Đặc điểm nhân khẩu học và một số hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2015 2016

pdf
Số trang Đặc điểm nhân khẩu học và một số hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2015 2016 5 Cỡ tệp Đặc điểm nhân khẩu học và một số hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2015 2016 271 KB Lượt tải Đặc điểm nhân khẩu học và một số hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2015 2016 0 Lượt đọc Đặc điểm nhân khẩu học và một số hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2015 2016 0
Đánh giá Đặc điểm nhân khẩu học và một số hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2015 2016
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

2017 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC VÀ VÀ MỘT SỐ HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN Ở NHỮNG PHỤ NỮ ĐÌNH CHỈ THAI TỪ 13 ĐẾN 22 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG, 2015-2016 Vũ Văn Du1, Nguyễn Thị Hiền2 TÓM TẮT: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành ở 120 phụ nữ tới đình chỉ thai từ 13 - 22 tuần tại Khoa điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015 - 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 28,53 ± 6,6 tuổi, trong đó nhóm tuổi > 25 chiếm tỷ lệ 65%, nhóm tuổi < 20 chiếm tỷ lệ 9,2%. Phần lớn các trường hợp đình chỉ thai có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên (55%), nhóm tiểu học, trung học cơ sở chỉ đạt 14,2%. Số trường hợp đình chỉ thai còn đi học khá cao tới 25%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã có chồng đình chiếm 65%. Đa số các trường hợp đình chỉ thai chưa sinh lần nào là 60%. Số trường hợp có tiền sử viêm nhiễm sinh dục chiếm tới 51,7%. Số trường hợp vệ sinh bộ phận sinh dục bằng cách rửa dưới vòi nước chảy chiếm tỷ lệ 54,2%, có 12,5% số trường hợp vệ sinh bằng cách rửa sâu vào âm đạo. Có 30,8% bệnh nhân sử dụng biện pháp tránh thai, 69,2% bệnh nhân không sử dụng biện pháp tránh thai. Từ khóa: Sức khỏe sinh sản, phụ nữ đình chỉ thai, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. ABSTRACT: DEMOGRAPHIC CHARACTERISTICS AND BEHAVIOR ABOUT REPRODUCTIVE HEALTH CARE IN WOMEN HAVING ABORTION AT 13 TO 22 WEEKS OF PREGNANCY AT THE NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY, 2015-2016 Cross-sectional descriptive study was conducted on 120 pregnant women having abortion at 13 to 22 weeks of pregnancy at the Department of the request at the National hospital of Obstetrics and Gynecology in 2015 - 2016. The study results showed: The average age of research subjects was 28.53 ± 6.6 years old, in which groups of age> 25 was 65%, age group <20 was 9.2%. Most of the cases of research subjects had educated intermediate and above (55%), the group of primary, junior secondary schools was only 14.2%. The research cases in high school age were 25%. Proportion of the study subjects was 65% of married families. The majority of cases of suspension of nulliparous pregnant was 60%. Some cases having a history of genital infections accounted for 51.7%. Number of cases of genital hygiene by washing under running water proportion of 54.2%, with 12.5% of cases hygiene by washing into the vagina. There were only 30.8% of patients using contraception. Keywords: Reproductive health, women having abortion, the National hospital of Obstetrics and Gynecology. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính cũng đang được xã hội quan tâm. Hiện nay, tình trạng quan hệ trước hôn nhân có xu hướng gia tăng.Tỷ lệ nạo đình chỉ thai ngày càng gia tăng, nhất là ở lứa tuổi trẻ đang còn trên ghế nhà trường. Thời gian nằm viện và sau khi ra viện các em phải nghỉ học một thời gian (để phục hồi sức khoẻ và ổn định về tinh thần). Ngoài ra các em còn phải đối mặt với sự kỳ thị của bạn bè, hàng xóm hay xã hội. Đặc biệt ở nước ta là một đất nước Á Đông luôn tôn trọng những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình và sự trinh tiết của người con gái. Sự mặc cảm này có thể sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường là các em phải bỏ học hoặc nguy hại hơn nữa là các em sẽ sống buông thả và sa vào con đường tội lỗi. Đối với gia đình các em thì đây cũng là một chấn thương lớn 1. Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2. Trường Đại học Y Hà Nội Ngày nhận bài: 03/02/2017 Ngày phản biện: 06/02/2017 Ngày duyệt đăng: 12/02/2017 SỐ 37 - Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn 187 VIỆN S EC KHỎ ỘNG G ỒN Đ ỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống văn hoá và nề nếp trong sinh hoạt của gia đình. Theo nghiên cứu của Hà Mạnh Tuấn năm 2013 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhóm bệnh nhân có trình độ tiểu học đến đình chỉ thai quý 2 chiếm tỷ lệ 8,5%; nhóm trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 35%; nhóm trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 28,3% và nhóm cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 28,3%. Trong nghiên cứu của Lê Thị Bảy và Bunxu Inthapatha, số trường hợp chưa kết hôn chiếm đa số (65,39% và 61,6%). Mặt khác việc đình chỉ thai to có nhiều nguy cơ tổn thương cả về thể chất và tinh thần, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng về sau như vô sinh, chửa ngoài TC... Điều đó càng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức về các biện pháp tránh thai cũng như tình dục an toàn cho thế hệ trẻ nhằm làm giảm tình trạng có thai ngoài ý muốn. . Để có cơ sở khoa học cho việc đưa ra các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm nhân khẩu học và và một số hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2015-2016. 13-22 tuần đến đình chỉ thai tại Khoa Điều trị theo yêu cầu – Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015-2016: Tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi sinh sống, tình trạng hôn nhân, tiền sử mang thai, nạo hút thai, tiền sử đã mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới, cách vệ sinh, thói quen sinh hoạt, các biện pháp tránh thai đang dùng. 2.4. Thu thập số liệu: Chúng tôi thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Kết quả được ghi vào phiếu nghiên cứu. 2.5. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. 2.6. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu tuân thủ qui trình xét duyệt của Hội đồng đạo đức, thông qua qui trình xét duyệt đạo đức của Trường Đại học Y Hà Nội và Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho phép thực hiện tại bệnh viện. Các trường hợp mắc bệnh được chẩn đoán và tư vấn điều trị. Mọi thông tin nhạy cảm phát hiện qua khám và phỏng vấn liên quan đến cá nhân được nghiên cứu viên bảo mật. Cung cấp một số kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cơ bản cho đối tượng tham gia nghiên cứu. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang và phân tích được thực hiện trên phụ nữ có thai từ 13-22 tuần đến đình chỉ thai tại Khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015-2016. Đối tượng nghiên cứu không mắc các bệnh nội khoa mạn tính nặng (nguy cơ nhiễm khuẩn cao) và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Các trường hợp đang dùng thuốc kháng sinh toàn thân, đang đặt thuốc đặt âm đạo hoặc thụt rửa âm đạo trong thời gian 02 tuần trước khi đến khám, đang ra máu, phụ nữ có rối loạn tâm thần đều bị loại trừ ra khỏi nghiên cứu. 2.2. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được tính theo công thức: p (1-p) III. KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu n = Z²(1-α/2)ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ (εp)2 Trong đó: n: cỡ mẫu; Z 1-α/2: hệ số tin cậy = 1,96; p: tỷ lệ mắc NKĐSDD = 0,784 (Tỷ lệ NKĐSDD khoảng 78,4% theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh (2010) [1]; ε: khoảng tin cậy = 0,1. Thay vào công thức, cỡ mẫu được tính là 106. Trên thực tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 120 phụ nữ. 2.3. Biến số nghiên cứu Một số yếu tố về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ có thai từ 2 188 SỐ 37- Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn Đặc điểm Nội thành Hà Nội Ngoại thành Hà Nội Tỉnh khác < 20 20 - 25 Tuổi > 25 Tuổi trung bình: 28,53 ± 6,66 Tiểu học, trung học cơ sở Trình độ học vấn Trung học phổ thông Từ trung cấp trở lên Đi học Nghề nghiệp Lao động phổ thông Lao động văn phòng Nơi ở hiện tại Tình trạng hôn nhân Số lượng Tỷ lệ (n=120) (%) 22 →1 18,3→1 35 29,2 63 52,5 11 9,2 31 25,8 78 65 17 14,2 37 66 30 63 30,8 55 25 52,5 27 22,5 Có chồng 78 65 Chưa có chồng 42 35 2017 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE Đa số các bệnh nhân sống ở các tỉnh khác, chiếm tỷ lệ 52,5%, số bệnh nhân sống ở nội thành Hà Nội là 22 trường hợp, chiếm tỷ lệ 18,3%. Tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi, tuổi lớn nhất là 46 tuổi, tuổi trung bình 28,53 ± 6,6 tuổi. Nhóm tuổi > 25 có 78 trường hợp chiếm tỷ lệ 65%, nhóm tuổi < 20 có 11 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,2%. Phần lớn các trường hợp đình chỉ thai có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ 55%, nhóm tiểu học, trung học cơ sở chỉ có 17 trường hợp chiếm tỷ lệ 14,2%. Số trường hợp đình chỉ thai làm lao động phổ thông là 63 trường hợp, chiếm tỷ lệ cao nhất 52,5%, cũng có 30 trường hợp đình chỉ thai là còn đi học chiếm tỷ lệ 25%. Số trường hợp đã có chồng đình chỉ thai là 78 trường hợp chiếm tỷ lệ 65%, còn lại có 35% các trường hợp là chưa có chồng. Bảng 2. Tiền sử sinh con của đối tượng nghiên cứu Số lượng (n=120) Tỷ lệ (%) Chưa sinh 72 60 ≤ 2 lần 34 28,3 > 2 lần 14 11,7 Chưa đình chỉ thai 72 60 1lần 19 15,8 2 lần 15 12,5 > 2 lần 14 11,7 Đặc điểm Số lần sinh con Số lần đình chỉ thai Đa số các trường hợp đình chỉ thai chưa sinh lần nào chiếm tỷ lệ 60%. Nhóm đối tượng có 2 con trở lên chiếm tỷ lệ ít nhất 11,7%. Nhóm đối tượng chưa đình chỉ thai lần nào chiếm tỷ lệ cao nhất là 60%, số trường hợp đình chỉ thai >2 lần chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,7%. Trong đó, có 1 trường hợp đình chỉ thai 5 lần và 13 trường hợp đình chỉ thai 3 lần. Bảng 3. Tiền sử viêm nhiễm sinh dục Không Có Tạp khuẩn Nấm Số lượng (n=120) 58 62 21 08 Tỷ lệ (%) 48,3 51,7 33,8 12,9 Không rõ 33 53,3 Đặc điểm Tiền sử viêm nhiễm sinh dục Tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm sinh dục Số trường hợp có tiền sử viêm nhiễm sinh dục chiếm tỷ lệ 51,7% còn lại 48,3% số trường hợp trước đó không bị viêm nhiễm sinh dục. Có 33 trường hợp không nhớ rõ mình đã từng viêm nhiễm loại gì chiếm tỷ lệ 53,3%, có 33,8% các trường hợp đã từng bị viêm nhiễm sinh dục do tạp khuẩn. Bảng 4. Thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục Số lượng (n=120) Tỷ lệ (%) Rửa dưới vòi nước chảy 65 54,2 Rửa sâu vào âm đạo 15 12,5 Khác 40 33,3 Tổng 120 100 Đặc điểm Thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục Số trường hợp vệ sinh bộ phận sinh dục bằng cách rửa dưới vòi nước chảy là 65 trường hợp chiếm tỷ lệ 54,2%, có 12,5% số trường hợp vệ sinh bằng cách rửa sâu vào âm đạo. Bảng 5. Sử dụng biện pháp tránh thai Số lượng (n=120) Tỷ lệ (%) Không áp dụng 83 69,2 Có áp dụng biện pháp tránh thai 37 30,8 Thuốc tránh thai kết hợp 12 32,4 Bao cao su 12 32,4 Dụng cụ tử cung 1 2,8 Tự nhiên + loại khác 12 32,4 Đặc điểm Sử dụng biện pháp tránh thai Biện pháp tránh thai Có 30,8% bệnh nhân sử dụng biện pháp tránh thai, 69,2% bệnh nhân không sử dụng biện pháp tránh thai. Trong số bệnh nhân sử dụng biện pháp tránh thai, có 64,8% bệnh nhân sử dụng thuốc tránh thai và bao cao su, chỉ có 1 bệnh nhân đặt dụng cụ tử cung chiếm 2,8%. IV. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Theo kết quả nghiên cứu tại Bảng 1, đa số bệnh nhân sinh sống ở các tỉnh chiếm 52,5%. Như vậy có thể thấy, nhu cầu đình chỉ thai từ 13 - 22 tuần không chỉ ở Hà Nội mà có thể có ở các tỉnh khác, điều này có thể giải thích, Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện đầu ngành của cả nước trong lĩnh vực sản khoa, phụ khoa, sơ sinh và sức khỏe sinh sản, tại đây có đội ngũ thầy thuốc có chuyên môn kỹ thuật cao, với đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại của chuyên khoa phụ sản, với bề dày truyền thống nên rất có uy tín, ngoài ra, do kinh tế xã hội phát triển nên điều kiện giao thông thuận lợi, việc đi lại giữa các tỉnh và Hà Nội không khó khăn, đồng thời hệ thống thông tin liên lạc phát triển nên người bệnh từ các tỉnh khác có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện trong đó có dịch vụ đình chỉ thai từ 13 - 22 SỐ 37 - Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn 189 VIỆN S EC KHỎ ỘNG G ỒN Đ ỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC tuần. Mặt khác cũng có thể do việc đình chỉ thai ở tuổi thai từ 13 - 22 tuần có thể xảy ra nhiều tai biến và biến chứng, nên các phòng khám tư nhân hay các tuyến cũng hạn chế làm thủ thuật này, chính vì vậy các bệnh nhân mới đến đình chỉ thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Điều này cũng có ưu điểm là an toàn cho người bệnh, tuy nhiên việc đi lại sẽ làm tăng chi phí điều trị và gây quá tải cho bệnh viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi > 25 có 78 trường hợp chiếm tỷ lệ 65%, nhóm tuổi < 20 có 11 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,2%. Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 28,53 ± 6,66, tuổi lớn nhất là 46, đặc biệt có trường hợp 16 tuổi đến đình chỉ thai, đây là lứa tuổi học đường, khi có thai sẽ hoang mang lo sợ, ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả học tập. Nghiên cứu cũng cho thấy, đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có trình độ trung cấp trở lên 55%. Tỷ lệ bệnh nhân có trình độ trung cấp trở lên ở nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Thu Nga [2] 77,2% và Nguyễn Duy Ánh [1] 62,3%. Giải thích cho tỷ lệ đình chỉ thai của nhóm đối tượng này thấp hơn có thể do cách chọn đối tượng và địa điểm nghiên cứu của các tác giả là khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu, số trường hợp đình chỉ thai làm lao động phổ thông là 63 trường hợp, chiếm tỷ lệ cao nhất 52,5%, cũng có 30 trường hợp đình chỉ thai là còn đi học chiếm tỷ lệ 25%. Có thể do địa điểm nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương nằm trên địa bàn trung tâm Hà Nội là nơi có mật độ dân số lớn, nhiều ngành nghề phổ thông phát triển, mặt khác phụ nữ lao động phổ thông ở các tỉnh lân cận tìm đến đình chỉ thai ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương là khá cao. Nếu so với nhóm còn đi học thì nhóm lao động phổ thông là những người đã đi làm, có những suy nghĩ, định hướng để cho bản thân không bị bất ngờ, không bị động nhưng lại phải chịu đình chỉ thai to, lý do có thể đơn thuần là yếu tố xã hội, bệnh lý của thai hay còn có những lý do khác. Chúng tôi ghi nhận số bệnh nhân chưa có chồng đến đình chỉ thai chiếm tỷ lệ là 35%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thanh [3] 54,8%, có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khác với tác giả. Gần đây, do sự tiến bộ của các phương pháp chẩn đoán trước sinh, tỷ lệ đình chỉ thai do lý do thai bất thường đã tăng lên một cách đáng kể, và do đó cùng làm tăng thêm tỷ lệ đình chỉ thai to. 4.2. Tiền sử sản phụ khoa Theo kết quả nghiên cứu tại các Bảng 2, đa số các trường hợp đình chỉ thai chưa sinh lần nào chiếm tỷ lệ 60%. Nhóm đối tượng có 2 con trở lên chiếm tỷ lệ ít nhất 11,7%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các tác giả khác, chẳng hạn tỷ lệ nhóm phụ nữ chưa sinh lần nào trong nghiên cứu của Đỗ Thị Tiến Dung [4] là 19,3%, tỷ lệ này theo nghiên cứu của Phan Thị Thu Nga [2] là 46,9%. 190 SỐ 37- Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu tại các Bảng 2, nhóm đối tượng chưa đình chỉ thai lần nào chiếm tỷ lệ cao nhất là 60%, số trường hợp đình chỉ thai >2 lần chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,7%. Trong đó có 1 trường hợp đình chỉ thai 5 và 13 trường hợp đình chỉ thai 3 lần. Kết quả tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh [1] 75,3%. Tỷ lệ đối tượng có tiền sử đình chỉ thai trên 1 lần chiếm 24,2%, thấp hơn so với nghiên cứu của Thạch Thùy Linh [5] 33,9%. Tuy nhiên số lượng đình chỉ thai nhiều lần (trên 2 lần) cũng chiếm 11,7%. Số lần đình chỉ thai tăng làm các tai biến do đình chỉ thai cũng tăng theo. Điều này cho thấy, các nhân viên y tế tại các cơ sở y tế nhà nước, đặc biệt là tại các cơ sở y tế tư nhân chưa thực sự chú trọng đến bước tư vấn về hậu quả của đình chỉ thai, các biện pháp tránh thai cho khách hàng đến đình chỉ thai. 4.3. Tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng 3 cho thấy có 51,7% số phụ nữ đình chỉ thai đã từng mắc NKĐSDD, 48,3% số phụ nữ chưa từng NKĐSDD. Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Đỗ Thị Tiến Dung [4] 47,9%, cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà [6] 29,8%. Đa số những kết quả này thu được qua hỏi tiền sử, không phải qua kết quả khám, sổ khám cũ nên cũng chưa thực sự chính xác. Tuy nhiên, kết quả này cho thấy tỷ lệ mắc NKĐSDD hiện nay của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn còn cao. 4.4. Thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục Kết quả bảng 4 cho thấy 54,2% bệnh nhân tới đình chỉ thai có thói quen rửa âm hộ dưới vòi nước, có tới 28,7% bệnh nhân có thói quen rửa sâu âm đạo, tương tự kết quả nghiên cứu của Ness R. B. và cộng sự ở 1200 phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thấy thụt rửa âm đạo ít nhất 1 lần trong tháng làm tăng tỷ lệ nhiễm B.vaginalis (OR = 1,3) [7]. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới. 4.5. Các biện pháp tránh thai đã dùng Kết quả nghiên cứu tại bảng 5 cho thấy đối tượng tới đình chỉ thai không áp dụng biện pháp tránh thai chiếm tỷ lệ khá cao 69,2%. Có 30,8% đối tượng nghiên cứu có áp dụng biện pháp tránh thai, kết quả của chúng tôi cao hơn của Nguyễn Thị Minh Thanh [3] tỷ lệ này là 46,1%. Trong các biện pháp tránh thai, bao cao su, thuốc uống tránh thai kết hợp, phương pháp tránh thai tự nhiên là các biện pháp được các đối tượng ưu tiên sử dụng 32,6%. Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh [1] là 19,4%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ dùng biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ ngày càng tăng lên. IV. KẾT LUẬN 2017 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE Đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở lứa tuổi trẻ và chưa có gia đình. 25% đối tượng nghiên cứu là những người còn đang đi học. Tỷ lệ thiếu hiểu biết về sức khỏe giới tính, kiến thức cũng như thực hành về an toàn tình dục và các biện pháp tránh thai còn khá cao do đó cần tăng cường tuyên truyền giáo dục về sức khỏe sinh sản nói chung và nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nguyễn Duy Ánh (2010), “Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng độ tuổi 18- 49 ở Hà Nội”. Luận án Tiến sĩ Y khoa, Hà Nội, tr 115-119. 2. Phan Thị Thu Nga [31] Phan Thị Thu Nga (2004), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2004 và một số yếu tố liên quan”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Minh Thanh (2013), “Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở lứa tuổi thanh niên tới đình chỉ thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 4. Đỗ Thị Tiến Dung (2011), “Nghiên cứu thực trạng nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Thái Bình. 5. Thạch Thùy Linh (2013), “Nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu”, khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. 6. Bùi Thị Thu Hà [36] Bùi Thị Thu Hà (2007), “Nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ từ 18-49 tuổi phường Mai Dịch, Hà Nội 2005”. Tạp chí Y học Thực hành, Số 12, tr.93-96. 7. Neess R. B., Hillier S. L., Richter H. E. et al (2002), “Douching in relation to bacterial vaginosis, lactobacilli, and facultative bacteria in the vagina”, Obstet. Gynecol., 100(4), pp. 765. SỐ 37 - Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn 191
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.