Đa dạng thành phần loài chim ở lâm trường Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng

pdf
Số trang Đa dạng thành phần loài chim ở lâm trường Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng 9 Cỡ tệp Đa dạng thành phần loài chim ở lâm trường Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng 478 KB Lượt tải Đa dạng thành phần loài chim ở lâm trường Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng 0 Lượt đọc Đa dạng thành phần loài chim ở lâm trường Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng 7
Đánh giá Đa dạng thành phần loài chim ở lâm trường Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CHIM Ở LÂM TRƢỜNG BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG NGUYỄN TRẦN VỸ Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Lâm trường Bảo Lâm thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 23.682 ha và độ cao thay đổi từ 800 đến 1.450 m, thuộc khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên và nằm phía Bắc của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Khu vực này được xem là vùng chuyển tiếp từ vùng địa hình núi cao của Cao nguyên Đà Lạt đến vùng đất thấp thuộc Đông Nam Bộ. Tuy nhiên hiện nay các dữ liệu khoa học về đa dạng sinh học nói chung, về khu hệ chim nói riêng ở khu vực chuyển tiếp này vẫn còn thiếu để có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự thay đổi của khu hệ chim theo sự thay đổi của độ cao địa hình như thế nào. Ngoài ra những dữ liệu khoa học này còn nhằm góp phần cho việc xây dựng các chiến lược bảo tồn của khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên và tỉnh Lâm Đồng cũng như bổ sung dữ liệu khoa học về chim của Việt Nam. Từ những nhu cầu này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về sự đa dạng khu hệ chim thuộc lâm trường Bảo Lâm nhằm đánh giá cấu trúc thành phần loài cũng như xác định các loài chim có giá trị bảo tồn cao trong khu vực này. Chương trình nghiên cứu được tiến hành trong tháng 4 đến tháng 5 năm 2003. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dụng cụ nghiên cứu: Ống nhòm (Leica 10x42) dùng để quan sát và định danh các loài chim ở ngoài thực địa và máy ảnh (Canon A1, ống kính Canon FD 100-400 mm) dùng để ghi lại hình ảnh các loài chim đã gặp cũng như sinh cảnh rừng đã khảo sát. Ngoài ra máy ghi âm (Sony MD900) cũng được dùng để ghi âm tiếng hót của các loài chim nhằm hỗ trợ cho phần định danh các loài chim ngoài thực địa được chính xác. Địa điểm nghiên cứu: Đợt khảo sát được tiến hành tại lâm trường Bảo Lâm thuộc thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (11o52’30’’-11o38’02’’N, 107o50’08’’-107o 42’30’’E). Các điểm được khảo sát thuộc xã B’Lá và xã Lộc Lâm có độ cao trung bình thay đổi từ 850 - 1.400 m so với mực nước biển và bao gồm nhiều kiểu rừng khác nhau như rừng lá kim (thông), rừng gỗ lá rộng thường xanh, đồi trống, rừng hỗn giao (gỗ - lồ ô và gỗ - lá kim). Các sinh cảnh này bị chia cắt thành các tiểu vùng sinh cảnh đan xen nhau. Những con đường dùng để khai thác gỗ trước đây và đường mòn đi qua các kiểu rừng khác nhau được sử dụng làm các tuyến khảo sát. Hai địa điểm khảo sát chính ở Bảo Lâm là chân đồi Dỗi thuộc xã Lộc Lâm (11 o 47’51’’ N 107o 48’19’’E) và khu vực đèo B40 thuộc xã B'Lá (11o 43’15’’N 107o 43’29’’E). Đây là hai khu vực có diện tích rừng tự nhiên nhiều nhất của Bảo Lâm. Mỗi địa điểm chúng tôi khảo sát 7 tuyến, mỗi tuyến dài 4 km và được khảo sát trong 8 ngày. Các tuyến được khảo sát 2 lần trong ngày, buổi sáng bắt đầu từ 5:30 đến 12:00 và buổi chiểu bắt đầu từ 13:30 đến 17:30. Phƣơng pháp Khảo sát thực địa: Định danh các loài chim dựa vào quan sát các đặc điểm đặc trưng về hình thái của các loài chim ở ngoài thực địa như màu sắc bộ lông, kích thước cơ thể, hình dạng mỏ và các đặc điểm về tập tính của chúng. Ngoài ra, mỗi loài chim đều có những giọng hót riêng đặc trưng nên tiếng hót cũng được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho việc xác định tên các loài chim trong quá trình khảo sát. Chúng tôi sử dụng máy ghi âm Sony MD để ghi âm và phát 1013 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 lại tiếng kêu của những loài khó quan sát để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả cho việc định danh các loài chim ngoài thực địa. Phương pháp danh lục Mackinnon [2] đã được sử dụng để hình thành đường cong tích lũy số loài chim và mức độ đa dạng tương đối hay khả năng thường gặp của của các loài chim đã được ghi nhận trong khu vực nghiên cứu. Theo phương pháp này, một danh sách được lập bằng cách ghi nhận mỗi loài mới cho đến khi đủ số lượng là 15 loài. Các danh sách này được lập ở các kiểu sinh cảnh khác nhau tại các địa điểm khảo sát cho đến khi kết thúc đợt khảo sát. Để định danh các loài chim ở ngoài thực địa chúng tôi dựa vào tài liệu “A Field guide to the Birds of South East Asia” [10]. Danh lục các loài chim của khu vực nghiên cứu được xây dựng theo danh lục các loài chim của thế giới phiên bản 6.7 trên trang The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7 [5]. Ngoài ra để hoàn thiện danh lục các loài chim của Bảo Lâm chúng tôi còn tham khảo trang thông tin của Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế về mức độ nguy cấp hay giá trị bảo tồn của các loài chim [3]. Tên tiếng Việt của các loài chim được tham khảo theo tài liệu Chim Việt Nam [7]. Xử lý dữ liệu: Từ các danh sách 15 loài chim đã được lập, dữ liệu sẽ được nhập vào và xử lý bằng chương trình Excel để xây dựng đường cong tích lũy loài. Chỉ số độ phong phú tương đối hay tần suất gặp của mỗi loài chim đã ghi nhận được bằng tỷ số giữa tổng số lần xuất hiện của loài so với tổng số các danh sách đã được lập. Do đó chỉ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1. Ngoài ra, giới hạn số loài chim có thể có của khu vực nghiên cứu từ kết quả khảo sát được tính bằng công thức Jackknife [6] và Chỉ số tương đồng Sorensen [6] đã được sử dụng để so sánh độ tương đồng về thành phần chim giữa các khu vực Bảo Lâm, Lộc Bắc và Cát Tiên. Những loài chưa được định danh chính xác ngoài thực địa sẽ được đối chiếu hình ảnh, tiếng kêu kết hợp với các thông tin liên quan ghi nhận từ thực địa và tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhằm hỗ trợ định danh các loài chim được chính xác. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Thành phần loài khu hệ chim ở Bảo Lâm Bảng 1 Các loài chim có vùng phân bố hẹp, có giá trị bảo tồn ghi nhận ở Bảo Lâm ST T Tên khoa học Tên tiếng Việt 1 2 3 4 5 6 7 Polyplectron germaini Buceros bicornis Garrulax milleti Garrulax vassali Garrulax annamensis Jabouilleia danjoui Macronous kelleyi Gà tiền mặt đỏ Hồng hoàng Khướu đầu đen Khướu đầu xám Khướu An Nam Khướu mỏ dài Chích chạch má xám Loài Birdlife Sách Đỏ phân bố Internationa Việt Nam hẹp l 2013 2007 RRS NT VU NT VU RRS NT LR RRS RRS RRS NT LR IBA A1, A2 A1 A1, A2 A2 A2 A1, A2 A2 IBA. các vùng chim quan trọng; RRS. loài có vùng phân bố hẹp; NT. gần bị đe dọa; VU. sẽ nguy cấp; LR. ít nguy cấp. Qua khảo sát đã có 71 danh sách gồm 15 loài chim đã được lập, 120 loài chim đã được ghi nhận thuộc 13 bộ, 43 họ (bảng 4 và hình 1). Trong số 120 loài có 5 loài phân bố hẹp, 4 loài sẽ nguy cấp ở mức toàn cầu và cấp Quốc gia [3, 4]. Ngoài ra, Bảo Lâm có 7 loài chim thỏa mãn các tiêu chí A1 và A2 để trở thành vùng chim quan trọng [11] (bảng 1). 1014 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 Với 120 loài chim đã được ghi nhận từ 71 danh sách có 19 loài đơn độc, trong đó có 16 danh sách có 1 loài đơn độc và 1 danh sách có 3 loài đơn độc. Kết quả phân tích cho thấy số lượng loài chim có thể ghi nhận được ở khu vực Bảo Lâm khoảng 130-148 loài. Hình 1: Đƣờng cong tích lũy số loài chim ở Lâm trƣờng Bảo Lâm Loài Khướu trung bộ (Garrulax annamensis) trước đây từng được xem là phân loài của Khướu ngực đốm (Garrulax merulinus) và được xếp ở cấp R là loài hiếm, có thể sẽ nguy cấp [7]. Theo Robson (2011) [10] và Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế [3] thì loài Khướu trung bộ (Garrulax annamensis) đã được chính thức tách ra từ loài khướu ngực đốm (Garrulax merulinus) và là loài đặc hữu thuộc khu vực chim đặc hữu vùng Cao nguyên Đà Lạt [1, 3]. Hiện nay quần thể loài này ở ngoài thiên nhiên được xem là ổn định và có khả năng thích nghi cao với môi trường sống bị suy thoái [3]. 2. Các loài chim thƣờng gặp ở Bảo Lâm Từ 71 danh sách được lập đã có 120 loài chim đã được ghi nhận ở Bảo Lâm và các loài phổ biến nhất là Cành cạch lớn (Alophoixus pallidus) (58%), Cu rốc trán vàng (Megalaima oorti) (48%), Lách tách vành mắt (Alcippe peracensis) (42%), Chim lam (Irena puella) (41%), Đớp ruồi cằm xanh (Cyornis rubeculoides) (39%), Chim sâu lưng đỏ (Dicaeum cruentatum) (39%), Chích bông cánh vàng (Orthotomus atrogularis) (38%), Chèo bẻo xám (Dicrurus leucophaeus) (37%), Cành cạch nhỏ (Iole propinqua) (35%), Cành cạch đen (Hypsipetes leucocephalus) (35%), Chích chạch má vàng (Macronous gularis) (35%), Gầm ghì lưng nâu (Ducula badia) (34%), Đuôi cụt đầu đỏ (Pitta cyanea) (30%), Chim xanh nam bộ (Chloropsis cochinchinensis) (30%), Chuối tiêu đất (Pellorneum tickelli) (30%), Chim sâu ngực đỏ (Dicaeum ignipectus) (30%), Phường chèo đỏ lớn (Pericrocotus flammeus) (28%), Cành cạch xám (Hemixos flavala) (28%), Nuốc bụng đỏ (Harpactes erythrocephalus) (27%), Chèo bẻo cờ đuôi bằng (Dicrurus remifer) (27%), Chích chạch má xám (Macronous kelleyi) (27%). 3. So sánh độ tƣơng đồng khu hệ chim giữa Cát Tiên, Bảo Lâm và Lộc Bắc Với 120 loài đã ghi nhận ở khu vực Bảo Lâm, chỉ số tương đồng về thành phần loài chim so sánh với Vườn Quốc gia Cát Tiên (VQG Cát Tiên) và lâm trường Lộc Bắc là 0,39 và 0,75 (bảng 2). Chỉ số tương đồng giữa khu hệ chim giữa Lộc Bắc với Bảo Lâm cao nhất, kế đến là Cát Tiên - Lộc Bắc (0,46) và Cát Tiên - Bảo Lâm (0,39). Cả ba khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên, Lộc Bắc và Bảo Lâm tương đối khác nhau về độ cao địa hình đặc biệt là giữa Cát Tiên với Bảo Lâm: Cát Tiên 100-700 m, Lộc Bắc 500-1.432 m, Bảo Lâm 850-1.400 m. 1015 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 Bảng 2 So sánh độ tƣơng đồng về thành phần loài chim giữa Lâm trƣờng Bảo Lâm với các vùng lân cận Khu vực so sánh Cát Tiên Bảo Lâm Lộc Bắc Cát Tiên Số loài chung Ss 326* 1,00 88 0,39 106 0,46 Bảo Lâm Số loài chung Ss 88 0,39 120 1,00 93 0,75 Lộc Bắc Số loài chung Ss 106 0,46 93 0,75 127* 1,00 Ghi chú: (*). tài liệu dẫn [8, 9]. Sự khác biệt về độ cao này cho thấy Lộc Bắc có thể xem như là phần chuyển tiếp giữa Cát Tiên với Bảo Lâm. Điều này thể hiện qua số loài chim có mặt chung cho cả hai vùng Cát Tiên và Bảo Lâm là 88 và chỉ số tương đồng SSI giữa 2 khu vực này là 0,39. Phân bố của các loài chim một phần cũng phụ thuộc vào độ cao nên độ cao càng khác nhau thì thành phần loài chim cũng khác nhau. Thực tế nhiều loài chim có ở Bảo Lâm nhưng không ghi nhận ở Cát Tiên như Gà so họng trắng (Arborophila brunneopectus), Chiền chiện núi (Prinia atrogularis), Khướu đầu đen (Garrulax milleti), Chim sâu ngực đỏ (Dicaeum ignipectus), Khướu đầu xám (Garrulax vassali) và Khướu trung bộ (Garrulax annamensis) vì những loài thường phân bố ở độ cao từ 650 m trở lên. VQG Cát Tiên và Lộc Bắc có số loài chim giống nhau 106 loài. Phần lớn địa hình ở Lộc Bắc có độc cao từ 500-700 m tương đồng với độ cao ở Cát Tiên nên hầu hết những loài chim phân bố theo độ cao này đều có ở cả hai khu vực. Do đó, mức độ tương đồng về khu hệ chim giữa Cát Tiên và Lộc Bắc là 0,45 cao hơn giữa Cát Tiên với Bảo Lâm là 0,39. Giữa Bảo Lâm với Lộc Bắc: về mặt địa lý thì hai khu vực này gần nhau, độ cao địa hình cũng có phần tương tự nhau từ 900-1.400 m nên khu hệ chim giữa hai khu vực này khá giống nhau đối với những loài phân bố ở những độ cao này. Cả hai khu vực đều có các loài như Cu rốc trán vàng (Megalaima oorti), Cu rốc đầu vàng (Megalaima franklinii), Chim sâu ngực đỏ (Dicaeum ignipectus), Khướu đầu xám Garrulax vassali, Hút mật ngực đỏ (Aethopyga saturata). Tuy nhiên, Lộc Bắc có những loài phân bố ở độ cao thấp và không có ở Bảo Lâm như Chuối tiêu ngực đốm (Pellorneum ruficeps), Chim khách (Cripsirina temia). Vì thế mức độ tương đồng về khu hệ chim giữa hai khu vực này khá cao là 0,75. Tuy nhiên nếu có thêm thời gian khảo sát tại khu vực đèo B40 tiếp giáp với Lâm trường Bảo Lâm, nơi có độ cao lên đến 1.400 m thì chắc chắn tính tương đồng này còn cao hơn. 4. Mối liên hệ giữa hiện trạng rừng và độ phong phú của các loài chim ở Bảo Lâm Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các loài có mức độ thường gặp cao là những loài khá phổ biến và hiện diện trong nhiều sinh cảnh khác nhau trong đó các sinh cảnh rừng lá rộng bán rụng lá, rừng lá rộng thường xanh, thứ sinh sau khai thác, cây bụi, đất canh tác. Ví dụ: Chèo bẻo cờ đuôi bằng (Dicrurus remifer) là loài thích sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh hay bán rụng lá, Đớp ruồi cằm xanh (Cyornis rubeculoides), Chim sâu ngực đỏ (Dicaeum ignipectus), Cành cạch lớn (Alophoixus pallidus), Cu rốc trán vàng (Megalaima oorti), Chim lam (Irena puella), Cành cạch nhỏ (Iole propinqua) ưa thích kiểu rừng lá rộng thường xanh. Chích bông cánh vàng (Orthotomus atrogularis), Chim sâu lưng đỏ (Dicaeum cruentatum), chủ yếu phân bố ở rừng lá rộng, rừng thứ sinh, đất canh tác. Chích chạch má vàng (Macronous gularis) phân bố chính trong vùng trống trải của rừng lá rộng, rừng thứ sinh và cả trong rừng tre nứa. Trong khi đó, loài Chèo bẻo xám (Dicrurus leucophaeus) thường ưa thích sinh cảnh rừng trống. Tuy nhiên sự đa 1016 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 dạng sinh cảnh này đang bị thu hẹp dần do các hệ sinh thái rừng tự nhiên ở đây đang bị suy thoái từ các hoạt động khai thác rừng, săn bắt và những hoạt động trồng lại rừng mới trên đất rừng thứ sinh của lâm trường. Một phần diện tích rừng tự nhiên đã mất và thay vào đó là những diện tích rừng trồng (chủ yếu là cây thông). Các hoạt động này không những ảnh hưởng đến đời sống của các loài chim mà còn làm thu hẹp diện tích vùng sinh sống của chúng. Ví dụ: Hồng hoàng (Buceros bicornis) là loài có kích thước lớn phân bố chủ yếu trong rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao bán rụng lá và thường cần có những cây có kích thước lớn để chúng có thể làm tổ sinh sản. Loài này rất hiếm ở Bảo Lâm và chỉ được ghi nhận 2 lần (chiếm 3% so với tổng số 71 danh sách đã lập). Hơn nữa, kết quả phân tích từ 120 loài chim đã quan sát cho thấy số loài chim ở đây dao động từ 130-148 phần nào cũng phản ánh được hiện trạng rừng của Bảo Lâm. III. KẾT LUẬN Đã ghi nhận 120 loài chim thuộc 13 bộ, 43 họ được tại Lâm trường Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Trong số đó có 4 loài thuộc nhóm sẽ bị nguy cấp ở cấp quốc gia và toàn cầu cần được bảo vệ. Loài Khướu trung bộ (Garrulax annamensis), một loài đặc hữu của Việt Nam cũng đã được ghi nhận tại đây. Ngoài ra, kết quả phân tích sự tương đồng thành phần loài chim theo chỉ số Sorensen chỉ ra rằng có sự thay đổi về tính đa dạng các loài chim theo độ cao của địa hình giữa 3 khu vực so sánh là VQG Cát Tiên, lâm trường Lộc Bắc và lâm trường Bảo Lâm. Nhiều loài chim có độ thường gặp cao phân bố trong nhiều sinh cảnh rừng khác nhau cho thấy rừng ở Bảo Lâm khá đa dạng các kiểu rừng nhưng chất lượng của các sinh cảnh rừng đang bị suy thoái và diện tích của chúng bị thu hẹp dần từ nhiều tác động khác nhau. Điều này cũng thể hiện qua số loài chim dự đoán phân bố ở Bảo Lâm chỉ dao động trong khoảng 130-148 loài. Tuy nhiên, với kết quả ghi nhận được cho thấy Bảo Lâm là vùng chim quan trọng của Việt Nam vì ở đây có sự hiện diện của 7 loài thỏa mãn các tiêu chí A1, A2 của các vùng chim quan trọng. Vì vậy cần có biện pháp quản lý thích hợp để duy trì tính đa dạng sinh học nói chung, các loài chim nói riêng ở Bảo Lâm. Bảng 3 Danh lục những loài chim ghi nhận đƣợc ở Lâm trƣờng Bảo Lâm Tên khoa học TT Galliformes 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Phasianidae Francolinus pintadeanus (Scopoli, 1786) Arborophila brunneopectus (Blyth, 1855) Gallus gallus (Linnaeus, 1758) Polyplectron germaini (Elliot, 1866) Piciformes Picidae Picumnus innominatus (Burton, 1836) Dendrocopos canicapillus (Blyth, 1845) Picus flavinucha (Gould, 1834) Chrysocolaptes lucidus (Scopoli, 1786) Blythipicus pyrrhotis (Hodgson, 1837) Megalaimidae Megalaima lagrandieri (Verreaux, 1868) Megalaima franklinii (Blyth, 1842) Megalaima oorti (Müller, 1835) Tên tiếng Việt Bộ Gà Họ Chim Trĩ Đa đa, Gà gô Gà so họng trắng Gà rừng Gà tiền mặt đỏ Bộ Gõ kiến Họ Gõ kiến Gõ kiến lùn đầu vàng Gõ kiến nhỏ đầu xám Gõ kiến xanh gáy vàng Gõ kiến vàng lớn Gõ kiến nâu cổ đỏ Họ Cu rốc Thầy chùa đít đỏ Cu rốc đầu vàng Cu rốc trán vàng Tƣ Tần suất liệu gặp QS QS QS QS 3% 17% 7% 10% QS QS QS QS QS 4% 8% 18% 1% 18% QS QS QS 24% 21% 48% 1017 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 38 37 39 40 1018 Megalaima australis (Horsfield, 1821) Bucerotiformes Bucerotidae Buceros bicornis (Linnaeus, 1758) Trogoniformes Trogonidae Harpactes erythrocephalus (Gould, 1834) Coraciiformes Coraciidae Eurystomus orientalis (Linnaeus, 1766) Alcedinidae Halcyon smyrnensis (Linnaeus, 1758) Meropidae Nyctyornis athertoni (Jardine & Selby, 1830) Merops leschenaulti (Vieillot, 1817) Cuculiformes Cuculidae Cacomantis sonneratii (Latham, 1790) Cacomantis merulinus (Scopoli, 1786) Phaenicophaeus tristis (Lesson, 1830) Centropodidae Centropus sinensis (Stephens, 1815) Centropus bengalensis (Gmelin, 1788) Psittaciformes Psittacidae Loriculus vernalis (Sparrman, 1787) Psittacula finschii (Hume, 1874) Psittacula alexandri (Linnaeus, 1758) Apodiformes Apodidae Apus affinis (Gray, 1830) Strigiformes Strigidae Otus spilocephalus (Blyth, 1846) Glaucidium brodiei (Burton, 1836) Caprimulgiformes Caprimulgidae Caprimulgus macrurus (Horsfield, 1821) Columbiformes Columbidae Streptopelia chinensis (Scopoli, 1768) Streptopelia tranquebarica (Hermann, 1804) Macropygia unchall (Wagler, 1827) Chalcophaps indica (Linnaeus, 1758) Treron curvirostra (Gmelin, 1789) Treron sphenurus (Vigors, 1832) Ducula badia (Raffles, 1822) Accipitriformes Accipitridae Spilornis cheela (Latham, 1790) Accipiter badius (Gmelin, 1788) Cu rốc đầu đen Bộ Hồng hoàng Họ Hồng hoàng Hồng hoàng Bộ Nuốc Họ Nuốc Nuốc bụng đỏ Bộ Sả Họ Sả rừng Yểng quạ Họ Bồng chanh Sả đầu nâu Họ Trảu Trảu lớn Trảu họng vàng Bộ Cu cu Họ Cu cu Tìm vịt vằn Tìm vịt Phướn, Coọc Họ Bìm Bịp Bìm bịp lớn Bìm bịp nhỏ Bộ Vẹt Họ Vẹt Vẹt lùn Vẹt đầu xám Vẹt ngực đỏ Bộ Yến Họ Yến Yến cằm trắng Bộ Cú Họ Cú mèo Cú mèo Latussơ Cú vọ mặt trắng Bộ Cú Muỗi Họ Cú muỗi Cú muỗi đuôi dài Bộ Bồ câu Họ Bồ câu Cu gáy Cu ngói Gầm ghì vằn Cu luồng Cu xanh mỏ quặp Cu xanh sáo Gầm ghì lưng nâu Bộ Cắt Họ Ƣng Diều hoa miến điện Ưng xám QS 10% QS 3% QS 27% QS 4% QS 1% QS QS 4% 7% QS QS QS 21% 1% 11% QS QS 4% 4% QS QS QS 20% 3% 4% QS 1% QS QS 1% 1% QS 4% QS QS QS QS QS QS QS 7% 1% 23% 25% 1% 4% 34% QS QS 7% 4% HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 Ictinaetus malayensis (Temminck, 1822) Passeriformes Pittidae Pitta soror (Wardlaw-Ramsay, 1881) Pitta cyanea (Blyth, 1843) Eurylaimidae Psarisomus dalhousiae (Jameson, 1835) Serilophus lunatus (Gould, 1834) Irenidae Irena puella (Latham, 1790) Chloropseidae Chloropsis cochinchinensis (Gmelin, 1788) Chloropsis hardwickii (Jardine & Selby, 1830) Corvidae Cissa chinensis (Boddaert, 1783) Temnurus temnurus (Temminck, 1825) Corvus macrorhynchos (Wagler, 1827) Artamidae Artamus fuscus (Vieillot, 1817) Oriolidae Oriolus traillii (Vigors, 1832) Campephagidae Coracina macei (Lesson, 1831) Coracina melaschistos (Hodgson, 1836) Pericrocotus flammeus (Forster, 1781) Hemipus picatus (Sykes, 1832) Rhipiduridae Rhipidura albicollis (Vieillot, 1818) Dicruridae Dicrurus leucophaeus (Vieillot, 1817) Dicrurus remifer (Temminck, 1823) Dicrurus paradiseus (Linnaeus, 1766) Monarchidae Hypothymis azurea (Boddaert, 1783) Prionopidae Tephrodornis gularis (Raffles, 1822) Muscicapidae Eumyias thalassinus (Swainson, 1838) Cyornis rubeculoides (Vigors, 1831) Culicicapa ceylonensis (Swainson, 1820) Sturnidae Gracula religiosa (Linnaeus, 1758) Sittidae Sitta frontalis (Swainson, 1820) Aegithalidae Aegithalos concinnus (Gould, 1855) Hirundinidae Hirundo .sp. Pycnonotidae Pycnonotus atriceps (Temminck, 1822) Pycnonotus melanicterus (Gmelin, 1789) Đại bàng Mã Lai Bộ sẻ Họ đuôi cụt Đuôi cụt đầu xám Đuôi cụt đầu đỏ Họ mỏ rộng Mỏ rộng xanh Mỏ rộng hung Họ chim lam Chim lam Họ Chim Xanh Chim xanh nam bộ Chim xanh hông vàng Họ quạ Giẻ cùi xanh Khách đuôi cờ Quạ đen, Quạ Họ Nhạn rừng Nhạn rừng Họ Vàng Anh Tử anh Họ Phƣờng chèo Phường chèo xám lớn Phường chèo xám Phường chèo đỏ lớn Phường chèo đen Họ Rẽ quạt Rẽ quạt họng trắng Họ Chèo Bẻo Chèo bẻo xám Chèo bẻo cờ đuôi bằng Chèo bẻo cờ đuôi chẻ QS 4% QS QS 3% 30% QS QS 6% 1% QS 41% QS QS 30% 4% QS QS QS 14% 6% 1% QS 1% QS 17% QS QS QS QS 21% 18% 28% 11% QS 4% QS QS QS 37% 27% 6% Đớp ruồi xanh gáy đen QS 14% Phường chèo nâu Họ đớp ruồi Đớp ruồi xanh xám Đớp ruồi cằm xanh Đớp ruồi đầu xám Họ Sáo Yểng, Nhồng Họ trèo cây Trèo cây trán đen Họ bạc má đuôi dài Bạc má đuôi dài Họ nhạn QS 7% QS QS QS 3% 39% 8% QS 3% QS 8% QS 17% QS 1% QS QS 3% 8% Họ chào mào Chào mào vàng đầu đen Chào mào vàng mào đen 1019 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 1020 Pycnonotus jocosus (Linnaeus, 1758) Pycnonotus aurigaster (Vieillot, 1818) Pycnonotus finlaysoni (Strickland, 1844 ) Pycnonotus flavescens (Blyth, 1845) Alophoixus pallidus (Swinhoe, 1870) Iole propinqua (Oustalet, 1903) Hemixos flavala (Blyth, 1845) Hypsipetes leucocephalus (Gmelin, 1789) Cisticolidae Prinia atrogularis (Moore, 1854) Prinia hodgsonii (Blyth, 1844) Zosteropidae Zosterops palpebrosus (Temminck, 1824) Sylviidae Orthotomus sutorius (Pennant, 1769) Orthotomus atrogularis (Temminck, 1836) Phylloscopidae Phylloscopus trochiloides (Sundevall, 1837) Abroscopus superciliaris (Blyth, 1859) Phylloscopus sp Timaliidae Garrulax leucolophus (Hardwicke, 1815) Garrulax milleti (Robinson & Kloss, 1919) Garrulax vassali (Ogilvie-Grant, 1906) Garrulax annamensis (Robinson & Kloss, 1919) Pellorneum tickelli (Blyth, 1859) Pomatorhinus hypoleucos (Blyth, 1844) Pomatorhinus schisticeps (Hodgson, 1836) Pomatorhinus ochraceiceps (Walden, 1873) Jabouilleia danjoui (Robinson & Kloss, 1919) Napothera brevicaudata (Blyth, 1855) Stachyris rufifrons (Hume, 1873) Stachyris ruficeps (Blyth, 1847) Stachyris nigriceps (Blyth, 1844) Macronous gularis (Horsfield, 1822) Macronous kelleyi (Delacour, 1932) Timalia pileata (Horsfield, 1821) Pteruthius aenobarbus (Temminck, 1835) Alcippe peracensis (Sharpe, 1887) Yuhina nigrimenta (Blyth, 1845) Yuhina zantholeuca (Blyth, 1844) Dicaeidae Dicaeum chrysorrheum (Temminck & Laugier, 1829) Dicaeum ignipectus (Blyth, 1843) Dicaeum cruentatum (Linnaeus, 1758) Nectariniidae Anthreptes singalensis (Gmelin, 1788) Cinnyris jugularis (Linnaeus, 1766) Aethopyga saturata (Hodgson, 1836) Aethopyga siparaja (Raffles, 1822) Arachnothera longirostra (Latham, 1790) Chào mào Bông lau đít đỏ Bông lau họng vạch Bông lau vàng Cành cạch lớn Cành cạch nhỏ Cành cạch xám Cành cạch đen Họ chiền chiện Chiền chiện núi Chiền chiện ngực xám Họ vành khuyên Vành khuyên họng vàng Họ chim chích Chích bông đuôi dài Chích bông cánh vàng QS QS QS QS QS QS QS QS 15% 10% 7% 6% 58% 35% 28% 35% QS QS 3% 8% QS 4% QS QS 1% 38% Chích hai vạch Chích đớp ruồi bụng vàng QS QS QS 3% 11% 1% QS QS QS QS QS QS QS QS QS QS QS QS QS QS QS QS QS QS QS QS 7% 18% 21% 11% 30% 6% 18% 1% 1% 4% 1% 3% 6% 35% 27% 7% 3% 42% 10% 13% QS QS QS 4% 30% 39% QS QS QS QS QS 1% 4% 10% 8% 18% Họ Khƣớu Khướu đầu trắng Khướu đầu đen Khướu đầu xám Chuối tiêu đất Họa mi đất mỏ dài Họa mi đất đầu trắng Họa mi đất mỏ đỏ Khướu mỏ dài Khướu đá đuôi ngắn Khưới bụi trán hung Khướu bụi đầu hung Khướu bụi đầu đen Chích chạch má vàng Chích chạch má xám Họa mi nhỏ Khướu mỏ quặp cánh vàng Lách tách vành mắt Khướu mào má đen Khướu mào bụng trắng Họ Chim sâu Chim sâu bụng vạch Chim sâu ngực đỏ Chim sâu lưng đỏ Họ Hút mật Hút mật bụng hung Hút mật họng tím Hút mật ngực đỏ Hút mật đỏ Bắp chuối mỏ dài HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 117 118 119 120 Arachnothera magna (Hodgson, 1837) Motacillidae Motacilla alba ocularis (Linnaeus, 1758) Estrildidae Lonchura striata (Linnaus, 1766) Lonchura punctulata (Linnaeus, 1758) Bắp chuối đốm đen Họ Chìa Vôi nƣớc Chìa vôi trắng Họ Chim Di Di cam Di đá QS 8% QS 4% QS QS 3% 1% TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bibby, C. J., et al., 1992. Putting biodiversity on the map: priority areas for global conservation. 2. Bibby, C.J., et al., 1998. Bird surveys. Expedition Advisory Centre. 3. BirdLife International., 2015. IUCN Red List for birds. [cited 2015 March 4]; Available from: http://www.birdlife.org. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam (phần động vật). Nxb. KHTN & CN, 515 trang. 5. Clements, J., et al., 2012. The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7. Avaliable at http://www. birds. cornell. edu/clementschecklist/downloadable-clementschecklist. 6. Krebs, C.J., 1999. Ecological methodology. Vol. 620.: Benjamin/Cummings Menlo Park, California. 7. Nguyễn Cử, et al., 2000. Chim Việt Nam - Cuốn sách hướng dẫn về các loài chim ở Việt Nam. Nxb. Lao Động - Xã Hội. 8. Nguyễn Trần Vỹ, 2009. Đa dạng sinh học khu hệ chim tại Lâm trường Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Báo cáo khoa học về sinh thái, hội nghị khoa học lần thứ 3. 9. Polet, G., Phạm Hữu Khánh, 1999. Danh lục chim ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Robson, C., 2011. A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland Publishers. 11. Tordoff, A.W., C. Nguyễn., 2002. Directory of Important Bird Areas in Vietnam: key sites for conservation. BirdLife International in Indochina. SPECIES DIVERSITY OF BIRDS IN BAO LAM STATE FOREST ENTERPRISE, LAM DONG PROVINCE NGUYEN TRAN VY SUMMARY Bao Lam Sate Forest Enterprise (SFE) is located in Bao Lam District, Lam Dong Province, with a total area of 23,682 ha in a range of elevation from 800 to 1,450 m. This area is considered as a transitional zone from highland to the lowland regarding elevation and located within the Da Lat Plateau Endemic Bird Area. We conducted a survey of diversity of birds in Bao Lam SFE in 2003 in various habitat types such as broadleaf evergreen forest, pine forest, and bamboo forest. As a result of our field work, 120 bird species representing 43 families and 13 orders were recorded from the area. Among them, five species have restricted range, four species are listed in the 2007 Red Data Book of Vietnam and the 2013 IUCN Red List. Bao Lam is considered as an Important Bird Area (IBA) with seven species meeting the criteria A1 and A2. 1021
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.