Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 2)

docx
Số trang Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 2) 132 Cỡ tệp Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 2) 124 KB Lượt tải Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 2) 1 Lượt đọc Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 2) 1
Đánh giá Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 2)
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT Số: 03/2017 CHỦ ĐỀ CÁC TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN II) Chịu trách nhiệm nội dung: 1. TS. Vũ Hải Anh - Khoa pháp luật hình sự - Trường Đại học luật Hà Nội 2. ThS. Lưu Hải Yến - Khoa pháp luật hình sự - Trường Đại học luật Hà Nội 3. ThS. Nguyễn Thị Mai - Khoa pháp luật hình sự - Trường Đại học luật Hà Nội 4. ThS. Nguyễn Thành Long - Khoa pháp luật hình sự - Trường Đại học luật Hà Nội HÀ NỘI - NĂM 2017 1 I. CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG 1. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự; pháp nhân thương mại - Hành vi phạm tội cụ thể: +) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác; +) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kilôgam đến dưới 1.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; +) Xả thải ra môi trường từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên; +) Xả thải ra môi trường 500 mét khối (m 3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 mét khối (m 3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn 2 kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 300 mét khối (m 3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; +) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m 3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên; +) Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m 3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 100.000 mét khối (m 3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; +) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000 kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; +) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 200 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ. 3 Người phạm tội bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. - Phạm tội thuộc các trường hợp nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tiền đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 07 năm - Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng;đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. - Hình phạt bổ sung: pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm. 2. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điêu 236 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: là chủ thể đặc biệt, phải là người có thẩm quyền trong việc quản lý chất thải nguy hại. - Hành vi phạm tội: cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo202 Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 4 - Phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng hơn thì người phạm tội bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 10 năm. - Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: là người có trách nhiệm trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; pháp nhân thương mại. - Hành vi phạm tội cụ thể: +) Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường; +) Vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng. Người phạm tội bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc các trường hợp nghiêm trọng hơn, người phạm tội bị phạt tiền từ 500.000. 000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 10 năm. - Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm; 5 đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. - Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại: có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000. 000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm. 4. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự; pháp nhân thương mại - Hành vi phạm tội: đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật +) Đưa từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác; +) Đưa từ 70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam chất thải khác. Người phạm tội bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng hơn thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 10 năm. - Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Pháp nhân thương mại phạm tộithì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. - Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm. 6 5. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. - Hành vi phạm tội cụ thể: làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người dưới hình thức: +) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; +) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; +) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Người phạm tội bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: - Phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng hơn thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 6. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 241 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. - Hành vi phạm tội cụ thể: 7 +) Đưa vào, mang ra hoặc cho phép đưa vào, mang ra khỏi vùng có dịch động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; +) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc diện kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch; +) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật. Các hành vi này làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. - Phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng hơn thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 7. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự; pháp nhân thương mại - Hành vi phạm tội cụ thể: +) Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản; +) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn; +) Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này; 8 +) Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hành vi nói trên gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng hơn thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; - Hình phạt bổ sung: pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 8. Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự; pháp nhân thương mại 9 - Hành vi phạm tội cụ thể: đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây: +) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m 2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); +) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m 2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2); +) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m 2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2); +) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m 2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2); +) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích; +) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; +) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tộibị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng hơn thì bị phạt tù từ 03 năm đến 15 năm. 10 - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. - Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 9. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự; pháp nhân thương mại - Hành vi phạm tội cụ thể:vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây: +) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; +) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này; +) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam; +) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB 11 hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác; +) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này; +) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng hơn thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. - Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 12 10. Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự; pháp nhân thương mại - Hành vi phạm tội cụ thể: vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc một trong các trường hợp sau đây: +) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; +) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến dưới 500 mét vuông (m2); +) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm - Phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng hơn thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 13 11. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự; pháp nhân thương mại - Hành vi phạm tội cụ thể: +) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; +) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Người phạm tội bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng hơn thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. - Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. IV. CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ 14 1. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 247 BLHS) Hành vi của người phạm tội là hành vi trồng các loại cây bao gồm: cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định. Hiện nay, đã xuất hiện một số loại cây mới có chứa chất ma tuý ngoài cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa, chẳng hạn như cây lá Khat, Cát đằng, cây Cacao, cây Ma hoàng, nho Nam Mỹ, Xương rồng Peru, Hoa Khổ ngải, Cỏ mơ, Nấm Amanita… Tuy nhiên, chỉ những cây nào có chứa chất ma tuý thuộc danh mục cấm do Chính phủ ban hành mới bị xử lí hình sự. Ví dụ: cây lá KHAT có chứa chất Cathinone thuộc Danh mục I - Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ. Hành vi trồng các đối tượng nói trên được hiểu là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch. Người phạm tội có thể tham gia thực hiện cả quá trình trồng cây từ việc làm đất, gieo trồng, chăm bón rồi thu hoạch. Tuy nhiên cũng có thể có trường hợp người phạm tội chỉ tham gia vào một khâu, một công đoạn trong quá trình trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy miễn sao mục đích mà họ hướng tới là nhằm trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy. Hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý nêu trên chỉ bị xử lí hình sự trong ba trường hợp sau đây: - Thứ nhất, người có hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý đã từng được cơ quan có thẩm quyền vận động, thuyết phục, nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt việc trồng cây và phá bỏ cây đã trồng, hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật 02 lần. Đồng thời, người trồng cây đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống như được Nhà nước hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt các loại cây khác như cây ăn quả, cây lương thực… để thay 15 thế các loại cây có chứa chất ma túy mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi trồng các loại cây trên. - Thứ hai, người thực hiện hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý mà trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích thì cũng phải chịu TNHS về tội trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý. - Thứ ba, người phạm tội đã thực hiện hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý với số lượng từ 500 cây trở lên. Trong các trường hợp này, người phạm tội sẽ bị xử phạt theo khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 247 là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu số lượng cây được trồng từ 3.000 cây trở lên, hoặc thực hiện việc trồng cây “có tổ chức” hay thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội sẽ bị xử lí theo khung hình phạt tang nặng được quy định tại khoản 2 Điều 247 là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Trong trường hợp “người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự” (khoản 4 điều 247). Quy định mới này vừa thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, vừa thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với những người có hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy. Theo quy định tại Điều 247 người tử đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS khi thực hiện các hành vi được mô tả sẽ phải chịu TNHS nếu thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị Nhà nước cấm nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. 2. Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248 BLHS) Hành vi phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy, tiền chất ma túy. Tiền chất ma túy là các hóa chất không thể thiếu được 16 trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành. Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào. Sản xuất chất ma tuý được hiểu là những hành vi tham gia vào bất kỳ một công đoạn nào của quá trình tạo ra chất ma túy. Quá trình này có thể gồm nhiều công đoạn khác nhau và được tiến hành với các phương pháp, quy trình cũng như với các phương tiện, thiết bị khác nhau. Sản xuất ma tuý có thể được thực hiện với các phương pháp như: - Chiết xuất ma tuý được hiểu là tách lấy tinh chất ma tuý từ thảo mộc hoặc từ hỗn hợp chất bằng những phương pháp khác nhau. Chẳng hạn như chiết quả thuốc phiện để thu hỗn hợp nhựa rồi sau đó chế biến thành thuốc phiện. - Điều chế chất ma tuý là tạo ra chất ma tuý mới từ những chất đã có. Đó có thể là quá trình tinh lọc các chất ma túy hoặc tổng hợp ra các chất ma túy từ tiền chất ma túy đã có,… - Pha chế ma tuý là quá trình pha trộn các chất theo tỷ lệ hoặc theo công thức nhất định để tạo ra hỗn hợp ma tuý nhất định để tạo ra chế phẩm có chứa chất ma túy ở thể rắn hay lỏng… Theo quy định tại Điều 248, hành vi khách quan của tội phạm được mô tả là hành vi sản xuất trái phép, tức là sản xuất trái với quy định của Nhà nước. Sản xuất ma tuý được Nhà nước độc quyền và chỉ giao cho những cơ sở nhất định tiến hành sản xuất một số chất ma túy phục vụ cho các mục đích chung như sản xuất thuốc chữa bệnh,... Mọi hành vi sản xuất chất ma tuý ngoài các cơ sở được cấp phép hoặc mặc dù được cho phép nhưng đã sản xuất không đúng quy định đã được cấp phép đều được xác định là trái phép. Chủ thể của tội sản xuất trái phép chất ma túy là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi được mô tả trong Điều 248. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu TNHS về tội này nếu thực hiện hành vi phạm tội thoả mãn quy định tại khoản 2, 3, 4 của Điều luật. Người 17 phạm tội sản xuất trái phép chất ma tuý có lỗi cố ý trực tiếp, khi thực hiện tội phạm, họ nhận thức rõ hành vi sản xuất trái phép chất ma túy là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện những hành vi đó. Ngoài khung hình phạt cơ bản thuộc khoản 1 với mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, Điều 248 còn quy định 3 khung hình phạt tăng nặng: Khung hình phạt thuộc khoản 2, phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi người phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Nhựa thuộc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dười 01 kilôgam; Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam; Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam; Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít; Tái phạm nguy hiểm; Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm d đến điểm h khoản này. Khung hình phạt thuộc khoản 3, phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi người phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau đây: Có tính chất chuyên nghiệp (được hiểu là người phạm tội đã nhiều lần sản xuất ma túy và lấy việc sản xuất ma túy làm nguồn thu nhập chính, nguồn sống chính của bản thân và gia đình); Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam; Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam; Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít; Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này. Khung hình phạt thuộc khoản 4, phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi người phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau đây: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao coca có khối lượng từ 05 kilôgam 18 trở lên; Hêrôin, Côcain Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 100 gam trở lên; Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 300 gam trở lên; Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít trở lên; Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này. Ngoài hình phạt chính được quy định từ khoản 1 đến khoản 4, người sản xuất trái phép chất ma tuý còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung bao gồm: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 3. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS) Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý xâm phạm chế độ quản lý của các chất ma tuý của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm là ma tuý có thể bao gồm: lá thân, rễ, cây cần sa, quả cây thuốc phiện tươi, khô… Hành vi khách quan của tội phạm được mô tả trong điều luật là hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma tuý. Theo đó, hành vi tàng trữ tàng trữ trái phép chất ma tuý được hiểu là cất, giữ, giấu bất hợp pháp chất ma tuý ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, trong hành lí, cất giấu trong quần áo mặc trên người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma tuý. Hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý chỉ bị truy cứu TNHS nếu thoả mãn một trong số các tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 249. Các tình tiết này phần lớn quy định dấu hiệu về định lượng các chất ma tuý. Ngoài ra, cũng bị xử lí hình sự về tội phạm này nếu người phạm tội “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các 19 tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”. Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi được mô tả trong Điều 249. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu TNHS về tội này nếu thực hiện hành vi phạm tội thoả mãn quy định tại khoản 2, 3, 4 của Điều luật. Người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý có lỗi cố ý trực tiếp, khi thực hiện tội phạm, họ nhận thức rõ hành vi cất giấu, giữ ma tuý của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện những hành vi đó. Điều 249 quy định 4 khung hình phạt chính: - Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng đối với người phạm tội thoả mãn các tình tiết từ điểm a đến điểm i khoản 1. - Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội thoả mãn các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm o khoản 2. - Khung 3: Quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội có các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm h khoản 3. - Khung 4. Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội có các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm h khoản 4. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 4. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS) 20 Hành vi khách quan của tội phạm được mô tả là hành vi vận chuyển chất ma tuý một cách trái phép. Vận chuyển trái phép chất ma tuý được hiểu là việc chuyển dịch bất hợp pháp chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện giao thông như ô tô, máy bay, tàu hoả…, có thể bằng đường bưu điện…, người phạm tội có thể để ma tuý vào trong người, cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách,v.v…). Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý chỉ bị truy cứu TNHS nếu thoả mãn một trong số các tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 250. Các tình tiết này phần lớn quy định dấu hiệu về định lượng các chất ma tuý. Ngoài ra, cũng bị xử lí hình sự về tội phạm này nếu người phạm tội “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”. Chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi được mô tả trong Điều 250. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu TNHS về tội này nếu thực hiện hành vi phạm tội thoả mãn quy định tại khoản 2, 3, 4 của Điều luật. Người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma tuý có lỗi cố ý trực tiếp, khi thực hiện tội phạm, họ nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện những hành vi đó. Điều 250 quy định 4 khung hình phạt chính: - Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng đối với người phạm tội thoả mãn các tình tiết từ điểm a đến điểm i khoản 1. - Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội thoả mãn các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm p khoản 2. Trong đó cần lưu ý điểm đ khoản 2 quy định tình tiết “sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội” được hiểu là việc người phạm tội sử dụng 21 trẻ em dưới 14 tuổi để vận chuyển ma tuý hoặc sử dụng trẻ em từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi nhưng không phải là đồng phạm với người phạm tội vận chuyển. - Khung 3: Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm áp dụng đối với người phạm tội có các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm h khoản 3. - Khung 4. Quy định hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với người phạm tội có các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm h khoản 4. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 5. Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS) Hành vi khách quan của tội phạm được mô tả là hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hiểu là: - Hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; - Hành vi mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; - Hành vi xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; - Hành vi dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); - Hành vi dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; - Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; 22 - Hành vi vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.1 Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội này nếu thực hiện một trong các hành vi được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 251. Người phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội những vẫn mong muốn thực hiện những hành vi đó. Điều 251 quy định 4 khung hình phạt chính: - Khung 1. Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áo dụng đối với người phạm tội thuộc khoản 1. - Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội theo khoản 2. Trong đó, điểm e khoản 2 “sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi”. Việc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi cần phân biệt rõ, nếu người phạm tội bán cho người đủ 14 đến dưới 16 tuổi mà những người này bị truy cứu TNHS với vai trò đồng phạm về tội mua bán trái phép chất ma túy thì người phạm tội không bị coi là tình tiết tặng định khung hình phạt theo khoản 2 Điều này. Nếu người dưới 16 tuổi không bị coi là đồng phạm họ mua để sử dụng hoặc bị truy tố về tội phạm khác thì người bán ma túy phải chịu TNHS về tình tiết “bán ma túy cho người dưới 16 tuổi”. - Khung 3. Quy định hình phạt tù từ 15 đến 20 năm áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tặng nặng thuộc khoản 3. - Khung 4. Quy định hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tặng nặng thuộc khoản 4. Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 1 23 Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS) Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt chất ma túy dưới bất cứ hình thức nào như trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên… chiếm đoạt chất ma túy của người khác. Hành vi chiếm đoạt chất ma tuý chỉ bị truy cứu TNHS nếu thoả mãn một trong số các tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 252. Các tình tiết này phần lớn quy định dấu hiệu về định lượng các chất ma tuý. Ngoài ra, cũng bị xử lí hình sự về tội phạm này nếu người phạm tội “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 250 và 251 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” Chủ thể của tội chiếm đoạt chất ma túy là từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội này nếu thực hiện hành vi phạm tội theo khoản 2, 3, 4 Điều 252. Tội phạm này được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt chất ma túy là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. Hình phạt được quy định tại Điều 252 bao gồm 4 khung hình phạt chính được quy định từ khoản 1 đến khoản 4: - Khoản 1: người phạm tội phải chịu mức hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết từ điểm a đến điểm i khoản 1. - Khoản 2: hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng từ điểm a đến điểm o khoản 2. 24 - Khoản 3: hình phạt tù từ 15 năm đến 15 năm, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng từ điểm a đến điểm h khoản 3. - Khung 4. Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng từ điểm a đến điểm h khoản 4. Hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội bao gồm: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 7. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS) Điều 253 BLHS năm 2015 quy định bốn tội phạm trong cùng một điều luật bao gồm: Tội tàng trữ tàng chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy; Tội vận chuyển tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy và Tội chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt được hiểu tương tự như đối với các tội phạm được quy định tại Điều 249, 250, 251, 252 chỉ khác ở đối tượng tác động của tội phạm. Đối tượng tác động của tội phạm là các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Tiền chất ma tuý là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.2 Theo quy định tại Điều 253 khoản 1, điều kiện để truy cứu TNHS đối với người có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là thoả mãn mức định lượng tối thiểu đối với tiền chất, cụ thể khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam đối với tiền chất ở thể rắn, từ 75 mililít đến dưới 300 mililít đối với tiền chất ở thể lỏng. Ngoài ra, nếu người phạm tội “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi 2 Khoản 4 Điều 2 Luật phòng chống ma tuý 25 quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” cũng phải chịu TNHS về tội phạm được quy định tại Điều 253. Chủ thể của tội phạm theo quy định này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội này nếu phạm tội thuộc khoản 2, 3, 4 của điều luật. Người phạm tội này có lỗi cố ý trực tiếp, họ hoàn toàn nhận thức rõ hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. Hình phạt quy định tại Điều 253 bao gồm 4 khung hình phạt chính: - Khung 1: phạt tù từ 01 năm đến 06 năm, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết thuộc khoản 1. - Khung 2: phạt tù từ 06 năm đến 13 năm, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng thuộc khoản 2. - Khung 3: phạt tù từ 13 năm đến 20 năm, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng thuộc khoản 3. - Khung 4: phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng thuộc khoản 4. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một trong số các hình phạt bổ sung là: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 8. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254 BLHS) Điều 254 BLHS năm 2015 quy định về bốn tội phạm trong cùng một điều luật bao gồm: Tội tàng trữ dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái 26 phép chất ma túy; Tội vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; Tội mua bán dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy và Tội sản xuất dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt được hiểu tương tự như đối với các tội phạm được quy định tại Điều 249, 250, 251, 252 chỉ khác ở đối tượng tác động của tội phạm. Đối tượng tác động của các tội phạm này là các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Đây là những vật được sản xuất ra chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy hay được sử dụng vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy mặc dù được sản xuất ra với mục đích khác chẳng hạn như máy dập viên nén được người phạm tội dùng vào việc dập viên ma tuý tổng hợp, ống thuỷ tinh, ống hút được người phạm tội dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý,... Theo quy định tại Điều 254, điều kiện truy cứu TNHS đối với người có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là “có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng các loại hoặc khác loại”. Ngoài ra, nếu người phạm tội “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” cũng phải chịu TNHS về tội phạm được quy định tại Điều 254. Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội được mô tả với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ những phương tiện, dụng cụ mình sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán sẽ được dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện hành vi. Điều 254 BLHS 2015 quy định 2 khung hình phạt chính: - Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 06 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1. 27 - Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng từ điểm a đến điểm h khoản 2. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 9. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255 BLHS) Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 255 được hiểu là những hành vi chủ động tụ tập và tạo điều kiện cần thiết để tiến hành việc sử dụng trái phép chất ma tuý như đưa trái phép chất ma túy và cơ thể người khác; cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; cung cấp địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác); cung cấp dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của họ. Người phạm tội có thể dùng nhiều thủ đoạn khác nhau như cho người khác dùng thử ma tuý để khiến họ bị nghiện, hoặc cho người khác sử dụng trái phép chất ma tuý không phải trả tiền ngay,… Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS khi thực hiện hành vi phạm tội nêu trên với lỗi cố ý trực tiếp sẽ phải chịu TNHS về tội phạm này. Điều 255 BLHS năm 2015 quy định 4 khung hình phạt chính: - Khung 1: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1. 28 - Khung 2: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2. - Khung 3: phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 3. - Khung 4: phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 4. Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung là: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 10. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS) Hành vi phạm tội ở đây là hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý. Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là người có địa điểm (địa điểm này thuộc quyền chiếm hữu hoặc quản lý của họ) biết người khác có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng vẫn cho mượn hoặc thuê địa điểm để người đó trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy. Người phạm tội có thể thực hiện hành vi dưới hình thức hành động phạm tội (cho mượn, cho thuê địa điểm,...) hoặc không hành động phạm tội như biết người khác (không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của mình) là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng vẫn để mặc cho những người đó sử dụng trái phép chất ma tuý tại địa điểm của mình. Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ việc chứa chấp người khác sử dụng trái phép chất ma túy là trái với quy định của pháp luật nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi chứa chấp hoặc có ý thức để mặc cho người khác sử dụng địa điểm của mình để sử dụng trái phép chất ma tuý. Điều 256 quy đinh 02 khung hình phạt chính: - Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1. 29 - Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 11. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257 BLHS) Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ. Ví dụ: giữ chân, tay nạn nhân rồi dùng kim tiêm có chứa ma tuý chích vào người họ, hoặc dùng súng đe doạ, buộc họ phải tự chích ma tuý vào cơ thể mình,... Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Điều 257 quy định 4 khung hình phạt chính: - Khung 1. Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1. - Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2. - Khung 3. Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3. - Khung 4. Quy định hình phạt tù từ 20 năm hoặc tù chung thân, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4. Ngoài hình phạt chính người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 12. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258 BLHS) 30 Hành vi phạm tội được mô tả trong khoản 1 Điều 258 là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Do bị tác động nên từ chỗ người không có ý muốn sử dụng chất ma tuý đã tự nguyện, chủ động sử dụng. Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. * Hình phạt: Điều 258 BLHS năm 2015 quy định 4 khung hình phạt chính: - Khung 1. Quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1. - Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2. - Khung 3. Quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3. - Khung 4. Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 13. Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 BLHS) Người phạm tội có hành vi xâm phạm những quy định của Nhà nước về chế độ quản lý, sử dụng các chất ma túy. Đối tượng tác động của tội này là các chất ma túy, các tiền chất ma túy, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần. Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm một trong số các hành vi sau: - Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần; - Vi phạm quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần; 31 - Vi phạm quy định về giao nhận, vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần; - Vi phạm quy định về phân phối, mua bán, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần; - Vi phạm quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tại khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới, trên biển; - Vi phạm quy định về cấp phát, cho phép sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần. Người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về tội phạm này khi thực hiện một trong số các hành vi được liệt kê kể trên nếu trước đó họ đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XX của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Chủ thể của tội phạm là người có trách nhiệm trong việc sản xuất, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu chẩ ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Lỗi của người phạm tội này là lỗi cố ý. Điều 259 BLHS năm 2015 quy định 3 khung hình phạt chính: - Khung 1. Quy định hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1. - Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2. 32 Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. III. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG 1. Các tội xâm phạm an toàn giao thông Các tội xâm phạm an toàn giao thông là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy hoặc đường hàng không. 1.1.Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS năm 2015) - Chủ thể của tội phạm: là người tham gia giao thông, có thể là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hoặc người đi bộ. - Người phạm tội khi tham gia giao thông đường bộ đã vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây ra một trong các thiệt hại sau: +) Làm chết người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Trường hợp này, người phạm tội bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 33 +) Không có giấy phép lái xe theo quy định; +) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; +) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; +) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; +) Làm chết 02 người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%: +) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: +) Làm chết 03 người trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; +) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 1.2. Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 261 BLHS năm 2015) - Chủ thể của tội phạm: là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. - Các hành vi phạm tội cụ thể: +) Đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; +) Đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; 34 +) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; +) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; +) Sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ. - Hậu quả của hành vi phạm tội: +) Làm chết người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Trường hợp này, người phạm tội bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Nếu người phạm tội gây ra hậu quả khác nghiêm trọng hơn thì tùy thuộc vào hậu quả, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù, mức cao nhấtđến 10 năm. 1.3. Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn (Điều 262 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: là chủ thể đặc biệt, phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kĩ thuật của xe. - Hành vi phạm tội: cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. 35 - Hậu quả của hành vi phạm tội: +) Làm chết người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Trường hợp này người phạm tội bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Nếu người phạm tội gây ra hậu quả khác nghiêm trọng hơn thì tùy thuộc vào hậu quả, người phạm tội có thể bị phạt tù, mức cao nhất đến 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 1.4. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Điều 264 BLHS năm 2015) - Chủ thể của tội phạm: là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. - Hành vi phạm tội: giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe (Ví dụ: bố giao xe máy cho con mới đang học cấp 2 tự điều khiển) hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 36 - Hậu quả của hành vi phạm tội: người được giao đã điều khiển phương tiện dẫn đến: +) Làm chết người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Trường hợp này, người có hành vi giao xe cho cho người khác bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. - Nếu người phạm tội gây ra hậu quả khác nghiêm trọng hơn thì tùy thuộc vào hậu quả, người phạm tội có thể bị phạt tù, mức cao nhấtđến 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. 1.5. Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: người từ đủ 16 tuổi trở lên, nếu thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng là người từ đủ 14 tuổi trở lên. - Hành vi phạm tội: là hành vi tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ. Đó là những hành vi cần thiết cho việc đua xe như rủ rê, tụ tập người đua xe, sắp xếp địa điểm và thời gian đua, điều khiển quá trình đua xe, những hành vi này không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Người phạm tội bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 04 năm đến 10 năm: 37 +) Tổ chức cho 10 xe tham gia trở lên trong cùng một lúc hoặc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên trong cùng một lúc; +) Tổ chức cá cược; +) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; +) Tại nơi tập trung đông dân cư; +) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; +) Làm chết người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; +) Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: +) Làm chết 02 người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; +) Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: +) Làm chết 03 người trở lên; 38 +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; +) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 1.6. Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: người từ đủ 16 tuổi trở lên, nếu thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng là người từ đủ 14 tuổi trở lên. - Hành vi phạm tội: đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: +) Làm chết người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; +) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; +) Tham gia cá cược; 39 +) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; +) Tại nơi tập trung đông dân cư; +) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; +) Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: +) Làm chết 02 người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: +) Làm chết 03 người trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; +) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 1.7. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: là chủ thể đặc biệt, phải là người chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt - Hành vi phạm tội: vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt - Hậu quả của hành vi phạm tội: 40 +) Làm chết người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Trong trường hợp này, người phạm tội bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm - Nếu người phạm tội phạm vào các trường hợp khác nghiêm trọng hơn thì tùy thuộc vào hậu quả, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 1.8. Tội cản trở giao thông đường sắt (Điều 268 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. - Hành vi phạm tội cụ thể: +) Đặt chướng ngại vật trên đường sắt; +) Làm xê dịch ray, tà vẹt; +) Khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt; +) Mở đường ngang, xây cống hoặc công trình khác trái phép qua đường sắt; +) Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; +) Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; 41 +) Đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt; +) Phá hoại phương tiện giao thông đường sắt; +) Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt Hành vi phạm tội nói trên dẫn đến hậu quả: +) Làm chết người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thươngcơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Hoặc người đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trên mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. - Phạm tội trong các trường hợp khác nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 15 năm. 1.9. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 272 BLHS năm 2015) - Chủ thể: là người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy - Hành vi phạm tội: vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy dẫn đến hậu quả sau: +) Làm chết người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 42 +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Trường hợp này, người phạm tội bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội trong các trường hợp khác nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 1.10. Tội cản trở giao thông đường thủy (Điều 273 BLHS năm 2015) - Chủ thể của tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. - Hành vi phạm tội cụ thể: +) Khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của công trình giao thông đường thủy; +) Tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy mà không đặt và duy trì báo hiệu; +) Di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; +) Tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy; +) Lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy; +) Hành vi khác cản trở giao thông đường thủy Hành vi phạm tội nói trên dẫn đến hậu quả: +) Làm chết người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 43 +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Người phạm tội bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội trong các trường hợp khác nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 15 năm. 1.11. Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay (Điều 277 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: người chỉ huy, điều khiển tàu bay - Hành vi phạm tội: vi phạm quy định về an toàn giao thông đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội trong các trường hợp khác nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 1.12. Tội cản trở giao thông đường không (Điều 278 BLHS năm 2015) - Chủ thể của tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. - Hành vi phạm tội cụ thể: +) Đặt chướng ngại vật; +) Di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không; +) Sử dụng sai hoặc làm nhiễu tần số thông tin liên lạc; 44 +) Làm hư hỏng trang bị, thiết bị của sân bay hoặc trang bị, thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho an toàn bay; +) Cung cấp thông tin sai đến mức gây uy hiếp an toàn của tàu bay, an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng; +) Điều khiển, đưa phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay; +) Hành vi khác cản trở giao thông đường không gây Hậu quả của các hành vi nói trên: +) Làm chết người; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; +) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; +) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Người phạm tội bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội trong các trường hợp khác nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 1.13. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282 BLHS năm 2015) - Chủ thể của tội phạm: bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. - Hành vi phạm tội: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 45 - Phạm tội trong các trường hợp khác nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông 2.1. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: người từ đủ 16 tuổi trở lên, nếu thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng là người từ đủ 14 tuổi trở lên. - Hành vi phạm tội: cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm: +) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; +) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; +) Làm lây nhiễm từ 50 phương tiện điện tử đến dưới 200 phương tiện điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 50 người sử dụng đến dưới 200 người sử dụng; +) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Phạm tội trong các trường hợp khác nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.2. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: người từ đủ 16 tuổi trở lên, nếu thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng là người từ đủ 14 tuổi trở lên. 46 - Hành vi phạm tội cụ thể: tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm: +) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; +) Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; +) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24 giờ hoặc từ 03 lần đến dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ; +) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24 giờ đến dưới 72 giờ; +) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội trong các trường hợp khác nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 12 năm.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.3. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: người từ đủ 16 tuổi trở lên, nếu thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng là người từ đủ 14 tuổi trở lên. - Hành vi phạm tội: +) Cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng 47 máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; +) Can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; +) Lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ Người phạm tội bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội trong các trường hợp khác nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 12 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.4. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: người từ đủ 16 tuổi trở lên, nếu thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng là người từ đủ 14 tuổi trở lên. - Hành vi phạm tội của người sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử: +) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của Cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; +) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; +) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; 48 +) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản; +) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội trong các trường hợp khác nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.5. Tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294 BLHS năm 2015) - Chủ thể tội phạm: người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. - Hành vi phạm tội: cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. - Phạm tội có tổ chức; gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; tái phạm nguy hiểmthì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 3. Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng 3.1. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người (Điều 295 BLHS) 49 Hành vi phạm tội này là hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người. Đây có thể là hành vi không tuân thủ quy trình, quy phạm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi vận hành máy, thiết bị hoặc hành vi phạm quy định về trách nhiệm cung cấp trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân; vi phạm quy định về trách nhiệm định kì kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng để đảm bảo độ an toàn theo tiêu chuẩn… Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 4 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 6 năm đến 12 năm và khung hình phạt thứ tư là phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghê hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 3.2. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi (Điều 296 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 3.3. Tội cưỡng bức lao động (Điều 297 BLHS) 50 Hành vi phạm tội này là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động trái với ý muốn của họ. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 3.4. Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 298 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hoặc các lĩnh vực khác. Các quy định ở đây được hiểu là các quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn xây dựng. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 3.5. Tội khủng bố (Điều 299 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi xâm phạm tính mạng người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 4 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc 51 tử hình. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khung hình phạt thứ tư là phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài. 3.6. Tội tài trợ khủng bố (Điều 300 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Nếu ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Pháp nhân thương mại phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 7 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm. 3.7. Tội bắt cóc con tin (Điều 301 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu không thuộc trường hợp tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và tội khủng bố. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 5 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 01 năm đến 04 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Khung hình phạt thứ tư là phạt tù từ 08 năm đến 15 năm. 52 Khung hình phạt thứ năm là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội. 3.8. Tội cướp biển (Điều 302) Hành vi phạm tội này là hành vi tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào; tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào; cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 5 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Khung hình phạt thứ tư là phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Khung hình phạt thứ năm là phạt tù từ 01năm đến 05 năm áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội. 3.9. Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và xã hội nếu không thuộc trường hợp phạm tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 114 BLHS. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 03 năm đến 12 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Khung hình phạt thứ ba 53 là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm. 3.10. Các tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân. Nhóm các tội phạm này bao gồm 07 điều luật. Đó là các tội: - Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304 BLHS); - Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305 BLHS); - Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ (Điều 306 BLHS); - Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 307 BLHS); - Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 308 BLHS); - Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạtchất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 309 BLHS); - Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 310 BLHS); Những tội phạm nêu trên nhìn chung có ba nhóm dạng hành vi phạm tội. Một là những hành vi chế tạo (sản xuất), tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt một loại đối tượng nhất định. Hai là hành vi vi phạm các quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc tiêu hủy một loại đối tượng nhất định. Ba là hành vi thiếu trách nhiệm của người được giao một loại đối tượng nhất định. Người phạm một trong những tội nêu trên có thể bị xử phạt với nhiều khung hình phạt khác nhau với mức nhẹ nhất có thể là phạt tiền và nghiêm khắc 54 nhất có thể bị tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 3.11. Các tội phạm về chất cháy, chất độc, cháy nổ Nhóm các tội phạm này bao gồm 03 điều luật. Đó là các tội: - Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 311 BLHS); - Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 312 BLHS): - Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (Điều 313 BLHS). Chất cháy được hiểu là chất dễ xảy ra cháy dưới dạng thể rắn như phốt pho, thể lỏng như xăng, thể khí như gas. Chất độc được hiểu là hóa chất có một trong các đặc tính nguy hiểm: độc cấp tính, độc mãn tính, gây kích ứng với con người, gây ug thư hoặc có nguy cơ gây ung thư, gây biến đổi gen, độc đối với sinh sản, tích lũy sinh học, ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, độc hại đến môi trường. Hành vi phạm tội của những tội phạm này là hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái chất cháy, chất độc hoặc là hành vi vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất cháy, chất độc. Đây cũng có thể là hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Người phạm một trong những tội nêu trên có thể bị xử phạt với nhiều khung hình phạt khác nhau với mức nhẹ nhất có thể là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm và nghiêm khắc nhất có thể bị tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 3.12. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực (Điều 314 BLHS) 55 Hành vi phạm tội này là hành vi cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện; gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công tình điện; đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm; thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo. Người phạm tội này có thể bị xử phạt với nhiều khung hình phạt khác nhau với mức nhẹ nhất có thể là phạt tiền và nghiêm khắc nhất có thể bị phạt tù 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 3.13. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 315 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Đó là các quy định chuyên môn nghiệp vụ y tế. Người phạm tội này có thể bị xử phạt với nhiều khung hình phạt khác nhau với mức nhẹ nhất có thể là phạt tù 1 năm và nghiêm khắc nhất có thể bị phạt tù 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 3.14. Tội phá thai trái phép (Điều 316 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác. Hành vi phá thai trái phép là hành vi thực hiện các thủ thuật nạo thai, phá thai mà không có giấy phép do Bộ Y tế hoặc sở y tế cấp. Người phạm tội này có thể bị xử phạt với nhiều khung hình phạt khác nhau với mức nhẹ nhất có thể là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm và nghiêm khắc nhất có thể bị phạt tù 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 3.15. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317) 56 Hành vi phạm tội này bao gồm các dạng hành vi sau: - Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm; - Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy; - Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực; - Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử; - Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; - Chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm. Người phạm tội này có thể bị xử phạt với nhiều khung hình phạt khác nhau với mức nhẹ nhất có thể là phạt 50 triệu đồng và nghiêm khắc nhất có thể bị phạt tù 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 4. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng 4.1. Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi gây rối trật tự công cộng, tức là hành vi làm náo loạn, gây mất ổn định ở những nơi diễn ra hoạt động chung của đông 57 đảo người. Những hành vi đó có thể là la hét, chửi bới, đập phá tài sản, xô đẩy người khác… trên đường phố, nhà ga, rạp chiếu phim… Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu người phạm tội có tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. 4.2. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 319 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như hành vi đâm chém xác chết, đập phá hài cốt, bình tro hài cốt… Người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu người phạm tội có tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. 4.3. Tội hành nghề mê tín dị đoan (Điều 320 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác. Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu người phạm tội có tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. 4.4. Tội đánh bạc (Điều 321 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi đánh bạc trái phép. Trong đó, đánh bạcđược hiểu là hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sựđược thua kèm theo việcđược, mất một số tài sản nhất định. Hành vi đánh bạc chỉ cấu thành tội phạm nếu tiền hay hiện vật có giá trị từ 5 triệuđồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kếtán về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xoáán tích mà còn vi phạm. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong hai khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt 58 cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. 4.5. Tội tổ chứcđánh bạc hoặc gá bạc (Điều 322 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi tổ chứcđánh bạc hoặc gá bạc. Trong đó, tổ chứcđánh bạcđược hiểu là những hành vi cần thiết cho việcđánh bạc có thể diễn ra từ hành vi rủ rê, tập hợp ngườiđánh bạcđến chuẩn bịđịađiểm và các điều kiện khác cũng nhưđiều hành hoạtđộngđánh bạc. Gá bạcđược hiểu là hành vi tạođiều kiện vềđịađiểm cho việcđánh bạcđể thu lời (hay còn gọi là tiền hồ). Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong hai khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. 4.6. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Hành vi chứa chấp tài sản được hiểu là hành vi tạo điều kiện hoặc cất giữ tài sản. Hành vi tiêu thụ tài sản được hiểu là hành vi bán hoặc trao đổi tài sản. Người phạm tội này có thể bị xử phạt với nhiều khung hình phạt khác nhau với mức nhẹ nhất có thể là phạt 10 triệu đồng và nghiêm khắc nhất có thể bị phạt tù 15 năm. 4.7. Tội rửa tiền (Điều 324 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi: - Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có. - Sử dụng tiền, tài sản do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác. 59 - Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc có hành vi cản trở việc xác minh các thông tin đó. - Tiền, tài sản có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có. Người phạm tội này có thể bị xử phạt với nhiều khung hình phạt khác nhau với mức nhẹ nhất có thể là phạt tù 1 năm và nghiêm khắc nhất có thể bị phạt tù 15 năm. 4.8. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp (Điều 325 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa hoặc đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong hai khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. 4.9. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi phổ biến các sản phẩm văn hóa có tính đồi trụy đến những người khác như làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển,...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.