Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị lâu dài bệnh xơ hóa cơ Delta tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

pdf
Số trang Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị lâu dài bệnh xơ hóa cơ Delta tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng 6 Cỡ tệp Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị lâu dài bệnh xơ hóa cơ Delta tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng 114 KB Lượt tải Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị lâu dài bệnh xơ hóa cơ Delta tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng 0 Lượt đọc Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị lâu dài bệnh xơ hóa cơ Delta tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng 0
Đánh giá Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị lâu dài bệnh xơ hóa cơ Delta tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHẦN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LÂU DÀI BỆNH XƠ HÓA CƠ DELTA TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG Phạm Văn Yên, Nguyễn Ngọc Sáng, Vũ Thị Khánh Huyền TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị lâu dài bằng phẫu thuật phối hợp phục hồi chức năng bệnh xơ hóa cơ Delta (XHCDT) tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng (BVTEHP). Đối tượng: Gồm 29 bệnh nhân xơ hóa cơ Delta vào điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ 05/2006 đến 12/2007. Phương pháp: Mô tả hồi cứu kết hợp với tiến cứu cắt ngang. Kết quả: BN chủ yếu sống ở ngoại thành, là nam, tuổi từ 11 - 15 tuổi, có tiền sử tiêm bắp vào cơ Delta vaccin và nhiều đợt kháng sinh; thời gian tiến triển bệnh thường từ 3 đến 4 năm; đa số gặp hai bên và có bó xơ đơn độc nhưng kích thước chiều cắt ngang từ 1 - 2 cm, được phẫu thuật bằng phương pháp cắt dải xơ hình chữ Z; sau phẫu thuật, BN tự luyện tập trong khoảng 1 - 3 tháng mà không sử dụng dụng cụ hỗ trợ; kết quả điều trị sau 1 năm và hiện tại sau 9 - 10 năm hầu hết là tốt. Kết luận: Phương pháp cắt dải xơ hình chữ Z có hiệu quả đối với trường hợp bó xơ đơn độc kích thước lớn. Tỷ lệ tái phát sau 9 - 10 năm là 5,1%. Từ khóa: Xơ hóa cơ Delta, trẻ em. ABSTRACT EPIDEMIOLOGICAL CLINICAL FEATURES AND LONG TERM TREATMENT RESULTS OF DELTA MUSCLE FIBROSIS AT HAIPHONG CHILDREN HOSPITAL Pham Van Yen, Nguyen Ngoc Sang, Vu Thi Khanh Huyen Objective: To describe the epidemiological characteristics and evaluate the long term treatment results by surgery combining with rehabilitation of Delta muscle fibrosis at Haiphong Children Hospital. Subjects: Included 29 patients with Delta muscle fibrosis treated at Haiphong Children Hospital from 05/2006 to 12/2007. Method: It was the descriptive study including retrospective and prospective parts. Results: Patients came from out skirt of the city, mainly male and age of 11 - 15 years old. All patients had a history of repeatedly vaccine and antibiotic intramuscular injection into the Delta. Time of disease progression was usually 3 to 4 years. Majority of patients had two side fibrosis, unique fiber bundle, horizontal dimension from 1 to 2 cm, removed out by Z shaped method. After the operation, patients did delta exercise themselves for 1-3 months without support devices. The treatment outcomes after 1 year and 9 - 10 years were mostly good. Conclusions: The Z-shaped method in cutting solitary and large size of fibrous bundles of delta muscle fibrosis showed high efficacy. The recurrent rate was 5.1% after 9 - 10 years. Keywords: Delta muscle fibrosis, children. 63 TẠP CHÍ NHI KHOA 2016, 9, 4 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xơ hóa cơ Delta (XHCDT) là tình trạng bệnh lý tiến triển chậm, các sợi cơ trong cơ Delta bị biến đổi thành sợi xơ, gây nên tình trạng co rút cơ Delta và đưa đến những biến đổi thứ phát ảnh hưởng đến vận động của khớp vai, tiến triển lâu dài có thể gây biến dạng xương bả vai, cột sống và lồng ngực. Bệnh đã được mô tả, nghiên cứu bởi một số tác giả trong và ngoài nước [2], [3], [5], [8], [9], [10]. Năm 2006 - 2007, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng (BVTEHP) có tiếp nhận và phẫu thuật một số bệnh nhân xơ hóa cơ Delta. Những bệnh nhân này có đặc điểm dịch tễ lâm sàng như thế nào? Kết quả điều trị về lâu dài ở những bệnh nhân này ra sao? Đây là những câu hỏi rất cần lời giải đáp. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng bệnh xơ hóa cơ Delta tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2006 - 2007. 2. Đánh giá kết quả lâm sàng sớm và lâu dài sau 10 năm điều trị bằng phẫu thuật, phối hợp phục hồi chức năng (PHCN) ở những bệnh nhân trên. Hy vọng với kết quả thu đươc sẽ góp phần vào chẩn đoán, điều trị, tiên lượng XHCDT, một bệnh thường gặp ở trẻ em nước ta. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu Gồm 29 bệnh nhân được chẩn đoán xác định XHCDT đã phẫu thuật tại BVTEHP từ 5/2006 đến 12/2007. Nghiên cứu hồi cứu bệnh án lưu trữ tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Nghiên cứu tiến cứu 64 cắt ngang được thực hiện trên địa bàn một số huyện của Hải Phòng nơi bệnh nhân sinh sống, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2016. Tiêu chuẩn chẩn đoán, theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế (2006): - Người bệnh không khép được cánh tay vào sát thân mình ở tư thế nghỉ. - Hai khuỷu tay khó hoặc không chạm nhau khi cánh tay đưa ra trước và trong tư thế khuỷu gấp. - Xương bả vai nhô cao và xoay ra ngoài. - Thấy rãnh lõm ra dọc theo dải xơ hoặc sờ rõ dải xơ trên trục cơ Delta. - Những trường hợp nặng: bán sai khớp vai, vai xuôi, biến dạng lồng ngực… - Xquang lồng ngực tư thế thẳng và nghỉ lấy cả hai khớp vai, có dấu hiệu mỏm cùng vai dài và cong chúc xuống, mất khe khớp. - Siêu âm: hình ảnh số lượng, vị trí, kích thước của tổ chức xơ trong cơ Delta. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp nghiên cứu mô tả tiến cứu cắt ngang. - Chọn tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu: Xây dựng phiếu thu thập thông tin dựa trên mục tiêu nghiên cứu. Thu thập thông tin từ bệnh án lưu trữ tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Nghiên cứu viên đến tận nhà hỏi bệnh, khám lâm sàng, chụp ảnh về các dấu hiệu lâm sàng đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (2006): PHẦN NGHIÊN CỨU Khép cánh tay (độ) Giang vai (độ) Bàn tay chạm bả vai đối diện Tốt 0 > 90 Bình thường Sát nhau Hết Không Bình thường Khá 0 45 - 90 Chạm có cố gắng Chạm có cố gắng Hết không hoàn toàn Không Hạn chế ít Kém > 10 < 45 Không chạm Không chạm Không thay đổi Không thay đổi Không thay đổi Tình trạng Hai khuỷu tay chạm nhau Bả vai lên cao và xoay ngoài Dải cơ xơ hóa Sinh hoạt, lao động - Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng của bệnh xơ hóa cơ Delta tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng Bảng 1. Đặc điểm phân bố khu vực của bệnh nhân XHCDT Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%) Nội thành Khu vực 8 27,6 Ngoại thành 21 72,4 Tổng 29 100 Nhận xét: Bệnh nhân chủ yếu sống ở khu vực ngoại thành. Bảng 2. Phân bố tuổi và giới của bệnh nhân tại thời điểm phẫu thuật Nhóm tuổi Nam Nữ 6 - 10 1 (25%) 3 (75%) 4 (13,8%) 11 - 15 18 (72%) 7 (28%) 25 (86,2%) 19 (65,5%) 10 (34,5%) 29 (100%) Tổng Tổng Nhận xét: Tại thời điểm phẫu thuật, đa số bệnh nhân là nam trong độ tuổi từ 11 - 15 tuổi. Bảng 3. Tiền sử tiêm bắp cơ Delta trước khi phát hiện bệnh Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%) Tiêm vaccin Tiền sử 5 17,2 Tiêm vaccin và kháng sinh 24 82,8 Tổng 29 100 Nhận xét: Số bệnh nhân có tiền sử tiêm cả vaccin và kháng sinh chiếm 82,8%, còn lại 17,2% chỉ tiêm vaccin đơn thuần. Bảng 4. Thời gian từ khi có dấu hiệu bệnh đến thời điểm phẫu thuật Thời gian Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%) 1 - 2 năm 4 13,8 3 - 4 năm 18 62,1 Từ 5 năm trở lên 7 24,1 Tổng 29 100 Nhận xét: Thời gian từ khi có dấu hiệu bệnh đến khi phẫu thuật thường từ 3 - 4 năm. 65 TẠP CHÍ NHI KHOA 2016, 9, 4 Bảng 5. Vị trí bên bị bệnh XHCDT Bên bị bệnh Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%) Bên phải 7 24,1 Bên trái 9 31,1 Hai bên 13 44,8 Tổng 29 100 Nhận xét: Tỉ lệ gặp ở hai bên là cao nhất (44,8%). Bảng 6. Số lượng, kích thước bó xơ hóa Số lượng bó xơ 1 bó 2 bó 3 bó Tổng < 1 cm 1 5 11 17 1 - 2 cm 16 4 2 22 Tổng 17 9 13 39 Kích thước chiều cắt ngang Nhận xét: Đa số là bó xơ đơn độc có kích thước từ 1 - 2 cm. Bảng 7. Tỉ lệ bệnh nhân theo phương pháp phẫu thuật Phương pháp Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%) Cắt nguyên ủy 4 10,3 Cắt dải xơ hình chữ Z 25 89,7 Tổng 29 100 Nhận xét: Có 89,7% vai phẫu thuật bằng phương pháp làm dài dải xơ hình chữ Z . Bảng 8. Thời gian tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật Thời gian tập Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%) < 1 tháng 7 24,1 1 - 3 tháng 20 69 > 3 tháng 2 6,9 Tổng 29 100 Nhận xét: Bệnh nhân sau khi phẫu thuật chủ yếu tập phục hồi chức năng từ 1 - 3 tháng (69%). Bảng 9. Hình thức tự luyện tập của bệnh nhân sau phẫu thuật Hình thức tập Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%) Tập không dụng cụ 24 82,8 Tập có dụng cụ 5 17,2 Tổng 29 100 Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân tự luyện tập có dụng cụ hỗ trợ (17,2%) thấp hơn so với không dùng dụng cụ hỗ trợ (82,8%). 66 PHẦN NGHIÊN CỨU 3.2. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật và PHCN của bệnh nhân xơ hóa cơ Delta Bảng 10. Đánh giá kết quả sau 1 năm phẫu thuật, PHCN so với hiện tại sau 9-10 năm Thời điểm 1 năm sau phẫu thuật, PHCN Hiện tại (sau 9 - 10 năm) Số vai (n) Tỷ lệ (%) Số vai (n) Tỉ lệ (%) Tốt 35 89,7 33 84,6 Khá 4 10,3 6 15,4 Kém 0 0 0 0 Mức đánh giá Nhận xét: Kết quả tốt sau 1 năm điều trị chiếm tỉ lệ khá cao (89,7%), còn lại là khá (10,3%), không có kết quả kém. Tuy nhiên, hiện tại tỉ lệ tốt giảm còn 84,6%, khá là 15,4%, không có tỷ lệ kém. 4. BÀN LUẬN 4.1. Về đặc điểm dịch tễ lâm sàng bệnh xơ hóa cơ Delta Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: bệnh nhân chủ yếu sống ở ngoại thành (72,4%) .Kết quả này phù hợp với nhận xét của Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thanh Tùng, DC Chung cộng sự [1],[2],[7]: bệnh XHCDT thường gặp ở các huyện ngoại thành, có thể do điều kiện tiếp cận chăm sóc y tế có chất lượng không bằng nội thành. Về nhóm tuổi ở thời điểm bệnh nhân phẫu thuật, tỉ lệ bệnh nhân ở nhóm 11 - 15 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (86,2%), còn lại là nhóm 6 - 10 tuổi (13,8%) , kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả CK Chen và cộng sự [6], DC Chung và cộng sự [7]. Về giới, nam (65,5%) chiếm tỉ lệ cao hơn nữ (34,5%), kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Liêm tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh năm 2006 [1]. Khai thác tiền sử tiêm thuốc vào cơ Delta ở các bệnh nhân XHCDT cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử tiêm cả vaccin và kháng sinh (82,8%) cao hơn nhiều so với chỉ tiêm vaccin đơn thuần (17,2%). Tác giả Nguyễn Thanh Liêm cũng đã chỉ ra rằng, trong tất cả nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ xơ hóa cơ Delta thì không có sự liên quan giữa xơ hóa cơ Delta và tiêm phòng vaccin; trong khi tất cả các loại thuốc chỉ cần tiêm trực tiếp vào cơ Delta ít nhất một đợt kéo dài trên 3 ngày có nguy cơ xơ hóa cơ Delta, đặc biệt là kháng sinh [1]. Thời gian kể từ khi có dấu hiệu bệnh đến khi phẫu thuật của các bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu là từ 3 - 4 năm, chiếm 62,1%, tiếp sau đó là từ 5 năm trở lên chiếm 24,1%, còn 13,8% là 1 - 2 năm.Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Liêm thì cần phải có một quá trình ít nhất 5 năm xơ hóa cơ Delta mới gây nên những biểu hiện lâm sàng [1]. Qua xác định vị trí bên tổn thương cho thấy tỷ lệ bệnh gặp ở hai bên khá cao 44,8%), tiếp sau đó là một bên trái (31,1%) và một bên phải (24,1%). Việc tổn thương cả hai bên làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bệnh nhân, suy giảm chất lượng cuộc sống tăng lên, gây khó khăn cho gia đình và bản thân bệnh nhân. Về số lượng, kích thước bó xơ hóa, kết quả chỉ ra rằng vai phẫu thuật có 1 bó xơ với kích thước lớn (1 - 2 cm) chiếm đa số, nghĩa là số lượng bó xơ càng ít thì kích thước chiều cắt ngang bó xơ càng lớn. Do đó, chủ yếu phẫu thuật theo phương pháp cắt dải xơ hình chữ Z để hạn chế chảy máu thứ phát sau mổ và tránh được bậc thang mặt ngoài vai [4]. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được tiến hành lý liệu pháp trong thời gian nằm viện, khi xuất viện được các bác sĩ hướng dẫn việc tập phục hồi chức năng tại nhà thường xuyên và lâu dài, khuyến khích tập có sử dụng dụng cụ hỗ trợ, tuy nhiên đa số bệnh nhân thường chỉ tập phục hồi 67 TẠP CHÍ NHI KHOA 2016, 9, 4 chức năng trong vòng 1 - 3 tháng bằng hình thức tập động tác không dụng cụ hỗ trợ. đoán, điều trị và đề xuất biện pháp dự phòng xơ 4.2. Về kết quả điều trị sau 1 năm và hiện tại sau 9 - 10 năm học kỹ thuật, đề tài cấp nhà nước. Dựa vào tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đánh giá kết quả sau một năm phẫu thuật, phục hồi chức năng so với hiện tại cho thấy kết quả điều trị phẫu thuật và PHCN sau 1 năm chiếm 89,7% là tốt, 10,3% là khá, và không có tỷ lệ kém. Tỉ lệ đánh giá một năm sau phẫu thuật này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi trung ương là 82,5% tốt [1]. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại lại có sự giảm nhẹ ở mức đánh giá tốt còn 84,6%, khá là 15,4%, không có tỉ lệ kém. Từ đó cho thấy nghiên cứu phát hiện tỉ lệ tái phát XHCDT lâu dài sau 9 -10 năm là 5,1%, tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ tái phát sau 1 năm là 6,7% ở Việt Nam và 12% trên thế giới đã được báo cáo tại Hội nghị Chấn thương chỉnh hình Nhi khoa toàn quốc năm 2007. trạng xơ hóa cơ Delta ở trẻ em tại tỉnh Hà Tây và 5. KẾT LUẬN - Bệnh nhân XHCDT chủ yếu ở ngoại thành, nam gặp nhiều hơn nữ, độ tuổi 11 - 15, có tiền sử tiêm bắp cơ Delta cả vaccin và kháng sinh; tỉ lệ bệnh gặp cao nhất ở hai bên vai; thời gian từ lúc có dấu hiệu bệnh đến khi được phẫu thuật thường từ 3 đến 4 năm; sau phẫu thuật chủ yếu tập PHCN trong khoảng 1 - 3 tháng bằng hình thức tập không dụng cụ hỗ trợ ở nhà; chủ yếu phẫu thuật bằng phương pháp cắt dải xơ hình chữ Z. - Kết quả điều trị bằng phẫu thuật và phục hồi chức năng sau 1 năm có 89,7% bệnh nhân tốt, 10,3% khá và không có tỉ lệ kém. Hiện tại, sau 9 10 năm, mức tốt giảm xuống còn 84,6%, mức khá chiếm 15,4%, tỉ lệ tái phát sau 9 - 10 năm là 5,1 %. Hiện tại, 100% sẹo không lồi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Liêm (2006), Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố nguy cơ, phương pháp chẩn 68 hóa cơ Delta ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết khoa 2. Nguyễn Văn Tùng (2008), Nghiên cứu thực một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ y học chuyên ngành Nhi. 3. Nguyễn Văn Tuấn (2006), Bệnh xơ hóa cơ Delta qua y văn thế giới. http://www.ykhoa.net/ congtacvien/nguyenvantuan/deltoid_fibrosis. htm 4. Phạm Văn Yên (2007), “Bước đầu nhận xét xơ hóa cơ Delta được điều trị bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng”, Báo cáo Hội nghị khoa học chỉnh hình Nhi khoa toàn quốc, Hà Nội. 5. Brian G Cothern et al (2013), “Deltoid Fibrosis”, Medscape, http://emedicine. medscape.com/article/1262205-treatment 6. Chen CK, Yeh L, Chen CT, et al (1998), “Contracture of the deltoid muscle: imaging findings in 17 patients”,AJR, 170: 449 - 453. 7. Chung DC, Ko YC, Pai HH (1989), “A study on the prevalence and risk factors of muscular fibrotic contracture in Jia-Dong township, Pingtung country, Taiwan”, Gaoxiong Yi Xue Ke Xue Za Zhi,5: 91 - 95. 8. Ngoc HN (2007), “Fibrous deltoid muscle in Vietnamese children”, J Pediatr Orthop, 16(5): 337 – 44. 9. Tang X, Liu L, Pen M, et al (2006), “Diagnosis and treatment of deltoid contracture in children”, Zhongguo Xiu Fu Chong Jian Wai Ke Za Zhi, 20:279 - 81. 10. Vadapalli S (2013), “Anterior Dislocation of the Shoulder Due to an Idiopathic Deltoid Contracture-the Report of a Rare Presentation”, J. Clin Diagn, 7(2): 371 - 3.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.