Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 1)

docx
Số trang Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 1) 103 Cỡ tệp Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 1) 119 KB Lượt tải Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 1) 7 Lượt đọc Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 1) 3
Đánh giá Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự (Phần 1)
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT Số: 02/2017 CHỦ ĐỀ CÁC TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN I) Chịu trách nhiệm nội dung: 1. TS. Lý Văn Quyền - Khoa pháp luật hình sự - Trường Đại học luật Hà Nội 2. ThS. Nguyễn Thị Mai - Khoa pháp luật hình sự - Trường Đại học luật Hà Nội 3. ThS. Lê Thị Diễm Hằng - Khoa pháp luật hình sự - Trường Đại học luật Hà Nội HÀ NỘI - NĂM 2017 1 I. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015 đã có những bước đột phá trong cả tư duy lập pháp và kĩ thuật lập pháp nhằm bảo vệ tốt nhất chế độ cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chương VIII BLHS năm 2015, gồm 15 điều luật từ Điều 108 đến Điều 122, trong đó có 14 điều luật quy định về các tội phạm cụ thể. Đây là những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, xâm hại sự tồn tại, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. 1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108 BLHS năm 2015) Tội phản bội Tổ quốc là hành vi của công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ XHCN và Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam. - Chủ thể của tội phạm phải là công dân Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) từ đủ 16 tuổi trở lên. Người nước ngoài (không mang quốc tịch Việt Nam) hoặc người không quốc tịch (không mang quốc tịch của bất kì quốc gia nào) không thể trở trành chủ thể của tội phạm này bởi “Tổ quốc” được nói đến là Tổ quốc Việt Nam XHCN, chỉ công dân Việt Nam mới có thể phạm tội phản bội Tổ quốc (Việt Nam). - Thực hiện tội phạm là xâm hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ XHCN và Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam. - Hành vi câu kết với nước ngoài (nước khác Việt Nam, có thể là tổ chức nhà nước, tổ chức khác, cá nhân) được thể hiện: 2 +) Bàn bạc, thảo luận với nước ngoài về kế hoạch, mưu đồ chống phá Tổ quốc Việt Nam XHCN; +) Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài như tiền, vũ khí, trang thiết bị, phương tiện kĩ thuật để phục vụ, hỗ trợ cho các hoạt động gây nguy hại cho Tổ quốc Việt Nam XHCN; +) Hoạt động dựa vào thế lực hoặc tiếp tay, thông đồng cho nước ngoài hoạt động chống lại Tổ quốc Việt Nam XHCN. - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp bởi họ nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả, mong muốn thực hiện hành vi phạm tội để hậu quả xảy ra. Để trở thành chủ thể của tội phạm, người phạm tội bắt buộc phải có mục đích chống lại chính quyền nhân dân, tức là nhằm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế của đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 1 năm nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 20 năm), tù chung thân hoặc tử hình. 2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 BLHS năm 2015) Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. - Chủ thể của tội phạm là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình), từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm hại đến sự tồn tại của chính quyền nhân dân từ Trung ương đến địa phương. Người phạm tội có thể chỉ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ở một cấp, một địa phương nào đó. - Các hành vi cụ thể của người phạm tội: +) Có hành vi thành lập, chuẩn bị cho việc thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: đề ra chủ trương, đường lối hoạt động của tổ chức như viết cương lĩnh, điều lệ, chương trình hoạt động, lời kêu gọi, tài liệu huấn luyện; 3 lôi kéo, rủ rê, tập hợp người vào tổ chức, phổ biến các tài liệu, nội dung đã chuẩn bị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; +) Có hành vi tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: người phạm tội biết rõ tổ chức được thành lập để hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nhưng đã tán thành, tiếp nhận mục đích và đồng ý tham gia vào tổ chức đó, thực hiện theo điều lệ, chủ trương, kế hoạch mà tổ chức đã đề ra. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được coi là hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi chuẩn bị thành lập, thành lập hoặc tham gia vào tổ chức, tức là không phụ thuộc vào việc tổ chức đã được hình thành hay chưa hoặc từ khi nhận lời tham gia vào tổ chức không kể đã có hoạt động cụ thể hay chưa. - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình, của người khác là nguy hiểm, thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng vẫn thành lập, chuẩn bị thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi này nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đây là dấu hiệu bắt buộc, nếu thành lập hay tham gia tổ chức mà nhằm mục đích khác thì không cấu thành tội phạm này. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 1 năm nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 20 năm), tù chung thân hoặc tử hình. 3. Tội gián điệp (Điều 110 BLHS năm 2015) - Chủ thể của tội phạm có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm hại đến an ninh đối ngoại của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân từ Trung ương đến địa phương. Bao gồm các vấn đề như chủ quyền đối với lãnh thổ, sự bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết trong đối nội và đối ngoại, sức mạnh quốc phòng, khả năng phòng thủ, bảo vệ đất nước. - Các hành vi phạm tội cụ thể: 4 +) Người nước ngoài, người không quốc tịch hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. +) Công dân Việt Nam gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi phá hoại được hiểu là hành vi phá, làm hỏng cơ sở hạ tầng, các công trình, phương tiện, tài sản… để chúng mất hoặc mất một phần giá trị sử dụng; hoặc cũng có thể là hành vi phá hoại, tuyên truyền sai các chính sách của Nhà nước hoặc gây khó khăn, cản trở việc thực hiện các chính sách đó. Hành vi gây cơ sở biểu hiện ở việc dụ dỗ, rủ rê, mua chuộc người khác giúp đỡ, che giấu hoạt động tình báo, phá hoại. Hoạt động thám báo là những hành vi vừa mang tính chất thu thập tin tức, tình hình chính trị, quân sự, vừa mang tính chất biệt kích vũ trang rồi xâm nhập vào nội địa phục kích, tập kích bắt cóc, bắt giết cán bộ, bộ đội, phá hoại. Chỉ điểm, dẫn đường là những hành vi nhằm xác định danh tính của những đối tượng cụ thể, tiền trạm và chỉ dẫn đường cho người khác đến tiếp cận, đột nhập căn cứ để thực hiện các hành vi phá hoại. - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội bắt buộc phải có mục đích chống chính quyền nhân dân, làm suy yếu chính quyền nhân dân. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 1 năm nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 20 năm), tù chung thân hoặc tử hình. 4. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111 BLHS năm 2015) 5 Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ là hành vi xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Chủ thể của tội phạm là công dân nước ngoài hoặc công dân Việt Nam (trong trường hợp bị nước ngoài xúi giục, chỉ đạo hoặc giúp sức cho nước ngoài) có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm hại đến an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. - Các biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: +) Người có hành vi xâm nhập lãnh thổ là đã vượt qua biên giới để vào lãnh thổ nước Việt Nam một cách trái phép, có vũ trang hoặc bán vũ trang. Hành vi xâm nhập được thực hiện một cách lén lút hoặc công khai qua các đường như đường bộ, đường thủy hoặc đường không. Cùng với hành vi xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, người phạm tội có thể cướp, phá hoại tài sản, gây thương tích cho người khác hoặc giết người… +) Người có hành vi làm sai lệch đường biên giới quốc gia là đã làm thay đổi vị trí các cột mốc biên giới giữa Việt Nam và quốc gia khác. +) Các hành động khác xâm phạm an ninh lãnh thổ có thể là bắn phá từ ngoài biển vào đất liền, từ lãnh thổ quốc gia khác sang Việt Nam; xây dựng hoặc đặt trái phép trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam… - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội bắt buộc phải có mục đích nhằm làm cho tình hình an ninh, chính trị ở khu vực biên giới phức tạp, mất ổn định. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 1 năm nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 20 năm) hoặc tù chung thân. 5. Tội bạo loạn (Điều 112 BLHS năm 2015) 6 Tội bạo loạn là hành vi hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân. - Chủ thể của tội phạm là bất kì người nào (có thể là công dân nước ngoài, người không quốc tịch, công dân Việt Nam) có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm hại đến sự an toàn, vững mạnh của chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân. - Các biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: +) Hoạt động vũ trang: đây là hành vi lôi kéo, tập hợp đông người, được trang bị vũ khí để chống lại chính quyền nhân dân hoặc lực lượng vũ trang như tấn công trụ sở ủy ban nhân dân, đồn công an, doanh trại quân đội nhân dân… +) Dùng bạo lực có tổ chức: đây là hành vi lôi kéo, kích động, dụ dỗ, tập hợp nhiều người không có vũ trang hoặc có nhưng không đáng kể, tiến hành các hoạt động như mít tinh, biểu tình, xúc phạm cán bộ, cơ quan nhà nước, đập phá tài sản của các cơ quan, tổ chức nhà nước. +) Cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân: đây là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc khiến người khác không có khả năng chống lại nhằm chiếm đoạt tài sản, có thể là tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; có hành vi đập phá, làm hỏng dẫn đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị mất một phần hoặc toàn bộ giá trị. - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Để cấu thành tội này, người phạm tội bắt buộc phải có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân, làm chính quyền nhân dân suy yếu, tức là gây khó khăn cho chính quyền trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 1 năm nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 20 năm), tù chung thân hoặc tử hình. 7 6.Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 BLHS năm 2015) Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân. - Chủ thể của tội phạm có thể là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm hại đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm hại an ninh đối nội, đối ngoại của đất nước. - Các biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: +) Hành vi xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác là các hành vi giết người, cố ý gây thương tích. Đối tượng của các hành vi phạm tội này có thể là cán bộ chủ chốt, tích cực trong công tác hoặc người khác có nhiều đóng góp trong các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. +) Hành vi phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Đây là hành vi đập phá, phá hoại khiến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân mất giá trị sử dụng. +) Có hành vi uy hiếp xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác. +) Các hành vi khác như: thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội bắt buộc phải có mục đích làm suy yếu chính quyền nhân dân. 8 - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 1 năm nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 20 năm), tù chung thân hoặc tử hình. 7. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114 BLHS năm 2015) Tội phá hoại cơ sở vật chất - kĩ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là hành vi phá hủy hoặc làm hư hỏng những giá trị vật chất thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân. - Chủ thể của tội phạm là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, xâm phạm cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và an ninh quốc gia. - Các biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: +) Người phạm tội có hành vi phá hoại cơ sở vật chất - kĩ thuật thuộc các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, khoa học - kĩ thuật, văn hóa, xã hội như: trụ sở các cơ quan nhà nước, các công trình phục vụ quốc phòng, nhà máy, xí nghiệp, nhà hát, bảo tàng, sân vận động… +) Người phạm tội hủy hoại, làm hư hỏng các đối tượng, công trình nói trên bằng các hình thức như đốt, gây nổ, đập phá khiến chúng mất một phần hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng. - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội bắt buộc phải có mục đích nhằm làm suy yếu, chống chính quyền nhân dân. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 1 năm nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 20 năm), tù chung thân hoặc tử hình. 8. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 115 BLHS năm 2015) 9 Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội là hành vi cố ý cản trở, không chấp hành hay chấp hành không đúng các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. - Chủ thể của tội phạm là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm phạm đến việc thực hiện đúng đắn các chính sách về kinh tế - xã hội của Nhà nước. - Biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: có hành vi phá hoại các chính sách lớn của Nhà nước như chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người có công, chính sách đối với thân nhân liệt sĩ, các điều kiện để xét tặng huân huy chương hoặc các danh hiệu cao quý khác như nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc ưu tú, thầy thuốc nhân dân… Hành vi phá hoại cụ thể như cố ý cản trở việc thực hiện chính sách, không chấp hành chính sách, đi ngược lại với chính sách đề ra, không giải quyết việc được hưởng chính sách đối với những đối tượng thụ hưởng… - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội bắt buộc phải có mục đích chống chính quyền nhân dân. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 06 tháng nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 15 năm). 9. Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116 BLHS năm 2015) Tội phá hoại chính sách đoàn kết là hành vi tuyên truyền, kích động hoặc bằng thủ đoạn khác chia rẽ sự đoàn kết thống nhất toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đoàn kết quốc tế với mục đích chống chính quyền nhân dân. - Chủ thể của tội phạm là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm phạm đến chính sách đoàn kết toàn dân, đoàn kết quân dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo và đoàn kết quốc tế. - Các biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: 10 +) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội: thực hiện các hành vi nhằm phân hóa giàu nghèo, phân biệt, chia rẽ giữa cán bộ với nhân dân, bộ đội với nhân dân… +) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam: phân biệt, chia rẽ dân tộc Kinh với các dân tộc ít người khác, tạo sự phân biệt giữa các dân tộc ít người với nhau bằng cách bài xích các phong tục, tập quán sinh hoạt cũng như tập quán canh tác… +) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; +) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế: phân biệt màu da, quốc tịch, ngôn ngữ, cản trở việc người nước ngoài muốn nhập cư vào Việt Nam để học tập, công tác, cản trở các hoạt động đầu tư kinh doanh của nước ngoài vào Việt Nam… - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội bắt buộc phải có mục đích chống chính quyền nhân dân. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 06 tháng nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 15 năm). 10.Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117 BLHS năm 2015) Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, gây chiến tranh tâm lý nhằm chống Nhà nước. - Chủ thể của tội phạm: là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. 11 - Thực hiện tội phạm là xâm phạm đến sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong xã hội, đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ XHCN. - Các biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: +) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân: người phạm tội đề xuất, vạch ra những tư tưởng phản động hoặc cất giữ các ấn phẩm thể hiện tư tưởng phản động đó, truyền cho người khác bằng cách phát tờ rơi, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những tài liệu này đều có nội dung phản động, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hoặc người phạm tội có lời nói, việc làm xúc phạm, làm giảm uy tín của chính quyền nhân dân. +) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý: người phạm tội đã vạch ra, in ấn, phát hành, cất giữ, loan truyền những thông tin bịa đặt làm giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền, khiến người dân hoang mang, lo lắng. - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội bắt buộc phải có mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 01 năm nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 20 năm). 12.Tội phá rối an ninh (Điều 118 BLHS năm 2015) Tội phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân. - Chủ thể tội phạm là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm phạm đến an ninh, trật tự trong lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. - Các biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: 12 +) Kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh: là việc tuyên truyền, rủ rê, lôi kéo, đe dọa, xúi giục, mua chuộc… người khác để tụ tập thành các nhóm người có số lượng lớn thực hiện các hành vi la hét, đập phá, gây náo loạn, cản trở giao thông hoặc sinh hoạt khác của nhân dân gây nên tình trạng lộn xộn, chính quyền địa phương khó kiểm soát vấn đề an ninh. +) Chống người thi hành công vụ: là thực hiện hành vi bắt giữ, đánh đập người thi hành công vụ, cản trở việc thực hiện công vụ bằng cách đốt, đập phá phương tiện, trang thiết bị. +) Cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức như phá hủy đường dây tải điện, đường dây thông tin liên lạc hoặc có các hành vi khác nhằm gây khó khăn cho cơ quan, tổ chức. - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội bắt buộc phải có mục đích chống chính quyền nhân dân. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 06 tháng nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 15 năm). 13.Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119 BLHS năm 2015) Tội chống phá cơ sở giam giữ là hành vi phá cơ sở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ nhằm chống chính quyền nhân dân. - Chủ thể của tội phạm là người đang bị giam giữ, người bị áp giải, người khác ở trong hoặc ngoài cơ sở giam giữ có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm phạm đến sự an toàn của chế độ giam giữ và an ninh quốc gia. - Các biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: +) Phá cơ sở giam giữ: người phạm tội có hành vi phá hoại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam bằng cách đốt, đập, cậy phá, gây nổ… 13 +) Tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ: rủ rê, lôi kéo, kích động người khác có ý định trốn khỏi cơ sở giam giữ, bàn bạc, lên kế hoạch trốn, có sự chuẩn bị về công cụ, phương tiện hỗ trợ cho việc trốn, phương tiện tẩu thoát, nơi ẩn náu… +) Đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải: là việc giải thoát cho người bị giam giữ, bị áp giải bằng cách dùng vũ lực tấn công người làm nhiệm vụ quản lý, canh gác người bị giam giữ hoặc áp giải, nhốt hoặc sử dụng thuốc mê khiến những người này không thể làm nhiệm vụ. +) Trốn khỏi cơ sở giam giữ: người đang bị giam giữ thoát khỏi nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam bằng cách bẻ khóa, cắt khóa, trèo tường, mua chuộc hoặc đánh thuốc mê người làm nhiệm vụ trông coi, quản lý. - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội bắt buộc phải có mục đích chống chính quyền nhân dân. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 01 năm nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 20 năm) hoặc tù chung thân. 14.Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120 BLHS năm 2015) Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác đi ra nước ngoài một cách bất hợp pháp hoặc ở lại nước ngoài một cách bất hợp pháp nhằm chống chính quyền nhân dân. - Chủ thể của tội phạm có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm phạm đến an ninh đối nội, đối ngoại của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. - Các biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: +) Tổ chức trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài: dụ dỗ, rủ rê người khác đi nước ngoài một cách bất hợp pháp hoặc ở lại nước ngoài một cách bất 14 hợp pháp, tạo các điều kiện cần thiết cho người khác trốn hoặc ở lại nước ngoài như làm giấy tờ giả, hộ chiếu giả… +) Cưỡng ép trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài: là hành vi tác động vào ý chí người khác khiến họ dù không mong muốn cũng phải trốn đi hoặc ở lại nước ngoài. Có thể cưỡng ép bằng cách đe dọa sẽ giết, tiết lộ bí mật cá nhân, bí mật công tác hoặc có những hành vi khác nhằm khống chế người đó buộc họ không còn lựa chọn nào khác là phải trốn đi hoặc ở lại nước ngoài. +) Xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài: là hành vi tác động vào tư tưởng, ý chí của người khác để họ trốn ra nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài. Sự xúi giục có thể thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, lừa phỉnh… - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội bắt buộc phải có mục đích chống chính quyền nhân dân. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 01 năm nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 20 năm) hoặc tù chung thân. 15.Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121 BLHS năm 2015) Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi rời khỏi đất nước một cách bất hợp pháp hoặc rời khỏi đất nước hợp pháp nhưng ở lại nước ngoài một cách bất hợp pháp nhằm chống chính quyền nhân dân. - Chủ thể của tội phạm: chỉ có thể là công dân Việt Nam có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. - Thực hiện tội phạm là xâm phạm đến an ninh đối nội, đối ngoại của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. - Các biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: +) Trốn đi nước ngoài tức là người phạm tội rời khỏi lãnh thổ Việt Nam một cách bất hợp pháp bằng các thủ đoạn như dùng giấy tờ giả, hộ chiếu giả, lén lút 15 vượt biên, dùng vũ lực hoặc đe dọa người có trách nhiệm kiểm soát để trốn đi. Người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong các hành vi này là đã bị coi là tội phạm hoàn thành mà không bắt buộc phải vượt qua được biên giới quốc gia. +) Trốn ở lại nước ngoài: người phạm tội đã khời khỏi lãnh thổ Việt Nam và nhập cư vào nước ngoài một cách hợp pháp bằng các hình thức như đi công tác, lao động, học tập, đi du lịch, khám chữa bệnh… nhưng khi đã hoàn thành nhiệm vụ lại không trở về nước, hết thời gian lao động hoặc học tập nhưng đã trốn ở lại. Người phạm tội có thể ở ngay nước đó hoặc trốn sang nước khác. - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội bắt buộc phải có mục đích chống chính quyền nhân dân. - Hình phạt: người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (thấp nhất là 01 năm nếu tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị, cao nhất là 20 năm). Ngoài ra, người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung gồm: tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. II. CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI Chương XIV BLHS năm 2015 có 34 điều luật quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. 1. Tội giết người (Điều 123 BLHS) Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác tức là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người. Người phạm tội có thể dùng tay bóp cổ, dìm đầu nạn nhân xuống nước làm nạn nhân chết ngạt; dùng súng bắn, dùng dao đâm, chém nạn nhân chết hoặc dùng thuốc độc đầu độc nạn nhân chết… Hành vi giết người là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật nên những hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình hoặc hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép đều không coi là phạm tội giết người. Trường hợp hành vi tước đoạt tính mạng của người khác mà được sự 16 đồng ý của nạn nhân vì nhân đạo nhằm tránh đau khổ cho họ thì vẫn bị coi là giết người. Hậu quả bắt buộc của tội giết người là nạn nhân chết. Đối với trường hợp hậu quả chết người không xảy ra thì việc định tội danh được xác định tùy thuộc váo hình thức lỗi, cụ thể: Nếu lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp thì bị xử lý về tội giết người chưa đạt; nếu lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp thì bị xử lý về tội cố ý gây thương tích nếu thỏa mãn tỷ lệ tổn thương cơ thể. Người phạm tội giết người có thể bị xử lý theo một trong ba khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một số tình tiết tăng nặng như: giết 02 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thực hiện tội phạm một cách man rợ… Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 7 năm đến 15 nămáp dụng cho trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng và khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 1 năm đến 5 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. 2. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS) Điều luật này quy định hai tội phạm, đó là tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ. Thứ nhất, đối với tội giết con mới đẻ: Đây là trường hợp người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi.Tội phạm này là trường hợp đặc biệt của tội giết người nên cũng có những dấu hiệu pháp lý giống tội giết người. Tuy nhiên, tội phạm này khác tội giết người ở đặc điểm của người phạm tội và nạn nhân. Thứ hai, đối với tội vứt bỏ con mới đẻ: Đây là trường hợp người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ 17 chết. Người mẹ nhận thức được hành vi vứt bỏ đứa con mới đẻ có khả năng làm chết đứa con mới đẻ tuy không mong muốn đứa con mới đẻ chết nhưng để mặc cho hậu quả xẩy ra. Hậu quả con mới đẻ chết là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Người phạm tội giết con mới đẻ có thể bị áp dụng khung hình phạt là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người phạm tội vứt bỏ con mới đẻ có thể bị áp dụng khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 3. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS) Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng là trường hợp đặc biệt của tội giết người nên tội này có những dấu hiệu pháp lý chung của tội giết người. Bên cạnh những dấu hiệu chung đó, tội phạm này có dấu hiệu khác tội giết người ở dấu hiệu người phạm tội thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình tức là trong tình trạng khả năng nhận thức và kiềm chếđều bị hạn chế ở mức độ cao. Nguyên nhân của trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người đó gây ra. Ví dụ: nạn nhân là người chồng thường xuyên đánh chửi vợ tàn nhẫn, người vợ ức quá muốn bỏ chồng nên đã làm đơn xin ly hôn nhưng người chồng không cho mang ra tòa, người vợ tự làm nhà ra ở riêng thì bị người chồng đốt đi và vào một ngày do bị người chồng đánh chửi vì quá bức xúc nên người vợ đã giết người chồng trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh. Người phạm tội này có thể bị áp dụng khung hình phạt là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu phạm tội đối với 2 người trở lên có thể bị áp dụng khung hình phạt là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 18 4. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 BLHS) Điều luật này quy định hai tội phạm, đó là tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Thứ nhất, đối với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Đây là trường hợp nạn nhân có hành vi tấn công xâm phạm các lợi ích của nhà nước, của tập thể, xâm phạm quyền lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác và người phạm tội đã thực hiện quyền phòng vệ nhằm ngăn chặn đẩy lùi hành vi tấn công nhưng đã sử dụng biện pháp chống trả gây hậu quả chết người cho chính người thực hiện hành vi tấn công. Việc gây ra cái chết cho nạn nhân rõ ràng là không tương xứng, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân. Thứ hai, đối với tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội: Đây là trường hợp nạn nhân là đối tượng bị bắt giữ - người phạm tội có hành vi bỏ trốn, chống lại sự bắt giữ và người có quyền hạn trong việc bắt giữ người phạm tội đã dùng vũ lực để bắt giữ người phạm tội nhưng đã làm cho người phạm tội chết. Việc xảy ra hậu quả chết người này là rõ ràng vượt quá mức cần thiết khi bắt, giữ người phạm tội. Người phạm một trong hai tội phạm này đều có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu phạm tội đối với 02 người trở lên thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 5. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS) Hành vi của tội phạm này là hành vi dùng vũ lực, vũ khí để thực hiện công vụ, nhiệm vụ ngoài những trường hợp được pháp luật cho phép và việc dùng vũ lực, vũ khí này đã dẫn đến hậu quả chết người. Nạn nhân ở đây có thể là người người có hành vi vi phạm pháp luật những cũng có thể là người không có hành vi vi phạm. 19 Người phạm tội này phải là người đang thi hành công vụ. Đó là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao hoặc công dân được huy động thực hiện nhiệm vụ như tuần tra, canh gác, bảo vệ…theo kế hoạch của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phục vụ lợi ích chung của Nhà nước và của xã hội. Người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Trong trường hợp phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai hoặc làm chết 02 người trở lên thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm. Người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 6. Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) Hành vi của tội phạm này là hành vi vi phạm những quy tắc, quy định nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người.Ví dụ, người đi săn tưởng người là thú nên bắn nhầm làm chết người. Hậu quả của tội phạm là dấu hiêu bắt buộc của cấu thành tội phạm, đó là hậu quả chết người và đối với tội phạm này cần phải xác định mối quan hệ giữa hành vi vi phạm quy tắc an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người và hậu quả chết người đã xảy ra. Người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nếu làm chết 02 người trở lên thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. 7. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 BLHS) Tội phạm này là trường hợp đặc biệt của tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 BLHS. Đây là hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp như quy tắc khai thác gỗ trong rừng ví dụ: chặt cây đổ đè chết người hoặc quy tắc an toàn trong hoạt động y tế tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế,ví dụ: cán bộ y tế tiêm nhầm thuốc hoặc tiêm, truyền thuốc không thử phản ứng làm nạn nhân chết do sốc thuốc. Hành vi của tội này cũng có thể là hành vi vi phạm quy tắc hành 20 chính do luật hành chính quy định hoặc các văn bản quy phạm do các cơ quan hành chính ban hành. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và đối với tội phạm này cần phải xác định mối quan hệ giữa hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và hậu quả chết người đã xảy ra. Người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nếu làm chết 02 người trở lên thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 8. Tội bức tử (Điều 130 BLHS) Hành vi phạm tội này bao gồm các dạng hành vi sau: - Đối xử tàn ác với nạn nhân là hành vi gây đau khổ về thể chất và tinh thần của người bị lệ thuộc như đánh, trói gốc cây có tổ kiến, nhốt đứa trẻ vào buồng tối bỏ đói, bỏ rét… - Thường xuyên ức hiếp nạn nhân là hành vi đối xử bất công, bất bình đẳng đối với người bị lệ thuộc xảy ra thường xuyên như hàng tháng trả lương không công bằng, bớt xén tiêu chuẩn chế độ…; - Thường xuyên ngược đãi nạn nhân là hành vi đối xử tàn nhẫn, tồi tệ người lệ thuộc mình trái với luân thường đạo lý xảy ra thường xuyên như người con ttai cho mẹ già ở phòng nhỏ trên gác xép hàng ngày đến bữa ăn cho mẹ ăn bằng một cái bát tô cơm cùng ít thức ăn thừa…; - Làm nhục nạn nhân là hành vi làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín củangười bị lệ thuộc như chửi rủa thậm tệ nạn nhân trước sự có mặt của những người khác, tung tin sai sự thật làm cho những người khác lầm tưởng nạn nhân thực sự là một con người xấu xa, không ra gì… Hậu quả của tội phạm là làm nạn nhân tự sát mà không đòi hỏi nạn nhân có bị chết do tự sát hay không 21 Người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Trong trường hợp phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai hoặc phạm tội đối với 02 người trở lên thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 9. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS) Điều luật quy định hai tội phạm, đó là tội xúi giục người khác tự sát và tội giúp người khác tự sát. Thứ nhất, đối với tội xúi giục người khác tự sát: Hành vi phạm tội này là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ như kích động bằng lời nói tác động tâm lý làm cho nạn nhân tự dằn vặt, trầm uất mà tự sát; dụ dỗ, thúc đẩy để người khác tự sát là dùng nói nói nhẹ nhàng khuyên bảo cho nạn nhân cảm thấy sống là khổ chết mới là sung sướng, hạnh phúc, tốt đẹp khiến họ tự sát. Thứ hai, đối với tội giúp người khác tự sát: Hành vi phạm tội này là hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ như cung cấp sung, dao, thuốc độc, dây treo cổ hoặc hành vi chỉ dẫn cách thức tự sát… Hậu quả của tội phạm là nạn nhân có hành vi tự sát mà không đòi hỏi nạn nhân có bị chết do tự sát hay không. Người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu phạm tội làm 02 người trở lên tự sát thì người phạm tội có thể bị phạt tù tù từ 02 năm đến 07 năm. 10. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến họ chết. Sự nguy hiểm này có thể do bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong khi săn bắn; do những rủi ro khác như không biết bơi bị ngã xuống ao, hồ, sông, biển; hoặc do chính nạn nhân gây ra (tự sát). Người phạm tội là người có đủ điều kiện bản thân cũng như 22 những điều kiện bên ngoài khác hoàn toàn cho phép để cứu giúp khi thấy người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng họ đã không cứu giúp. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong ba khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạtcảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tùtừ 01 năm đến 05 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tùtừ 03 năm đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 11. Tội đe dọa giết người (Điều 133 BLHS) Hành vi của tội này là hành vi đe dọa sẽ tước đoạt tính mạng người khác bằng nhiều hình thức khác nhau như: đe dọa trực tiếp, qua điện thoại, qua internet hoặc đe dọa bằng súng, lựu đạn, dao… Hành vi đe dọa phải làm cho người bị đe dọa lo sợ một cách có căn cứlà hành vi giết người sẽ xảy ra. Người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng như: phạm tội đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đối với người dưới 16 tuổi; để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 12. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) Hành vi phạm tội này là các hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại sức khỏe của con người. Các hành vi có sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội như dùng dao đâm, chém, súng bắn… vào vai, bụng, chân, tay nạn nhân gây thương tích; hoặc người phạm tội không có công cụ phương tiện phạm tội mà dùng tay đấm, chân đá vào người nạn nhân gây tổn thương và người phạm tội có thể sử dụng cơ thể người khác hoặc con vật làm phương tiện phạm tội. Ví dụ: xúi chó béc giê cắn người. 23 Hậu quả của tội phạm là tỷ lệ tổn thương cho cơ thể của nạn nhân từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 6 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạtcải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 02 năm đến 06 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Khung hình phạt thứ tư là phạt tù từ 07 năm đến 14 năm. Khugn hình phạt thứ năm là phạt tù tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Khung hình phạt thứ sau là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 nămáp dụng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội. 13. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 BLHS) Tội phạm này là trường hợp đặc biệt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) nên cũng có những dấu hiệu tượng tự như tội phạm quy định tại Điều 134 BLHS. Tuy nhiên, điểm khác cơ bản của tội phạm này là người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó. Đặc điểm này tương tự như tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS). Hành vi phạm tội này phải gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở mức độ tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 14. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 BLHS) 24 Tội phạm này là trường hợp đặc biệt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) nên cũng có những dấu hiệu tượng tự như tội phạm quy định tại Điều 134 BLHS. Tuy nhiên, điểm khác cơ bản của tội phạm này là người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Đặc điểm này tương tự như tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 BLHS). Hành vi phạm tội này phải gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở mức độ tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 15. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137 BLHS) Tội phạm này cũng là trường hợp đặc biệt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) nên cũng có những dấu hiệu tượng tự như tội phạm quy định tại Điều 134 BLHS. Tuy nhiên, điểm khác cơ bản của tội phạm này là người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội là hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp được pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ. Đặc điểm này tương tự như tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS). Hành vi phạm tội này phải gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở mức độ tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 25 16. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138 BLHS) Hành vi khách quan của tội này giống như hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người. Người phạm tội thực hiện các hành vi gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hậu quả của tội phạm là thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong ba khng hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặcphạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 17. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139 BLHS) Hành vi của tội phạm này là hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Các quy tắc này đã được giải thích ở tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 BLHS). Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trực tiếp gây ra hậu quả của tội phạm là thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong ba khng hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặcphạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 18. Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS) 26 Hành vi phạm tội này là hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình. Hành vi đối xử tàn ác là hành vi làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và tinh thần như đánh đập, nhốt trong phòng không cho ra khỏi nhà, bắt bỏ học… Hành vi làm nhục người lệ thuộc mình như chửi rủa nạn nhân trước đông người, nói xấu, bôi nhọ, tung tin thất thiệt để người khác tưởng nạn nhân xấu xa nên khinh bỉ, căm ghét, xa lánh. Người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên hoặc phạm tội đối với 02 người trở lên thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 19. Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác mà không phụ thuộc vào việc họ đã thoả mãn hết nhu cầu tình dục của mình hay chưa. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong bốn khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân và khung hình phạt thứ tư là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 20. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, thủ đoạn phạm tội được xác định khác nhau tùy theo độ tuổi của nạn nhân. Đối với nạn nhân là người từ 27 đủ 13 tuổi dến dưới 16 tuổi thì thủ đoạn phạm tội tương tự tội hiếp dâm được quy định ở Điều 141 BLHS.Đối với trường hợp nạn nhân là người dưới 13 tuổi thì hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác không đòi hỏi phải trái với ý muốn của nạn nhân và có thể được thực hiện bằng bất kỳ thủ đoạn nào. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong ba khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tùtừ 07 năm đến 15 năm. Khung hình phạt thứ hai phạt tù từ 12 năm đến 20 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 21.Tội cưỡng dâm (Điều 143 BLHS) Người phạm tội này có hành vi ép buộc bằng mọi thủ đoạn khác nhau khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với mình. Người lệ thuộc vào người phạm tội có thể là lệ thuộc về công tác như nhân viên với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, về kinh tế như quan hệ giữa người được nuôi dưỡng với người nuôi dưỡng, về gia đình, về tín ngưỡng… Người đang ở trong tình trạng quẫn bách là đang ở hoàn cảnh hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục được cần phải có sự hỗ trợ của người khác như người thân trong gia đình bị tai nạn, bị mắc bệnh hiểm nghèo mà gia đình lại nghèo túng không có tiền… Người phạm tộiđã lợi dụng sự lệ thuộc hoặc tình trạng quẫn bách nêu trên để khống chế tư tưởng họ, buộc nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 4 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 10 năm đến 18 năm và khung hình phạt thứ tư là bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 28 Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 22. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144BLHS) Hành vi phạm tội này tương tự như hành vi của tội cưỡng dâmquy định tại Điều 143. Tội phạm này chỉ khác tội cưỡng dâm về độ tuổi của nạn nhân. Cụ thể nạn nhân của tội này là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi còn nạ nhân trong tội cưỡng dâm là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 07 năm đến 15 nămvà khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 23.Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) Người phạm tội là người từ đủ 18 tuổi trở lên đã thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổikhi được sự đồng ý của họ. Hay nói cách khác, hành vi của tội phạm này là hành vi giao cấu thuận tình hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khácthuận tìnhvới người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tù 07 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 24. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS) Hành vi của tội phạm này là các hành vi tình dục nhằm kích thích, thỏa mãn nhu cầu tình dục của người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện đối với người 29 dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, những hành vi này không phải là hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 03 năm đến 07 nămvà khung hình phạt thứ ba là phạt tù 07 năm đến 12năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 25. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147) Người phạm tội này là người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện các hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. Hành vi lôi kéo, dụ dỗ như trả tiền cao, hứa thưởng về tinh thần, tài sản, vật chất có giá trị hoặc ép buộc bằng các thủ đoạn như dọa đánh, không cho ăn uống, dọa công khai hình ảnh khỏa thân, video quan hệ tình dục của người dưới 16 tuổi với gia đình, nhà trường, lên mạng… Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tù 07 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 26. Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi của người bị nhiễm HIV cố tình lây truyền HIV từ mình sang người khác bằng các hình thức khác nhau như: quan hệ tình dục, tiêm chích ma túy…Người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV, biết hành vi mà mình thực hiện có khả năng làm cho HIV từ mình lây truyền sang người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra. Người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm hoặc có thể bị phạt tù tù từ 03 năm đến 07 năm nếu có một số tình tiết tăng nặng như: phạm tội 30 đối với 02 người trở lên; đối với phụ nữ mà biết là có thai; đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình… 27. Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149 BLHS) Tội phạm này khác với tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148 BLHS) ở đặc điểm của chủ thể. Chủ thể của tội phạm này là người không bị nhiễm HIV nhưng cố ý truyền HIV cho người khác. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 28. Tội mua bán người (Điều 150 BLHS) Hành vi phạm tội này có thể là một trong các hành vi:Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện một trong các hành vi nêu trên. Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng khi thực hiện hành vi mua bán người có thể là dùng vũ lực như đánh trói;đe dọa dùng vũ lực như dọa giết;lừa gạt như lừa yêu, lừa cưới làm vợ, lừa tìm việc làm…;thủ đoạn khác như cho uống thuốc gây mê… Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 08 năm đến 15 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 29. Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS) 31 Hành vi phạm tội này tương tự như hành vi của tội mua bán người, chỉ khác về độ tuổi của nạn nhân. Cụ thể, nạn nhân của tội này làngười dưới 16 tuổi còn nạn nhân của tội mua bán người là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 30. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi tức là hành vi đổi đứa trẻ này lấy đứa trẻ khác như đổi con gái lấy con trai, con bị khuyết tật lấy con lành lặn…Hành vi phạm tội thường xảy ra ở nơi sinh đẻ có nhiều sản phụ sinh con nhưbệnh viện, trạm xá… Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tùtừ 03 năm đến 07 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 31. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi là hành vi tách chuyển trái phép người dưới 16 tuổi khỏi sự quản lý của gia đình hoặc người quản lý hợp pháp và thiết lập sự quản lý đó cho mình hoặc người khác bằng những thủ đoạn: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, thủ đoạn khác như lừa dối, bắt cóc…. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 03năm đến 07 năm. Khung hình phạt thứ 32 hai là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 32.Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154 BLHS) Hành vi phạm tội này có thể là hành vi mua mô hoặc bộ phận cơ thể người; hành vi bán mô hoặc bộ phận cơ thể người; hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.Ví dụ: Người phạm tội thực hiện hành vi mua bán môhoặc bộ phận cơ thể người như thận, mắt, gan, tim …hoặc hành vi chiếm đoạt được thực hiện bằng thủ đoạn bắt cóc, gây mê rồi mổ lấy thận, gan, mắt…của nạn nhân. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tù từ 03năm đến 07 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 33. Tội làm nhục người khác (Điều 155 BLHS) Hành vi phạm tội này là các hành vi có tính chất xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Biểu hiện của hành vi phạm tội này rất đa dạng, có thể qua lời nói hoặc cử chỉ như xỉ nhục, miệt thị, chửi rủa, nhổ vào mặt,xé cởi hết quần áo của người khác… Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 33 34. Tội vu khống (Điều 156 BLHS) Hành vi phạm tội này có thể là hành vi bịa đặtnhững thông tin, sự việc sai sự thậtdưới mọi hình thức như bằng lời nói, chữ viết, vẽ hình ảnh…; hành viloan truyền là hành vi đưa thông tin, sự việc sai sự thậttừ người này đến người khác dưới mọi hình thứcnhư bằng lời nói, qua mạng internet…; hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đơn tố giác sai sự thật bịa đặt ông A phạm tội tham ô tài sản… Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong 3 khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 01 năm đến 03 năm và khugn hình phạt thứ ba là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. III. CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI,QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN Chương XV BLHS năm 2015 có 11 điều luật quy định về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. 1. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS) Hành vi của tội này là hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người, của công dân trái với thủ tục và thẩm quyền bắt, giữ hoặc giam người đã được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như: Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110), bắt người phạm tội quả tang (Điều 111), bắt người đang bị truy nã Điều112), bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113), Tạm giữ (Điều117) và thời hạn tạm giữ (Điều 118), tạm giam (Điều 119. Thủ đoạn của việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa dối…. Tuy nhiên thủ đoạn của việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật 34 không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm và do vậy nó không có ý nghĩa trong việc định tội. Người phạm tội này có thể bị áp dụng một trong ba khung hình phạt. Khung hình phạt thứ nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khung hình phạt thứ hai là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm và khung hình phạt thứ ba là phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 đến 5 năm. 2. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158 BLHS) Hành vi phạm tội của tội này được thực hiện dưới 4 dạng hành vi sau: - Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác là hành vi khám xét,lục soát chỗ ở của người khác để tìm người, đồ vật, tang chứng của hành động phạm pháp mà không được sự đồng ý của họ và trái với các quy định của pháp luật như hành vi của người không có thẩm quyền trong việc khám chỗ ở của người khác đã tự ý vào và khám xét chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của họ… - Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; - Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ; - Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp. Người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu người phạm tội có một số tình tiết tăng nặng khác như: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 2 lần trở lên; làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát… thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 đến 5 năm. 35 3. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159 BLHS) Hành vi phạm tội này là các hành vi như: chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào; cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông; nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật; khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật; hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác. Hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm khi chủ thể đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà họ đã thực hiện trước. Người phạm tội này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu người phạm tội có một số tình tiết tăng nặng khác như: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 2 lần trở lên; tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; làm nạn nhân tự sát thì có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 160 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân bằng một trong các thủ đoạn như lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc các thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân. Người phạm tội này có thể bịphạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Nếu người phạm tội có một 36 số tình tiết tăng nặng khác như: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân thì có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 2 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân (Điều 161 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân bằng một trong các thủ đoạn như:Giả mạo giấy tờ; gian lận phiếu hoặc các thủ đoạn khác như đánh tráo hòm phiếu thật bằng hòm phiếu giả, hoặc tráo đổi phiếu bầu như hủy phiếu thật thay phiếu giả vào hoặc đưa thêm phiếu (phiếu không do cử tri đi bầu) làm thay đổi kết quả bầu cử hoặc trưng cầu dân ý theo ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội này có thể bịphạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu người phạm tội có một số tình tiết tăng nặng khác như: Có tổ chức; dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân thì có thể bị phạt tù phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 6. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; sa thải trái pháp luật đối với người lao động; cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi.Các hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công. Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Nếu người phạm tội có một số tình tiết tăng nặng khác như: đối với 2 người trở lên; đối với phụ nữ mà biết là có thai; đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát 37 thì có thể bị phạt phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 7. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân (Điều 163 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi ngăn cản hoặc ép buộc công dân để không cho họ thực hiện một cách hợp pháp quyền hội họp, lập hội theo đúng quy định của pháp luật bằng các thủ đoạn như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác có thể làuy hiếp tinh thần dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn để ngăn cản, ép buộc người khác lập hội hoặc giải tán cuộc họp hợp pháp hoặc dùng thủ đoạn gian dối, xuyên tạc khiến người khác hiểu sai, hiểu lầm dẫn đến họnghi ngờ, hoang mang, lo sợ không tham gia vào tổ chức hoặc ra khỏi tổ chức hội hợp pháp nào đó. Hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm khi chủ thể đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà họ đã thực hiện trước đó. Người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.Nếu người phạm tội có một số tình tiết tăng nặng khác như: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; dẫn đến biểu tình; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 8. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác (Điều 164 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi ngăn cản hoặc ép buộc người khác để không cho họ thực hiện một cách hợp pháp quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào bằng thù đoạn như dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác có thể là uy hiếp tinh thần dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn để ngăn cản, ép buộc người khác phải theo hoặc không theo một tôn giáo nàohoặc thủ đoạn xuyên tạc, nói 38 xấu, miệt thị tôn giáo ngăn cản họ đi nhà thờ, đi chùa hành lễ.Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi chủ thể đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà họ đã thực hiện trước đó. Người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.Nếu người phạm tội có một số tình tiết tăng nặng khác như: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; dẫn đến biểu tình; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 9. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới (Điều 165 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào. Hành vi cản trở được thực hiện bằng các thủ đoạn như dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc dùng thủ đoạn khác có thể là lợi dụng chức vụ quyền hạn để cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế.Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi chủ thể đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà họ đã thực hiện trước đó. Người phạm tội này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Nếu người phạm tội có một số tình tiết tăng nặng khác như: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 10. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 BLHS) 39 Hành vi phạm tội này là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo. Hành vi phạm tội này cũng bao gồm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo. Những hành vi này cấu thành tội khi đã gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo về vất chất hay tinh thần như không chịu nhận công chức, viên chức bị buộc thôi việc trái pháp luật trở lại làm việc đã gây thiệt hại về vật chất và tinh thần của người đó… Người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đén 03 năm. Nếu người phạm tội có một số tình tiết tăng nặng khác như: Có tổ chức; trả thù người khiếu nại, tố cáo là hành vi gây thiệt hại về thể chất, tài sản, tinh thần, quyền và lợi ích hợp pháp khác cho người khiếu nại, tố cáo vì họ đã khiếu nại, tố cáo… thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 11. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Điều 167 BLHS) Hành vi phạm tội này là hành vi cản trở công dân để không cho họ thực hiệnquyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bằng các thủ đoạn như: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác có thể là uy hiếp tinh thần dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở người khác thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân.Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi chủ thể đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà họ đã thực hiện trước đó Người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.Nếu người phạm tội có một số tình tiết tăng nặng khác như: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; gây ảnh hưởng xấu 40 đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 41 IV. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU 1.Khái quát chung về các tội xâm phạm sở hữu Các tội phạm xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến quyền sở hữu của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân. Các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI gồm 13 điều từ Điều 168 đến Điều 180. Nhìn chung, các tội xâm phạm sở hữu có những đặc điểm sau: - Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu: Về khách thể của nhóm tội phạm này có đặc điểm chung đó là quyền sở hữu, mà cụ thể là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Về đối tượng tác động của nhóm tội phạm này là tài sản, gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015). Trong đó, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác (Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015) và đây được xem là một loại tài sản đặc biệt mà chỉ có chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu trao quyền mới có. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, đối tượng tác động của nhóm tội này chỉ là vật, tiền và giấy tờ có giá. Ngoài ra, đối với Tội cướp tài sản (Điều 168), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169), Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170) còn xâm phạm đến quan hệ nhân thân; tương ứng với đó, đối tượng tác động của các tội này còn có thể là con người. - Chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu: Phần lớn các tội phạm được quy định trong Chương này có chủ thể thường, nghĩa là người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Riêng đối với Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Điều 179, ngoài những dấu hiệu thông thường còn yêu cầu dấu hiệu đặc biệt đó là chủ thể phải là người “có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp”. 42 - Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu: Về hành vi khách quan, phần lớn dạng hành vi của nhóm tội phạm này là chiếm đoạt tài sản (08 tội từ Điều 168 đến Điều 175); ngoài ra còn có thể là hành vi làm hưu hỏng tài sản, chiếm giữ hoặc sử dụng trái phép tài sản… Về hậu quả thiệt hại, trong một số cấu thành tội phạm vật chất như tội trộm cắp tài sản, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản… thì tài sản bị chiếm đoạt hoặc bị hư hỏng là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, đối với một số cấu thành tội phạm hình thức như tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản… thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. - Mặt chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu: Phần lớn lỗi của người phạm tội trong nhóm tội phạm này là lỗi cố ý; chỉ có 02 tội người phạm tội có lỗi vô ý là Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179) và Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180). Về động cơ phạm tội, chỉ có Tội sử dụng trái phép tài sản tại Điều 177 quy định động cơ vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Về mục đích, chỉ có Tội Cướp tài sản (Điều 168), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) và Tội cướp giật tài sản (Điều 170) yêu cầu mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. - Đường lối xử lý: Hình phạt áp dụng cho nhóm tội phạm này có thể là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân. Trước đây, trong BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định mức hình phạt cao nhất trong nhóm tội này là tử hình (Tội cướp tài sản – Điều 133), tuy nhiên, với chính sách hình sự hướng thiện mà biểu hiện cụ thể là hạn chế áp dụng hình phạt tử hình, nhà làm luật đã bỏ hình phạt này ở Tội cướp tài sản. 2.Các tội phạm cụ thể xâm phạm sở hữu 2.1.Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) 43 Đối chiếu với Điều 12 – Tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 1999 thì chủ thể của Tội cướp tài sản là người từ 14 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Về hành vi khách quan, tội cướp tài sản được thực hiện bởi một trong hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. - Dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh để tấn công người quản lý tài sản hoặc người khác, có thể sự dụng công cụ, phương tiện hoặc không (như sử dụng súng để bắn, dao để đâm…). Và việc dùng vũ lực này phải nhằm mục đích làm cho người bị tấn công không còn khả năng để bảo vệ tài sản. - Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là đe dọa dùng dùng vũ lực như đã phân tích trên nếu người bị tấn công không giao tài. Hành vi đe dọa phải quyết liệt, có thể kết hợp với hành động, thái độ, cử chỉ sản (như giơ súng dọa bắn, giơ dao dọa đâm…) để khiến người bị tấn công lo sợ và tin rằng nếu không giao tài sản người phạm tội sẽ sử dụng vũ lực. - Hành vi khác làm cho người bị tấn công lầm vào tình trạng không thể chống cự được. Đây là hành vi làm người quản lý tài sản không còn khả năng để quản lý được tài sản của mình như nhốt vào phòng, khóa cửa lại hoặc lén bỏ thuốc ngủ vào cốc nước để nạn nhân uống... Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức, và chỉ cần người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được thì tội phạm đã hoàn thành. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đối với người chuẩn bị phạm tội cướp tài sản có thể phải chịu hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội cướp tài sản có thể phải chịu hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 44 2.2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS) Chủ thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể là người từ đủ 14 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi bắt cóc người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi bắt cóc là hành vi sử dụng sức mạnh vật chất hoặc thủ đoạn trái pháp luật (như dụ dỗ, lừa đảo người khác đi theo rồi bắt giữ) đưa người khác đến nơi nhất định, xâm hại tự do thân thể của họ để nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần người phạm tội có hành vi bắt cóc người khác và chứng minh được mục đích chiếm đoạt tài sản thì tội phạm hoàn thành. Người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý trực tiếp và mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Người thực hiện hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Người chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.3.Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản có thể là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần người khác. + Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe nếu nạn nhân không giao tài sản. Khác với đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản là đe dọa ngay tức khắc, đe dọa sẽ dùng vũ lực của tội cưỡng đoạt tài sản ít mãnh liệt hơn và nạn nhân có thời gian để suy nghĩ, lựa chọn giao tài sản hay không. 45 + Hành vi uy hiếp tinh thần là hành vi đe dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín hoặc bất cứ thủ đoạn nào đối với nạn nhân hoặc người thân của họ để người bị đe dọa phải giao tài sản (ví dụ như đe dọa tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiết lộ bí mật cá nhân của nạn nhân…). Tội cưỡng đoạt là tội phạm có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần người phạm tội có một trong hai dạng hành vi trên thì tội phạm đã hoàn thành. Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt tù tờ 01 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.4.Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS) Dấu hiệu đặc trưng của hành vi chiếm đoạt tài sản ở tội cướp giật tài sản là dấu hiệu công khai và dấu hiệu nhanh chóng. - Tính công khai của hành vi thể hiện ở việc người phạm tội không giấu diếm hành vi của mình mà thực hiện ngay cả khi người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đang có mặt và họ có khả năng biết ngay khi hành vi xảy ra. - Tính nhanh chóng của hành vi được thể hiện khi người phạm tội lợi dụng sơ hở của chủ tài sản tiếp cận và chiếm đoạt tài sản một cách bất ngờ trong một thời gian ngắn như giật tài sản, giành tài sản… Nhanh chóng ở đây là nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh. Tuy nhiên dấu hiệu tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tội cướp giật tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần người phạm tội có hành vi công khai và nhanh chóng chiếm đoạt tài sản, không cần biết người đó đã lấy được tài sản hay chưa hoặc giá trị tài sản bao nhiêu thì tội phạm đã hoàn thành. Người phạm tội cướp giật tài sản có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 2.5. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) 46 Dấu hiệu đặc trưng của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lợi dụng tình trạng không có điều kiện bảo bảo vệ tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản (ví dụ người phạm tội lợi dụng người thợ điện đang sửa điện ở trên cao đã lấy chiếc xe máy dựng dưới đất…). Tình trạng người chủ hoặc quản lý tài sản không quản lý được tài sản là do khách quan và người đó phải biết được hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội nhưng do hoàn cảnh mà không thể bảo vệ được tài sản. Hành vi phạm tội này chỉ cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong số các dấu hiệu: - Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; - Người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Người phạm tội đã bị kết án về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội tại các Điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Hành vi công chiếm đoạt tài sản đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội – nghĩa là gây ra những tác động tiêu cực đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Và để đánh giá về tình tiết này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.; - Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện sống chính của người bị hại và gia đình họ (Ví dụ như công nhiên lấy chiếc xe máy mà chiếc xe đó để người bố hành nghề xe ôm nuôi gia đình…). Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 2.6. Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) 47 Hành vi trộm cắp tài sản có dấu hiệu đặc trưng đó là lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ, nghĩa là tài sản đó đang ở trong sự chiếm hữu của người khác hoặc còn trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ sở hữu tài sản. Lén lút được hiểu là cách thức tiến hành việc chiếm đoạt tài sản nhằm không cho chủ quản lý tài sản biết được. Sự che giấu này có thể là che giấu toàn bộ hành vi phạm tội đối với chủ sở hữu (ví dụ lợi dụng đêm tối, khi người trong nhà đã ngủ lẻn vào lấy xe mảy rồi bỏ đi…) hoặc che giấu tính bất hợp pháp của hành vi của mình (lợi dụng chủ nhà đi vắng đã mở khóa nhà, vận chuyển hết đồ đạc đi vờ như chuyển nhà giúp…). Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội trộm cắp tài sản khi thỏa mãn một trong số các trường hợp sau: - Tài sản bị chiếm đoạt trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn có hành vi trộm cắp tài sản; - Người phạm tội đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc một trong các tội tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Hành vi trộm cắp tài sản đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật; trong đó, di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học còn cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên1. Người phạm tội trộm cắp tài sản có thể phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 1 Theo Điều 4 Luật di sản văn hóa văn 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 48 2.7. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản, nghĩa là hành vi khách quan này gồm 02 hành vi: hành vi gian dối là hành vi liền trước và là tiền đề của hành vi chiếm đoạt tài sản. - Hành vi gian dối là hành vi đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản tin tưởng. Hành vi gian dối có thể được thực hiện bằng lời nói, hành động, đưa ra giấy tờ giả… - Hành vi chiếm đoạt sẽ ngay sau hành vi gian dối. Nghĩa là người phạm tội thực hiện hành vi gian dối nhằm làm chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tin những thông tin đó là sự thật và giao tài sản cho người phạm tội. Hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi thỏa mãn một trong số các dấu hiệu sau: - Tài sản bị chiếm đoạt trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; - Người phạm tội đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện sống chính của người bị hại và gia đình họ. Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 49 2.8. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175BLHS) Hành vi khác quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được biểu hiện dưới 02 dạng hành vi sau: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả: Nghĩa là người phạm tội nhận được tài sản trên cơ sở hợp đồng ngay tình, đúng pháp luật tuy nhiên lại nảy sinh ý định chiếm đoạt và dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt (Ví dụ người phạm tội làm hợp đồng vay tiền người thân nhằm làm vốn kinh doanh; tuy nhiên sau đó do kinh doanh thất bại không có tiền trả nợ đã bỏ trốn…). Ngoài ra, người phạm tội còn có thể đến thời hạn trả lại tài sản, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Đây là dạng hành vi mới được hình sự hóa của Bộ luật hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999. - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản (như sử dụng đánh bạc, buôn lậu, buôn bán ma túy…) Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ thỏa mãn cấu thành tội phạm này khi có thêm một trong số các dấu hiệu sau: - Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên; - Người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; - Người phạm tội đã bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện sống chính của người bị hại và gia đình họ. 50 Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.9. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) Đối tượng tác động của tội này những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ. Đó là những tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu như bị bỏ quên, bị đánh rơi, hoặc giao nhầm… Tài sản ở đây cũng có thể là di vật, cổ vật. Hành vi của tội phạm này là hành vi chiếm giữ trái phép. Người phạm tội có được tài sản một cách ngẫu nhiên và hợp pháp như tìm được, bắt được hoặc được giam nhầm… Tuy nhiên người phạm tội đã biến tài sản đó thành tài sản của mình một cách trái phép qua các hình thức như không trả lại tài sản được giao nhầm hoặc không nộp cho cơ quan có thẩm quyền đối với tài sản mà mình tìm được, bắt được… mà tiếp tục sử dụng. Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản chỉ cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu: - Tài sản mà người phạm tội chiếm giữ có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên - Tài sản là di vật, cổ vật. Người phạm tội có thể phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. 2.10. Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS) Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác, cụ thể đó là hành vi khai thác giá trị sử dụng của tài sản mà không được sự cho phép của chủ sở hữu như tự ý lái xe ô tô của người khác để chở hàng của mình rồi sau đó trả về chỗ cũ… và việc sử dụng đó không làm mất hẳn tài sản. 51 Hành vi sử dụng trái phép tài sản chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó thỏa mãn một trong số các dấu hiệu: - Giá trị tài sản bị sử dụng trái phép từ 100.000.000 đồng trở lên nhưng gười phạm tội đã bị xử lí kỉ luật; hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép tài sản, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm kỉ luật hoặc hành chính mà lại có hành vi sử dụng trái phép tài sản; hoặc người phạm tội đã bị kết án về tội sử dụng trái phép tài sản, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội sử dụng trái phép tài sản; - Giá trị tài sản bị sử dụng trái phép dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cố vật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Ngoài ra, động cơ vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này, nghĩa là người phạm tội nhằm thu về lợi ích vật chất mà đã thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản. Người phạm tội sử dụng trái phép tài sản có thể phải chịu hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phải cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.11. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS) - Đối với tội hủy hoại tài sản, đó là hành vi làm mất hoàn toàn giá trị sử dụng của tài sản được biểu hiện dưới dạng hành động (như đập, phá, đốt…) hoặc dưới dạng không hành động (như không tắt máy dẫn đến máy bị phá hỏng hoàn toàn…) - Đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản, đó là hành vi làm giảm giá trị sử dụng của tài sản (như đập vỡ kính ô tô, vẽ hoặc cào xước lên xe ô tô của người khác…). Khác với hành vi hủy hoại tài sản, trong trường hợp này, tài sản vẫn có thể sửa chữa, khắc phục được. 52 Hậu quả là yếu tố bắt buộc của các tội phạm này, theo đó, tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng phải có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại là phương tiện kiến sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại là di vật, cổ vật. Người phạm tội này có thể phải chịu hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.12. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179 BLHS) Đây là tội duy nhất trong Chương XVI – Các tội xâm phạm sở hữu quy định chủ thể đặc biệt, là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Chủ thể của tội phạm này bao gồm tất cả những người, do công tác được giao nên có trách nhiệm với tài sản, không chỉ là trách nhiệm quản lí (như thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp…) mà còn có thể là trách nhiệm trông coi, bảo vệ, bảo quản tài sản (như bảo vệ, công nhân được giao thiết bị, lái xe…). Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi thiếu trách nhiệm, cụ thể là hành vi vi phạm (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng) những quy 53 định về quản lí, sử dụng, bảo vệ tài sản (ví dụ bảo vệ cơ quan do uống rượu ngủ quên để người khác vào trộm cắp tài sản của cơ quan…). Tội phạm này có cấu thành tội phạm vật chất, theo đó hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. Hậu quả của tội phạm là mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại chco Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng trở lên. Như đã nói ở trên, đây là một trong hai tội trong Chương XVI người phạm tội có lỗi vô ý. Người phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể phải chịu hình phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.13. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS) Tội phạm này có cấu thành tội phạm vật chất. Theo đó, hành vi khách quan và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. - Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng) những quy tắc sinh hoạt xã hội thông thường liên quan đến việc bảo vệ tài sản và những quy tắc này ai cũng có thể biết và có nghĩa vụ phải tuân thủ nhằm tránh gây ra những thiệt hại về tài sản2. - Hậu quả của hành vi phạm tội là gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Người phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản có thể phải chịu hình phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 năm đến 02 năm. V. CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1. Khái quát chung về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình 2 Trường đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Tập II), NXB. Công an nhân dân, tr.58. 54 Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Chương XVII gồm 07 điều từ Điều 181 đến Điều 187. Như vậy, so với Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ một điều luật trong Chương này – Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149). Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình có đặc điểm chung sau: - Khách thể của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình: Khách thể của nhóm tội phạm này là quan hệ hôn nhân và gia đình. Đối chiếu với các hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 thì các quan hệ đó có thể là quan hệ kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình và cấp dưỡng. - Chủ thể của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình: Chủ thể thực hiện các hành vi này phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. - Mặt khách quan của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình: Hành vi nguy hiểm cho xã hội ở đây là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ hôn nhân và gia đình. Tại một số cấu thành tội phạm còn y...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.