Công văn số 63688/CT-TTHT

doc
Số trang Công văn số 63688/CT-TTHT 2 Cỡ tệp Công văn số 63688/CT-TTHT 20 KB Lượt tải Công văn số 63688/CT-TTHT 0 Lượt đọc Công văn số 63688/CT-TTHT 0
Đánh giá Công văn số 63688/CT-TTHT
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TP HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 63688/CT-TTHT Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2019 V/v vướng mắc trong việc áp dụng Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP Kính gửi: Công ty cổ phần 389 Group (Địa chỉ: Số 36 ngõ 61, Phố Lạc Trung, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội Mã số thuế: 0311992237) Trả lời công văn số 199/CV-GR ngày 22/07/2019 của Công ty cổ phần 389 Group, gửi kèm theo Phiếu chuyển số 569/PC-TCT ngày 23/07/2019 của Tổng cục Thuế, hỏi về chính sách thuế liên quan đến việc thực hiện Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ của đơn vị, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau: - Căn cứ Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau: + Tại Khoản 3 Điều 4 giải thích về “giao dịch liên kết” như sau: “3. “Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.” + Tại Khoản 1 Điều 5 quy định các bên có quan hệ liên kết: “1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp: a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát; góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia; b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.” + Tại Khoản 3 Điều 8 hướng dẫn xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể: “3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế. Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm. Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.” Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty cổ phần 389 Group có phát sinh giao dịch liên kết theo hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì Công ty cổ phần 389 Group xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Trong đó chi phí lãi vay xác định theo nguyên tắc nêu trên là tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của Công ty (không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ các bên liên kết hay từ các bên độc lập). Hiện nay, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đang trong quá trình tiếp nhận, tổng hợp vướng mắc, kiến nghị phát sinh trong việc thực hiện Nghị định số 20/2017/NĐ-CP nói chung và quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP nói riêng để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét. Trường hợp có hướng dẫn khác với nội dung hướng dẫn trên, Cục Thuế TP Hà Nội sẽ hướng dẫn Công ty cổ phần 389 Group thực hiện. Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty cổ phần 389 Group được biết và thực hiện./. CỤC TRƯỞNG Nơi nhận: - Như trên; - Tổng cục Thuế (để báo cáo); - P. TKT5; - P. DTPC; - Lưu: VT, TTHT(2). Mai Sơn
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.