Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt

pdf
Số trang Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt 6 Cỡ tệp Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt 219 KB Lượt tải Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt 0 Lượt đọc Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt 14
Đánh giá Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở 1021 BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT Nguyễn Văn Thọ* TÓMTẮT Đặt vấn đề: Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, có khuynh hướng tiến triển mạn tính, tái phát và để lại di chứng nặng nề. Bệnh thường gặp, ngày càng tăng trong dân số và cần được tiếp tục nghiên cứu. Mục tiêu: -Khảo sát các triệu chứng lâm sàng ở 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần trung ương 2, (Biên hoà, Đồng nai). -Sơ bộ nhận xét kết quả điều trị ở các bệnh nhân nói trên bằng thuốc chống loạn thần cổ điển. Phương pháp: Phân tích số liệu hồi cứu trên bệnh án của bệnh nhân. Kết quả: - Thể bệnh: Thể paranoid (F20.0) chiếm tỉ lệ cao nhất ( 52,20%); Thể căng trương lực (F20.2) chiếm tỉ lệ thấp nhất (0,20%). - Đặc điểm các rối loạn chức năng tâm thần: Rối loạn cảm xúc chiếm tỉ lệ cao nhất (88,34%); Rối loạn ý thức chiếm tỉ lệ thấp nhất (0,39%). - Các triệu chứng hoang tưởng và ảo giác rất đa dạng. - Trong các triệu chứng rối loạn hoạt động, triệu chứng giảm vận động chiếm tỉ lệ cao nhất (45,15%). - Thuốc được sử dụng phối hợp nhiều loại với liều trung bình: haloperidol 1,5mg × 8,20 viên chiếm 95,98%; tisercin 25mg × 3,30 viên (59,35%); aminazin 25mg × 7,50 viên (38,69%); elavil 25mg × 2,90 viên (28,31%) và seduxen 5mg × 1,6 viên (12,24%). - Kết quả điều trị khỏi chiếm 1,27%; giảm nhiều (92,17%); giảm ít (4,80%) và không giảm (1,76%). - Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn ngoại tháp (13,61%); dị ứng do thuốc (5,97%); trầm cảm do thuốc (1,47%) và viêm gan mạn tính (1,47%). Kết luận: Đã rút ra được một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tâm thần phân liệt trong thời điểm hiện nay. Thuốc được sử dụng phối hợp bao gồm các thuốc chống loạn thần cổ điển. Kết quả điều trị khỏi 1,27%; giảm nhiều 92,70%; giảm ít 4,80% và không giảm 1,76%. Từ khóa:Tâm thần phân liệt,hoang tưởng,căng trương lực, ảo giác,rối loạn cảm xúc. ABSTRACT CLINICAL FEATURE AND RESULTS OF TREATMENT IN 1021 PATIENTS WITH SCHIZOPHRENIA Nguyen Van Tho * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - No 4 – 2009: Background: Schizophrenia is a severe psychiatric disoder that involves a tendency toward chronicity, relapse and remains serious sequela. This disease is frequency, increasing and needs to be continued researched. Aims: Investigating the clinical picture of 1021 patients with schizophrenia who have been hospitalized in National Mental Hospital 2. Preliminary comments on the result of treating these patients with classical antipsychotic drugs. Method: Data were analysed on the retrospective from patients profiles. Result: - Types of schizophrenia: The rate of paranoid type (F20.0) is highest (52.20%) and of catatonic type (F20.2) is lowest (0.20%). - Characteristics of clinical features: affective disorders occupied the highest rate (88.34%) and conscious disorder occupied the lowest rate (0.39%). - The symptom of hallucinations and delusions are variety. - Among patients with movement disorder, motor retardation occupied the highest rate. - The combination of medications in the treatment and the * Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 Địa chỉ liên hệ: TS. Nguyễn Văn Thọ, ĐT: 0913940621 Email : ntho@hcm.vnn.vn average dose were taken as following: Haloperidol 1.5 mg: 8.20 tables (95.98%); Tizercin 25mg: 3.30 tables (59.35%); Aminazin 25mg: 7.50 tables (38.69%); Elavil 25mg: 2.90 tables (28.31%); Seduxen 5mg: 1.60 tables (12.24%) - The outcome: 1.27% completely recovered; more reduction illness 92.17%; less reduction illness 4.80%; no effect 1.76%. - The side effects include extrapyramidal disorder 13.61%; allergy from drug 5.97%; neuroleptic- induced depression 1.47% and chronic hepatitis 1.47%. 51 Conclusions: - Having refered some characteristics of clinical features on patients with schizophrenia in the contemporary. -The combination of drugs consist of some classical antipsychotics. The result: Recovery 1.27%; more reduction illness 92.17%; less reduction illness 4.80%; no effect 1.76%. Key words: Schizophrenia, Paranoid ,Catatonia, Hallucination, Affective disorder. ĐẶTVẤNĐỀ Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh tâm thần nặng và thường gặp. Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1986 (TCYTTG) thì tỷ lệ mắc bệnh TTPL chiếm 0,6-1,5% dân số [7],[8]. Bệnh có khuynh hướng tiến triển mạn tính, hay tái phát để lại các di chứng nặng nề như: rối loạn hành vi, tác phong, rối loạn nhân cách và cuối cùng dẫn đến sa sút trí tuệ [2]. Hàng năm bệnh TTPL gia tăng thêm 0,15% dân số và số BN tử vong ngày càng thấp do được quản lý, chăm sóc và điều trị ngày càng tốt hơn [4]. Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh TTPL chiếm 0,30,8% dân số [2],[8]. Do điều kiện kinh tế và xã hội đang phát triển, việc quản lý, chăm sóc và điều trị ở cộng đồng đối với bệnh nhân TTPL còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của nhân dân. Vì vậy việc nghiên cứu quản lý, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân TTPL có ý nghĩa xã hội rất to lớn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt" nhằm các mục tiêu sau: 1/ Khảo sát các triệu chứng lâm sàng ở 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt đã điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hoà). 2/ Sơ bộ nhận xét kết quả điều trị ở các bệnh nhân nói trên bằng thuốc chống loạn thần cổ điển. ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu trên 1021 bệnh án đã được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần chẩn đoán là bệnh TTPL được điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hoà). Các bệnh án được lựa chọn sau khi kiểm tra phải đủ tiêu chuẩn là bệnh TTPL theo ICD-10F năm 1992 và có tham khảo các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL theo DSM-IV năm 1994. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành theo phương pháp hồi cứu trên các tư liệu, hồ sơ bệnh án của từng bệnh nhân, phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu đáp ứng với mục tiêu Xây dựng mẫu biểu thống kê chi tiết và sử dụng chương trình Stata 8.2 để nhập số liệu và xử lý thống kê, đánh giá, kiểm định kết quả bằng phương pháp t test. KẾTQUẢ - Giới tính: nam có 817 BN (80,02%) và nữ có 204 BN (19,98%). Lứa tuổi: 16 - 47 tuổi, tuổi trung bình là: 22,27 ± 6,52 tuổi. Thời gian mang bệnh < 6 tháng (33,50%), 1 – 5 năm (43,00%) và > 10 năm (5,68%). Đặc điểm lâm sàng của bệnh tâm thần phân liệt Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân tâm thần phân liệt theo thể bệnh. STT Bệnh nhân n Tỷ lệ p Thể bệnh % 1 F20.0 533 52,20 p9-p1<0.001 2 F20.1 23 2,25 p1-p2<0.001 3 F20.2 2 0,20 p2-p3<0.001 4 F20.3 83 8,14 p3-p4<0.001 5 F20.4 67 6,56 p4-p5>0.05 6 F20.5 142 13,91 p5-p6<0.001 7 F20.6 32 3,13 p6-p7<0.001 8 F20.8 97 9,50 p7-p8<0.001 9 F20.9 42 4,11 p8-p9<0.001 Cộng 102 100,00 1 F20.0 có 533 BN chiếm tỷ lệ là 52,20% (cao nhất) và thấp nhất là F20.2 có 2 BN chiếm tỷ lệ 0,20%. Bảng 2. Đặc điểm các triệu chứng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. STT Bệnh nhân n Tỷ lệ p (1021 % Triệu chứng ) 1 RL Ý thức 4 0,39 p8p1<0.001 2 RL Hình thức tư duy 338 33,11 p1p2<0.001 3 RL Nội dung tư duy 614 60,14 p2p3<0.001 4 RL Tri giác 338 33,11 p3p4<0.001 nghiên cứu đã được ấn định. 52 5 RL Cảm xúc 6 RL Chú ý 7 RL Trí nhớ 8 RL Hoạt ñộng 902 88,34 p4p5<0.001 327 32,03 p5p6<0.001 505 49,47 p6p7<0.001 767 75,12 p7p8<0.001 Trong các triệu chứng thuộc về rối loạn các chức năng tâm thần, nhận thấy: Rối loạn cảm xúc chiếm tỉ lệ cao nhất; Rối loạn ý thức chiếm tỉ lệ thấp nhất. Các bệnh nhân rối loạn ý thức chiếm 0,39% là những bệnh nhân TTPL có lạm dụng rượu nên chủ yếu hội chứng mê sảng. Bảng 3. Đặc điểm hoang tưởng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. STT Bệnh nhân n Tỷ lệ p Hoang tưởng (553/1021) % 1 Bị truy hai 112 10,97 2 31 3,04 3 Bị chi phối vật lý Tự buộc tội 128 12,54 4 Ghen tuông 19 1,86 5 Tự cao 193 18,90 6 Phát minh 26 2,55 7 Không xác ñịnh 44 7,96 p6p1<0.001 p1p2<0.001 p2p3<0.001 p3p4<0.001 p4p5<0.001 p5p6<0.001 Các hoang tưởng rất đa dạng và có một số BN xuất hiện 2-3 loại hoang tưởng đồng thời trong một giai đoạn bệnh đang tiến triển cấp tính. Bảng 4. Đặc điểm ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. STT Bệnh nhân n Tỷ lệ p Ảo giác (338/1021) % 1 2 3 4 Ảo thanh thô sơ Ảo thanh ra lệnh Ảo giác khác Không xác ñịnh 173 41 62 62 16,94 p3p1<0.001 4,20 p1p2<0.001 6,07 p2-p3>0.05 6,07 Đáng chú ý là ảo thanh ra lệnh chiếm 4,20%, đây là một cấp cứu tâm thần. Bảng 5. Đặc điểm rối loạn hoạt động ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. STT Bệnh nhân n Tỷ lệ p RL hoạt ñộng (767/1021) % 1 Tăng vận ñộng 251 24,58 2 Giảm vận ñộng 461 45,15 3 Mất vận ñộng 3 0,29 4 Cơn xung ñộng 217 21,25 5 Đi lang thang 43 4,21 6 Cuồng ăn 1 0,10 7 Không ăn 31 3,04 8 Ăn vật bẩn 6 0,59 9 RL tình dục 39 3,82 10 Không xác ñịnh 107 10,48 p9p1<0.001 p1p2<0.001 p2p3<0.001 p3p4<0.001 p4p5<0.001 p5p6<0.001 p6p7<0.001 p7p8<0.001 p8p9<0.001 Đáng chú ý là các cơn xung động có 217 BN (21,25%); đi lang thang có 43 BN (4,21%); cuồng ăn có 1 BN (0,10%); không ăn có 31 BN (3,04%); ăn vật bẩn có 6 BN (0,59%) và rối loạn tình dục có 39 BN (3,82%). Kết quả điều trị bệnh tâm thần phân liệt Bảng 6. Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt. N Bệnh nhân Tỷ lệ STT p Liều TB (1021 % Thuốc ) p5Aminazin 1 7,50 viên 395 38,69 p1<0.00 25mg 1 p1Haloperidol 2 8,20 viên 980 95,98 p2<0.00 1.5mg 1 p23 Tisercin 25mg 3,30 viên 606 59,35 p3<0.00 1 p34 Seduxen 5mg 1,60 viên 125 12,24 p4<0.00 1 p45 Elavil 25mg 2,90 viên 289 28,31 p5<0.00 1 Aminazin 25mg trung bình uống 7,50 viên/ngày là 38,69%; haloperidol 1,5mg trung bình 53 uống 8,20 viên/ngày là 95,98%; tisercin 25mg trung bình uống 3,30 viên/ngày là 59,35%; seduxen 5mg trung bình uống 1,60 viên/ngày là 12,24% và elavil 25mg trung bình uống 2,90 viên/ngày là 28,31%. ở TTPL thể parranoid trong nghiên cứu của chúng tôi xuất hiện muộn và nếu xuất hiện sớm thì thường có dấu hiệu tái phát nhanh (Kaplan HI, Sadock BJ, 2001). Bảng 7. Kết quả điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. STT Bệnh nhân n Tỷ lệ % p Kết quả 1 Khỏi 13 1,27 p4-p1>0.05 2 Giảm nhiều 941 92,17 p1p2<0.001 3 Giảm ít 49 4,80 p2p3<0.001 4 Không giảm 18 1,76 p3p4<0.001 Cộng 1021 100,00 Các tác giả Keks N. và cs. (2005) cho thấy nghiên cứu về các triệu chứng dương tính của TTPL chủ yếu gặp thể paranoid (55%) [6]. Tâm thần phân liệt thể thanh xuân trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ chiếm tỷ lệ là 2,25%, nhưng thường xuất hiện sớm ở tuổi trẻ, thậm chí xuất hiện ngay ở lứa tuổi 15 tuổi. Bệnh thường nặng, nổi bật là các triệu chứng kích động và rối loạn các hành vi khác làm cho bệnh nhân nhanh chóng dẫn đến sa sút trí tuệ. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với số liệu của một số tác giả trong nước khác [2],[8]. Khác với các tác giả Keks N. và cs. (2005) cho thấy thể thanh xuân gặp ở bệnh nhân TTPL là 19% [6], cao hơn nhiều số liệu nghiên cứu của chúng tôi, có thể là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa hợp lý và tiêu chuẩn phân loại chưa thật chuẩn xác, đây cũng là hạn chế của nghiên cứu hồi cứu. Bảng 8. Tác dụng phụ do thuốc ở bệnh nhân nghiên cứu. Bệnh nhân n Tỷ lệ STT p T. D. phụ (241/1021) % p61 Dị ứng 61 5,97 p1<0.001 p12 Viêm gan 15 1,47 p2<0.001 p23 RL ngoại tháp 139 13,61 p3<0.001 p34 Loạn ñộng muộn 4 0,39 p4<0.001 5 Hạ HA tư thế 5 0,49 p4-p5>0.05 Trầm cảm do 6 17 1,67 p5-p6<0.05 thuốc Các triệu chứng thường gặp nhất là RL ngoại tháp là 5,97%; dị ứng là 5,97%; trầm cảm do thuốc là 1,67%; viêm gan mạn tính là 1,47%, … còn các loại tác dụng phụ khác không gặp ở nhóm BN nghiên cứu. BÀN LUẬN Các thể lâm sàng của bệnh tâm thần phân liệt Chúng tôi nhận thấy TTPL thể parranoid chiếm tỷ lệ cao nhất (52,20%). Nghiên cứu này cũng phù hợp với nhiều tác giả khác [2],[4],[6]. Đây là thể hay gặp nhất, các triệu chứng nổi bật là các hoang tưởng và ảo giác. Các hoang tưởng đặc trưng của bệnh là hoang tưởng bị chi phối, bị kiểm tra và hoang tưởng bị truy hại. Các ảo giác thường gặp là ảo thanh bình phẩm, đôi khi còn gặp các ảo thị giác, ảo khứu giác và ảo vị giác. Các triệu chứng âm tính Tâm thần phân liệt thể căng trương lực cũng vậy, số liệu nghiên cứu của chúng tôi (0,20%) cũng thấp hơn các tác giả khác (Keks N. và cs. 2005) gặp là: 0,7% [6]. Các triệu chứng chính của bệnh tâm thần phân liệt Nghiên cứu của chúng tôi thấy: những bệnh nhân TTPL có biểu hiện rối loạn cảm xúc là cao nhất (88,34%), thấp nhất là rối loạn ý thức (0,39%), các bệnh nhân này là những bệnh nhân TTPL đồng thời có lạm dụng rượu nên khi vào viện điều trị có hội chứng cai rượu, chủ yếu là hội chứng mê sảng và hội chứng lú lẫn, sau một thời gian khi hội chứng cai rượu hết, các bệnh nhân này cũng hết các triệu chứng RL ý thức. Theo Kaplan HI và cs (2001) thấy tỷ lệ lạm dụng rượu và nghiện chất nói chung của bệnh nhân TTPL là khoảng 6-17%. Rối loạn nội dung tư duy chủ yếu là hoang tưởng các loại rất phong phú, kết quả này phù hợp với Bloch S. và cs (2003), Goldman H.H (1998). Khi so sánh giữa các nhóm triệu chứng khác nhau, chúng tôi thấy có sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Khảo sát riêng về những hoạt động có tính chất cấp cứu tâm thần ở nhóm bệnh nhân TTPL, nghiên cứu của chúng tôi thấy: các kích động tâm thần vận động chiếm tỷ lệ là 21,25%; hành vi tự sát (12,15%); 54 từ chối ăn (3,04%). Đây là những cấp cứu tâm thần và là một trong những lý do bệnh nhân phải nhập viện, kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác [2],[4],[5],[8]. Khi so sánh giữa các nhóm đối tượng thấy có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Đặc điểm của các hoang tưởng trong bệnh TTPL, chúng tôi thấy các hoang tưởng rất đa dạng và có 23 loại hoang tưởng xuất hiện đồng thời cùng một lúc trên cùng một bệnh nhân. Ta thấy có các loại hoang tưởng tự cao chiếm tỷ lệ 18,90%, hoang tưởng tự buộc tội (12,54%), bị truy hại (10,97%), các loại hoang tưởng khác chiếm tỷ lệ thấp hơn, kết quả này phù hợp với Kecbicôp O.V và cs (1980), Goldman H.H và cs (1998). Các hoang tưởng tự buộc tội và bị truy hại là nguyên nhân gây nên các hành vi nguy hiểm đến bản thân người bệnh và xã hội (Kaplan H.I và cs 2001). So sánh giữa các nhóm hoang tưởng ta thấy có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Đặc điểm của ảo giác trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: ảo giác ở bệnh nhân TTPL chủ yếu là ảo thanh chiếm tỷ lệ 21,14%. Trong đó ảo thanh thô sơ (16,94%); ảo thanh ra lệnh (4,20%) đây là các cấp cứu tâm thần, các ảo thanh này thường ra lệnh cho bệnh nhân tự sát hoặc giết người và các loại ảo giác khác chiếm 6,07%. Rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân TTPL hay gặp hơn cả là hội chứng trầm cảm chiếm tỷ lệ 36,63% và hội chứng hưng cảm (24,58%); loạn cảm chiếm tỷ lệ là 8,52% và vô cảm ít hơn (0,29%). Kết quả này phù hợp với Bloch S. và cs (2003), Kaplan H.I và cs (2001), Keks N. và cs (2005). Đặc điểm của RL chú ý trong TTPL cho thấy: chú ý trì trệ chiếm tỷ lệ 18,22%; đãngng trí (4,02%). Một nửa số bệnh nhân TTPL trong số liệu nghiên cứu có RL trí nhớ, trong đó giảm nhớ chiếm tỷ lệ 28,11%; tăng nhớ (11,26%) và không xác định (10,09%). Theo Kaplan H.I và cs (2001) thấy những rối loạn này chỉ gặp ở những bệnh nhân TTPL mạn tính. Những rối loạn hoạt động ở bệnh nhân TTPL chúng tôi thấy giảm vận động chiếm tỷ lệ 45,15%; tăng vận động (24,58%); các cơn xung động (21,25%); xung động đi lang thang (4,21%); không ăn (3,04%); RL tình dục (3,82%), các rối loạn khác ít gặp. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác [1],[2],[4],[5]. Kết quả điều trị bệnh tâm thần phân liệt Kết quả điều trị cho bệnh nhân TTPL trong nghiên cứu của chúng tôi theo tiêu chuẩn đánh giá của Nguyễn Văn Siêm (1995) là: khỏi bệnh chiếm tỷ lệ là 1,27%; thuyên giảm nhiều (92,17%); thuyên giảm ít (4,80%); không thuyên giảm (1,76%) và tử vong chúng tôi không gặp một trường hợp nào. Nhưng kết quả này chỉ có tính chất tương đối vì nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu hồi cứu nên chưa thể chỉ ra những phác đồ cụ thể và hợp lý được. Khi so sánh giữa các nhóm khác nhau thấy kết quả rất khác nhau và có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết quả này phù hợp với Bloch S. và cs (2003); Kaplan H.I và cs (2001); Nguyễn Việt (1991). Đánh giá tác dụng phụ của thuốc hướng tâm thần trong điều trị cho bệnh nhân TTPL chúng tôi thấy rằng: các triệu chứng thường gặp nhất là RL ngoại tháp chiếm tỷ lệ là 5,97%; dị ứng thuốc (5,97%); trầm cảm do thuốc (1,67%); viêm gan mạn tính (1,47%); hạ HA tư thế (0,49%) và loạn vận động muộn (0,39%); còn các loại tác dụng phụ khác không gặp ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Đánh giá tai biến trong điều trị bệnh nhân TTPL cho thấy: gẫy xương chiếm tỷ lệ 0,29%; áp xe tại chỗ (0,69%); tai nạn chung (1,76%) và đặc biệt là trốn viện chiếm tỷ lệ là 2,55%. Khi so sánh chúng tôi thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm. KẾTLUẬN Qua nghiên cứu 1021 bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hoà), chúng tôi có kết luận sau: Đặc điểm lâm sàng - Thể bệnh có tỷ lệ cao nhất là tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0) chiếm 52,20% và thể bệnh có tỷ lệ thấp nhất là tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2) chiếm 0,20%, tỷ lệ F20.0/ F20.2 = 261/1. Các triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt có tần suất xuất hiện cao nhất là rối loạn cảm xúc (88,34%) và thấp nhất là rối loạn ý thức (0,39%), tỷ lệ là 226/1. Các triệu chứng hoang tưởng và ảo giác rất đa dạng. Trong các triệu chứng rối loạn hoạt động: triệu chứng có tần suất cao nhất là giảm vận động (45,15%) và thấp nhất là rối loạn tình dục (3,82%). 55 Một số kết quả điều trị - Thuốc được sử dụng phối hợp nhiều loại với liều trung bình: haloperidol 1,5mg × 8,20 viên chiếm 95,98%; tisercin 25mg × 3,30 viên (59,35%); aminazin 25mg × 7,50 viên (38,69%); elavil 25mg × 2,90 viên (28,31%) và seduxen 5mg × 1,6 viên (12,24%). 3. 4. 5. - Kết quả điều trị khỏi chiếm 1,27%; giảm nhiều (92,17%); giảm ít (4,80%) và không giảm (1,76%). Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn ngoại tháp (13,61%); dị ứng do thuốc (5,97%); trầm cảm do thuốc (1,47%) và viêm gan mạn tính (1,47%). 6. TÀILIỆUTHAMKHẢO 7. 1. 2. Bloch S, Singh BS (2003): Cơ sở của lâm sàng Tâm thần học (tài liệu dịch). NXB Y học, Hà Nội, tr. 295-316. Bộ môn Tâm thần và Tâm lí y học (2003): Bệnh học tâm thần. NXB QĐND-Học viện quân y, tr.1-37. 8. Goldman HH (1998): Schizophrenic Disorders (second edition), Prentice-Hall International Inc, 299-315. Kaplan HI, Sadock BJ. (2001): Synopsis of psychiatry (nineth Edition). Lippincott Williams & Wilkins, New York, 290-343 Kecbicôp OV, Cockina MV, Natgiarôp RA, Xnhegiơnhepxki AV (1980): Tâm thần học, Tài liệu dịch, NXB "Mir" và NXB Y học, Hà Nội, tr. 242-288. Keks N., Mazumdar P., Shields R. (2005): New developments in schizophrenia. Aust-FamPhysician. Feb. 29 (2): 129-31, 135-136. Kermode M., Crofts N., Miller P., et al. (2006): Health indicators and risks among people experiencing homelessness in Melbourne, 1995-1996. Aust-N-Z-J-Public-Health. Jun. 22 (4): 464-470. Nguyễn Việt (1991): Tâm thần phân liệt (Bách khoa thư bệnh học-tập 1). Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, tr. 7780. 56
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.