Đặc điểm tổn thương ở bệnh nhân được xạ hình xương tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu - Bệnh viện Bạch Mai

pdf
Số trang Đặc điểm tổn thương ở bệnh nhân được xạ hình xương tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu - Bệnh viện Bạch Mai 5 Cỡ tệp Đặc điểm tổn thương ở bệnh nhân được xạ hình xương tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu - Bệnh viện Bạch Mai 10 MB Lượt tải Đặc điểm tổn thương ở bệnh nhân được xạ hình xương tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu - Bệnh viện Bạch Mai 0 Lượt đọc Đặc điểm tổn thương ở bệnh nhân được xạ hình xương tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu - Bệnh viện Bạch Mai 1
Đánh giá Đặc điểm tổn thương ở bệnh nhân được xạ hình xương tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu - Bệnh viện Bạch Mai
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HUYẾT HOC - TỔNG QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC XẠ HÌNH XƯƠNG TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU BỆNH VIỆN BẠCH MAI PHẠM CẨM PHƯƠNG1, NGUYỄN TIẾN ĐỒNG2, MAI TRỌNG KHOA2, ĐÀM VĂN QUÝ3, NGUYỄN THỊ NGA3 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tổn thương xương ở các bệnh nhân được xạ hình xương tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2018 đến 31/05/2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên kết quả xạ hình xương của 802 bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 50,9% bệnh nhân có tuổi ≥ 60, tỉ lệ nam/ nữ: 1,6/1. Tỉ lệ bệnh nhân ung thư phổi, ung thư đại trực tràng và dạ dày được làm xạ hình xương là 23,5%: 7,7% và 7,1%; tương ứng. 13,5% bệnh nhân được làm xạ hình xương với chẩn đoán viêm xương khớp hoặc chưa được khẳng định chẩn đoán là ung thư. Kết quả xạ hình xương: 33% bệnh nhân có tổn thương di căn; 18,6% bệnh nhân bị viêm thoái hóa, chấn thương cũ, loãng xương. 3,4% bệnh nhân có tổn thương nghi ngờ trên xạ hình xương cần phối hợp thêm các phương pháp chẩn đoán khác. Trong các bệnh nhân có tổn thương di căn xương gặp nhiều nhất ở nhóm bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt (65,6%), ung thư phổi (43,0%) và ung thư vú (41,9%). Kết luận: Xạ hình xương là phương pháp hữu hiệu để phát hiện tổn thương tại xương, đặc biệt là di căn xương ở những bệnh nhân ung thư. Từ khóa: Xạ hình xương, tổn thương xương thứ phát, di căn xương. ABSTRACT Analysing characteristics of lesions on patient doing bone scintigraphy in Nuclear Medicine and Oncology Center, Bach Mai Hospital Objective: Evaluating the results of bone’s lesions on patients underwent bone scintigraphy in Nuclear Medicine and Oncology Center of Bach Mai Hospital, from 1th January to 31th May, 2018. Methods: A cross-sectional retrospective cohort of 802 patients who were uptaken bone scintigraphy in Nuclear Medicine and Oncology Center, Bach Mai Hospital. Result: 50,9% of patients aged over 60 years old, male/female ratio: 1.6/1. The rate of lung cancer patient, colorectal cancer and gastric cancer were underwent bone scintigraphy respectively: 23.5%, 7.7% and 7.1%. Having 13.5% of patients had osteo-arthritis or unknown diagnosis with cancer. The results showed that 33% patients had metastasis lesions, 18.6% patients had inflammatory lesions, fracture lesions and osteoporosis, 3.4% of patients have suspected that following-up and need to be supported with other examination. The highest proportion was detected in bone metastasis patients with prostate cancer (65.6%), lung cancer (43.0%) and breast cancer (41.9%). Conclusion: Bone scintigraphy is an effective method for screening the skeleton, especially bone metastases. Keys: Bone scintigraphy, bone metastases, secondary bone lesions. PGS.TS. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu - Bệnh viện Bạch Mai Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu - Bệnh viện Bạch Mai 3 Sinh viên Khoa Y Dược - Đại Học Quốc gia Hà Nội 1 2 108 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT ĐẶT VẤN ĐỀ Xạ hình xương là một trong những ứng dụng của chụp phát xạ đơn photon (Single photon emission computer tomography-SPECT) trong chẩn đoán sớm các bệnh lý trên hệ xương, dựa trên nguyên lý các vùng bị tổn thương, hay vùng xương bị phá hủy thường đi kèm với tái tạo xương mà hệ quả là tăng hoạt độ chuyển hóa và quay vòng canxi. Dùng các đồng vị phóng xạ như 99mTc-MDP có chuyển hóa tương đồng với canxi, chất này sẽ tập trung tại vùng tái tạo với nồng độ cao hơn hẳn so với tổ chức xương bình thường, dẫn tới hoạt độ phóng xạ cao hơn và cho hình ảnh rõ ràng trên các bộ phận ghi hình[1]. Trong ung thư, xạ hình xương có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng, lập kế hoạch điều trị, theo dõi trong và sau điều trị đối với cả bệnh nhân ung thư xương nguyên phát và di căn xương[2]. Xạ hình xương giúp đánh giá toàn bộ hệ thống xương của cơ thể, cung cấp hình ảnh tổn thương xương ngay từ giai đoạn sớm [3]. Những năm gần đây, xạ hình xương được sử dụng rộng rãi như là một phương pháp phát hiện tổn thương xương, cung cấp thông tin về vị trí và mức độ tổn thương xương trên nhiều loại ung thư khác nhau. Kỹ thuật xạ hình bằng máy SPECT được triển khai tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2007 trong đó xạ hình xương với Tc99m - MDP được thực hiện cho hầu hết các loại ung thư như một xét nghiệm giúp chẩn đoán di căn sớm và đánh giá đúng giai đoạn bệnh. Theo kết quả nghiên cứu từ tháng 6/2007 đến tháng 7/2009 đã có 3211 bệnh nhân được làm xạ hình xương. Trên các bệnh nhân phát hiện di căn xương thấy tỉ lệ di căn xương cao nhất là ung thư tuyến tiền liệt (76%), ung thư phổi (61%), và tiếp theo là ung thư vòm mũi họng, ung thư dạ dày, ung thư vú[4]. Với mục đích tiếp tục đánh giá mức độ tổn thương xương trên các bệnh nhân được xạ hình xương tại Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu: Đánh giá tổn thương xương ở các bệnh nhân được xạ hình xương tại TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2018 đến 31/05/2018. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Kết quả xạ hình xương của 802 bệnh nhân được làm xạ hình xương tại Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2018 đến 31/05/2018. Thiết kế nghiên cứu Hồi cứu và phân tích mô tả. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn, thu thập thông tin từ kết quả chụp xạ hình xương của 802 bệnh nhân được lưu trữ trong hệ thống lưu trữ số liệu của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai và hoàn thành bộ câu hỏi. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được thống kê bằng phần mềm EXCEL 2016 và phân tích bằng SPSS 20.0 Đạo đức nghiên cứu Thông tin của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. KẾT QUẢ Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Tỷ lệ xạ hình xương theo nhóm tuổi Tuổi <40 4049 5059 6069 ≥70 Tổng n 55 89 250 278 130 802 Tỉ lệ (%) 6,9 11,1 31,2 34,6 16,2 100 Trung bình ± SD 58,8 ± 12,2 Nhận xét: Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 50 đến 69 với tỉ lệ 65,8%. Nhóm tuổi gặp ít nhất là nhóm dưới 40 tuổi với tỉ lệ 6,9%. Nhóm bệnh nhân trên 70 tuổi chiếm một tỉ lệ ở mức trung bình 16,2%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 58,8 ± 12,2. 109 HUYẾT HOC - TỔNG QUÁT Biểu đồ 1. Tỉ lệ xạ hình xương theo giới tính Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân được làm xạ hình nam giới có 494 bệnh nhân chiếm 61,6% và và nữ giới có 308 bệnh nhân chiếm 38,4%. Biểu đồ 2. Chẩn đoán bệnh của đối tượng nghiên cứu (n = 802) Nhận xét: Trong tổng số 802 bệnh nhân đã chụp xạ hình xương, tỉ lệ bệnh nhân ung thư phổi cao nhất (23,5% ), tiếp đến là ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày (7,7% và 7,1%). Có 108 bệnh nhân chưa được chẩn đoán xác định là ung thư (13,5%). 110 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT BÀN LUẬN Kết quả xạ hình xương Bảng 2. Tỉ lệ phát hiện tổn thương (n=802) Không tổn thương Tổn thương nguyên phát Tổn thương di căn Tổn thương nghi ngờ Tổn thương khác Số bệnh nhân 343 41 265 27 149 Tỉ lệ (%) 42,8 5,1 33,0 3,4 18,6 Nhận xét: Trong tổng số 802 bệnh nhân được làm xạ hình xương, có 343 bệnh nhân không phát hiện tổn thương xương trên xạ hình chiếm 42,8%. Tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương di căn là 33%. Số bệnh nhân nghi ngờ là 27 bệnh nhân, chiếm 3,4%. Tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương khác như viêm, thoái hóa, chấn thương cũ, loãng xương là 18,6%. Bảng 3. Tỉ lệ di căn ở các nhóm bệnh nhân Số BN Số BN di căn Tỉ lệ (%) Ung thư phổi 236 114 48,3 Ung thư tuyến tiền liệt 32 21 65,6 Ung thư dạ dày 57 10 17,5 Ung thư giáp 31 10 32,3 Ung thư vú 43 18 41,7 Ung thư đại trực tràng 62 8 12,9 Ung thư gan và đường mật 51 9 17,7 Ung thư đầu mặt cổ 22 10 45,5 Ung thư thận - tiết niệu 16 7 43,8 Ung thư tử cung - buồng trứng 22 4 18,2 Ung thư khác (thanh quản, thực quản, GIST, trung thất, da, màng phổi, tuyến ức, lymphoma...) 33 10 30,3 Ung thư di căn chưa rõ nguyên phát 48 42 87,5 Khác (không chắc chắn ung thư ) 108 2 1,9 Không di căn 41 0 802 265 Chẩn đoán ban đầu Tổng 33,0 Nhận xét: Tỉ lệ phát hiện di căn xương trên kết quả xạ hình xương là 265/802 (33,0%) trong đó tỉ lệ di căn cao ở nhóm ung thư tuyến tiền liệt (65,6%) và ung thư phổi (48,3%), ung thư vú (41,9%). Nhóm ung thư di căn chưa rõ nguyên phát, tỉ lệ di căn xương cao nhất là 87,5%. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM Nghiên cứu đánh giá tổn thương trên xạ hình xương của 802 bệnh nhân từ 01/01/2018 đến 31/05/2018 tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai cho thấy nam giới chiếm 62%, nữ giới chiếm 38%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 58,8 ± 12,2; đây cũng là nhóm tuổi hay mắc bệnh ung thư và các bệnh lý về xương khớp. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dabbagh Kakhki và cộng sự (2015) khi nghiên cứu kết quả xạ hình xương của 160 bệnh nhân mắc ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đường tiêu hóa, với độ tuổi trung bình của nghiên cứu là: 55,7 ± 14,1[5]. Trong đó bệnh nhân tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 50 - 69 với tỉ lệ 65,8%. 265 bệnh nhân có tổn thương di căn xương trên hình ảnh xạ hình xương, chiếm tỉ lệ 33%. Tỉ lệ này của tương đồng với tỉ lệ phát hiện tổn thương thứ phát của Dabbagh Kakhki và cộng sự (36,3%)[5]. Có 27 bệnh nhân có tổn thương xương chưa loại trừ tổn thương di căn (3,4%) được đề nghị phối hợp với các xét nghiệm chẩn đoán khác như X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp lại xạ hình sau 2-3 tháng. Tỷ lệ di căn xương cao nhất ở nhóm bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư vú. Điều này phù hợp với nghiên cứu trong nước và các tác giả trên thế giới là ung thư tuyến tiền liệt, phổi, vú hay di căn xương[4,6]. Có 114/236 trường hợp (48,3%) bệnh nhân ung thư phổi di căn xương. Tỉ lệ của chúng tôi gần tương đồng với nghiên cứu của Jaukovic và cộng sự thực hiện năm 2006 là 57%[7], thấp hơn nghiên cứu của Mai Trọng Khoa và cs (2010)[4] tiến hành trên 385 bệnh nhân ung thư phổi (61%). Điều này được giải thích có thể do nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu nhỏ hơn, vì vậy tỉ lệ di căn xương thấp hơn. Ung thư tuyến tiền liệt có tỉ lệ di căn xương cao nhất 61,6%. Nghiên cứu của Mai Trọng Khoa (2010) cũng cho thấy tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt cao nhất (76%). Kết quả này cũng tương đồng với tỉ lệ di căn xương trong 100 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt trong nghiên cứu của Ashraf Zytoon năm 2015 (Ai Cập) là 66,7%[8], điều này hoàn toàn phù hợp và chứng minh ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh hay di căn xương. Nghiên cứu phát hiện di căn xương ở 41,9% trường hợp ung thư vú làm xạ hình xương. Tỉ lệ này tương đương với với tỉ lệ có tổn thương xương trên xạ hình xương trong nghiên cứu của Peepre. K tại Bệnh viện Hamidia & Kamla Nehru, Ấn Độ tiến hành trên 53 bệnh nhân ung thư vú cho tỉ lệ có di căn xương là 35,8% (19 bệnh nhân)[9] và trong nghiên cứu của Mai Trọng Khoa (2010) là 48%. 111 HUYẾT HOC - TỔNG QUÁT Tỉ lệ di căn xương ít gặp hơn trong các bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa: ung thư đại trực tràng, ung thư gan và đường mật, ung thư dạ dày, với tỷ lệ lần lượt 12,9% và 17,6% và 17,5%. Tương tự nghiên cứu của tác giả Mai Trọng Khoa cũng cho kết quả tỉ lệ di căn xương thấp ở ba nhóm này: ung thư đại trực tràng 14%, ung thư gan 12%, ung thư dạ dày 14%. Theo Nguyễn Danh Thanh (nghiên cứu tại Bệnh viện 103) thì tỉ lệ ung thư đại trực tràng cũng ở mức thấp 12,9%[10] hay một nghiên cứu khác trên 153 bệnh nhân của Mai Trọng Khoa (2008) [6] thì tỉ lệ này ở mức 18,3%. Tỉ lệ di căn xương ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp khá cao: 10/31 bệnh nhân chiếm 32,3%. Kết quả này tương đương với nghiên cứu tại Hà Lan của Phan. T. T. Ha (2007)[11] trên 24 bệnh nhân, cho kết quả 8 bệnh nhân có kết quả xạ hình xương dương tính chiếm 33%. Tuy nhiên kết quả cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Mai Trọng Khoa trên 327 bệnh nhân với tỉ lệ 4% dương tính. Sự khác biệt này có thể giải thích do số lượng mẫu bệnh nhân ung thư tuyến giáp làm xạ hình xương của chúng tôi ít. Tại thời điểm làm xạ hình xương có 2 bệnh nhân trong nhóm chưa được chẩn đoán xác định là ung thư cho kết quả xạ hình xương có tổn thương di căn. Hồi cứu hồ sơ bệnh án cho thấy sau đó hai bệnh nhân được chẩn đoán xác định là U lympho ác tính không Hodgkin và Ung thư tuyến giáp thể nhú. Điều này chứng tỏ vai trò của xạ hình xương trong việc hỗ trợ chẩn đoán trên những bệnh nhân còn nghi ngờ chẩn đoán ung thư, gợi ý tổn thương là ác tính khi có di căn xương trên xạ hình xương. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu kết quả xạ hình bằng 99mTcMDP của 802 bệnh nhân được xạ hình xương tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai trong 5 tháng từ 01/01/2018 đến 31/05/2018 cho thấy: Độ tuổi trung bình của đối tượng là 58,8 ± 12,2, trong đó độ tuổi gặp nhiều nhất là từ 40-59 tuổi (34,7 %). Tỉ lệ nam/ nữ: 1,6/1. Phương pháp xạ hình xương được áp dụng cho nhiều loại bệnh ung thư trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là ung thư phổi với 265 bệnh nhân chiếm 23,5%. 265/802 bệnh nhân phát hiện tổn thương di căn trên xạ hình xương chiếm 33%. Tỉ lệ di căn xương cao nhất gặp ở ba nhóm bệnh: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư vú với tỉ lệ lần lượt là 65,6%, 48,3% và 41,9%. 112 KIẾN NGHỊ Nên áp dụng xạ hình xương để phát hiện tổn thương di căn xương và đánh giá giai đoạn ở các bệnh nhân ung thư, đặc biệt là các nhóm bệnh ung thư có tỉ lệ di căn xương cao như là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Sỹ An (2009), Y học hạt nhân, Nhà xuất bản y học. 104-105. 2. Montilla-Soler; R. Makanji (2017), Skeletal scintigraphy. Cancer Control, 24(2): 137-146. 3. Savelli, G., et al. (2001), Bone scintigraphy and the added value of SPECT (single photon emission tomography) in detecting skeletal lesions. The Quarterly Journal of Nuclear Medicine and Molecular Imaging, 45(1): 27. 4. Mai Trọng Khoa (2010), Ứng dụng kỹ thuật xạ hình SPECT tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. https://ungthubachmai.com.vn/ao-to/item/1351. 5. Kakhki, V.R.D., et al. (2013), Pattern and distribution of bone metastases in common malignant tumors. Nuclear Medicine Review, 16(2): 66-69. 6. Mai Trọng Khoa (2008), Vai trò của xạ hình SPECT trong chẩn đoán và theo dõi một số bệnh ung thư. Tạp chí Y học Việt Nam, 349. 7. Jauković, L., et al. (2006), Incidence and imaging characteristics of skeletal metastases detected by bone scintigraphy in lung cancer patients. Vojnosanitetski pregled, 63(12): 1001-1005. 8. Zytoon, A.A., et al. (2015), Evaluation of distribution features of bone metastases by bone scintigraphy in prostate cancer. Spine, 60. 9. Peepre, K., et al. (2014), 99mTc-MDP Bone Scan In the Detection of Bone Metastases in Breast cancer. IOSR journal ò Dental and Medical Sciences (IOSR-JMDS), 13(4):82-86 10. Nguyễn Danh Thanh, Nguyễn Kim Lưu (2010), Xạ hình 99mTc-MDP phát hiện di căn xương ở bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa Y học hạt nhân Bệnh viện 103. 11. Phan, H.T., et al. (2007), Detection of bone metastases in thyroid cancer patients: bone scintigraphy or 18F-FDG PET? Nuclear medicine communications, 28(8): 597-602. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.