Đặc điểm nhận dạng một số loài có giá trị làm thuốc trong chi Riềng (alpinia) ở Tây Nguyên

pdf
Số trang Đặc điểm nhận dạng một số loài có giá trị làm thuốc trong chi Riềng (alpinia) ở Tây Nguyên 6 Cỡ tệp Đặc điểm nhận dạng một số loài có giá trị làm thuốc trong chi Riềng (alpinia) ở Tây Nguyên 386 KB Lượt tải Đặc điểm nhận dạng một số loài có giá trị làm thuốc trong chi Riềng (alpinia) ở Tây Nguyên 0 Lượt đọc Đặc điểm nhận dạng một số loài có giá trị làm thuốc trong chi Riềng (alpinia) ở Tây Nguyên 0
Đánh giá Đặc điểm nhận dạng một số loài có giá trị làm thuốc trong chi Riềng (alpinia) ở Tây Nguyên
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 Đ C ĐIỂM NHẬN DẠNG MỘT SỐ LOÀI CÓ GIÁ TRỊ LÀM THUỐC TRONG CHI RIỀNG (Alpinia) Ở TÂY NGUYÊN i n n i n n NGUYỄN QUỐC BÌNH ng Thiên nhiên i a Kh a h v C ng ngh i a NGUYỄN PHƯƠNG HẠNH i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Chi Riềng (Alpinia) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) là một chi có nhiều loài có giá trị sử dụng. Các bộ phận của các loài trong chi này được sử dụng làm gia vị, làm thuốc chữa bệnh và gắn liền với đời sống người dân Việt Nam. Giá trị làm thuốc của các loài trong chi này đã được biết như những bài thuốc dân gian để trị một số bệnh như cảm gió, đau bụng, đầy hơi, các chứng rối loạn tiêu hóa, đau khớp ... rất hiệu quả. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu sâu hơn về tác dụng chữa một số bệnh nan y như gan nhiễm mỡ, xơ gan cổ chướng, ung thư,... của một số loài thuộc chi Riềng và đã đạt được một số kết quả ban đầu. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng và cần được nghiên cứu đầy đủ. Các loài thuộc chi Riềng cũng khá phong phú ở các tỉnh Tây Nguyên và cũng đã được sử dụng để chữa một số bệnh thông thường. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra và thu mẫu tiêu bản ngoài thực địa theo tuyến, theo các hệ sinh thái rừng đặc trưng. Phương pháp so sánh hình thái được sử dụng để xác định tên khoa học; phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân (PRA) và kết hợp tra cứu các tài liệu để có các thông tin về giá trị sử dụng làm thuốc của các loài nghiên cứu. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chi Riềng (Alpinia) phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, một số ít ở Australia và quần đảo Thái Bình Dương, với khoảng 250 loài trên thế giới. Ở Việt Nam hiện biết có 31 loài (Nguyễn Quốc Bình, 2011), phân bố từ các tỉnh miền núi phía Bắc, Trung Bộ đến Nam Bộ. Đặc điểm đặc trưng nhất của các loài trong chi Riềng (Alpinia) là cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá. Một số chi khác trong họ có cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá nhưng mang các đặc điểm hình thái ngoài khác biệt như chi Sa nhân giác (Siliquamomum) thường có cuống lá màu nâu tím, chi Ngải tiên (Hedychium) có lưỡi lá dài và mỏng dạng màng, chi Gừng (Zingiber) hiện chỉ mới biết 2 loài có cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá nhưng cuống lá thường mọng nước và tạo thành khuỷu nơi tiếp giáp giữa cuống và bẹ lá, chi Lô ba (Globba) với cây nhỏ, mảnh, lưỡi lá rất ngắn hay không có. Theo kết quả điều tra và các tài liệu, hiện nay có 16 trong tổng số 31 loài thuộc chi Riềng ở Việt Nam được sử dụng làm thuốc chữa bệnh với các bộ phận khác nhau như thân rễ (củ), lá, hoa, quả hay hạt. Trong số đó các tỉnh Tây Nguyên có 10 loài, chiếm 62,5% (10/16) số loài có giá trị làm thuốc và 32,25% tổng số loài Riềng có ở Việt Nam. Sau đây là đặc điểm nhận dạng những loài trong chi Riềng được sử dụng làm thuốc ở các tỉnh Tây Nguyên: 968 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 1. Alpinia blepharocalyx K. Schum.-Riềng dài lông mép i nhận ng: Cây cao 1,5-2,5m. Phiến lá cỡ 35-60  4-15cm; cuống dài 0,8-2cm; lưỡi lá dài 5-6mm. Cụm hoa chùm, dài 17-20cm. Lá bắc tiêu giảm; lá bắc con dài 2,2-4cm, xẻ đến gốc. Ống đài dài 2-2,5cm, trên 3 răng nhọn. Ống tràng dài 2,2-2,5cm, các thùy dài 2,5-3cm, thùy lưng rộng gấp đôi 2 thùy bên. Cánh môi cỡ 3,2-3,7  3-3,5cm, màu đỏ thẫm, có vân đỏ tỏa tia lên phía trên. Chỉ nhị cỡ 6-8  1,5-2mm; bao phấn dài 1,4-1,6cm, không mào. Nhị lép dài đến 2,5mm. Bầu hình bầu dục, dài đến 5mm. Quả cỡ 3  2,5cm; vỏ quả có lông. - inh h v inh h i: Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-12. Mọc ở sườn núi ẩm, khe suối, ở độ cao 100-1600m. - Ph n b : Gia Lai, Lâm Đồng. hận ử lạnh, đau dạ dày. ng v ng ng: Thân rễ, quả, hạt dùng chữa tiêu hóa kém, đau bụng do 2. Alpinia oblongifolia Hayata (Retz). Rosc.-Lương khương i nhận ng: Cây cao 0,8-1m. Phiến lá cỡ 25-30  5-6cm, nhẵn cả 2 mặt; cuống lá dài 4-6mm; lưỡi dài 3-4mm. Cụm hoa dạng chùy cỡ 15-25  3-4cm; nhánh mảnh, mỗi nhánh có 2-4 hoa. Các lá bắc sớm rụng hay không có; lá bắc con cỡ 2-4  1-2mm, bao 1 hoa, sớm rụng. Ống đài dài 5-7mm. Ống tràng dài 6-8mm; các thùy dài 6-7mm. Cánh môi hình bầu dục, cỡ 6-8  4-5mm, thót dần và rách mép phía đầu. Chỉ nhị dài gấp 2-3 lần bao phấn; mào bao phấn nhỏ, ngắn, lật vuông góc ra phía lưng bao phấn. Nhị lép dài 1-2mm. Bầu hình cầu. Quả hình cầu, đường kính 5-7mm. Hạt 4-6, có cạnh. - inh h v inh h i: Ra hoa tháng 3-6, có quả tháng 6-9 (12). Mọc rải rác trên sườn núi, ven đường, dưới tán rừng thứ sinh, ở độ cao 100-2500m. - Ph n b : Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng hận ử ng v ng ng: Thân rễ dùng chữa đau bụng do lạnh, đau dạ dày cấp, chữa ho và rít do viêm đường hô hấp, đau khớp. 3. Alpinia conchigera Griff.-Riềng rừng i nhận ng: Cây cao đến 80cm. Phiến lá cỡ 15-17 (-30)  2,5-3cm, mặt dưới có lông; cuống lá dài 3-4 (-10)mm. Cụm hoa dạng chùy; các nhánh dài 1-1,5cm. Các lá bắc dài 45mm; lá bắc con dạng phễu, dài 5-7mm, cái nọ lồng trong cái kia. Đài hoa dạng cốc, dài 3-4mm. Ống tràng dài bằng đài; các thùy dài 5-7mm. Cánh môi hình trứng ngược, dài 4-5mm, đầu xẻ thành 3 thùy. Chỉ nhị dài đến 5mm; bao phấn không mào. Nhị lép bên cao 1,5mm. Bầu hình cầu. Vòi nhụy lép hình nón tù, sần sùi. Quả hình cầu, đường kính 8-10mm. Hạt 3-5, hình tam giác, có mùi hạt tiêu. - inh h v inh h i: Ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 9-12. Mọc rải rác dưới tán rừng ẩm, nơi ẩm ướt ven suối hay được trồng trong vườn, ven ruộng, ở độ cao 200-1100m. - Ph n b : Lâm Đồng. hận ử bệnh về gan. ng v ng ng: Thân rễ dùng chữa khó tiêu, thông tì vị, ho và các 4. Alpinia galanga (L.) Willd.-Riềng nếp i nhận ng: Cây cao đến 2m. Phiến lá cỡ 35-45  5-7cm; cuống lá gần như không có; lưỡi lá dài 0,6-1cm. Cụm hoa dạng chùy, cỡ 15-30  8-10cm; trục nhiều nhánh, 969 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 nhánh dài 2-2,5cm. Các lá bắc dạng mũi mác, cỡ 2-2,3  0,2-0,8cm; các lá bắc con dài đến 1cm, mở đến gốc. Ống đài dài 7-8mm, trên 3 thùy dạng răng ngắn, đầu tròn. Ống tràng dài 1-1,2cm, các thùy dài 1,5-1,8cm. Cánh môi dài 2,1-2,3cm, màu trắng, xẻ sâu thành 2 thùy hẹp. Chỉ nhị dài 1,3-1,5cm; bao phấn dài 7-8mm; không có mào. Nhị lép bên dài 5-6mm. Bầu cỡ 5-6  23mm, có lông mảnh. Vòi nhụy lép hình bầu dục. Quả hình bầu dục, cỡ 1,2  0,8cm, hơi thắt giữa. Hạt 3-5. - inh h v inh h i: Ra hoa tháng 5-9, có quả tháng 9-11. Cây ưa bóng, được trồng trong vườn, ven bờ rào và mọc hoang dưới tán rừng, nơi ẩm, ở độ cao 100-1500m. - Ph n b : Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. hận ử ng v ng ng: Thân rễ và quả dùng chữa đầy hơi, đau bụng, kiết lỵ, ỉa chảy, nôn mửa, đau họng, thân rễ ngâm rượu dùng chữa hắc lào. 5. Alpinia globosa (Lour.) Horan.-Sẹ, Mè tré i nhận ng: Cây cao 1-1,5m. Phiến lá cỡ 50-70  10-14cm, 2 mặt nhẵn; cuống lá dài 5-8cm; lưỡi lá dài 1,8-2cm, rách mép thành 2 thùy ngắn hình tam giác. Cụm hoa dạng chùy, cỡ 20-54  4-6,5cm; nhiều nhánh, các nhánh dài 1,5-3,5cm. Lá bắc con dạng vảy dài đến 1mm. Đài hoa hình trụ, dài 7-9mm. Ống tràng dài bằng đài hay hơn; các thùy cỡ 8-10  2-3mm. Cánh môi cỡ 1-1,2  0,8-1cm, màu trắng, có sọc tía. Chỉ nhị dài 1,2-1,5cm; bao phấn dài 46mm; không mào. Nhị lép dạng dùi. Bầu hình cầu. Quả hình cầu, đường kính 0,7-1cm, màu đỏ. Hạt 5-7, hình tam giác dẹt. - inh h v inh h i: Ra hoa tháng 3-6, có quả tháng 5-7. Cây ưa bóng, mọc hoang dưới tán rừng ẩm, ven rừng, ở độ cao 100-300m. - Ph n b : Gia Lai. hận ử về đêm, nôn mửa. ng v ng ng: Thân rễ, quả dùng chữa tả, lỵ, nôn mửa, di tinh, tiểu nhiều 6. Alpinia hainanensis K. Schum.-Riềng hải nam i nhận ng: Cây cao 1,5-3m. Phiến lá cỡ 35-60  3-12cm; cuống lá dài 0,5-2cm; lưỡi lá dài 5-10mm. Cụm hoa dạng chùm, dài 10-30cm; các nhánh dài 3-4mm. Các lá bắc dài 44,5cm; lá bắc con dài 2-2,5cm. Đài dài 2-3cm, xẻ xiên xuống; phần trên chia thành 2-3 răng ngắn. Ống tràng, dài 1-1,2cm; các thùy dài 2,5-3cm. Cánh môi dài 3,5-4,5cm, màu vàng có sọc đỏ, đầu chia 3 thùy không rõ. Chỉ nhị dài 1,3-1,5cm, dài bằng bao phấn; bao phấn không mào. Nhị lép bên dài đến 3mm. Bầu hình cầu. Quả hình cầu, đường kính 2-3cm; vỏ có lông vàng. - inh h v inh h i: Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 5-8. Cây mọc hoang nơi đất mùn ẩm, dưới tán rừng thưa hay ven suối nơi sáng. - Ph n b : Kon Tum, Lâm Đồng. - hận ử ng v ng ng: Quả dùng chữa đau bụng, đầy hơi. 7. Alpinia malaccensis (Burm. f.) Rosc.-Riềng malacca i nhận ng: Cây cao 3-4m. Phiến lá cỡ 60-90  10-15 (-20)cm, mặt dưới có lông; cuống lá dài 2-5cm; lưỡi lá dài 1-1,2cm. Cụm hoa dạng chùy không phân nhánh, dài 25970 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 35cm, trục có lông màu vàng. Lá bắc tiêu giảm; các lá bắc con dài 3,5-4cm, mở đến gốc, bao 2 hoa. Đài hoa dài 1,5-2cm, đầu chia 3 răng ngắn. Ống tràng dài 0,8-1cm; thùy giữa cỡ 2-2,5  1,5-2cm, rộng gấp 2 lần thùy bên. Cánh môi cỡ 3-3,5  2-2,5cm, màu vàng, có sọc đỏ, đầu hơi rách mép. Chỉ nhị ngắn hơn bao phấn; bao phấn dài 1-1,2cm, không mào. Nhị lép thoái hóa thành thể chai ở 2 bên gốc cánh môi. Bầu hình cầu. Quả nang hình cầu, đường kính 22,5cm, có lông dài, cứng. - inh h v inh h i: Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 6-8. Mọc ven suối, ven đường rừng dưới tán cây hay tập trung thành bụi nơi trống. - Ph n b : Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng. hận ử ng v trướng, viêm ruột, lỵ,..). ng ng: Thân rễ dùng chữa các bệnh về đường tiêu hóa (bụng 8. Alpinia mutica Roxb.-Riềng không mũi i nhận ng: Cây cao 1,5-2m. Phiến hình cỡ 35-40  4-5cm, hai mặt nhẵn, trừ gân giữa mặt dưới có ít lông; lá gần như không cuống; lưỡi lá dài 6-8mm. Cụm hoa dạng chùy, dài 20-25cm; các nhánh dài 4-5mm, mỗi nhánh có 2-5 hoa. Các lá bắc nhỏ (6mm), sớm rụng; lá bắc con dài 1,5-1,8cm, mở đến gốc. Đài hoa dạng phễu, dài 1,5-2cm; trên chia 3 răng tam giác. Ống tràng dài bằng đài hay ngắn hơn; các thùy dài 2-2,5cm. Cánh môi dài 2-2,5cm, dọc giữa và 2 mép màu vàng, có nhiều đốm màu đỏ; đầu chia thành 3 thùy không rõ ràng. Chỉ nhị dài hơn bao phấn; không mào. Bầu hình cầu, rậm lông. Quả nang, hình cầu, đường kính 1,8-2cm; vỏ có lông mịn. Hạt có góc cạnh, đường kính 3-4mm. - inh h v inh h i: Ra hoa tháng 12 đến tháng 1 năm sau, có quả tháng 2-4. Cây mọc hoang dại ven suối, nơi đất mùn ẩm, dọc khe, dưới tán rừng. - Ph n b : Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. hận ử ng v ng ng: Thân rễ, hoa dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, trị đau dạ dày, đau bụng, hoa ngâm rượu dùng chữa thấp khớp. 9. Alpinia officinarum Hance-Riềng i nhận ng: Cây cao 0,8-1,2m. Phiến lá hình mác hẹp, cỡ 20-35  1,5-2,5cm; không cuống; lưỡi lá dài 1,5-3cm. Cụm hoa dạng chùy dài 10-15cm, không phân nhánh. Lá bắc nhỏ; lá bắc con dạng vẩy, rất nhỏ, dài không quá 1mm. Ống đài dài 1-1,4cm. Ống tràng dài 810mm; các thùy hình bầu dục thuôn, cỡ 2-2,2  0,4-0,6cm. Cánh môi cỡ 2-2,5  1,5-1,8cm, màu trắng, có sọc đỏ tỏa từ dưới lên trên. Chỉ nhị dài 1-1,2cm, dài gấp 2 lần bao phấn; không mào. Nhị lép mảnh, ngắn, đầu tù. Bầu gần như hình cầu, có lông. Quả hình cầu, đường kính khoảng 1cm, màu đỏ. - inh h v inh h i: Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 4-9. Mọc dưới bóng cây, tán rừng thưa, trong vườn, ven nương rẫy nơi ẩm. - Ph n b : Mọc hoang và được trồng rộng khắp Tây Nguyên. hận ử ng v ng ng: Thân rễ dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, đau dạ dày, sốt rét. Có nơi dùng ngoài chữa trị lang ben. 971 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 10. Alpinia zerumbet (Pers.) Burtt & R.m. Smith.-Riềng đẹp, Riềng ấm i nhận ng: Cây cao 2-3m. Phiến lá cỡ 30-72  6-14cm, 2 mặt nhẵn trừ mép có lông; cuống lá dài 1-2cm; lưỡi lá nguyên, dài 1-1,2cm. Cụm hoa chùy, rủ xuống dài 2030cm, trục không phân nhánh, cụm nhỏ có 1-2 (-3) hoa. Lá bắc tiêu giảm; lá bắc con hình bầu dục rộng, dài 3-3,5cm, màu trắng. Đài hoa hình chuông, dài 1,5-2cm, xẻ xiên xuống một bên, màu trắng, đầu chia thành 3 thùy dạng răng không đều. Ống tràng ngắn hơn hay dài bằng đài; các thùy hình bầu dục dài, dài 3-3,5cm. Cánh môi hình trứng rộng, cỡ 4-6  3,5-4cm, hai bên phía đầu hơi lõm vào tạo thành 3 thùy nông; thùy giữa màu vàng có các vân màu đỏ. Chỉ nhị dài bằng bao phấn, dài 1,5-2cm; phần phụ trung đới không kéo dài thành mào. Nhị lép bên dài đến 2mm. Bầu nhiều lông vàng. Quả nang, hình cầu, đường kính đến 2cm, màu đỏ, có sọc dọc. Hạt có góc cạnh. - inh h v inh h i: Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 6-10. Mọc hoang ven suối, sườn núi, nơi đất mùn ẩm, dưới tán rừng. - Ph n b : Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk. hận ử ng v lá sắc uống chữa sốt. ng ng: Thân rễ, lá, hoa dùng chữa trướng khí ruột kết, khó tiêu, III. KẾT LUẬN - Chi Riềng ở Việt Nam có 31 loài, trong đó ở Tây Nguyên có 10/16 (chiếm 62,5%) số loài được sử dụng làm thuốc và 10/31 (chiếm 32,25%) tổng số loài riềng Việt Nam. Thân rễ (củ), lá, hoa, quả hay hạt là những bộ phận được sử dụng làm thuốc. - Đã mô tả đặc điểm nhận dạng cũng như đặc điểm sinh thái-sinh học, phân bố và công dụng của 10 loài thuộc chi Riềng (Alpinia) có phân bố ở Tây Nguyên có giá trị làm thuốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quốc Bình, Dương Đức Huyến, 2004. Tạp chí Sinh học, 26 (4A): 70-72. 2. Nguyễn Quốc Bình, 2005. Zingiberaceae Lindl.-Họ Gừng. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, tập 3: 487-508. 3. Nguyễn Quốc Bình, 2011. Nghiên cứu phân loại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Hà Nội. 4. Đỗ Huy Bích, 1995. Thuốc từ cây cỏ và động vật. NXB. KHKT, Hà Nội. 5. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Huy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. NXB. KHKT, Hà Nội, tập 1, 2. 6. Võ Văn Chi, 1991. Cây thuốc An Giang, UBKH-KT An Giang. 7. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB. Y học. Tp. Hồ Chí Minh. 8. Lê Trần Đức, 1997. Cây thuốc Việt Nam, trồng, hái, chế biến, trị bệnh ban đầu. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Zingiberaceae-Họ Gừng. Cây cỏ Việt Nam. NXB. Trẻ, tập 3: 432-461. 10. Đỗ Tất Lợi, 1995. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB. KHKT, Hà Nội. 972 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 CHARACTERISTICS TO IDENTIFY SOME MEDICINAL PLANTS BELONGING TO THE GENUS Alpinia IN THE CENTRAL HIGHLANDS NGUYEN QUOC BINH, NGUYEN PHUONG HANH SUMMARY The genus Alpinia is a rather big genus in the world which consists of 250 species, distributed in tropical and subtropical regions of Asia, Australia, Pacific islands. In Vietnam there are 31 species of Alpinia. The main morphological characteristic of the genus Alpinia: Inflorescences are always on the top of leaved stems. Parts of many species of Alpinia have been used as traditional medicine. The Central Highlands of Vietnam is a distribution center of the Alpinia. There are 10 species of Alpinia found in this region, occupying 62.5% of the species of Alpinia which are used as medicinal plants in Vietnam. The parts of Alpinia have been used for medicine including rhizomes, leaves, flowers, fruits and seeds. The characteristics used to identify these plants, biological and ecological information and the distribution of Alpinia are covered in this paper. 973
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.