Đặc điểm sinh học, sinh thái và phòng chống loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) hại cây ba kích tím (Morinda officinalis How.)

pdf
Số trang Đặc điểm sinh học, sinh thái và phòng chống loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) hại cây ba kích tím (Morinda officinalis How.) 5 Cỡ tệp Đặc điểm sinh học, sinh thái và phòng chống loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) hại cây ba kích tím (Morinda officinalis How.) 771 KB Lượt tải Đặc điểm sinh học, sinh thái và phòng chống loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) hại cây ba kích tím (Morinda officinalis How.) 0 Lượt đọc Đặc điểm sinh học, sinh thái và phòng chống loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) hại cây ba kích tím (Morinda officinalis How.) 2
Đánh giá Đặc điểm sinh học, sinh thái và phòng chống loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) hại cây ba kích tím (Morinda officinalis How.)
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Khoa học Nông nghiệp Đặc điểm sinh học, sinh thái và phòng chống loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) hại cây ba kích tím (Morinda officinalis How.) Trịnh Xuân Hoạt1*, Lưu Thị Xuyến2, Trần Lệ Bích Hồng2, Lê Xuân Vị1, Lê Thị Tuyết Nhung1 Viện Bảo vệ Thực vật 1 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 2 Ngày nhận bài 10/11/2020; ngày chuyển phản biện 13/11/2020; ngày nhận phản biện 17/12/2020; ngày chấp nhận đăng 23/12/2020 Tóm tắt: Cây ba kích tím (Morinda officinalis How.) được trồng phổ biến tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam với mục đích sử dụng làm thuốc. Loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) được xem là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với cây ba kích tím tại Việt Nam. Loài rệp này phát triển và sinh sản thuận lợi ở điều kiện 25oC, nhưng không sinh sản khi nhiệt độ tăng lên mức 30oC. Ở điều kiện nhiệt độ 25oC, vòng đời là 75,19 ngày, tuổi thọ của rệp trưởng thành là 81 ngày, thời gian sống là 110 ngày. Trong khi ở điều kiện nhiệt độ 30oC, tuổi thọ của rệp trưởng thành rút ngắn còn khoảng 26 ngày và không có khả năng sinh sản. Hiệu lực của hỗn hợp hoạt chất azadirachtin + matrine (thuốc Golmec 9EC) đối với loài rệp sáp giả R. chinensis là 73,44% tại thời điểm 7 ngày sau khi phun và hiệu lực kéo dài đến 14 ngày. Từ khóa: ba kích tím (Morinda officinalis How.), hiệu lực phòng trừ, Rastrococcus chinensis, rệp sáp giả. Chỉ số phân loại: 4.1 Đặt vấn đề Cây ba kích tím thuộc chi Morinda, họ Rubiaceae. Chi Morinda có vài chục loài khác nhau với phần lớn là những cây bụi, gỗ nhỏ hoặc dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Đa số các loài thuộc chi này bắt nguồn từ Borneo, New Guinea, phía bắc nước Úc và New Caledonia [1]. Tại Việt Nam, ba kích tím được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc với mục đích làm dược liệu chữa bệnh phong thấp, giúp giảm huyết áp [2], điều trị vô sinh cho nam giới và suy nhược thể lực [3, 4]. Trên thế giới, chưa có nhiều nghiên cứu về sâu bệnh hại đối với ba kích tím. Tại Trung Quốc, nấm Fusarium oxysporium được xác định là nguyên nhân gây bệnh chết héo cây ba kích tím [5]. Tại Ấn Độ, nấm Colletotrichum spp. được xác định là nguyên nhân gây bệnh thán thư [6]. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu xác định nấm Fusarium spp. là nguyên gây ra các triệu chứng như héo vàng trên cây ba kích tím từ giai đoạn cây con đến giai đoạn hình thành củ tại Quảng Ninh và Thanh Hóa [7], vàng lá, thối rễ cây ba kích tím tại huyện Ba Chẽ [8]. Ngoài ra, nấm Rhizoctonia solani được xác định là nguyên nhân gây bệnh chết rạp cây con tại Thanh Hóa [9]. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến sâu hại trên cây ba kích tím tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu quản lý sâu bệnh hại trên * cây ba kích tím tại Quảng Ninh, chúng tôi đánh giá loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis là đối tượng gây hại quan trọng có khả năng bùng phát thành dịch. Rệp sáp giả là một trong những họ lớn và đa dạng nhất, trong đó có nhiều loài đa thực, gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau [10]. Ngoài gây hại trực tiếp, rệp sáp giả còn tiết ra độc tố gây hiện tượng vàng, héo và rụng lá; cũng như tiết dịch mật là môi trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây. Một số loài rệp sáp giả có khả năng truyền một số bệnh vi rút [11]. Trong bài báo này, chúng tôi công bố một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, diễn biến mật độ quần thể loài rệp sáp giả R. chinensis và đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với rệp phục vụ sản xuất bền vững ba kích tím. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài loài rệp sáp giả R. chinensis Cây ba kích tím được trồng trong nhà lưới để làm thức ăn nuôi sâu, cây làm thức ăn đảm bảo sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và cây được trồng liên tục tạo nguồn thức ăn luôn dồi dào. Nguồn thức ăn có thể được thu trực tiếp ngoài tự nhiên, cũng đảm bảo các điều kiện vệ sinh và Tác giả liên hệ: Email: trinhxuanhoatppri@gmail.com 63(2) 2.2021 44 Khoa học Nông nghiệp Biological, ecological characteristics, and management of mealybug species Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) of Indian mulberry (Morinda officinalis How.) Xuan Hoat Trinh1*, Thi Xuyen Luu2, Le Bich Hong Tran2, Xuan Vi Le1, Thi Tuyet Nhung Le1 Plant Protection Research Institute (PPRI) Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry 1 2 Received 10 November 2020; accepted 23 December 2020 Abstract: Indian mulberry (Morinda officinalis How.), locally known as ba kich, is widely planted in many mountainous provinces in Northern Vietnam for medicinal uses. The mealybug species Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) is considered as the most dangerous insect pest forthe Indian mulberry in Vietnam. R. chinensis developed and reproduced normally at 25oC, but did not reproduce when the temperature reached 30oC. At 25oC, the life cycle was 75.19 days, the adult’s lifespan was about 81 days, the longevity was about 110 days. While at 30oC, the adult’s lifespan shortened to about 26 days with no fertility. The efficacy of azadirachtin + matrine (Golmec 9EC) with R. chinensis was 73.44% at 7 days and prolonged until 14 days after treatment. Keywords: efficacy, Indian mulberry (Morinda officinalis How.), mealybug, Rastrococcus chinensis. Classification number: 4.1 đảm bảo tiêu chuẩn thức ăn. Tiến hành thu thập lượng lớn sâu từ ngoài đồng về phòng thí nghiệm. Tiến hành nuôi cá thể hoặc tập thể trong nhà lưới và phòng thí nghiệm để thu nhộng sâu non. Hàng ngày, theo dõi tiến độ phát dục của sâu nguồn ăn luôn dồivàdào. Nguồn thức có ăn trứng có thểtiến được thu thu trực tiếp ngoài tự để thuthức trưởng thành ghép cặp. Khi hành cũng đảm bảo vụ cácviệc điềunghiên kiện vệ cứu sinh các và đảm tiêu chuẩn trứng phục đặc bảo điểm sinh họcthức sinhăn. Tiến hành th lượng lớn sâu từ ngoài đồng về phòng thí nghiệm. Tiến hành nuôi cá thể hoặc thái của loài. trong nhà lưới và phòng thí nghiệm để thu nhộng sâu non. Hàng ngày, theo dõi Sâu của hại được 2 mứcthành nhiệtvà độghép là 25cặp. và 30ºC, độtrứng ẩm tiến hành thu phát dục sâu đểnuôi thu ởtrưởng Khi có 80%. Số cá thể theo dõi là 120-150. Thức ăn được đặt trong phục vụ việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái của loài. hộp petri hoặc hộp nhựa có bông giữ ẩm. Dùng bút lông nhẹ Sâubắt hại từng được cá nuôi mức nhiệt là 25 vàvào 30ºC, ẩmcó 80%. Số cá thể th nhàng thểở 2sâu mới nở,độchuyển cácđộhộp làchứa 120-150. Thức ăn được đặt trong hộp petri hoặc hộp nhựa có thức ăn. Hàng ngày, vào những giờ nhất định theo dõibông giữ ẩm. Dù lông bắt từng thể sâu chuyển tậpnhẹ tínhnhàng hoạt động, quácátrình lột mới xác nở, chuyển tuổivào vàcác bổ hộp sungcó chứa thức ăn ngày, vào những giờ nhất định theo dõi tập tính hoạt động, quá trình lột xác c thức ăn cho sâu vào một giờ nhất định. tuổi và bổ sung thức ăn cho sâu vào một giờ nhất định. Chỉ tiêu theo dõi: quan sát tập tính hoạt động sống của dõi: quan sát tập tính hoạt động sống của các pha phát triển c các Chỉ phatiêu pháttheo triển của sâu. Thời gian phát triển các pha, tuổi Thời gian phát triển pha,đẻ tuổicủa sâu, vòng năng củathọ sâu qua các ngày sâu, vòng đời, khảcácnăng sâu quađời, cáckhả ngày vàđẻ tuổi thọ của sâu trưởng thành. Thời gian phát triển các pha và vòng đời của sâu trưởng thành. Thời gian phát triển các pha và vòng được tính the thức: đời được tính theo công thức:  Xi.ni  S X= N Trong đó:XiXilà là thời thứ i ni là số cá thể c Trong đó: thời giangian phátphát triển triển của cácủa thể cá thứthể i (ngày); (ngày); ni là số cá thể có thời gian như cá thể thứ i; N là số gian như cá thể thứ i; N là số cá thể theo dõi; S là độ lệch chuẩn. cá thể theo dõi; S là độ lệch chuẩn. Khả năng sinh sản: số trứng đẻ ra (trứng/trưởng thành cái) và tỷ lệ nở Khả năng số sinh sản:theo số dõi). trứng đẻ ra (trứng/trưởng thành trùng nở ra/tổng trứng cái) và tỷ lệ nở (số ấu trùng nở ra/tổng số trứng theo dõi). Quy luật phát sinh, phát triển của loài rệp sáp giả R. chinensis Quy luật phát sinh, phát triển của loài rệp sáp giả R. Mỗi vườn điều tra 10 điểm chéo góc, mỗi điểm 10 cây, điều tra 7 ngày 1 chinensis kỳ điều tra/tháng). Chỉ tiêu theo dõi sau: Mỗi vườn điều tra 10 điểm chéo góc, mỗi điểm 10 cây, Số cây bị hại Chỉ tiêu theo dõi: điều Tỷ tra lệ 7 ngày lần (4 kỳ điều tra/tháng). cây bị1hại = Tổng số cây điều tra lệ cây bị hại Tỷ Tỷ lệ cây bị hại = = bị hại Số Số câycây bị hại Tổng số thuốc cây travới loài rệp sáp giả R. chinensis Tổng cây điềuđiều tra Hiệu lực của một số số loại đối Đối với có nguồn sinhđối học: nghiệm được Hiệu lựcthuốc của một số loạigốc thuốc vớithíloài rệp sáp giảbố trí theo khố nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 50 m2. Thí nghiệm đượ R. chinensis hành trên vườn ba kích tím 2 năm tuổi bao gồm: Đối với thuốc có nguồn gốc sinh học: thí nghiệm được CT-1: + matrine (Golmec 9EC), liều bố trí theoAzadirachtin khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại,lượng diện sử dụng 500 lượng 500 50 l/ha.m2. Thí nghiệm được tiến hành trên tích nước ô thí phun nghiệm vườn ba kích tím 2thuringiensis năm tuổi bao gồm: CT2: Bacillus var. kurstaki (Comazol (16000 IU/mg) WP lượngCT1: sử dụng 2 kg/ha, lượng nước phun 500 l/ha. azadirachtin + matrine (Golmec 9EC), liều lượng sử dụng 500 ml/ha, lượng nước phun 500 l/ha. CT3: Garlic juice (Biorepel 10SL), liều lượng sử dụng 1500 ml/ha, lượng phun CT2: 500 l/ha. bacillus thuringiensis var. kurstaki (Comazol (16000 IU/mg) WP), liều lượng sử dụng 2 kg/ha, lượng nước phun 500 l/ha. 3 CT3: garlic juice (Biorepel 10SL), liều lượng sử dụng 1500 ml/ha, lượng nước phun 500 l/ha. 63(2) 2.2021 45 Khoa học Nông nghiệp CT4: abamectin (Tervigo® 020SC), liều lượng sử dụng 4500 ml/ha, lượng nước phun 500 l/ha. CT5: beauveria bassiana + metarhizium anizopliae (TKS-Nakisi WP), liều lượng sử dụng 1,5 kg/ha, lượng nước phun 500 l/ha. CT6: đối chứng (phun nước lã). Chỉ tiêu theo dõi: mật độ sâu hại ở trước và sau xử lý 1, 3, 5, 7 và 14 ngày. Hiệu lực của thuốc trừ sâu được tính theo công thức Henderson - Tilton: E = (1 - Ta × Cb Tb × Ca ) × 100 Trong đó: E là hiệu lực của thuốc tính bằng %; Ta là số cá thể sâu sống ở ô thí nghiệm sau xử lý; Tb là số cá thể sâu sống ở ô thí nghiệm trước xử lý; Ca là số cá thể sâu sống ở ô đối chứng sau xử lý; Cb là số cá thể sâu sống ở ô đối chứng trước xử lý. Xử lý số liệu Số liệu được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Office Excel và xử lý theo phương pháp ANOVA trong phần mềm SAS. Kết quả và thảo luận Trên cây ba kích tím, loài rệp sáp giả R. chinensis có khả năng gây hại lớn nhất, chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của các lá bánh tẻ và di chuyển xuống, gây hại bộ phận gốc rễ vào giai đoạn cuối năm khi cây ba kích tím rụng lá. Rệp chích hút dịch làm cho cây biến vàng, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và khi mật độ cao dẫn đến hiện tượng rụng hết lá và cây có thể bị chết. Do đó, loài rệp này là đối tượng cần được nghiên cứu và tìm ra các giải pháp phòng trừ hiệu quả. Ngoài tác động gây hại trực tiếp là tiêu thụ dinh dưỡng của cây, rệp sáp giả còn tiết ra độc tố chích vào cây, gây hiện tượng vàng lá, héo và rụng lá, tiết dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển, làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quang hợp của cây. Rệp sáp giả thường di chuyển chậm chạp, hình thành các quần tụ rệp ở mặt dưới lá, thân, xung quanh cuống lá, cành, ở những điểm có tán lá dày, hoặc vị trí tiếp giáp giữa quả, gần nụ hoa hoặc đỉnh sinh trưởng của cây. Rệp sáp giả gây hại trên cỏ hoặc các loài thực vật trong họ này, rệp thường tồn tại trong bẹ lá. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, R. chinensis là loài rệp sáp giả được phát hiện đầu tiên trên cây ba kích tím tại Việt Nam. Các loài rệp thuộc họ Pseudococcidae gây hại trên nhiều họ cây ký chủ khác nhau [10]. Tại Việt Nam, nhiều loài rệp sáp giả đã được phân loại và công bố. Trên cây ăn quả và cây có múi, đã xác định được 4 loài rệp sáp 63(2) 2.2021 giả khác nhau [12], 9 loài gây hại trên cây có múi, 4 loài trên cây thanh long và 4 loài trên cây xoài [13], 8 loài hại cây na ở các tỉnh phía Nam [14]. Đặc điểm hình thái của loài rệp sáp giả R. chinensis Kết quả nghiên cứu về các đặc điểm hình thái, sinh học của loài ở điều kiện nhiệt độ 25-30oC và ẩm độ 80% trong phòng thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt khá rõ giữa rệp sáp giả đực và cái. Trong khi rệp sáp giả cái thuộc loại biến thái không hoàn toàn với 3 pha phát dục thì rệp sáp giả đực lại thuộc loại biến thái hoàn toàn với 4 pha phát dục. Thời gian phát dục của pha trứng là rất ngắn, thời gian từ sau đẻ đến khi nở chỉ kéo dài từ 3 đến 9h tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Trứng: trứng của rệp sáp giả có kích thước khá nhỏ (khoảng 0,2 mm), hình trụ, có màu vàng nâu. Rệp tuổi 1: rệp sáp giả mới nở, cơ thể có màu vàng xanh, kích thước 0,4-0,5 mm. Cuối cơ thể gần bộ phận sinh dục có một đôi tua sáp màu trắng, dài bằng 1/5 chiều dài cơ thể. Đến giữa và cuối tuổi 1, cơ thể rệp sáp giả và các tua xung quanh cơ thể được phủ một lớp phấn trắng, đôi tua dài nhất nằm ở phía cuối cơ thể (giáp với đôi tua gần bộ phận sinh dục), rệp non tuổi 1 hầu như không di chuyển. Rệp tuổi 2: cơ thể rệp sáp giả có màu xanh vàng, kích thước 0,6-0,7 mm. Đến giữa và cuối tuổi, cơ thể được phủ một lớp phấn trắng, xung quanh cơ thể có 15 đôi tua khá dài và một đôi tua ngắn ở gần bộ phận sinh dục, các đôi tua ở phía cuối cơ thể dài hơn chiều dài cơ thể, rệp sáp giả non rất ít di chuyển. Cuối tuổi 2, giới tính đực và cái được phân biệt rõ. Tuy kích thước rệp sáp giả đực và cái không khác nhau, nhưng giới tính được phân biệt nhờ lớp phấn và màu sắc của cơ thể. Rệp sáp giả cái cơ thể màu vàng xanh, các đôi tua sáp và mặt lưng có rất nhiều phấn trắng; rệp đực cơ thể màu hơi nâu đỏ, các đôi tua sáp và mặt lưng có rất ít phấn trắng. Rệp tuổi 3 (đối với con cái): về hình thái rệp sáp giả tuổi 3 không khác so với tuổi 2, chúng chỉ tăng về kích thước, rệp sáp giả tuổi 3 dài 0,8-0,9 mm. Tiền nhộng: rệp sáp giả tạo kén và nằm trong kén, cơ thể màu vàng nhạt, dài khoảng 1 mm, các đôi chân mập, không còn giác bám. Nhìn từ mặt lưng, cơ thể rệp sáp giả chưa phân biệt rõ 3 phần: đầu, ngực và bụng. Nhộng: cơ thể nhộng màu vàng nhạt, đã phân biệt rõ đầu, ngực và bụng, mầm cánh, râu đầu và mắt đã hình thành. Nhộng dài khoảng 1 mm. Trưởng thành: trưởng thành đực có cơ thể màu đỏ nâu, dài khoảng 0,9 mm, râu đầu dài gần bằng chiều dài cơ thể, đôi tua sáp màu trắng ở cuối cơ thể dài hơn chiều dài cơ thể. Trưởng thành cái có cơ thể rệp dài 1,1-1,3 mm, các đôi tua sáp ở phần đầu cơ thể dài gần bằng 2/3 chiều dài cơ thể, 46 Khoa học Nông nghiệp Rệp non tuổi 2 các đôi tua sáp ở phía cuối cơ thể dài hơn chiều dài cơ thể ngoại trừ đôi tua sáp nằm gần bộ phận sinh dục, rệp rất ít di chuyển (hình 1). Bảng 2. Tỷ lệ sống sót (%) của loài rệp sáp giả R. chinensis ở các mức nhiệt độ khác nhau. Tiền nhộng Nhộng Trưởng thành đực Hình 1. Đặc điểm hình thái và vòng đời của loài rệp sáp giả R. chinensis. Một số đặc điểm sinh học của loài rệp sáp giả R. chinensis Loài rệp sáp giả sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường ở điều kiện nhiệt độ 25oC, khi nhiệt độ tăng lên 30ºC, rệp không có khả năng sinh sản (không đẻ trứng). Khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 25 và 30ºC, thời gian phát dục của các pha tương ứng như sau: pha trứng 7 và 5h; rệp non (3 tuổi) là 33,93±0,77 và 26,53±0,78 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng rất dài, trung bình 40,21±1,00 ngày. Vòng đời của rệp ở điều kiện 25ºC là 75,19±1,27, thời gian đẻ trứng 39,93±2,11 và tuổi thọ của trưởng thành là 81,57±2,67 ngày. Rệp không sinh sản ở điều kiện nhiệt độ 30ºC. Điều kiện nhiệt độ có ảnh hưởng khá rõ tới thời gian sống của rệp sáp giả. Ở nhiệt độ 25oC, thời gian sống trung bình là 110,44 ngày, dài gấp 2 lần so với khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 30oC (52,93 ngày) (bảng 1). Bảng 1. Một số đặc điểm sinh học chính của loài rệp sáp giả R. chinensis (Viện Bảo vệ Thực vật, 2018). Chỉ tiêu theo dõi Thời gian phát dục (ngày) Đợt thí nghiệm I Biến động Trứng Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Rệp non Tiền đẻ trứng Vòng đời Thời gian đẻ trứng Tuổi thọ của trưởng thành cái Vòng đời 7 giờ 9-19 6-14 8-19 20-45 28-52 56-86 15-58 Đợt thí nghiệm II Trung bình Biến động Trung bình 13,02±0,29 9,40±0,28 11,95±0,44 33,93±0,77 40,21±1,00 75,19±1,27 39,93±2,11 5 giờ 7-16 5-13 6-13 21-39 Không đẻ - 9,35±0,32 7,63±0,29 9,33±0,39 26,53±0,78 - 51-106 81,57±2,67 18-38 26,18±1,17 56-137 110,44±3,73 41-73 52,93±1,63 Nhiệt độ trung bình: 25oC Ẩm độ trung bình: 80% 63(2) 2.2021 Nhiệt độ trung bình: 30oC Ẩm độ trung bình: 80% Trứng o 25 C 30oC Rệp non Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 100 85,19 86,96 95,0 100 79,17 89,47 94,12 Số lượng trứng biến động từ 20 đến 79 trứng, trung bình 43,47 trứng/trưởng thành cái, tỷ lệ nở đạt 100%. So với các loài rệp sáp giả khác thì khả năng sinh sản của loài này là khá thấp. Thời gian đẻ trứng của rệp sáp khá biến động (1558 ngày, trung bình là 39,93 ngày). Sự mắn đẻ này nhỏ hơn rất nhiều so với một số loài rệp sáp giả đã được đề cập ở trên (khả năng đẻ trứng của chúng 15-38 trứng/ngày) (hình 2). 3 Số trứng/ngày ở 25°C Số trứng/ngày ở 30°C 2,5 2 1,5 1 0,5 0 Ngày 1 Ngày 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 Rệp non tuổi 3 Trưởng thành cái Chỉ tiêu theo dõi Số quả trứng/ngày Trứng Rệp non tuổi 2 Rệp non tuổi 1 Tỷ lệ sống sót của rệp sáp giả khá cao, phạm vi biến động không lớn (79,17-100,0%). Đặc biệt là trứng, ở cả 2 mức nhiệt độ theo dõi tỷ lệ sống sót đều là 100%. Rệp tuổi 1 có tỷ lệ sống sót thấp nhất: 85,19 và 79,17% ở mức nhiệt độ tương ứng là 25 và 30oC (bảng 2). Như vậy, dựa trên tỷ lệ sống sót qua các pha phát dục trước trưởng thành của rệp sáp giả có thể tính được tỷ lệ chết của các pha phát dục ở 25 và 30oC lần lượt là 32,86 và 37,24%. Ngày đẻ trứng Hình 2. Nhịp điệu đẻ trứng của loài rệp sáp giả R. chinensis. Quy luật phát sinh, phát triển của loài loài rệp sáp giả R. chinensis Loài rệp sáp giả có xu hướng phát sinh mạnh vào giai đoạn đầu và cuối mùa mưa, thấp nhất vào giai đoạn mùa đông khi cây ba kích tím rụng lá. Khi nhiệt độ thấp, rệp qua đông ở bộ phận thân, rễ cây và hầu như không phát triển. Khi nhiệt độ tăng, cây bắt đầu ra chồi và lá mới, rệp sẽ bắt đầu sinh sản và gây hại. Quần thể rệp tăng mạnh vào giai đoạn tháng 4-5 và 10-11 với mật độ dao động 20-25 cá thể/lá. Cá biệt có những thời điểm mật độ cao nhất đạt tới 40-50 cá thể/lá (tháng 4-5). Mật độ rệp giảm rõ rệt vào giai đoạn giữa mùa mưa và mùa khô, sau đó lại tăng lên vào giai đoạn đầu và cuối mùa mưa (hình 3). Mặc dù mật độ rệp xuất hiện khá cao trên cây khi bị nhiễm nhưng rệp chỉ xuất hiện và gây hại cục bộ từng khu vực 5-10 cây. Rệp chủ yếu xuất hiện và gây hại ở mặt dưới của các lá bánh tẻ, trên các bộ phận sát mặt đất; rệp rất ít khi di chuyển, do đó sự lây lan và phát tán loài của rệp bị hạn chế. 47 Khoa học Nông nghiệp 30,00 25,59 Mật độ rệp (cá thể/lá) 25,00 22,37 20,96 17,89 20,00 14,85 15,00 12,63 12,56 11,63 10,00 0,00 TÀI LIỆU THAM KHẢO 4,44 5,00 0,00 0,00 17/12/2017 18/1/2018 0,00 18/2 18/3 18/4 18/5 18/6 18/7 18/8 18/9 18/10 18/11 Thời gian theo dõi (ngày/tháng/năm) Hình 3. Diễn biến mật độ của loài rệp sáp giả R. chinensis trên ba kích tím. Hiệu lực của một số loại thuốc sinh học đối với loài rệp sáp giả R. chinensis Trong khuôn khổ thí nghiệm, hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học có hiệu lực đối với loài rệp sáp giả vào thời điểm 5 ngày sau xử lý; trong đó, hỗn hợp hoạt chất azadirachtin + matrine cho hiệu quả phòng trừ cao nhất (52,95%), các công thức còn lại đều cho hiệu lực thấp hơn 50%. Ở thời điểm 7 ngày sau phun, hầu hết các công thức đều có hiệu lực phòng trừ cao, trong đó hỗn hợp azadirachtin + matrine đạt hiệu lực phòng trừ cao nhất (73,44%), tiếp đến là abamectin đạt 66,92%. Công thức sử dụng chế phẩm nấm có ích beauveria bassiana + metarhizium anizopliae, garlic juice và bacillus thuringiensis var. kurstaki cho hiệu lực thấp hơn, đạt từ 45,34 đến 56,24%. Hiệu lực của tất cả các loại thuốc bắt đầu giảm dần sau thời điểm 7 ngày sau xử lý. Như vậy, hiệu lực của hỗn hợp azadirachtin + matrine đối với loài rệp sáp giả cao nhất ở thời điểm 7 ngày và tiếp tục kéo dài tới thời điểm 14 ngày sau xử lý (bảng 3). Bảng 3. Hiệu lực của một số thuốc trừ loài rệp sáp giả R. chinensis trên cây ba kích tím. Công thức Azadirachtin + matrine (Golmec 9EC) Bacillus thuringiensis var. kurstaki (Comazol (16000 IU/mg) WP) Garlic juice (Biorepel 10SL) Abamectin (Tervigo® 020SC) Beauveria bassiana + Metarhizium anizopliae (TKS-Nakisi WP) Đối chứng (nước lã) P tuổi thọ của trưởng thành rút ngắn còn khoảng 26 ngày và không có khả năng sinh sản. Hiệu lực của hỗn hợp hoạt chất azadirachtin + matrine có hiệu lực cao đối với rệp sáp giả R. chinensis ở thời điểm 7 ngày và tiếp tục kéo dài tới thời điểm 14 ngày sau phun. 29,55 Hiệu lực (%) 1 NSP 3 NSP 22,68a 38,65a 5 NSP 52,95a 7 NSP 14 NSP 73,44a 61,92a 29,13 11,86 23,37 38,27 56,24 27,91 28,77 9,79 20,62a 24,97 27,40b 35,88 46,02ab 53,48 47,96bc 66,92ab 53,94ab 28,20 12,84b 15,93c 34,34b 45,34c 39,47c 29,32 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 Mật độ rệp trước phun b b bc bc b b bc 51,02 abc bc Ghi chú: các chữ cái cùng cột khác nhau có ý nghĩa khác nhau; NSP: ngày sau phun. Kết luận Loài rệp sáp giả R. chinensis phát triển và sinh sản thuận lợi ở điều kiện 25oC, nhưng không sinh sản khi nhiệt độ tăng lên mức 30oC. Ở điều kiện nhiệt độ 25oC, vòng đời là 75,19 ngày, tuổi thọ của trưởng thành khoảng 81 ngày, thời gian sống của rệp khoảng 110 ngày, thời gian đẻ trứng khoảng gần 40 ngày. Trong khi ở điều kiện nhiệt độ 30oC, 63(2) 2.2021 [1] S.G. Razafimandimbison, et al. (2009), “Molecular phylogenetics and genetic assessment in the tribe Morindeae (Rubiaceae-Rubioideae): how to circumscribe Morinda L. to be monophyletic?”, Mol. Phylogen. Evol., 52, pp.879-886. [2] Đỗ Huy Bích, Đăng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thuận Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. [3] N. Cui, et al. (2013), “Screening the effective components and mechanism of Morinda officinalis on tonifying kidney and noursing Yang”, Chinese Tradit. Patent Med., 35(10), pp.2256-2258. [4] Y.F. Li, et al. (2003), “Inhibition of the oligosaccharides extracted from Morinda officinalis, a Chinese traditional herbal medicine, on the corticosteron induced apoptosis in PC12 cells”, Life Sci., 72, pp.933-942. [5] X. Shi, P. Chi (1988), “Indentification of the pathogen causing Wilt disease of the medicinal herb Indian mulberry (Morinda officinalis How.)”, Acta Phytopathol. Sin., 18(3), pp.137-142. [6] S.A. Firdousi, T.A. Khan (2015), “Two new fungal diseases of trees of manudevi forest of Jalgaon, district”, Flora and Fauna (Jhansi), 21(2), pp.158-160. [7] Đặng Thị Hà, Chu Thị Mỹ, Phan Thúy Hiền, Nguyễn Thị Bình, Trần Hữu Khánh Tân (2017), “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh héo vàng trên cây ba kích (Morinda officinalis How.”, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, 2, tr.9-13. [8] Ngô Quang Huy, Mai Văn Quân, Lê Quang Mẫn, Lê Xuân Vị, Dương Thị Nguyên, Lê Đức Trung, Trịnh Xuân Hoạt (2018), “Kết quả giám định và một số đặc điểm của nấm Fusarium fujikuroi Nirenberg gây bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại Quảng Ninh”, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, 5, tr.68-73. [9] Chu Thị Mỹ, Đặng Thị Hà, Đào Thị Kim Nhung, Lê Thị Thu, Hoàng Diệu Linh, Phan Thúy Hiền (2019), “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh chết rạp cây con ba kích (Morinda officinalis How.) tại Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, 6, tr.32-39. [10] M. García Morales, et al. (2016), ScaleNet: A literature-based model of scale insect biology and systematics, Oxford University, DOI: 10.1093/database/ bav118. [11] A.N. Shylesha, M. Mani (2016), Natural enemies of mealybugs, Springer. [12] Phạm Văn Lầm (1994), “Thành phần rệp sáp hại cây ăn quả có múi đã phát hiện ở Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, 2, tr.10-15. [13] Cục Bảo vệ Thực vật (2010), Danh lục sinh vật hại trên một số cây trồng và sản phẩm cây trồng sau thu hoạch ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp. [14] Nguyễn Thị Chắt, Vũ Thị Nga, Trần Thành Tân, Lê Thị Tuyết Nga, Trần Thị Quế Trân, Lê Minh Tâm, Lê Quang Tùng, Nguyễn Thị Hồng Thủy (2005), “Kết quả điều tra thành phần rệp sáp (Coccinea) gây hại cây trồng ở một số tỉnh phía Nam trong các năm 1999-2004”, Kỷ yếu Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.19-24. 48
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.