Cuộc chiến ác liệt chống sinh vật xâm lăng

pdf
Số trang Cuộc chiến ác liệt chống sinh vật xâm lăng 17 Cỡ tệp Cuộc chiến ác liệt chống sinh vật xâm lăng 337 KB Lượt tải Cuộc chiến ác liệt chống sinh vật xâm lăng 0 Lượt đọc Cuộc chiến ác liệt chống sinh vật xâm lăng 0
Đánh giá Cuộc chiến ác liệt chống sinh vật xâm lăng
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 17 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Cuộc chiến ác liệt chống sinh vật xâm lăng Có một "đoàn quân đi nhờ" đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái. 1. Từ thú cưng ngoại lai đến quái vật đầm lầy Người chủ thú nuôi đã từng có một đàn trăn Miến Điện ở Công viên Quốc gia Everglades, tuy nhiên khi cảm thấy không thích chăm sóc những con vật dài hơn 6m này ông ta đã thả chúng xuống đầm lầy. Động vật hoang dã của vùng trở thành tặng vật cho chúng. Trong lúc ấy, 4 con trăn đá châu Phi cũng được phát hiện, đây là loài hung dữ có thể tấn công con người. Các nhà sinh học cho rằng, nếu hai loài này giao phối sẽ tạo ra một con lai hung tợn và khủng khiếp với các loài. Tình trạng: Thời gian sẽ khiến cuộc chiến tệ hơn 2. Cuộc tấn công của "quỷ hút máu" Cá mút đá được gọi là cá ma cà rồng (vampire fish) bởi vì chúng hút máu. Vào đầu thế kỉ 20, thông qua kênh đào loài cá hút máu này đã xâm nhập vào Đại hồ (Great Lake) và xáo trộn sự yên bình của nơi đây. Chúng đã giết chết nhiều loài cá trong hồ như cá hồi nước ngọt và cá ngần. Để hạn chế sự phát triển của loài này, các nhà khoa học đã sử dụng chất độc "chuyên trị" cá hút máu để làm giảm số lượng của loài này. Đồng thời sử dụng pheromone nhân tạo (chất do loài vật tiết ra có tác dụng điều khiển hành vi giao phối và quá trình phát triển cùng loài) để kiểm soát sinh sản ở con cái. Tình trạng: Con người đang kiểm soát tốt mặt trận 3. Sức tàn phá của loài gặm nhấm Đảo Macquarie là một ví dụ cụ thể về sự phá hoại của sinh vật xâm lăng. Vấn đề bắt đầu ngay sau khi những kẻ săn hải cẩu và chim cánh cụt sử dụng hòn đảo gần Nam Cực này làm cứ địa vào đầu những năm 1800. Những con chuột từ tàu tràn lên bờ và phá hoại thực phẩm dự trữ. Những thủy thủ sau đó đã mang theo mèo để bắt chuột và tiếp đó là thỏ để làm thực phẩm. Tuy nhiên những con mèo hoang dã đã săn bắt chim trên đảo và các nhà môi trường đã tiến hành tiêu diệt tất cả những con mèo này. Đến năm 2000, việc này hoàn tất. Nhưng một khi kẻ săn mồi không còn, "dân số" thỏ bùng nổ. Các nhà khoa học cho biết 100.000 con thỏ đói có thể bóc trần thảm thực vật và phải tốn 17 triệu USD để tống khứ những kẻ xâm lăng và khôi phục lại màu xanh cho hòn đảo. Tình trạng: Xử lí kém và phải nổ lực để cứu vãn tình thế 4. Đảo Giáng sinh phát cuồng Trên một hòn đảo nhỏ của người Úc ở Ấn Độ Dương, siêu tập đoàn kiến cuồng vàng đã gây nên một hiện tượng mà các nhà sinh học cho là "sự tan chảy" của hệ sinh thái bản địa. Cuộc di cư hằng năm của loài cua đỏ bản địa với hàng triệu con lon ton tràn xuống biển được xem là một kì quan của thế giới. Thế nhưng băng cướp kiến vàng này đã tiêu diệt loài cua đỏ có tính biểu tượng bằng cách phun ra axit fomic. Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy loài kiến này bu bám trên cây và quấy rầy các loài chim ăn quả, ảnh hưởng xấu đến sự phát tán hạt giống ở đảo. Loài kiến cuồng vàng này là một trong số 100 loài xâm lăng dữ dội nhất trên thế giới và con người vẫn chưa thể đối phó với chúng Tình trạng: Kẻ địch đang giành thắng lợi 5. Kẻ xâm lăng nổi tiếng, xấu xí và có nọc độc Cuộc chiến của người Australia với loài cóc mía có nọc là một bài học để đời. Lúc đầu, cóc mía được đưa vào vùng để kiểm soát các loại bọ cánh cứng phá hoại cây mía. Thế nhưng cả nòng nọc hay cóc trưởng thành đều lượng độc tố quá cao so với phần lớn các loài khác. Rắn, kì đà hay cá sấu ăn khi phải chúng đều không kịp sống để hối tiếc. Các nhà sinh học đã thử nghiệm một số biện pháp kiểm soát số lượng tuy nhiên ý tưởng thú vị gần đây đó là khuyến khích những người dân bản địa dùng kiến để săn bắt những con cóc chưa trưởng thành. Họ nhận thấy rằng loài kiến miễn dịch với nọc độc cóc và có thể hoạt động với nhau để hạn chế những con cóc. Tình trạng: Kiểm soát tốt trận chiến 6. Chuột Na Uy đã đổi tên một hòn đảo thành Đảo chuột
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.