Đặc điểm lâm sàng và chỉ số Lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tâm thu đơn độc

pdf
Số trang Đặc điểm lâm sàng và chỉ số Lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tâm thu đơn độc 7 Cỡ tệp Đặc điểm lâm sàng và chỉ số Lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tâm thu đơn độc 362 KB Lượt tải Đặc điểm lâm sàng và chỉ số Lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tâm thu đơn độc 0 Lượt đọc Đặc điểm lâm sàng và chỉ số Lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tâm thu đơn độc 48
Đánh giá Đặc điểm lâm sàng và chỉ số Lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tâm thu đơn độc
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Đặc điểm lâm sàng và chỉ số Lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp tâm thu đơn độc Hà Thị Vân Anh*, Lê Đình Tùng**, Phạm Thắng*, Nguyễn Trung Anh*, Vũ Thị Thanh Huyền*,** Bệnh viện Lão khoa Trung ương*, Trường Đại học Y Hà Nội** TÓM TẮT Cơ sở nghiên cứu: Bệnh tăng huyết áp (THA) khá phổ biến ở người cao tuổi, tỷ lệ này ở nam giới từ 55 tuổi trở lên và nữ giới từ 65 tuổi trở lên tới trên 50%. Hầu hết THA ở người trên 60 tuổi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc(THATTĐĐ). Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tăng huyết áp tâm thu đơn độc trên bệnh nhân cao tuổi có Tăng huyết áp (THA) tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 216 bệnh nhân tăng huyết áp trên 60 tuổi được chẩn đoán và điều trị bệnh tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ 2/2012 đến 10/2012. Kết quả: Tỉ lệ THATTĐĐ là 68,1%; tuổi càng cao thì THATTĐĐ càng chiếm ưu thế. Mức độ tăng huyết áp ở bệnh nhân THATTĐĐ đa phần là THA độ 2 và độ 3. Giá trị trung bình HATT giảm dần theo tuổi ở cả hai nhóm THATTĐĐ và THAHH. Tỉ lệ bệnh nhân THATTĐĐ có hạ huyết áp tư thế là 40,8% và tăng dần theo mức độ THA. Rối loạn chuyển hóa Lipid ở nhóm bệnh nhân THATTĐĐ chiếm tỉ lệ rất cao 53,7%, trong đó chủ yếu là tăng Cholesterol và tăng Triglycerid. Kết luận: Tình trạng THATTĐĐ chiếm ưu thế ở bệnh nhân THA cao tuổi, tuổi càng cao tỉ lệ THATTĐĐ càng lớn; trên một nửa số bệnh nhân THATTĐĐ có rối loạn chuyển hóa Lipid; tỷ lệ hạ 38 huyết áp tư thế ở bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc cao và tăng dần theo mức độ HA. Từ khóa: Tăng huyết áp tâm thu đơn độc, người cao tuổi. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp đang là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi, nam giới từ 55 tuổi trở lên và nữ giới từ 65 tuổi trở lên có tới trên 50% người bị THA [1]. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi [2-4]. Thông thường huyết áp tâm trương (HATTr) tăng đến tuổi 60 sau đó có xu hướng giảm, càng lớn tuổi huyết áp tâm thu (HATT) càng cao. Hầu hết THA ở người trên 60 tuổi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc (THATTĐĐ) [3,4]. Năm 2003, Bharucha NE, Kuruvilla T cho thấy trong số những người THA, ở độ tuổi ≥ 60 THATTĐĐ chiếm 70% và ≥ 70 tuổi có tới 79,8% là THATTĐĐ [3]. Tình trạng này là do có sự liên quan mật thiết giữa giảm độ đàn hồi của động mạch chủ và các động mạch lớn với tuổi cao. Tuổi càng cao càng làm giảm sự căng giãn của các động mạch này trong thì tâm thu khiến HATT tăng, và sự thu nhỏ lại của chúng trong thì tâm trương cũng giảm làm cho HATTr có khuynh hướng giảm. Mặt khác, ở người cao tuổi van động mạch chủ xơ hóa dẫn đến hở van cũng là nguyên nhân gây tăng HATT. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Độ chênh huyết áp (HATT-HATTr) dự báo nguy cơ và gợi ý quyết định điều trị. HATT có vai trò dự báo nguy cơ tim mạch tốt hơn HATTr, các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh kiểm soát tốt THATTĐĐ sẽ làm giảm nguy cơ tử vong toàn thể, tử vong tim mạch, đột quỵ, và biến cố tim [5]. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về THA nói chung cũng như THATTĐĐ nói riêng, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ THATTĐĐ trên bệnh nhân cao tuổi có THA đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đánh giá đặc điểm về tuổi, giới, thể trọng, huyết áp, lipid máu và tình trạng hạ huyết áp tư thế ở bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc cao tuổi. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Các bệnh nhân THA ≥ 60 tuổi được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tiêu chuẩn xác định tình trạng THA (Dựa theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội THA quốc tế WHO – ISH, được sự đồng thuận của ESC và ESH 2007): gọi là THA nếu HATT ≥ 140 mmHg và hoặc HATTr ≥ 90 mmHg. Khi HATT ≥ 140 mmHg và HATTr < 90 mmHg được gọi là THA tâm thu đơn độc [6]. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân dưới 60 tuổi. - Bệnh nhân ≥ 60 tuổi chỉ có THA tâm trương. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức: n = Z 21−α /2 p (1 − p ) ( p ×ε ) 2 ■■ Z1-α/2 = 1,96: Trị số của phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậy 95%. ■■p = 0,456: Tỉ lệ THA ở người cao tuổi theo nghiên cứu của Phạm Thắng [4]. ■■ε: Khoảng sai lệch mong muốn. Chúng tôi chọn = 0,15. Từ tính toán trên chúng tôi chọn ra mẫu nghiên cứu gồm 216 bệnh nhân THA ≥ 60 tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 02 - 10/2012. Trong đó có 147 bệnh nhân THATTĐĐ. Các chỉ số nghiên cứu Tuổi, giới, BMI, huyết áp, lipid máu và tình trạng hạ huyết áp tư thế. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê y học trên máy vi tính với phần mềm SPSS. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm phân bố về tuổi, giới của nhóm nghiên cứu Biểu đồ 1. Đặc điểm phân bố về tuổi TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 39 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 70,8 ± 7,3, trong đó nhóm tuổi từ 60 - 69 chiếm tỷ lệ cao nhất (47,7%), tiếp đó là nhóm tuổi từ 70 - 79 chiếm 39,4%, còn lại nhóm tuổi ≥ 80 chỉ có 13%. Tỉ lệ THATTĐĐ là 68,1% cao hơn tỉ lệ THAHH là 31,9%, sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tuổi càng cao THATTĐĐ càng chiếm ưu thế. Bảng 1. Đặc điểm về giới của nhóm nghiên cứu Nữ Nam n % n % THATTĐĐ 92 62,6 55 37,4 THAHH 49 71 20 29 Chung 141 65,3 75 34,7 Trong nhóm nghiên cứu, bệnh nhân THA chủ yếu là nữ giới 141 người (chiếm 65,3%), nam giới là 75 người (chiếm 34,7%). Ở nhóm THATTĐĐ, nữ giới cũng chiếm ưu thế (62,6%). Đặc điểm phân bố mức độ THA Bảng 2. Phân bố mức độ THA theo ESH/ESC (2007) Độ 1 Độ 2 Độ 3 n % n % n % THATTĐĐ (n = 147) 14 9,5 82 55,8 51 34,7 THAHH (n = 69) 3 4,4 29 42 37 53,6 Chung (n = 216) 17 7,9 111 51,4 88 40,7 Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, THA độ 2 chiếm tỉ lệ cao nhất (51,4%). Ở nhóm THATTĐĐ, THA độ 2 cũng gặp nhiều nhất (55,8%), sau đó là THA độ 3 (34,7%). Còn ở nhóm THAHH thì THA độ 3 lại chiếm ưu thế (53,6%). THA độ 1 ở cả hai nhóm đều chiếm tỉ lệ thấp nhất. Bảng 3. Tình trạng hạ HA tư thế theo mức độ THA Hạ HA tư thế theo mức độ THA p THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3 THATTĐĐ n (%) 1 (7,1) 32 (39,0) 27 (52,9) < 0,05 THAHH n (%) 2 (66,7) 8 (27,6) 18 (48,6) > 0,05 Chung n (%) 3 (17,6) 40 (36,0) 45 (51,1) < 0,05 40 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Tỉ lệ bệnh nhân THA có hạ HA tư thế là 40,7%. Trong nhóm THATTĐĐ có 40.8% bệnh nhân có hạ HA tư thế. Ở nhóm bệnh nhân THATTĐĐ, tỉ lệ hạ HA tư thế tăng dần theo mức độ THA. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 4. Trung bình trị số HA theo nhóm tuổi Nhóm tuổi (n, X ± SD) THA HATT HATTr 60 - 69 70 - 79 ≥ 80 THATTĐĐ 59 175,9 ± 17 62 175 ± 16 26 172,5 ± 21,7 THAHH 44 183,9 ± 15,1 23 176,3 ± 20 2 175 ± 7,1 Chung 103 179,3 ± 16,7 85 175,4 ± 17 28 172,7 ± 20,9 THATTĐĐ 59 70,5 ± 10 62 65,5 ± 13,2 26 59,8 ± 11,2 THAHH 44 99,3 ± 9,7 23 95,9 ± 10,7 2 95,8 ± 7 Chung 103 82,8 ± 17,4 85 73,7 ± 18,5 28 62,3 ± 14,2 Giá trị trung bình HATT giảm dần theo tuổi ở cả hai nhóm THATTĐĐ và THAHH. Giá trị trung bình HATTr ít thay đổi khi tuổi tăng lên trong nhóm THAHH, ở nhóm THATTĐĐ thì giá trị này giảm dần khi tuổi càng cao. Bảng 5. Tình trạng rối loạn chuyển hóa Lipid máu của nhóm nghiên cứu THATTĐĐ n (%) THAHH n (%) Chung n (%) p Cholesterol 56 (38,1) 24 (34,8) 80 (37,0) > 0,05 Tăng Triglycerid 45 (30,6) 27 (39,1) 72 (33,0) > 0,05 Giảm HDL-Cholesterol 13 (8,8) 7 (10,1) 20 (9,3) > 0,05 Tăng LDL-Cholesterol 10 (6,8) 3 (4,3) 13 (6,0) > 0,05 Rối loạn chung 79 (53,7) 38 (55,1) 117 (54,2) > 0,05 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 41 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Tỉ lệ rối loạn chuyển hóa Lipid chung trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 54,2%. Trong đó tỉ lệ bệnh nhân THATTĐĐ có rối loạn Lipid máu là 53,7% thấp hơn so với nhóm THAHH (55,1%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở nhóm THATTĐĐ tỉ lệ tăng Cholesterol là cao nhất (chiếm 38,1%), tiếp đó là tăng Triglycerid chiếm (30,6%), tỉ lệ giảm HDL-Cholesterol và tăng LDL-Cholesterol là không đáng kể. BÀN LUẬN Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 70,8 ± 7,3 thấp nhất là 60 tuổi và cao nhất là 94 tuổi. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng và nhiều tác giả khác cho rằng tỉ lệ THA ở nhóm tuổi ≥ 80 là cao nhất [2]. Sự khác biệt này là do các nghiên cứu khác được thực hiện trên cộng đồng, còn nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại bệnh viện trên đối tượng là bệnh nhân THA, và số lượng người có độ tuổi từ 60 - 69 đến bệnh viện khám nhiều hơn các đối tượng cao tuổi khác. Tần suất bệnh nhân THATTĐĐ trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi khá cao, chiếm 68,1%; tỉ lệ THATTĐĐ tăng dần theo tuổi. Kết quả này phù hợp với khẳng định của nhiều tác giả trong nước và quốc tế cho rằng hầu hết THA ở người trên 60 tuổi là THATTĐĐ [2, 3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi với 216 bệnh nhân THA thì có tới 141 bệnh nhân là nữ giới, chiếm 65,3% lớn hơn nam giới (34,7%), cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trên các đối tượng tuổi thấp hơn, điều này phù hợp với khẳng định của nhiều tác giả cho rằng sau 50 tuổi trị số huyết áp của nữ giới lớn hơn nam giới [2]. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì THA độ 2 chiếm tỉ lệ cao nhất (51,4%), chỉ 7,9% bệnh nhân có THA độ 1. So với kết quả nghiên cứu của Trần 42 Văn Huy thì tỷ lệ THA độ 1 cao nhất (39,52%) [8]. Sự khác biệt này là do tác giả thực hiện nghiên cứu của mình trong cộng đồng, còn mẫu nghiên cứu của chúng tôi được lấy từ những bệnh nhân đến khám tại bệnh viện. Có lẽ những bệnh nhân có mức độ THA thấp còn chủ quan về tình hình sức khỏe của mình nên chưa đến bệnh viện khám. Đây là một cảnh báo, cần phải tuyên truyền, giáo dục thích hợp và tích cực hơn về THA để người dân hiểu và quan tâm đúng mức đến sức khỏe của mình. Trong nhóm nghiên cứu có tới 88 bệnh nhân được phát hiện có hạ HA tư thế chiếm tỉ lệ khá cao 40,7%. Trong khi tỉ lệ hạ HA tư thế ở độ tuổi trên 65 trong cộng đồng vào khoảng 15% [2]. Như vậy những người bị THA có nguy cơ hạ HA tư thế cao hơn những người HA bình thường. Ở nhóm THATTĐĐ tỉ lệ hạ HA tư thế tăng dần theo mức độ THA, tuy nhiên không có sự liên quan với tuổi. Ở nhóm THAHH không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ hạ HA tư thế giữa các nhóm tuổi cũng như giữa các mức độ THA. Tỉ lệ rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân THA theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 54,2%, thấp hơn kết quả của tác giả Phạm Thị Mai (1997) cho rằng có khoảng 70% rối loạn Lipid máu trên bệnh nhân THA và ĐTĐ [9]. Như vậy nếu bệnh nhân THA có ĐTĐ kèm theo tỉ lệ rối loạn Lipid sẽ tăng lên. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn so với kết quả công bố của Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2000) nghiên cứu trên đối tượng THA ở Huế cho thấy có 46,2% số bệnh nhân THA có rối loạn Lipid máu [10]. Có sự khác biệt này là do chúng tôi chỉ thực hiện nghiên cứu của mình trên đối tượng THA cao tuổi còn Huỳnh Văn Minh nghiên cứu trên bệnh nhân có THA nói chung không phân biệt tuổi tác. Điều này chứng tỏ ở người cao tuổi tình trạng rối loạn Lipid thường xảy ra hơn so với đối tượng trẻ. Do đó cần phải kiểm tra bilan Lipid máu ở tất cả các TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG bệnh nhân THA cao tuổi để kịp thời kiểm soát vì tăng Lipid máu làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch, tăng tỉ lệ bệnh mạch vành và tai biến mạch não dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên 216 bệnh nhân THA trên 60 tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa trung ương từ tháng 2/2012 đến tháng 10/2012, chúng tôi thấy có 68.1% bệnh nhân THATTĐĐ, tần suất THATTĐĐ tăng dần theo tuổi. Có trên một nửa số bệnh nhân THATTĐĐ có rối loạn chuyển hóa Lipid, thường gặp tình trạng tăng Cholesterol và tăng Triglycerid. Tỉ lệ bệnh nhân THATTĐĐ có hạ HA tư thế khá cao 40,8%, tỷ lệ này tăng dần theo mức độ THA. ABSTRACT Clinical features and li profile in elderly petients with isolated systolic hypertension Background: The prevalence of hypertension is high insulin elderly, more than 50% of male aged above 55 years and female aged above 60 years have hypertentsion. Most of hypertensive patients aged more than 60 years have isolated systolic hypertension in hypertensive. Objectives: To determine the rate of isolated systolic hypertension inhypertensive elderly patients at National Geriatric Hospital. Methods: A cross-sectional descriptive study included of 216 hypertensive patients aged 60and over who were diagnosed and treatedat National Geriatric Hospital from 2/2012 to 10/2012. Results: The rate of isolated systolic hypertension was 68,1%, increased systolic blood pressure dominates in advancing age. The levels of hypertension in patients with isolated systolic blood pressure mostly were level 2 and level 3. The average value of systolic blood pressure decreased with age in both groups of isolated systolic hypertension and mixturehypertension. The rate of postural hypotension was 40.8% and this proportion rised with increasing blood pressure levels. Dyslipidemia rate in isolated systolic hypertensive patients was high (53.7%); which mainly were increased triglycerides and hypercholesteroleamia. Conclusion: Isolated systolic hypertension predominate in the elderly hypertensive patients, the rate of isolated systolic hypertension rised with increasing age; over half of isolated systolic hypertensive patients had dyslipidemia; The rate of posture hypotension in patients with isolated systolic hypertension was high and rised with increasing blood pressure levels. Keyword: Isolated systolic hypertension, elderly patients. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Gia Khải (1999). “ Đặc điểm dịch tễ học tăng huyết áp tại Hà Nội”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (30): 22-24. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017 43 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG 2. Nguyễn Văn Hoàng, Đặng Vạn Phước, Nguyễn Đỗ Nguyên (2010). “Tần suất, nhận biết, điều trị và kiểm soát THA ở người cao tuổi tại tỉnh Long An”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (12/2010): 13-16. 3. Bharucha NE, Kuruvilla T (2003). “Hypertension in the Parsi communiti of Bombay: a study on prevalence, awareness and compliance to treatment”. BMC public Health. 2003 Jan 6; 3: 1: Epub. 4. Phạm Thắng (2003). "Tỉ lệ tăng huyết áp ở người già tại một số vùng thành thị và nông thôn Việt Nam". Tạp chí Thông tin Y Dược, số 2: 27-29. 5. Rocha E, Mello e Silva A, Gouveia-Oliveia A, Nogueira P (2003).“Isolated systolic Hypertension epidemiology and impact in clinical practice”. Rev Port Cardiol (2003) Jan; 22 (1): 7-23. 6. ESC and ESH guideline (2007). “The Task Force for the Management of Arterial Hypertension of the European Society of Hypertension (ESH) and of European Society of Cardiology (ESC), 2007 ESH-ESC Guideline for the management of arterial hypertension”. European Heart Journal (2007) 28, 1462, 1536. Vol. 10. 1093/ eurhcarj/ ehn 236. 7. Nguyễn Trung Chính, Trần Đình Toán, Nguyễn Phương Ngọc (1992). “Tìm hiểu sự liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-BMI) và những trị số của các thành phần Lipoprotein huyết thanh”. Y học thực hành, 6: 19-21. 8. Trần Văn Huy (2001). “Các yếu tố nguy cơ tim mạch kết hợp ở bệnh nhân THA lớn tuổi tại Khánh Hòa”. Tạp chí Thông tin Y Dược (2001): 65-72. 9. Phạm Thị Mai (1997). “Rối loạn Lipoprotein máu ở những người có các yếu tố nguy cơ”. Tạp chí Y học thực hành, 336, 6: 35-40. 10. Huỳnh Văn Minh và Cs (2000). “Rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học tại Đại hội Tim mạch học Quốc gia lần thứ VIII: 248-257. 44 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.