không kèm loạn thị nhẹ, có thể được áp dụng an toàn cho trẻ nhỏ từ 10 tuổi trở lên với độ dung nạp kính tốt và tỉ lệ biến chứng, tác dụng phụ thấp, có thể kiểm soát được. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. Bullimore MA, Sinnott LT, Jones-Jordan LA (2013), “The risk of microbial keratitis with overnight corneal reshaping lenses”. Optometry & Vision Science, 90(9), 937-944 Cho P, Cheung SW (2012), “Retardation of Myopia in Orthokeratology (ROMIO) Study: A 2-Year Randomized Clinical TrialRetardation of Myopia in Orthokeratology Study”. Investigative ophthalmology & visual science, 53(11), 7077-7085 Cho P, Cheung SW, and Edwards M (2005), “The longitudinal orthokeratology research in children (LORIC) in Hong Kong: a pilot study on refractive changes and myopic control. Current eye research, 30(1), 71-80 Gilmartin B (2004), “Myopia: precedents for research in the twenty-first century”. Clinical & experimental ophthalmology, 32(3), 305-324 Hiraoka T, Kakita T, Okamoto F, Takahashi H, and Oshika T (2012), “Long-term effect of overnight orthokeratology on axial length elongation in childhood myopia: a 5-year followup study”. Invest Ophthalmol Vis Sci, 53(7), 3913-3919 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 6. 7. 8. 9. Mika R, Morgan B, Cron M, Lotoczky J, and Pole J (2007), “Safety and efficacy of overnight orthokeratology in myopic children”. Optometry-Journal of the American Optometric Association, 78(5), 225-231 Pan CW, Ramamurthy D, & Saw SM (2012), “Worldwide prevalence and risk factors for myopia”. Ophthalmic and Physiological Optics, 32(1), 3-16 Queirós A, González-Méijome JM, Jorge J, Villa-Collar C, and Gutiérrez AR (2010), “Peripheral refraction in myopic patients after orthokeratology”.Optometry & Vision Science, 87(5), 323329 Sorbara L, Fonn D, Simpson T, Lu F, and Kort R (2005), “Reduction of myopia from corneal refractive therapy”. Optometry & Vision Science, 82(6), 512-518 Mắt 10. 11. 12. Nghiên cứu Y học Swarbrick HA (2004). Orthokeratology (corneal refractive therapy): What is it and how does it work?. Eye & contact lens, 30(4), 181-185. Swarbrick HA (2006), “Orthokeratology review and update”. Clinical and Experimental Optometry, 89(3), 124-143 Walline JJ, Jones LA, and Sinnott LT (2009), “Corneal reshaping and myopia progression”. British Journal of Ophthalmology, 93(9), 1181-1185 Ngày nhận bài báo: 24/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 01/02/2016 115
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.